Cái kết đầy tiêu cực của nhân vật trong MV There's no one at all do Sơn Tùng M-TP trình làng đêm 28.4 đã vấp phải phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng.

Xung quanh MV của Sơn Tùng M-TP: Nghệ sĩ cần có trách nhiệm với cộng đồng - ảnh 1

MV của Sơn Tùng M-TP khiến dư luận phẫn nộ

CHỤP MÀNG HÌNH

Không đồng tình

Trong MV There's No One At All, có cảnh nhân vật vì phải chịu đựng những ngột ngạt, áp lực trong cuộc sống đã chọn cách gieo mình từ trên cao để kết thúc mọi thứ... Chính phân cảnh gây sốc này đã khiến người xem phẫn nộ. Người xem cho rằng cái kết của MV quá tiêu cực, vô tình cổ súy cho vấn đề tự tử ở người trẻ.

Một nữ ca sĩ có tiếng trong showbiz Việt, cho biết mỗi khi ra MV, ca sĩ và ekip thường mất thời gian khá lâu, có khi cả năm hoặc dài hơn để chuẩn bị. Nên vô tình cái kết trong MV của Sơn Tùng M-TP trùng hợp với vấn đề nổi cộm và đau lòng thời gian qua là học sinh, sinh viên có hành vi tiêu cực khi bị trầm cảm, bế tắc trong cuộc sống.

Ông Nguyễn Truyền, Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi (Gia Lai), cho biết phân cảnh cuối MV có thể sẽ để lại ẩn họa khôn lường, gây tác động tiêu cực đến giới trẻ. Bởi người trẻ, ở lứa tuổi học sinh chưa được phát triển hoàn thiện nhân cách, nhận thức. Khi xem MV của thần tượng, có thể bị ảnh hưởng trong suy nghĩ và có những hành vi gây nguy hiểm cho bản thân.

Có thể kích hoạt hành vi tiêu cực

Trao đổi với Thanh Niên về vấn đề này, tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia phân viện TP.HCM, cho biết: "Tôi đã xem MV và lo lắng. Tôi lo những cảnh nhạy cảm, như cảnh nhảy lầu cuối cùng có thể tác động xấu đến những người đang bị trầm cảm, đang có dự định tự tử, đã từng thử tự tử hoặc đang có suy nghĩ tiêu cực... thì MV này có thể kích hoạt hành vi muốn tự tử của họ. Phân cảnh cuối trong MV này có tính chất bi quan, làm cho người ta bi quan, chán nản và tìm con đường giải thoát bằng con đường tiêu cực là chấm hết cuộc sống. Nên tôi có bức xúc, có lo lắng, và tôi nghĩ cần nghiêm túc nhìn nhận lại hiện tượng này để có những giải pháp sau MV này".

Cùng quan điểm, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Đào Lưu, Giảng viên Khoa Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Văn Lang (TP.HCM), cho biết: "Hình ảnh tiêu cực lan truyền trên không gian mạng xuất hiện từ sản phẩm của một người có tầm ảnh hưởng và có nhiều người hâm mộ (nhiều nhất là các bạn trẻ) là đáng báo động và lên án".

Theo bà Lưu, người nổi tiếng có ảnh hưởng nhất định đến nhận thức, hành vi và cảm xúc của nhiều người, nhiều nhất là những người hâm mộ họ. Với những tình tiết và cái kết gây sốc như trong MV của Sơn Tùng M-TP chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng không tốt với người xem.

"Hệ lụy có thể kể đến như nó sẽ làm cho không ít bạn trẻ nhận thức rằng tự tử là phương cách tốt nhất để giải quyết vấn đề và khi gặp khó khăn nào đó ngay lập tức học lựa chọn cách thức kết thúc cuộc đời thế này thì thật nguy hiểm. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, vấn đề tự tử đang là vấn đề báo động và nhạy cảm. "Những chi tiết vô tình xuất hiện trong MV của người nổi tiếng có thể trở thành một chất xúc tác mạnh mẽ khiến nhiều người bế tắc học theo", bà Lưu phân tích.

Xung quanh MV của Sơn Tùng M-TP: Nghệ sĩ cần có trách nhiệm với cộng đồng - ảnh 2

Nghệ sĩ phải có trách nhiệm với cộng đồng, với sản phẩm của mình

Bà Thúy kể thêm hiện tại theo bà biết có rất nhiều cha mẹ xem đã lo lắng, bất an và phản ứng vì lo sợ rằng con họ xem được sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Bà Thúy nói: "Có người sẽ phản biện lại là nam ca sĩ đang nói lên thực trạng người trẻ cô đơn, bế tắc để cảnh báo phụ huynh. Nhưng đó không phải là cảnh báo tích cực. Nghệ thuật phải vị nhân sinh, phải vì con người. Nghệ sĩ có quyền phản ánh thực trạng tiêu cực là cha mẹ đang bỏ rơi con cái, con cái đang chơ vơ lạc lõng. Nhưng trong nghệ thuật phải hướng người ta đến con đường sáng, những điều lạc quan, cách để vượt qua khó khăn. Chứ không phải cứ thấy khó khăn là tự hủy hoại bản thân. Đó là điều không được phép. Thế nên hệ lụy từ phân cảnh gây sốc cuối MV ảnh hưởng đến cả giới trẻ lẫn phụ huynh. Tôi cho rằng sẽ có những người hâm mộ ủng hộ thần tượng, nhưng cũng sẽ có nhiều người báo cáo sai phạm trên YouTube".

Vị này cũng cho biết: "Mỗi sản phẩm nghệ thuật có giá trị ảnh hưởng đến tâm sinh lý tinh thần của hàng triệu con người. Nên nghệ sĩ cần có trách nhiệm với cộng đồng, có trách nhiệm với sản phẩm của mình. Làm nghệ thuật phải vì con người, phải nâng đỡ tinh thần con người, phải giúp mọi người vượt qua khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. Chứ không phải nghệ sĩ là cho phép bản thân có quyền đưa ra bất kỳ giải pháp nào của cá nhân mà ảnh hưởng xấu đến cộng đồng là không được phép. Đã làm thành sản phẩm nghệ thuật là phải có trách nhiệm với cộng đồng chứ không thể nào bảo là quyền sáng tạo được".

Cũng theo bà Thúy, trên YouTube có chức năng báo cáo. Nên mỗi người dùng không phải đợi YouTube kiểm duyệt, mà chính mỗi người phải lên tiếng nếu phát hiện những video vi phạm nguyên tắc cộng đồng, có những cảnh nhạy cảm.

Cần đề nghị YouTube xóa bỏ MV này

Còn bà Lưu cho rằng người nổi tiếng có những ảnh hưởng nhất định đến công chúng, xã hội, chính vì thế mỗi sản phẩm, phát ngôn hay hành vi của họ cần phải chỉnh chu và nghiêm túc. Đặc biệt là những ca sĩ, nghệ sĩ có lượng người hâm mộ trẻ nhiều thì lại càng cần thiết hơn vì các bạn trẻ đang trong giai đoạn định hình và phát triển nhân cách nếu bị tác động xấu từ những yếu tố bên ngoài như hành vi kiểu mẫu tiêu cực, suy nghĩ bi quan… rất dễ tạo ra một nhóm người yếu đuối và không có đủ “sức đề kháng tinh thần” để vượt qua những khó khăn của cuộc sống sau này. Vì thế, nghệ sĩ phải cẩn trọng hơn khi cho ra những sản phẩm, vì đôi lúc những hình ảnh, thông điệp chưa chuẩn sẽ làm tổn thương và khiến người khác có những nhận thức tiêu cực, lệch lạc dẫn đến hành vi tiêu cực.

Bà Lưu cũng kỳ vọng các cơ quan chức năng đề nghị YouTube xóa bỏ MV hoặc yêu cầu ca sĩ Sơn Tùng M-TP thay mới một cái kết khác tích cực hơn. Vì đó là một phương án rất thiết thực và hiệu quả trong trường hợp này.

"Có nhiều cách để một sản phẩm truyền thông có thể chạm đến tim của người xem mà không nhất thiết phải sử dụng những hình ảnh hoặc hiện tượng tiêu cực như thế này", bà Lưu nói.

Ở diễn biến liên quan, khi trao đổi với Thanh Niên về việc MV There's No One At All của Sơn Tùng M-TP có phân cảnh gây sốc, NSƯT Trần Ly Ly, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cho biết Cục đã vào cuộc và đang làm công văn gửi tới các cơ quan liên quan để phối hợp tìm hướng giải quyết vụ việc.

 

Nguồn: https://thanhnien.vn/xung-quanh-mv-cua-son-tung-m-tp-nghe-si-can-co-trach-nhiem-voi-cong-dong-post1453737.html

Cha mẹ cần tôn trọng sự riêng tư của con khi trẻ chưa sẵn sàng nói, không dò hỏi, không phán xét... Thế giới của con sẽ mở ra khi cha mẹ quan tâm đúng cách, yêu thương và tôn trọng

 
 

Sáng 21-4, Báo Người Lao Động đã tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến "Nhận diện và giúp trẻ vượt qua trầm cảm", với sự tham gia của những nhà quản lý về công tác trẻ em cấp trung ương, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM và đội ngũ chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm. Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Chi nhánh TP HCM tài trợ thực hiện chương trình này.

Cần phát hiện sớm

Theo các chuyên gia, liên tiếp những vụ việc trẻ tự tử gần đây - mà nguyên nhân được cho là do trầm cảm - là tiếng chuông cảnh báo về việc chúng ta cần quan tâm hơn đến cảm xúc, suy nghĩ của con trẻ. Tổng hợp hàng loạt câu hỏi gửi về chương trình cho thấy có không ít trường hợp trẻ từ 7-16 tuổi gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trong khi đó, nhiều phụ huynh, người thân của trẻ vẫn còn nhiều băn khoăn, lúng túng khi đối diện.

Bác sĩ CK2 Lâm Hiếu Minh, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM, cho biết trầm cảm là cảm xúc buồn, chán nản, cảm giác mệt mỏi, không có năng lượng; chán ăn hoặc ăn nhiều vô độ; mất ngủ hoặc ngủ triền miên; sa sút trong học tập, rối loạn về tập trung chú ý và trí nhớ; những vấn đề kích thích về tâm thần vận động hoặc bạo lực; suy nghĩ tiêu cực về bản thân và thế giới xung quanh; có ý tưởng tự sát hoặc tự hủy hoại bản thân. Nghiêm trọng hơn, người mắc chứng này nhiều khi có biểu hiện loạn thần, ảo giác, hoang tưởng.

BS CK2 Lâm Hiếu Minh lưu ý trầm cảm khác với tự kỷ. Trẻ tự kỷ liên quan đến phát triển trước 3 tuổi, thể hiện triệu chứng từ 3 - 5 tuổi gồm: chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ. Triệu chứng này xuất hiện từ nhỏ, gây ức chế phát triển. Trong khi đó, biểu hiện đặc trưng của trầm cảm là đột nhiên buồn rầu, chán nản, có suy nghĩ tiêu cực về bản thân và kéo dài trên 2 tuần.

Về nguyên nhân trầm cảm tuổi học đường, bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - phân tích ở 3 mối quan hệ ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe tinh thần học sinh là gia đình, nhà trường và xã hội.

Theo bà Mai Hoa, trong các mối quan hệ này đều có một điểm chung là đang tạo ra những áp lực lớn đối với trẻ. Áp lực bởi những kỳ vọng quá lớn của cha mẹ, áp lực từ bệnh thành tích trong nhà trường... Trong khi đó, vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh chưa được quan tâm đúng mức ở gia đình lẫn các cơ sở giáo dục công lập. Trẻ hiện nay được bao bọc quá nhiều nên thiếu kỹ năng ứng phó với áp lực cuộc sống, dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, rối loạn tâm lý. Do vậy, việc nhận biết, phát hiện biểu hiện rối loạn tâm lý của trẻ thường quá muộn.

Theo thạc sĩ tâm lý Mai Thị Nguyệt, Khoa Tâm lý - Vật lý trị liệu, Bệnh viện Nhi Đồng 2, điều trị cho trẻ trầm cảm nếu ở mức độ nhẹ thì chỉ cần dùng các liệu pháp tâm lý trị liệu, không cần dùng thuốc. Nhưng nếu tình trạng nặng, cần can thiệp bởi các bác sĩ chuyên khoa về tâm thần để ngăn cản những hậu quả đáng tiếc.

Đẩy lùi trầm cảm ở tuổi học đường - Ảnh 1.

Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyếnẢnh: Quốc Thắng

 
 

Trở thành bạn của con

Trước những băn khoăn khi con ở tuổi dậy thì có biểu hiện khép kín, ít kết nối với cha mẹ, tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy cho rằng khi dậy thì, trẻ có sự biến đổi về nội tiết tố, sự phát triển nhanh của cơ thể, sự thay đổi trong cảm xúc. Cùng với nhiều nhu cầu mới khiến trẻ lúng túng, hoài nghi về bản thân, giữ khoảng cách với cha mẹ... Lúc này, cha mẹ cần quan tâm hỏi về những băn khoăn, lo lắng của con để giải đáp; mua vài cuốn sách tâm lý tuổi dậy thì tặng con đọc, tâm sự với con về kỷ niệm thời dậy thì của chính mình... Cha mẹ cần tôn trọng sự riêng tư của con khi trẻ chưa sẵn sàng nói, không dò hỏi, không phán xét... Thế giới của con sẽ mở ra khi cha mẹ quan tâm đúng cách, yêu thương và tôn trọng.

Thạc sĩ Mai Thị Nguyệt phân tích thêm: Cha mẹ nên nhìn lại mình để đánh giá xem có tiếng nói chung với con chưa; đồng thời tìm hiểu nhu cầu, quan điểm của lứa tuổi con để có thể hiểu và thông cảm. Khi giao tiếp với con, thay vì cha mẹ nói nhiều thì nên học cách lắng nghe tích cực. Khi đó, trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng, những câu chuyện của con có giá trị với cha mẹ. Đó là động lực giúp trẻ dễ dàng nói ra quan điểm cá nhân trước mặt cha mẹ.

Với góc độ quản lý nhà nước về công tác trẻ em, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết thời gian tới, cục sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc truyền thông, giáo dục các kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ, đặc biệt là chăm sóc, bảo vệ con về mặt tâm lý, tình cảm. Qua đó, giúp cha mẹ nắm bắt tâm lý, tình cảm, nhu cầu của con một cách tích cực hơn, sớm hơn để giảm thiểu những vụ việc tự sát, tai nạn thương tích của trẻ. 

Hiện nay, có nhiều đơn vị hỗ trợ tâm lý như: Trung tâm Tham vấn tâm lý - Nhà Văn hóa Phụ nữ TP HCM; Phòng khám Tâm lý tại các bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), Bạch Mai (Hà Nội); phòng tham vấn tâm lý học đường…

Bảo vệ trẻ trên mạng xã hội

Theo tiến sĩ tâm lý học Nguyễn Hữu Long, Phó Giám đốc Phân viện Miền Nam - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cách thức để giúp con sử dụng mạng xã hội (MXH) hiệu quả là cung cấp thông tin về các trang MXH phổ biến hiện nay; giới thiệu những MXH phù hợp với độ tuổi, nhu cầu của trẻ; thường xuyên trò chuyện với con về các vấn đề liên quan MXH; hướng dẫn con cách thức bảo mật thông tin cá nhân, giới hạn thời gian sử dụng MXH, dạy con cách ứng xử văn minh trên mạng...

Phụ huynh cũng nên dùng MXH cùng con, có thể kết bạn hoặc "bí mật" theo dõi; thường xuyên tương tác với con, vào trang của thành viên là bạn con để gián tiếp tìm hiểu.

Thay vì ngăn cấm, cha mẹ nên cởi mở khi con dùng MXH, để con thấy cha mẹ cũng có thể là người bạn của mình. Cần lưu ý khi đã đặt nguyên tắc cho con thì cha mẹ cũng phải thực hiện nguyên tắc đó (công khai trang MXH của cha mẹ cho con; tiết chế đăng tải những thông tin không tích cực...).

Quan tâm nạn bắt nạt ở học đường

Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy lưu ý cha mẹ, thầy cô cần quan tâm đến nạn bắt nạt ở học đường để giúp trẻ hóa giải mâu thuẫn xung đột sớm, chia sẻ những cảm xúc tiêu cực. Khi có người giúp đỡ, đồng hành, những ảnh hưởng xấu này sẽ giảm đi. Đặc biệt, nên dạy trẻ các kỹ năng ứng xử, giải quyết mâu thuẫn xung đột, chuyển hóa cảm xúc tiêu cực... Ngoài ra, cần rèn cho trẻ nội lực vững vàng, đó là thể lực tốt, trí lực tốt, tâm lực tốt, thì trẻ có thể vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống.

Ý Linh

TTO - Đây là lời khuyên của các chuyên gia dành cho phụ huynh khi thời gian gần đây tình trạng có nhiều trẻ em bị áp lực tâm lý, thậm chí có những em đã tự giải thoát bằng biện pháp tiêu cực.

Đừng gây áp lực cho con trẻ - Ảnh 1.

Trong 2 tháng qua, có ít nhất 4 trường hợp trẻ em tìm tới cái chết do áp lực từ việc học hành. Câu chuyện của em học sinh trường chuyên 15 tuổi ở Hà Nội với lá thư tuyệt mệnh mới đây đã khiến nhiều phụ huynh giật mình.

"Tôi cảm thấy may mắn vì còn được ôm con"

Trên nhiều group phụ huynh học sinh trong hai ngày qua chỉ nói về sự việc này và những trải lòng của các bậc cha mẹ.

Một phụ huynh cũng có con học lớp 10 Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho rằng "nếu sợ hãi quá sẽ khiến trẻ càng mong manh, dễ vỡ" và theo phụ huynh này thì "cần phải có áp lực để trẻ trưởng thành".

"Tôi xem điểm giữa kỳ của học sinh trường khác thấy cao ngất mà điểm của con và học sinh khác trong trường con mình thì thấp làm tôi rất sốt ruột. Tôi lo ngại con bị thiệt thòi khi trường ra đề, quản lý quá nghiêm. Vì hiện nay các trường đại học cũng đang tuyển sinh dựa vào điểm học bạ, hồ sơ xin học bổng du học cũng xét cả điểm học bạ, bảo đừng quan tâm đến điểm số chỉ là chuyện lý thuyết thôi", phụ huynh này nói.

Ý kiến này cũng nhận được sự đồng tình khi cho rằng "con càng học lên cao thì càng phải có áp lực mới sinh ra động lực". Nhưng câu chuyện sau đây làm mọi người thấm thía nhất.

"Khi trường báo điểm kiểm tra giữa kỳ 2, tôi ngỡ mình nhìn nhầm, phải dụi mắt mấy lần để đọc lại. Điểm của con giảm mạnh so với đợt học kỳ 1. Tôi có mắng con và hơi bực khi thấy con im lặng, vào phòng đóng cửa. Tối qua khi đọc được thông tin về cậu bé 15 tuổi, phản ứng của tôi là chạy vào phòng và ôm con. Tôi thấy mình đang may mắn vì tôi vẫn còn có thể được ôm con. 

Khi ấy mới thấy điểm số không phải điều gì quan trọng. Vậy mà lúc thường thì điểm số lại luôn là thứ ám ảnh trong đầu. Đôi khi nó làm tôi tăngxông, không thể kiềm chế để không mắng mỏ con", chị Quỳnh Hương, một phụ huynh có con đang học lớp 10 Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành, chia sẻ câu chuyện của chính mình.

Đừng gây áp lực cho con trẻ - Ảnh 2.

Ngoài tư vấn tâm lý, cô Nguyễn Kim Linh (thứ hai từ phải sang) còn lắng nghe và giải đáp những khúc mắc về mọi vấn đề trong cuộc sống của các học sinh Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (quận Tân Bình, TP.HCM) - Ảnh: DUYÊN PHAN

Áp lực đang gia tăng với trẻ

Khảo sát từ phòng tư vấn tâm lý của một số trường phổ thông cho thấy tình trạng học sinh có dấu hiệu stress, có những khúc mắc, áp lực liên quan tới học tập, mâu thuẫn với cha mẹ gia tăng hơn, nhất là trong thời gian học trực tuyến kéo dài và thời gian học sinh mới trở lại trường.

Cô Nguyễn Thị Nhiếp - hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) - từng đưa ra một khảo sát trong giai đoạn học sinh học trực tuyến, với 54% số học sinh toàn trường cho biết đang chịu áp lực, căng thẳng. Trong khi đó chỉ có 10% số học sinh cho biết có hứng thú với việc học, không chịu áp lực. 

Cô Nhiếp cho biết sau 2 tháng học sinh trở lại trường trong tình huống dịch tại Hà Nội lên đỉnh, thầy trò phải chuyển trạng thái học tập liên tục, phản ánh của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đều cho thấy nhiều học sinh có biểu hiện đáng lo ngại như phản ứng chậm chạp hơn, ngại giao tiếp.

 

Cô Nguyễn Minh Hằng - chuyên viên tâm lý Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành - cũng cho biết nhiều học sinh và phụ huynh đã đăng ký được tư vấn tâm lý trong thời gian trường dạy học trực tuyến và cả khi học sinh đã quay trở lại trường. 

"Có trường hợp áp lực tâm lý khi kết quả học tập không như ý muốn và những va chạm trong gia đình khi cha mẹ và con cái có nhiều thời gian ở nhà hơn và cha mẹ quan tâm, chứng kiến việc học tập của con nhưng đôi khi có những quan điểm khác biệt khiến con bị căng thẳng", cô Minh Hằng cho biết về những trường hợp đã tư vấn.

Cha mẹ cần làm bạn cùng con

ThS tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Linh cho rằng phụ huynh muốn làm bạn cùng con thì phải thực hiện theo nguyên tắc yêu thương và tôn trọng. Cha mẹ nào cũng thương con nhưng sự tôn trọng lại không nhiều. Có phụ huynh muốn làm bạn với con nhưng thường xuyên đối đầu với con, thường xuyên chứng minh rằng mình đúng còn con mình sai. Có phụ huynh thường xuyên la mắng, áp đặt, không lắng nghe con trẻ, thậm chí còn đánh con, nói xấu con, không tìm thấy những điểm mạnh, điểm tốt ở con mình mà toàn nhìn thấy những điểm xấu.

"Cha mẹ làm bạn với con là gieo những cảm xúc tích cực cho con. Muốn như vậy, đầu tiên cha mẹ cần hiểu con, chấp nhận những điểm mạnh - yếu của con mình, yêu thương con và giúp con hoàn thiện bản thân", bà Linh khuyên.

"Tôi biết có nhiều phụ huynh khó kiểm soát cảm xúc, nên tôi rất cẩn trọng khi nhắn tin cho cha mẹ về vấn đề của con ở trường. Khi buộc phải gửi cho phụ huynh một tin nhắn phản ảnh vấn đề bất ổn của con, tôi phải tránh nhắn vào buổi tối khi gia đình học sinh có thể đang ăn tối và có sinh hoạt chung. Vì tôi muốn các bố mẹ có một khoảng thời gian để "lùi một nhịp" trước khi gặp con" - cô Nguyễn Kim Anh, giáo viên Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), chia sẻ.

Với kinh nghiệm của người làm giáo viên chủ nhiệm nhiều năm, cô Kim Anh cho rằng cơn nóng giận của bố mẹ chẳng những không "tạo động lực" mà rất dễ khiến trẻ ức chế, căng thẳng và bột phát hành động tiêu cực.

Cô Nguyễn Thị Tâm Hiền - phó hiệu trưởng phụ trách cấp THCS Trường phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội) - cho biết nhà trường đã có nhiều giải pháp để học sinh bộc lộ những vấn đề của mình. Ví dụ như giờ cộng đồng được tổ chức hằng tuần trong khung giờ chủ nhiệm cho phép học sinh chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, phiền muộn. Nhiều hoạt động thể thao, văn nghệ, trải nghiệm được tổ chức trở lại sau dịch lôi cuốn học sinh vào môi trường "lan tỏa năng lượng tích cực". Tuy nhiên, theo cô Tâm Hiền, vai trò của cha mẹ học sinh trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần vẫn rất quan trọng.

"Chúng tôi xây dựng cẩm nang chia sẻ kinh nghiệm làm bạn với con, gợi mở cách trò chuyện, cách để con chia sẻ vấn đề của mình, những dấu hiệu trầm cảm, những vấn đề bất thường của học sinh mà phụ huynh nên lưu ý để hỗ trợ, giúp đỡ con. Sự đồng thuận của cha mẹ, cùng có một hướng đi phù hợp, can thiệp đúng mức, đúng cách mới có thể bảo vệ được trẻ", cô Tâm Hiền cho biết.

Đừng gây áp lực cho con trẻ - Ảnh 3.

"Mọi người đừng đi vào vết xe đổ như tôi"

Chị N.M.N., phụ huynh có con học lớp 11 ở quận 4, TP.HCM, nói với PV Tuổi Trẻ như vậy khi quyết định chia sẻ câu chuyện của chính mình 2 năm trước.

Chị N. kể: "Năm đó con trai tôi đang học lớp 9 tại một trường THCS "hot" nhất quận 7. Chín năm liền cháu đều đạt học sinh giỏi và là gương mặt sáng giá của lớp khi đạt được một số giải thưởng về học thuật. Vì vậy, tôi muốn cháu thi vào lớp 10 chuyên Anh một trường THPT nổi tiếng ở quận 1. Muốn thi vào lớp chuyên thì phải học thêm, luyện thi. Tôi hỏi thăm bạn bè và đăng ký cho con mình được học với những giáo viên giỏi ở TP.HCM. Thế nên dù nhà tôi ở quận 7 nhưng con tôi học tiếng Anh với 1 thầy ở quận 3, học toán với 1 cô ở quận 1, học văn với 1 thầy ở quận 5.

Có lần con tôi đã thắc mắc rằng: Tại sao đi học thêm mà phải đi xa đến vậy? Tôi giải thích rằng muốn học ở trường danh giá thì phải chấp nhận bỏ công bỏ sức. Cháu nói bâng quơ: "Con có thích học ở trường danh giá đâu!". Tôi bảo: "Con đúng là không biết nhìn xa trông rộng" rồi nhanh chóng quên đi câu nói ấy của con.

Một ngày cuối học kỳ 1 năm lớp 9, tôi chở con đi học thêm thì gặp cơn mưa xối xả, hai mẹ con cùng bị ướt và lạnh. Con trai lại hỏi tôi: "Có nhất thiết phải đi học khổ như thế này không mẹ?", tôi lại gạt đi: "Có sự thành công nào lại không phải khổ nhọc chứ? Con và mẹ đã đi được 50% đoạn đường, chỉ còn một học kỳ nữa chẳng lẽ lại bỏ cuộc?". Và tôi vẫn tiếp tục chở con đi học thêm mỗi ngày.

Sau đó một thời gian, tôi nhận được điện thoại của cô giáo chủ nhiệm: "M. đang lên kế hoạch tự tử. Em không muốn học trường chuyên mà chỉ muốn học ở quận 4 vì các bạn trong lớp cũng dự định thi vào đó. Em nói em rất căng thẳng, bố mẹ thì không chịu lắng nghe".

Tới đây thì tôi mới tỉnh ngộ".

Dấu hiệu nhận biết con bị trầm cảm

Sau giai đoạn học online kéo dài, số học sinh bị trầm cảm đang gia tăng. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ lại không biết rằng con mình bị trầm cảm để hỗ trợ, giúp đỡ con.

Dấu hiệu đầu tiên của trẻ bị trầm cảm là hỗn hào với cha mẹ, dễ cáu giận, mất kiểm soát cảm xúc. Lưu ý là trẻ chỉ cáu giận, bùng nổ với một số người liên quan đến nguyên nhân trầm cảm của các em mà thôi. Tôi đã từng gặp trường hợp trẻ xưng mày tao với cha mẹ nhưng phụ huynh vẫn cho rằng con mình hỗn chứ không phải trầm cảm. Họ nói cháu vẫn lễ phép với thầy cô, vui vẻ với bạn bè.

Dấu hiệu tiếp theo là khí sắc trầm buồn, ăn rất nhiều hoặc chán ăn, rối loạn giấc ngủ và đòi chết.

Bệnh nào thì khi được phát hiện sớm cũng dễ chữa trị hơn là để quá nặng, quá lâu. Trầm cảm cũng vậy. Nếu cha mẹ gần gũi và quan tâm con cái sẽ dễ dàng phát hiện những điều bất ổn của con. Nếu chỉ là trầm cảm mới chớm, chỉ cần phụ huynh thay đổi cách ứng xử, yêu thương và giúp con thoát khỏi những áp lực hiện tại sẽ ổn. Còn nếu trầm cảm nặng nhất thiết phải cho trẻ gặp gỡ các nhà chuyên môn như bác sĩ chuyên khoa, chuyên viên tâm lý.

TS Phạm Thị Thúy (chuyên gia tham vấn tâm lý, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, phân viện TP.HCM)

Các nước giải quyết như thế nào?

Chỉ cần làm một thao tác tìm kiếm đơn giản trên Google với những từ khóa như "tự tử", "áp lực học hành", trong tích tắc thuật toán sẽ trả về gần 50 triệu kết quả liên quan tới mọi vùng địa lý trên thế giới, dù mức độ nghiêm trọng không giống nhau. Dường như trong đại dịch COVID-19, vấn đề này trở nên đáng lo hơn dù mới chỉ một vài nghiên cứu đề cập.

Đơn cử một vài số liệu như báo Hindustan Times ngày 1-8-2021 công bố dữ liệu của Chính phủ Ấn Độ cho biết trong giai đoạn từ 2017-2019, ít nhất 24.000 trẻ em tự tử sau khi thi trượt. Cũng Ấn Độ, báo Times of India ngày 11-11-2021 cho biết chỉ riêng trong năm 2020, nước này có hơn 12.500 học sinh chết vì tự tử, tương đương tỉ lệ 34 em/ngày.

Hãng tin Yonhap Hàn Quốc ngày 19-4-2021 dẫn khảo sát của Viện Nghiên cứu chính sách thanh niên quốc gia cho biết gần 1/3 (27%) học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông của Hàn Quốc trong năm 2020 từng có ý nghĩ muốn tự tử vì quá tải với gánh nặng học hành.

Theo báo Mainichi (Nhật), năm 2020, trong đại dịch COVID-19, số trẻ em tự tử ở Nhật tăng cao mức kỷ lục, cao nhất trong 4 thập niên khi có 415 em trong độ tuổi từ tiểu học tới trung học phổ thông đã tự kết thúc cuộc sống, nhiều hơn gần 100 em so với một năm trước đó.

Để góp phần giảm bớt những thảm kịch đau lòng này, các nước đều đã nỗ lực triển khai những biện pháp cụ thể như lập các trang web, đường dây nóng, các kênh mạng xã hội, chat online để hỗ trợ tư vấn phòng ngừa tự tử, song dường như chừng đó vẫn là chưa đủ.

Tháng 4-2021, trước tình trạng số trẻ em tự tử tại Hong Kong tăng lên mức cao nhất trong 8 năm, chính quyền thành phố phải gửi thư tới các thầy cô giáo, kêu gọi họ chú ý theo dõi và thận trọng hơn trước những dấu hiệu bất thường trong cảm xúc cũng như cư xử có thể báo trước một ý định cùng quẫn nào đó của học trò. Giáo sư Paul Yip Siu-fai, giám đốc sáng lập Trung tâm nghiên cứu và phòng chống tự tử của Đại học Hong Kong, cho rằng các giáo viên, giống như các nhân viên công tác xã hội và các bác sĩ, có vai trò quan trọng trong việc phát hiện hành vi có thể dẫn tới tự tử của học sinh.

HOC SINH 1

Cha mẹ cần chia sẻ, tâm sự và đồng hành cùng con, nhất là giai đoạn các em trong độ tuổi thanh thiếu niên - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bắt đầu từ trẻ em tiểu học

Các trường công lập Wolcott tại bang Connecticut (Mỹ) có một chương trình đặc biệt dành cho học sinh tiểu học. Nội dung chương trình được xây dựng quanh một nhân vật dễ thương là chú chó trị liệu có tên Gizmo. Gizmo sẽ giúp các em học sinh hiểu về một điều mà người lớn thường không nghĩ là cần thiết với các em: ý nghĩ tự tử.

Các giáo viên trong trường thông qua khóa học này dùng chó Gizmo "dẫn" các em học sinh lớp 5 qua những chủ đề thảo luận khác nhau về sức khỏe tinh thần, những dấu hiệu nào cho thấy các em có thể đang trải qua cảm giác tiêu cực hay buồn chán, tuyệt vọng và những cách để các em có thể tự bình tĩnh và thậm chí còn giúp bạn bè, người khác bình tĩnh.

Chương trình này được khởi động năm 2019, là một trong số ít các chương trình giáo dục tại Mỹ tập trung vào chủ đề phòng chống tự tử và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho các học sinh ở độ tuổi rất nhỏ.

 

Nguồn: https://tuoitre.vn/dung-gay-ap-luc-cho-con-tre-20220403081414325.htm

 

 

 

 

 
Nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau mất con?
Nỗi tuyệt vọng, chán chường nào lớn hơn tâm trạng của 1 bạn trẻ đã quyết định bỏ lại tất cả và ra đi?
 

Sự việc rạng sáng 1-4 khiến bao người mất ngủ, đau xót… Gương mặt, giọng nói mệt mỏi của con, tiếng hét thất thanh của người cha… Trong vài ngày qua, có đến 3 cái chết từ các bạn trẻ vị thành niên. Thực sự rúng động. Đêm qua, tôi nhận được tin nhắn từ 3 ông cha, bà mẹ chia sẻ: “Thương quá chị ơi, thương cả cha mẹ, thương cả con, vì đâu nên nỗi…”. Có những câu hỏi đau xót mà mỗi người làm cha mẹ có con tuổi teen đang tự hỏi mình. Trông người mà ngẫm đến ta, liệu mình có đang cư xử phù hợp với con trẻ? Liệu con mình có đang vui vẻ hay tuyệt vọng?

Thương các con, thương cha mẹ  ảnh 1Tham gia các lớp học kỹ năng mềm sẽ góp phần giúp học sinh 
vượt qua áp lực, khó khăn của cuộc sống. Ảnh: THU TÂM
Trong nhiều năm qua, nhiều bậc cha mẹ đã chia sẻ với chúng tôi sự khủng hoảng trong mối quan hệ với con cái. Họ không phải là người thờ ơ hay bạo lực khắt khe với con, mà họ là những người cha mẹ yêu con, thương con, không áp đặt con, cố gắng làm bạn với con…, nhưng lại luôn gặp sự than phiền chống đối từ con. Con hay bực mình với sự quan tâm của cha mẹ, con “đóng” lòng, không chia sẻ chuyện gì với cha mẹ. 

Khoảng trống giữa cha mẹ và con đang ngày một lớn dần. Mất kết nối đã và đang là nguyên nhân gây nên khủng hoảng này, gây nên những rối loạn cảm xúc, hành vi, căn bệnh trầm cảm nơi con trẻ… Cha mẹ ngày nay thực sự lúng túng trước sự phát triển quá nhanh, quá khác biệt của thế hệ con cái. Cộng với những tổn thương khi đi qua dịch bệnh của cả cha mẹ và con cái thời gian qua, đang đẩy xa khoảng trống này. 

Cha mẹ có điều kiện thì dồn mọi nguồn lực cho con, rồi lại vô tình hay cố ý mong cầu ở con những kết quả thành tích mình mơ ước; cha mẹ đầu tư rồi mong nhận được đơm hoa kết trái trong tương lai của con. Khi kết quả không như ý, lại trách móc, gây áp lực, dạy dỗ con phải thế này thế kia.

Cha mẹ có hoàn cảnh khó khăn thì càng cố gắng lo cho con để con có tương lai khác mình, và chính họ sẽ càng thất vọng khi con không làm được như kỳ vọng. 

Các con thì quá mệt mỏi với lịch học dày đặc, học online mệt mỏi, thi cử kiểm tra triền miên, thiếu kết nối với bạn bè, thầy cô, cha mẹ... Thậm chí còn nhiều mâu thuẫn trong nội tâm của chính các em - cơn bão lòng đi qua tuổi vị thành niên - ta là ai, sinh ra để làm gì, học để làm gì, tương lai sẽ đi về đâu và không biết nói cùng ai… 

Thương lắm khi cha mẹ và con đều có nỗi khổ tâm riêng mà không thể chia sẻ với nhau, vậy nên càng khoét sâu khoảng trống ngăn cách giữa 2 thế hệ, càng làm tổn thương hơn mỗi người trong cuộc, càng gây nên những xung đột giữa những người yêu thương nhau nhất. Câu hát: “Không ai yêu mẹ bằng con, không ai thương con bằng mẹ” luôn đúng. Nhưng làm sao 2 bên biểu lộ tình thương đó đúng cách, đúng cái người kia cần để 2 bên sưởi ấm cho nhau thì không phải gia đình nào cũng làm được. 

Cơn địa chấn này rồi sẽ qua, nỗi đau nào rồi cũng sẽ nguôi ngoai, nhưng làm sao để không còn những đứa trẻ phải tuyệt vọng rời bỏ cuộc sống này? Làm sao để không còn nỗi đau mất con? Bài học từ sự việc này là gì cho tất cả chúng ta?

Lấp đầy khoảng trống, rút ngắn khoảng cách, kết nối lại mối quan hệ cha mẹ - con cái, tái lập truyền thống trong gia đình… là những điều cần làm ngay trong mỗi gia đình. Đây là trách nhiệm của cha mẹ. Yêu thương con chưa đủ, mà cần yêu con trên sự thấu hiểu con và bày tỏ tình yêu đúng cách qua kỹ năng giao tiếp phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của con. Nếu cha mẹ còn áp đặt con, còn kỳ vọng con, la rầy con, cha mẹ sẽ càng đẩy con ra xa mình hơn. 

Các con đến tuổi vị thành niên như cái cây đang lớn, không còn là cây non cho cha mẹ uốn nắn nữa rồi, càng cố uốn nắn, cây càng dễ gãy hoặc phản kháng bật lại gây thương tích cho cả 2 bên. Hãy chăm sóc sức khỏe tinh thần của chính mình và mọi người xung quanh. Cha mẹ hạnh phúc mới không gây áp lực, không la mắng con. Con hạnh phúc mới mở lòng chia sẻ cùng cha mẹ. Chúng ta cần quan tâm hơn nữa để nhận ra những khủng hoảng, những căng thẳng, rối loạn, những biểu hiện của trầm cảm… càng sớm càng tốt để tìm cách giúp đỡ kịp thời. 

Sức mạnh tinh thần bên trong quan trọng hơn mọi điểm số, mọi bằng cấp, mọi địa vị! Cha mẹ có thể cho con sức mạnh tinh thần, rèn nội lực vững vàng cho con qua việc để con được thoải mái vui vẻ tự do lựa chọn cách học, cách sinh hoạt, lựa chọn hướng đi cho tương lai phù hợp với chính mình… Và qua cả việc để con được thất bại và học cách vượt qua thất bại. Đừng bắt con làm đúng mọi việc như ý cha mẹ chỉ vì muốn con thành công, như vậy chỉ sẽ khiến con bị tước đi quyền được tự do sống, quyền được trải nghiệm cuộc sống. Mỗi khi con mắc lỗi, cho con tự nhận ra bài học và hướng thay đổi thay vì chỉ trích, bảo con phải làm thế này thế kia mới đúng. Bởi, mỗi con người là một cá thể đặc biệt, duy nhất. 

Không ai sống thay ai! Con có suy nghĩ, cảm xúc, cách hành động khác cha mẹ. Hãy để con được là chính mình, con sẽ được chính cuộc sống làm cho trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn từ bên trong!
Những đứa trẻ được tôn trọng sự tự do sẽ mạnh mẽ hơn, tự tin hơn, sớm tìm ra ý nghĩa cuộc sống, sẽ vượt qua áp lực, khó khăn thử thách của cuộc sống hơn là những đứa trẻ được cha mẹ bao bọc, chỉ dẫn hay áp đặt mọi việc.

Tiến sĩ Xã hội học - Ths Tâm lý trị liệu PHẠM THỊ THÚY

 

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/thuong-cac-con-thuong-cha-me-803743.html

PNO - Có cậu bé ngoan hiền học giỏi, một ngày bị cha phát hiện cậu xem phim sex, thủ dâm. Cả nhà tá hỏa, phản đối, cắt điện thoại, xét hỏi: “Mày có xem nữa không?”, “Mày có chịu học không?”, “Mày làm những chuyện ấy mấy lần rồi”…

Cậu bé thấy mình như tội phạm, mặc cảm tội lỗi, nghĩ mình là đứa xấu xa, không ra gì. Mẹ cậu bé đã đến gặp chuyên viên tâm lý với nỗi ân hận khi con không muốn sống nữa. Vô tình vì lo lắng cho con, gia đình ứng xử sai cách khiến con bị sang chấn tâm lý.

Làm thế nào để “Bảo vệ con trước sự mời gọi của web “đen”, trước nguy cơ bị kẻ xấu trên mạng lôi kéo?”, tôi xin chia sẻ đôi điều với quý phụ huynh.

TS Phạm Thị Thúy
TS Phạm Thị Thúy
 

Trẻ không có nhu cầu tìm hiểu về giới tính mới là bất thường 

Tò mò các vấn đề về giới tính, mối quan hệ nam nữ là nhu cầu tự nhiên, bản năng. Những đứa trẻ nào xem clip, chơi game, đọc truyện có chi tiết nhạy cảm, có một số yếu tố kích hoạt những nhu cầu tìm hiểu cơ thể người khác, kích hoạt những rung động giới tính sớm thì đương nhiên sẽ đi tìm tòi chuyện ấy sớm. Còn những trẻ lo học, vô tư, hạnh phúc trong gia đình… vẫn có nhu cầu tìm tòi, nhưng trễ hơn. 

Tò mò về cơ thể mình và cơ thể người khác phái là thuộc tính tự nhiên của con người
Tò mò về cơ thể mình và cơ thể người khác phái là thuộc tính tự nhiên của con người

Giáo dục giới tính trễ, trẻ tự dò dẫm 

Cha mẹ phải hiểu tâm lý của con và định hướng nhu cầu, giáo dục giới tính cho con càng sớm càng tốt. Đã có kiến thức khoa học một cách rất rõ ràng, minh bạch, cụ thể, công khai, đàng hoàng thì con đâu cần tò mò. Công cụ chính thống để giáo dục con thì một số cha mẹ không lưu tâm, đến lúc con xem web “đen” thì lại phạt con. Muốn tìm hiểu sớm hay muộn là tùy từng trẻ, tùy từng điều kiện. Hơn nữa một phần trách nhiệm khi trẻ tìm hiểu qua web “đen” thuộc về cha mẹ. Đứa trẻ cần được tôn trọng quyền riêng tư nên phụ huynh không nên lục tìm từ máy tính điện thoại nhật ký của con. Phải phòng hơn chống, chứ không thể đợi con xem rồi, cha mẹ mới bắt đầu “bới lông tìm vết”.

Phản ứng thái quá gây tổn thương sâu sắc lên con trẻ 

Khi phát hiện con xem web “đen” hoặc có trao đổi vấn đề nhạy cảm trên mạng, cha mẹ tuyệt đối không nên la mắng, nhục mạ, bêu riếu, làm mất thể diện con. Những hành động này không làm cho con “bỏ tật” (vì đó là nhu cầu bản năng, không sớm thì muộn) mà gây hại cho trẻ, làm đứa trẻ hoảng sợ, cảm thấy mình như tội phạm. Cha mẹ phải nhìn nhận đây là nhu cầu thông thường của trẻ, không khủng khiếp như “trời sập”. 

Có quá thoải mái khi cho con vào mạng?

Tuy con tò mò lên mạng tìm hiểu là chuyện bình thường, con không xem sớm thì tốt hơn, nhưng cần hiểu đằng sau hành động xem đó liệu có phải do cha mẹ đã quá thoải mái trong việc cho con tiếp cận internet không? Cha mẹ đã bỏ qua khâu kiểm soát máy tính, điện thoại, cài đặt phần mềm bảo vệ chống những trang, những chương trình của người lớn thì con mới có cơ hội. 

Cha mẹ cần quản lý giao tiếp trên mạng, giờ giấc, ngoài giờ học online. Gia đình nên có nguyên tắc: thiết bị công nghệ như máy tính, iPad để ở phòng khách, nơi có bố mẹ qua lại để quan sát con đang xem gì, học như thế nào. Không nên cho con mang thiết bị công nghệ vào phòng riêng; đến độ tuổi trưởng thành mới cho con sử dụng điện thoại riêng (theo tôi, sớm nhất là từ lớp Chín). Cha mẹ cần hướng dẫn kỹ năng sử dụng và cách phòng ngừa các nguy cơ xấu từ mạng trước khi giao điện thoại, máy tính cho con. Giai đoạn dịch COVID-19, học online là điều kiện môi trường có nhiều nguy cơ thử thách bản lĩnh của trẻ. Trẻ được “tháo cũi sổ lồng”, có thể dễ dàng vào bất kỳ trang web nào. 

Thật bình tĩnh khi phát hiện 

Muốn vậy, cha mẹ cần nhìn nhận đó là nhu cầu bản năng của con, như bao nhu cầu tự nhiên khác, không nên coi là hành vi xấu xa, tội lỗi… mà cần coi đây là tình huống có thể tận dụng để dạy con về tình dục, tình yêu, về trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ cơ thể, cách giữ gìn sức khỏe sinh sản… 

Nếu chưa bình tĩnh ngay được thì có thể trì hoãn: “Con tắt máy và về phòng đi! Bây giờ bố/mẹ chưa nói chuyện với con được, lúc khác bố/mẹ sẽ trao đổi với con về các vấn đề con đang quan tâm!”. Ngay lúc phát hiện ra chuyện con xem web “đen”, cha mẹ nên “tạm lánh”, lắng cảm xúc xuống, tìm tĩnh lặng cho cả cha mẹ và con. Khi bình tĩnh mới hỏi rõ các thông tin liên quan, nhu cầu của con, suy nghĩ của con về chuyện giới tính… Nghe trẻ nói cha mẹ sẽ hiểu hành động của con và từ đó sẽ định hướng dạy con những điều nên và không nên khi lên mạng tìm hiểu. Nguy hiểm nhất là cha mẹ nói chuyện hoặc xử lý tình huống ngay lúc đang có cảm xúc tồi tệ, gán cho đứa trẻ tội lỗi kinh khủng và đẩy vấn đề đi quá xa. 

Một buổi tư vấn sức khỏe sinh sản cho học sinh - sinh viên do báo Phụ Nữ phối hợp tổ chức
Một buổi tư vấn sức khỏe sinh sản cho học sinh - sinh viên do báo Phụ Nữ TPHCM phối hợp tổ chức (Ảnh: Phùng Huy)

Nghiêm túc khi nói chuyện với con 

Cha mẹ phải phân tích tại sao những hình ảnh này, nội dung này con chưa nên xem. Con tò mò thì cha mẹ trao đổi với con, mua sách cho con đọc hay cho xem những bộ phim khoa học trên mạng về vấn đề này. Hoàn toàn cởi mở với trẻ để trẻ biết nhu cầu khám phá là tự nhiên, không có gì xấu, chỉ là khám phá sao cho đúng nguồn tài liệu, phù hợp lứa tuổi. Cha mẹ có thể nhắc tuổi của con và hỏi vì sao những trang này người ta đề 18+, con chưa đủ trưởng thành về cơ thể, về mặt trách nhiệm xã hội, mặt cảm xúc, chưa tự chủ trong mọi việc… để có thể chịu trách nhiệm về hành vi tình dục. Hành vi tình dục là hành vi đẹp giữa những người yêu nhau khi người ta đủ lớn, đủ trưởng thành để chịu trách nhiệm.

Cất lăng kính của con người ở 20-30 năm về trước 

Giai đoạn dịch bệnh, học online quá khác biệt và chưa có tiền lệ, nên thầy cô, cha mẹ đều lúng túng, dễ mất kiểm soát. Điều gì cũng cần có thời gian thích nghi và đừng quên là trẻ cần được hướng dẫn. Con có những hành vi chưa chuẩn mực, chưa đúng vào lúc này thì người lớn phải hướng dẫn cho con làm đúng. Quan điểm của tôi là bảo vệ quyền riêng tư và quyền được tự do tìm hiểu của đứa trẻ. Cha mẹ phải nhận trách nhiệm là mình đã không hướng dẫn, cung cấp cho con sớm những kiến thức và sự bảo vệ an toàn. Nếu cha mẹ chưa làm hết trách nhiệm của mình thì con có chuyện gì xảy ra một phần là do mình, sao lại đi trách mắng, phê phán, đánh đập, quy tội cho con?

Cha mẹ phải thực sự bắt nhịp được sự phát triển của trẻ bây giờ. Đừng dán nhãn “tí tuổi đầu đã hư”; đừng lấy tư duy, cách nghĩ, lăng kính của con người 20 - 30 năm về trước áp lên đứa trẻ của thời nay, vì đã không còn phù hợp. 

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy
(giảng viên Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP.HCM)

Tô Diệu Hiền (ghi)

Học online, bé gái bị kẻ lạ ép gửi hình nhạy cảm 

Chị N.L. (H.Bình Chánh, TP.HCM) mong muốn đưa câu chuyện cảnh giác cho các gia đình để không đứa bé nào phải rơi vào cơn ác mộng như con gái đang học lớp Bốn của chị.

Vào tháng 12/2021, một tối đi buôn bán về, thấy con gái xanh xao, tỏ vẻ bồn chồn, lo lắng, chị N.L. gặng hỏi và kiểm tra điện thoại thì phát hiện con đã chụp, quay, gửi hình, clip nhạy cảm cho người lạ. Bé khóc kể, bé đang học online thì có một kẻ lạ nhắn tin làm quen, hứa sẽ chỉ cho bé chơi mấy game hấp dẫn. Sau đó người này liên tục bắt ép bé phải chụp ảnh, quay clip vùng nhạy cảm của cơ thể để gửi cho hắn; nếu bé không tiếp tục gửi, hắn sẽ đăng tất cả hình ảnh lên mạng.

Vì bất ngờ, lo lắng, tức giận, trong lúc dạy con không được tự ý giao tiếp với người lạ qua mạng, chị N.L. đã đánh con và chị vẫn hối hận vì sự thiếu kiềm chế của mình. Chị nói: “Con mới 8 - 9 tuổi, nào có biết gì, lỗi là ở người lớn”.

Nhiều tháng trôi qua mà tinh thần của bé vẫn chưa ổn định, còn ám ảnh chuyện bị tấn công qua mạng. Đã nộp đơn tố giác tại Công an H.Bình Chánh, chị N.L. cùng gia đình mong kẻ xấu sớm lộ diện và nhận hình phạt thích đáng.


Nguyễn Thắng

Nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/nhu-cau-tu-nhien-cua-tre-co-gi-la-bay-ba--a1459463.html

 
LTS: Nhân dịp Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, chuyên gia tâm lý - TS Phạm Thị Thúy gửi đến bạn đọc Báo SGGP những cảm nhận về phụ nữ hiện đại. Đó là những người kết nối yêu thương và cũng cần được nửa còn lại và xã hội trân trọng hơn. Xin giới thiệu đến quý độc giả bài viết trên.
 

Nói đến xã hội văn minh hiện đại, người ta thường nói đến sự phát triển của khoa học công nghệ, đời sống vật chất sung túc, công việc bận rộn… Nhưng hơn 2 năm qua, khi sống chung với dịch bệnh Covid-19, chúng ta biết mình cần một xã hội văn minh hiện đại thực sự phải là xã hội văn minh về tinh thần.

Con người cần bớt phát triển theo hướng văn minh vật chất lại, về với thiên nhiên nhiều hơn, về với gia đình nhiều hơn, gần nhau nhiều hơn, có thời gian cho chính mình nhiều hơn, tìm về bên trong bình an của mình nhiều hơn… Nghĩ về một xã hội hiện đại là như vậy, chúng ta cũng suy ngẫm về vai trò của phụ nữ thời nay cần như thế nào?

Nếu ngày xưa vai trò của phụ nữ là nội trợ, chăm lo gia đình con cái, thời hiện đại tiền Covid-19, phụ nữ đảm nhiệm thêm nhiều vai trò ngoài xã hội như nam giới. Họ bận rộn hơn với “hai giỏi”, cần đảm cả việc nhà, đảm cả việc nước, họ mệt mỏi với ngày càng nhiều trách nhiệm, nghĩa vụ…

Nhưng thời hậu Covid-19, theo tôi, phụ nữ sẽ có vai trò tạo dựng hạnh phúc cho họ và những người họ yêu thương. Dù ở trong nhà hay ngoài xã hội, họ cũng sẽ là “người kết nối yêu thương”. Xã hội văn minh tinh thần sẽ cần những phụ nữ có vai trò như thế.

Những người kết nối yêu thương  ảnh 1Hạnh phúc từ sự trân trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình

Để đảm nhiệm được vai trò “người kết nối yêu thương”, họ cần dám vượt qua những định kiến của cả xã hội cũ và xã hội văn minh vật chất, vươn lên sống với sự lựa chọn con đường hạnh phúc riêng của mình, không phải phụ thuộc vào một định hướng của cha mẹ, người thân hay dư luận xã hội…

Họ sẽ là những phụ nữ có học, có hiểu biết, có ý chí tiến thủ nên đủ sáng suốt để tự đi trên đôi chân của mình. Họ sẽ đủ bình an để không bị cuốn theo danh vọng địa vị xã hội, không bị đàn ông chỉ coi là thú mua vui mà đàn ông phải chinh phục họ nếu muốn họ yêu thương với sự tôn trọng…

Phụ nữ thời văn minh tinh thần này sẽ không chấp nhận đàn ông bạo lực, coi thường họ. Họ coi trọng gia đình, dành thời gian chăm sóc nuôi dạy con cái, xây dựng tổ ấm… nhưng không quên sự tự do cá nhân, làm những gì yêu thích, đam mê để cống hiến những giá trị tri thức cho cộng đồng.

Họ làm việc hăng say nơi công sở để không ai có thể coi thường họ là phụ nữ mềm yếu. Phụ nữ thời này sẽ sống mạnh mẽ là chính mình, sống với đam mê của bản thân, nhưng không quên coi trọng sức khỏe thể chất và tinh thần của mình và của mọi người họ yêu thương…

Phụ nữ thời hậu Covid-19, nếu có cơ hội thể hiện vai trò trên, gia đình và xã hội sẽ được hưởng lợi rất lớn. Sẽ không còn những gia đình thiếu vắng bàn tay chăm sóc của người vợ, người mẹ mà sẽ là những gia đình hạnh phúc có phụ nữ nâng niu, nếu họ quyết định kết hôn vì chính họ muốn thế. Sẽ không còn những đứa trẻ được sinh ra do phụ nữ bị ép buộc, thiếu chuẩn bị trước tâm lý nuôi con mà sẽ là những đứa trẻ được sinh ra từ tình yêu thương, từ sự lựa chọn sinh của chính người mẹ…

Sẽ không còn những công sở cần ưu tiên phụ nữ hay đấu tranh cho bình đẳng giới nữa, mà thay vào đó là bầu không khí làm việc an toàn và tạo động lực cho mọi giới cùng phát triển… Sẽ không còn chiến tranh nếu những đứa trẻ được sinh ra trong yêu thương của người mẹ, những người chồng người vợ biết yêu thương nhau. Khi đó, họ sẽ không tạo nên những cuộc chiến gây thương vong cho người khác…

"Để phụ nữ phát huy được vai trò kết nối yêu thương, việc đầu tiên cần sự thay đổi tư duy về phụ nữ. Phụ nữ không cần được ưu tiên, phụ nữ cần được yêu thương và tôn trọng"

Có thể nói, một xã hội có văn minh tinh thần hay không chính là nhờ xã hội đó có tôn trọng phụ nữ cùng mọi giới bình đẳng không. Phụ nữ có được là chính mình, được tự do lựa chọn học cao đến đâu theo khả năng của họ, lập gia đình hay không theo thôi thúc bằng tình yêu trong họ, có hay không cơ hội công bằng trong phấn đấu phát triển sự nghiệp…

Xã hội sẽ hạnh phúc nếu mọi người tạo cơ hội cho phụ nữ hạnh phúc. Phụ nữ sẽ tạo dựng hạnh phúc gấp nhiều lần hơn cái mà họ được hưởng. Đàn ông muốn sống vui vẻ hãy làm cho phụ nữ vui vẻ. Công sở tôn trọng phụ nữ sẽ gia tăng hiệu quả năng suất làm việc. Trường học nơi trẻ em gái được yêu thương công bằng với trẻ em trai sẽ có những lớp học hạnh phúc…

Từ trong mỗi gia đình, trường học đến nơi công sở, ngoài xã hội, nếu chúng ta không còn phân biệt đối xử, nếu chúng ta ý thức được chính chúng ta cần một xã hội văn minh tinh thần thì hãy trao quyền yêu thương cho phụ nữ. Hãy để phụ nữ cùng mọi người tạo nên một xã hội đáng sống.

Thời dịch bệnh Covid-19 đã dạy chúng ta trân trọng nhau hơn, cuộc sống là quý giá và ngắn ngủi, hãy sống từng ngày trọn vẹn bên nhau. Và bắt đầu từ trân trọng phụ nữ…

Tiến sĩ tâm lý PHẠM THỊ THÚY

 

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/nhung-nguoi-ket-noi-yeu-thuong-797797.html?fbclid=IwAR3qS3pvy2-TXCJjSlhZWt8Yg5XKOWMs_aZSG5vuOkM862YZQjJrO1-iZLU

(HNMO) - Liên tục trong mấy ngày qua, tại thành phố Hồ Chí Minh xảy ra những vụ tự tử của một số người trẻ tuổi, với nguyên nhân ban đầu được cho là trầm cảm. Chuyên gia tâm lý học, y học đã lên tiếng cảnh báo người thân không nên chủ quan nếu người nhà mình có biểu hiện của chứng trầm cảm.

Nữ sinh ở một trường học tại quận 4 được cấp cứu kịp thời, chỉ bị chấn thương phần mềm.

Trưa 21-2, ông Đỗ Đình Bảo, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4) cho biết, tại trường vừa xảy ra vụ nữ sinh đang chơi với bạn bè, bỗng lao ra lan can phòng học trên tầng 3 để nhảy xuống đất.

“May mắn là em học sinh này rơi xuống mái hiên dưới tầng 1 nên chỉ bị thương nhẹ, vẫn tỉnh táo. Qua tìm hiểu thông tin ban đầu từ gia đình và bạn bè, nhà trường xác định nữ sinh có biểu hiện trầm cảm. Em đang sống cùng bà nội, không sống cùng cha mẹ. Nhiều lần, em tâm sự với bạn bè là muốn tự tử”, ông Bảo thông tin.

Trước đó, ngày 16-2, Công an thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra nhận định ban đầu về việc một nam sinh viên người Bình Định, vào thành phố Hồ Chí Minh nhập học hôm 12-2, sau đó mất liên lạc với gia đình. Ngày 15-2, công an đã tìm thấy thi thể nam sinh viên trên sông Sài Gòn, trên người còn nguyên giấy tờ, tiền bạc. Đáng chú ý trong balo đeo phía sau lưng nam sinh viên, có hòn đá to nặng hơn 10kg.

Theo Thượng tá Trần Văn Hiếu, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (PC02), Công an thành phố Hồ Chí Minh, qua khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường, công an xác định trên người nạn nhân không có thương tích, tử vong do ngạt nước.

Các camera an ninh đã ghi lại hình ảnh nam sinh viên rời khách sạn thuê trọ, ra bờ sông Sài Gòn và gieo mình tự tử vào sáng sớm ngày 13-2. 

Tại thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ tự tử liên quan đến trầm cảm, như nữ nạn nhân 36 tuổi nhảy lầu tại một chung cư ở quận 7, hay người mẹ trẻ tự kết thúc cuộc sống của mình tại quận Bình Tân do chứng trầm cảm sau sinh…

Nói về vấn đề này, bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thanh Hiền (Bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, người mắc chứng trầm cảm nói chung thường là do phải tự mình đối mặt với những áp lực, lo âu, thấp thỏm, những nỗi niềm không biết bày tỏ cùng ai. Số ít khác trầm cảm do cả sa sút trí tuệ, rối loạn giấc ngủ…

Chứng trầm cảm thường diễn tiến theo 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, người bệnh thường chán nản không lý do, không muốn làm gì, thích ở một mình. Giai đoạn 2, người bệnh cảm thấy sợ hãi, muốn buông xuôi, ảo tưởng, khó ngủ, không muốn tâm sự… Giai đoạn 3, người bệnh tuyệt vọng, mất niềm tin, bi quan; một số người hướng đến việc tự gây tổn hại cho chính mình… Chứng trầm cảm cần được phát hiện kịp thời và điều trị bằng phương pháp tâm lý và hóa dược.

Theo Chuyên gia tâm lý, Tiến sĩ Phạm Thị Thúy, việc mất kết nối giữa các thành viên trong gia đình giai đoạn hậu Covid-19 dễ dẫn tới chứng trầm cảm ở người trẻ.

Việc cần tăng cường kết nối, chia sẻ giữa người với người trong bối cảnh xã hội hiện đại, thông tin trên mạng xã hội nhiều, có thể tác động theo các mức độ khác nhau với từng người.

Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy, chuyên viên tham vấn tâm lý Nhà Văn hóa phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh, giảng viên Phân viện Học viện Hành chính quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Chúng ta vừa trải qua giai đoạn dài chống dịch Covid-19 với nhiều vấn đề phải đối mặt, từ đó dẫn đến việc những thành viên trong gia đình, trường lớp, xã hội dần mất kết nối với nhau, do ai cũng phải đối mặt với vấn đề lo lắng của riêng mình. Điều này khiến các bạn trẻ, nhất là trẻ vị thành niên và những người sống hướng nội trở nên cô đơn hơn, dễ trầm cảm hơn”.

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy cho rằng, việc tăng cường kết nối giữa người thân, bạn bè, thầy, cô giáo một cách trực tiếp chứ không phải thông qua internet sẽ giúp các bạn trẻ dễ bộc lộ bản thân, thấy được chia sẻ. Cùng với đó, người thân cũng sẽ sớm phát hiện những biểu hiện của chứng trầm cảm để có những phương án giải quyết kịp thời, giúp các bạn trẻ sớm vượt qua áp lực bản thân để hòa nhập và vươn lên sau những khó khăn.

 

Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Doi-song/1025272/viec-mat-ket-noi-voi-nguoi-than-de-dan-den-chung-tram-cam-o-nguoi-tre?fbclid=IwAR1p4Vukxy2bUXk2WARiF2u62UvkxHkkD7lgr0jOuKuTVkMEgMxDvJpgYuk

(Dân trí) - Bé gái bị anh họ và chú thuê nhà xâm hại tình dục. Nhưng khi nghe kể lại sự việc, người mẹ lại kiên quyết bắt con im lặng, không được kể với ai.

40 tuổi, chưa hết đớn đau vì bị xâm hại tình dục hồi bé

Theo số liệu từ Bộ LĐ-TB&XH, trung bình 8h tại Việt Nam lại có thêm một trẻ em bị xâm hại tình dục (XHTD). Nhưng đó chỉ mới là những con số "biết nói", đáng sợ không kém là những con số "chìm trong im lặng".

Trao đổi tại chuyên đề "Xử lý khi nghi ngờ hoặc phát hiện trẻ bị xâm hại tình dục" mới đây, TS Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính Quốc gia phân hiệu TPHCM) cho biết, còn nhiều trường hợp vô cùng đau lòng khi việc trẻ bị XHTD chìm trong im lặng. 

Có em bị xâm hại bởi anh họ bên nội ngoại và bị cả người thuê nhà xâm hại tình dục. Em giữ kín ký ức đau lòng ấy cho đến một ngày lấy hết dũng khí để kể với mẹ, chỉ đích danh những người kia. Nhưng điều mẹ em dặn lúc đó là: "Con im lặng, không được kể với ai". 

Bị anh họ xâm hại tình dục nhiều lần, mẹ vẫn bắt... im lặng - 1

Các diễn giả chia sẻ nhiều câu chuyện đau lòng sau "sự im lặng" của nạn xâm hại tình dục (Ảnh: Hoài Nam).

Có trường hợp, anh trai xâm hại em gái ruột trong một thời gian dài nhưng bố mẹ không hề hay biết. Sau này khi lớn lên, em bước vào những mối quan hệ tình cảm, gặp sang chấn tâm lý, đi tham vấn tâm lý mới lần đầu dám kể ra bí mật tuổi thơ kinh hoàng.

Một lần, bà Thúy đến Bình Dương nói chuyện chuyên đề, một bạn đã đến sau cánh gà khóc kể chuyện bị chú thuê nhà xâm hại. Chưa hết, bạn đó còn thấy người này xâm hại em gái mình. Nhưng khi em nói, bố mẹ em không tin và vẫn nói "chú ấy tử tế vậy mà". 

Có nạn nhân đã 40 tuổi, một lần nghe bà Thúy livestream về chủ đề này đã chạy vào nhà vệ sinh khóc nức nở. Sau đó, chị gọi điện cho bà Thúy giữa đêm kể về câu chuyện bị xâm hại hồi bé "mang bí mật đau thương đó trong lòng, như hòn đá đeo trên ngực hàng chục năm". 

"Người ta không chỉ giấu trong một thời điểm, một vài năm mà hàng chục năm. Trường hợp tôi từng tư vấn và qua các đồng nghiệp chia sẻ, các ca giấu khi bị xâm hại tình dục rất lớn, số lượng công khai tố cáo kiên quyết đòi công lý cho trẻ rất ít", bà Thúy cho biết.

Chuyên gia này cho rằng, người Á Đông mang nhiều mặc cảm khi đề cập đến vấn đề này. Họ cho rằng để lộ thông tin đã bị xâm hại thì bản thân bị mất giá trị, xấu xa, không xứng đáng... Nhiều người không nghĩ mình là nạn nhân, mà cho là mình có lỗi, mình đáng bị như vậy.

Bịt miệng trẻ, nỗi đau chồng nỗi đau

Quá trình tiếp cận hỗ trợ gia đình nạn nhân và nạn nhân của XHTD, luật sư Lê Ngọc Luân đã gặp nhiều bậc phụ huynh có tâm lý e ngại, muốn giấu giếm, không tố cáo sự việc. Nhưng việc che giấu này liệu có an toàn cho đứa trẻ hay không, theo luật sư Luân, là vấn đề vô cùng khó thay đổi trong nhận thức, tư tưởng của bố mẹ. 

Không chỉ kẻ xâm hại đe dọa các em không được nói với ai, mà đau lòng hơn, có khi chính bố mẹ, người thân xung quanh lại một lần nữa đưa tay bịt miệng các em. Điều này đẩy các em vào thế bị quay lưng, bị phủ nhận nỗi đau. 

Bị anh họ xâm hại tình dục nhiều lần, mẹ vẫn bắt... im lặng - 2

Không chỉ kẻ xâm hại, có khi chính bố mẹ, người lớn xung quanh lại một lần nữa đưa tay bịt miệng các em (Ảnh minh họa).

TS Phạm Thị Thúy cho hay, nhiều bố mẹ ngại, xấu hổ, không dám tố cáo kẻ XHTD vì muốn giữ thể diện cho trẻ, cho gia đình. Điều này tưởng tốt cho trẻ nhưng thật ra một lần nữa mang thêm nỗi đau cho trẻ. 

Nhà xã hội học này nhắc lại trường hợp đau lòng ở Cà Mau, bé H.M.K, 13 tuổi bị xâm hại tình dục, uất ức để lại thư tuyệt mệnh khi kẻ xâm hại không bị trừng trị.

Trong khi, trẻ bị XHTD vô cùng tổn thương và căm hận kẻ xâm hại, mong kẻ đó phải bị trừng trị. Trẻ sẽ mang mặc cảm tội lỗi kéo dài, quay sang đổ lỗi cho bản thân hoặc ôm hận suốt đời khi kẻ ác không bị trừng trị.  

"Chỉ khi dũng cảm đưa sự việc ra ánh sáng, nạn nhân được bảo vệ, kẻ ác bị trừng trị thì trẻ mới được giải tỏa tâm lý phần nào. Đây cũng là yếu tố quan trọng cho hành trình chữa lành", bà Thúy nói. 

Hơn nữa, bà Thúy nhấn mạnh, XHTD là một dạng tội rất là nghiêm trọng. Kẻ xâm hại phải bị xử lý thích đáng để phải chấm dứt hành vi càng sớm càng tốt. Nếu không ngăn chặn kịp thời, chúng sẽ tiếp tục xâm hại đứa trẻ nhiều lần, xâm hại nhiều trẻ khác. 

Theo Luật sư Lê Ngọc Luân, với nạn XHTD, quan trọng nhất là phòng ngừa. Nội dung này cần được tuyên truyền thường xuyên, đưa vào đời sống, học tập hàng ngày. Bảo vệ trẻ em thì không thể cứ khi vụ việc nào đó chấn động dư luận, sôi sục vài ba hôm rồi lại chìm xuống.

Còn khi không may xảy ra, chúng ta cần nắm được cách thức, các bước đưa vụ việc XHTD ra pháp luật, đảm bảo được quy trình, chứng cứ và đặc biệt là cả bảo vệ về mặt tinh thần, tâm lý cho trẻ bị xâm hại. 

Nhằm hỗ trợ nạn nhân, gia đình nạn nhân XHTD, nhóm tác giả luật sư Lê Ngọc Luân, luật sư Võ Thị Anh Loan và TS Phạm Thị Thúy vừa cho ra mắt "Sổ tay xử lý khi nghi ngờ hoặc phát hiện trẻ em bị xâm hại tình dục". 

Cuốn cẩm nang bằng lòng bàn tay, kích cỡ 10x16cm, chỉ hơn 60 trang, với các hướng dẫn về dấu hiệu phát hiện trẻ bị XHTD, quy trình pháp luật để xử lý vụ việc cũng như cách bảo vệ, chăm sóc tâm lý cho trẻ bị XHTD. Cẩm nang được phát hành miễn phí (bản in và bản điện tử) cho mọi cá nhân, đơn vị có nhu cầu.

 

Nguồn: https://dantri.com.vn/an-sinh/bi-anh-ho-xam-hai-tinh-duc-nhieu-lan-me-van-bat-im-lang-20220223154555086.htm?fbclid=IwAR2ScvZhnkVoj7L30vzTSEYvSitKfNda6F7WVWGuS4Fn_-8YqSfEVxNw_eU

Tân sinh viên rời quê vào TP.HCM bắt đầu chặng đường học tập mới. Trước ngưỡng cửa mới của cuộc đời, xa môi trường quen thuộc bấy lâu, nhiều bạn không khỏi bỡ ngỡ, "sốc văn hóa", nhưng cũng có những bạn tự tin, háo hức đón chờ môi trường mới...

Sẽ dần thích nghi trong môi trường mới

Bước chân vào cánh cổng đại học tại TP.HCM một mình, tân sinh viên phải học cách làm quen mọi thứ. Môi trường đại học có thể khiến nhiều sinh viên cảm thấy cô lập, cô đơn.

Tân sinh viên rời quê vào TP.HCM: Môi trường mới, áp lực gì? - ảnh 1

Tân sinh viên vào TP.HCM tự lập trong học tập và đời sống

NGỌC DUY

“Bạn bè thân thiết của mình đều học ở trường khác. Ngày đầu lên học trực tiếp tại trường mới, mình ngồi lủi thủi một mình trong góc vì ngại làm quen với mọi người. Mình không biết chuyện này sẽ kéo dài trong bao lâu...”, bạn Ngọc Dung (Trường đại học FPT) chia sẻ.

Dung rất hay nhớ nhà: "Ban đầu, mình thấy khá mệt mỏi khi sống cuộc sống xa nhà. Ngày nào mình cũng gọi điện video cho ba, mẹ để bớt nhớ nhà".

Tương tự, bạn Hải Yến (tân sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM) cho hay: “Ở nhà, lúc nào cũng có ba mẹ ở bên cạnh quan tâm, chăm sóc. Giờ đây, vào thành phố học tập, mình có chút lo lắng. Lần đầu xa cha mẹ lâu đến thế, việc gì cũng phải tự lo, tự nấu ăn, tự làm việc nhà, tự bước vào đời".

Vì thế, Yến lo những lúc ốm đau không có người thân bên cạnh...

Tuy nhiên, không phải tất cả các bạn sinh viên đều cảm thấy cô đơn, áp lực. Nhiều sinh viên còn mong chờ cuộc sống mới này. “Mình hay theo dõi các anh chị sinh viên chia sẻ trên mạng xã hội về cuộc sống sinh viên, mình thấy khá là mong chờ vì mình thích cảm giác tự lập, mới mẻ. Với cả mình còn có bạn bè ở gần để chia sẻ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống mới này” - Trần Quách Tĩnh (sinh viên năm nhất Trường đại học Thể dục Thể thao TP.HCM) chia sẻ.

Hay nhiều bạn sinh viên cho rằng đây là cơ hội để phát triển bản thân trong môi trường mới. Bạn Nguyễn Như Nguyện (sinh viên năm nhất Trường cao đẳng Phát thanh – Truyền hình II) chia sẻ: “Mình tự ý thức và nhắc bản thân đã 19 tuổi, phải có trách nhiệm với quyết định của bản thân. Mình thấy hào hứng khi được thử sức ở một môi trường mới, bạn mới. Thời gian đầu sẽ nhớ nhà lắm nhưng mình sẽ dần thích nghi”.

Trong môi trường học tập, nhiều bạn sinh viên cũng bỡ ngỡ. Khi giảng đường có tới hơn trăm sinh viên cùng học, giảng viên không thể nào bao quát hết. Do đó, sinh viên phải tự nỗ lực để kịp với tiến độ học tập.

“Tốc độ giảng bài của giảng viên khá nhanh, mình không còn được hướng dẫn trực tiếp như hồi cấp 3. Sau mỗi tiết học, mình thường dành nguyên buổi tối để đọc và ôn lại nội dung bài giảng. Mình sợ mất gốc sẽ không theo kịp các bạn trong lớp và bị nợ môn”, Đan Châu Huy (khoa Du lịch – Trường đại học Văn Hiến) chia sẻ.

Vấn đề quản lý chi tiêu cũng khiến nhiều tân sinh viên đau đầu. Nhiều bạn tự hỏi: "Làm thế nào để chi tiêu cho hợp lý?", "Liệu tiền có đủ ăn đến cuối tháng không?"...

Bạn Nguyễn Xuân An (sinh viên năm nhất Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM) chia sẻ: “Đôi khi mình cảm thấy áp lực. Nhất là áp lực về tài chính, đắn đo xem mình có nên đi làm thêm hay đăng ký khóa học mới hay không”.

Bất ổn trong tâm lý, chuyên gia khuyến cáo gì?

Theo tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy, sinh viên năm nhất có thể gặp nhiều bất ổn tâm lý khi thay đổi môi trường sống từ quê lên thành phố.

Đơn cử là thay đổi môi trường học. "Cách học ở trường đại học buộc sinh viên phải tự lập, khác với cầm tay chỉ việc như các cấp học trước. Đôi khi có thể khiến sinh viên dễ bị tụt lại, đuối sức", tiến sĩ Thúy nói và cho biết thêm: "Sinh viên cũng đối mặt với nỗi lo thiếu hụt tài chính. Ngoài ra còn có nhiều xung đột trong các mối quan hệ, với chính gia đình, với bạn bè cũ và bạn mới... Vì lẽ đó, khi áp lực lớn hơn, sinh viên có thể thu mình lại, rụt rè, nhút nhát và những hành vi tiêu cực xuất hiện”.

Chuyên gia khuyến cáo các bạn sinh viên mới cần phải trang bị cho mình tư duy chủ động, khả năng thích nghi, chủ động trong việc lập kế hoạch sinh hoạt, kế hoạch chi tiêu.

"Tân sinh viên cũng cần yêu bản thân bằng cách rèn luyện thể dục và đọc sách để nâng cao sức mạnh tinh thần. Các đội nhóm sinh hoạt của trường cũng là nơi để sinh viên học cách thích nghi, học cách làm việc nhóm, là nơi chia sẻ kết bạn tốt”, tiến sĩ Phạm Thị Thúy cho hay.

Về yếu tố khách quan, tiến sĩ Thúy cho biết, người thân trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ nên quan tâm hỏi thăm con mình, chia sẻ với tư cách là những người bạn.

“Tôi đã tư vấn cho rất nhiều em sinh viên năm nhất bị sa sút học tập dù ở cấp 3 học cực kỳ giỏi. Các em ở quê được ba mẹ chăm lo quá kỹ, quá khắt khe thành ra lên đại học các em có tâm lý "sổ lồng", thoát ra, rồi vô tình va vào các mối quan hệ xấu, thói quen xấu như rượu chè, cờ bạc. Vì vậy, hãy tập cho con tính tự lập từ khi còn bé vì đó là cả quá trình”, tiến sĩ Thúy cho hay.

Bên cạnh đó, sinh viên có thể tìm hiểu một số chương trình tư vấn tâm lý miễn phí dành cho sinh viên. Nhà trường cần có những hoạt động kết nối sinh viên, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên năm nhất hòa nhập và phát triển.

Ngoài ra, phía đơn vị cũng sẽ triển khai các hoạt động hỗ trợ học tập cho tân sinh viên đến TP.HCM bằng việc giới thiệu các nguồn quỹ vay vốn uy tín, lãi suất thấp; giới thiệu các nguồn học bổng cho sinh viên chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19, sức khỏe tâm thần định kỳ, thường xuyên cho sinh viên sau dịch Covid-19.Hội sinh viên Việt Nam TP.HCM hỗ trợ gì cho tân sinh viên?

Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM cho biết, từ ngày 13.2 – 20.2.2022 diễn ra chương trình “Back to school” nhằm hỗ trợ sinh viên từ các tỉnh thành đến TP.HCM học tập.

Cụ thể, Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM triển khai đội hình gồm 200 tình nguyện viên là sinh viên các trường đại học, học viện, cao đẳng trên địa bàn TP.HCM tham gia hướng dẫn tân sinh viên các tuyến xe buýt, tư vấn, tìm nhà trọ, việc làm… tại bến xe Miền Đông (số 292 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh) và bến xe Miền Tây (số 395 Kinh Dương Vương, P.An Lạc, Q.Bình Tân).

Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM cũng định hướng cho các hội sinh viên tại các trường rà soát công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 với sinh viên khi nhập học trở lại, có phương án phối hợp với địa phương hỗ trợ sinh viên tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 đủ liều theo khuyến cáo...

 

Nguồn : https://thanhnien.vn/tan-sinh-vien-roi-que-vao-tp-hcm-moi-truong-moi-ap-luc-gi-post1430711.html

TTO - "Thời điểm này, việc cho trẻ đến trường học trực tiếp là nhu cầu bức thiết không chỉ của học sinh mà cả phụ huynh, bởi các em đã phải ở nhà quá lâu rồi. Cách phòng chống trầm cảm hữu hiệu nhất là hãy cho các em đến trường".

Trẻ đã ở nhà lâu quá rồi! - Ảnh 1.

Trong khi học sinh các khối 7, 8, 9, 10, 11, 12 đã trở lại trường thì học sinh tiểu học và khối 6 vẫn đang học trực tuyến. Trong ảnh: Học sinh lớp 7, Trường THCS Ba Đình, Q.5, TP.HCM, học buổi đầu tiên sau thời gian dài giãn cách - Ảnh: NHƯ HÙNG

Đó là nhận định của bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Minh Khuyên, trưởng khoa tâm thể, Phòng khám Bệnh viện ĐH Y dược 1, TP.HCM. 

Theo bác sĩ Khuyên, số lượng bệnh nhân đến khám tại khoa tâm thể tăng gần 3 lần so với thời kỳ trước khi dịch COVID-19 bùng phát. Riêng bệnh nhân ở lứa tuổi học sinh tăng gấp 2 lần, đặc biệt trong tháng 12 và tháng 1 thì số bệnh nhân tăng đột biến.

Tôi ủng hộ việc cho trẻ đến trường học trực tiếp, trong đó có cả trẻ mầm non và tiểu học. Tôi có cảm giác nhiều người quá lo sợ về dịch bệnh mà quên đi một thực trạng là khi trẻ ở nhà quá lâu sẽ có nguy cơ bị bệnh về tâm lý. Mà hậu quả của những bệnh về tâm lý thì không đơn giản, cách chữa cũng rất khó.

TS PHẠM THỊ THÚY (giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, phân viện TP.HCM)

Trầm cảm, rối loạn lo âu

"Trong giờ học online, bỗng nhiên tôi nghe con mình khóc hu hu rất to và thảm thiết. Tôi vội vàng chạy lên hỏi han nhưng con vẫn cứ khóc. Sau 10 phút như thế thì cháu đóng máy lại, nín khóc rồi đứng lên đi rửa mặt. 

Tôi gợi chuyện rằng ai đã làm cho con khóc, con cũng không biết vì sao mình khóc, chỉ là con cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, lo lắng, hồi hộp... Khóc một trận như thế lại thấy dễ chịu hơn" - chị N.H., phụ huynh có con đang học lớp 6 ở Q.3, TP.HCM, chia sẻ.

Theo lời chị H., con chị thay đổi tính tình một cách rõ rệt, không muốn nói chuyện, không muốn ăn cơm cùng gia đình. Thường ngày con rất thích về nhà ông bà nội để chơi cùng các em nhưng thời gian gần đây, con thường kiếm cớ để không phải về thăm ông bà. Con nói chỉ muốn ở một mình trong phòng và đừng ai làm phiền...

Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều chuyên gia tâm lý ở TP.HCM cho hay thời gian gần đây, số học sinh gặp bất ổn về tâm lý có xu hướng tăng lên. TS Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, phân viện TP.HCM, thông tin rằng thời gian qua bà đã tham vấn tâm lý cho nhiều trường hợp học sinh bị rối loạn hành vi, cảm xúc.

"Có một học sinh cứ nghe tiếng thầy cô giáo trong máy tính là sợ hãi, hoảng loạn. Ban đêm em không ngủ được còn ban ngày thì ngủ vùi suốt, không thiết ăn uống gì cả. Vì vậy, em phải tạm thời nghỉ học để điều trị. 

Còn những trường hợp học sinh cáu kỉnh, hỗn hào với cha mẹ... thì rất nhiều. Hỏi ra mới biết nguyên nhân là do con học online nhưng không hiểu bài, lại còn bị ba mẹ la mắng rồi ép học thêm online" - bà Thúy kể.

Đến trường là phương pháp hữu hiệu

BS Trần Minh Khuyên phân tích: "Những em bị hội chứng rối loạn lo âu thường có cảm giác hồi hộp, bồn chồn, lo lắng, bất an, khó ngủ, đau cổ gáy... Bất an mà không hiểu tại sao, không rõ chuyện gì. 

Những em có triệu chứng trầm cảm thường có khuôn mặt trầm, buồn, mất năng lượng, kém tập trung, buồn chán, tự ti, không muốn tiếp xúc với ai. Nếu không được can thiệp kịp thời, sự căng thẳng diễn ra kéo dài, đè nén và khi trẻ chịu không nổi thì sẽ dẫn đến giai đoạn tự làm đau bản thân để giải tỏa".

Theo bác sĩ Khuyên, học sinh có nhu cầu rất cao về giao tiếp, vận động... Trước đây, các em được đến trường gặp gỡ, vui đùa, trò chuyện, giãi bày tâm tư, nỗi niềm với bạn bè, thầy cô giáo thì nhiều tháng nay các em phải làm bạn với cái máy tính để học online. 

Trước đây, học sinh không chỉ được đi học, được chơi thể thao trong nhà trường mà ngoài giờ học các em còn được đi chơi, đi bơi, chạy nhảy ở công viên, chơi thể thao ở nhà thiếu nhi, trung tâm... thì nhiều tháng nay các em phải ở yên trong nhà với không gian chật hẹp, tù túng.

"Mọi thói quen bị thay đổi như thế, lâu ngày sẽ dồn nén khiến cho trẻ rơi vào hội chứng rối loạn lo âu. Trong đó nhiều em còn có triệu chứng trầm cảm" - bác sĩ Khuyên nói.

Đồng tình với ý kiến của bác sĩ Khuyên rằng cần để học sinh trở lại trường, TS Phạm Thị Thúy tư vấn thêm: "Hiện nay nhiều trường phổ thông đã sắp xếp chương trình học với cường độ vừa phải nhưng vẫn còn một số trường ép học sinh học quá nhiều. Thế nên, việc đầu tiên của phụ huynh là cân bằng giờ học và giờ chơi cho con em. 

Nếu bị thầy cô giao bài nhiều quá thì phụ huynh cần chủ động trao đổi với giáo viên của con. Biện pháp tiếp theo là khuyến khích con chơi thể thao, vận động theo sở thích của con. Nếu ở nhà không có điều kiện thì có thể cho con đạp xe đạp, chơi cầu lông... vì thành phố đã không còn giãn cách như trước nữa.

Việc cân bằng chế độ ăn uống, nhắc con không được thức khuya cũng rất quan trọng vì học online thì học sinh đối mặt với máy tính quá nhiều trong ngày, đêm lại còn thức khuya chat chit, chơi game... rất dễ rơi vào tình trạng bất ổn tâm lý. 

Bên cạnh đó, không khí gia đình vui vẻ, thoải mái, thường xuyên duy trì bữa cơm gia đình, cha mẹ thường xuyên trò chuyện cùng con cũng là những biện pháp chống trầm cảm cho trẻ".

gd bs đat 10012022 1(read-only)

BS Hà Thanh Đạt giải đáp thắc mắc về việc chăm sóc sức khỏe tâm thần và đi học an toàn - Ảnh: H.HG.

Sáng 9-1, Trường THPT Phong Phú (huyện Bình Chánh, TP.HCM) tổ chức chuyên đề "Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe học sinh trước thời kỳ mới" do ThS.BS Hà Thanh Đạt - phó chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ TP.HCM, bí thư Đoàn Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - trình bày.

Ngoài những kiến thức về cách phòng chống COVID-19, các học sinh Trường Phong Phú còn được bác sĩ Đạt giải đáp những thắc mắc xung quanh việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cũng như vấn đề đi học an toàn trong thời kỳ dịch bệnh như hiện nay.

Trực tiếp tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp:

Chọn ngành nào trong khối ngành kỹ thuật, công nghệ, y dược phía Bắc?

Chương trình tư vấn tuyển sinh khu vực phía Bắc với chủ đề "Chọn ngành nào trong khối kỹ thuật - công nghệ - y dược?" sẽ diễn ra vào 19h ngày 11-1. Các khách mời trong chương trình gồm:

- PGS.TS Phạm Xuân Dương - hiệu trưởng Trường ĐH Hàng hải Việt Nam

- NGƯT.TS Đồng Văn Ngọc - hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện Hà Nội

- TS Nguyễn Hải Đăng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học và công nghệ Hà Nội

- GS.TS Nguyễn Trung Việt - phó hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi

- PGS.TS Lê Đình Tùng - trưởng phòng quản lý đào tạo đại học, Trường ĐH Y Hà Nội

- PGS.TS Nguyễn Đức Khoát - trưởng phòng đào tạo đại học, trưởng bộ môn kỹ thuật điều khiển tự động hóa Trường ĐH Mỏ - địa chất.

Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2022, do báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) thực hiện với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup, diễn ra trên nền tảng Zoom webinar.

Chương trình được phát đồng thời trên các nền tảng: Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn), kênh YouTube báo Tuổi Trẻ và fanpage Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp của báo Tuổi Trẻ (https://www.facebook.com/TVTS.tuoitre).

VĨNH HÀ

 

 

Nguồn: https://tuoitre.vn/tre-da-o-nha-lau-qua-roi-20220110090609911.htm

Page 8 of 18

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.