TS Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính Quốc gia, Phân viện tại Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, nguyên nhân khiến nhiều học sinh ngày nay nổi loạn chủ yếu là do các em “mất kết nối” với ba mẹ, thầy cô và với chính mình. Ở tuổi vị thành niên, bạn trẻ dễ hoài nghi về bản thân, hoang mang không biết tương lai sẽ đi về đâu. Nếu khi đó, gia đình và nhà trường không biết cách lắng nghe, nâng đỡ sẽ dẫn đến nhiều thương tổn về tinh thần.
Đừng để người trẻ “mất kết nối”

Cần được lắng nghe đúng cách

Nhiều năm làm công tác tham vấn tâm lý, TS Thúy gặp không ít trường hợp học sinh, sinh viên bị trầm cảm, rối loạn lo âu do chưa được lắng nghe, thấu hiểu. Không ít trường hợp người trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp với chính cha mẹ của mình. Nhiều phụ huynh khi tìm đến chuyên gia tư vấn tâm lý cũng than cả gia đình họ đang “mất kết nối”, cha mẹ không thể nào hiểu để trò chuyện, tâm sự cùng con và ngược lại. Thực tế cho thấy nhiều câu chuyện đau lòng đã xảy ra chỉ vì người trẻ mất cân đối trong nhà trường, trong gia đình. Đặc biệt, khi căng thẳng kéo dài, một số học sinh vì bị dồn nén cảm xúc nên dễ có những hành vi gây rối kèm theo nhiều vấn đề phức tạp trong cuộc sống.

Thường xuyên nhận lời đồng hành cùng các trường học tại Thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều chương trình tham vấn tâm lý cho học sinh, giáo viên, sau các giờ sinh hoạt chung, về nhà, TS Thúy nhận được rất nhiều “lời cầu cứu” của bạn trẻ. Vấn đề được đề cập chủ yếu xoay quanh các mâu thuẫn trong trường học, tình yêu và sự lệch tông giữa suy nghĩ của học sinh với giáo viên, phụ huynh. “Nhiều phụ huynh không có kỹ năng lắng nghe con khiến các em gặp khó trong việc sẻ chia, nhờ giúp đỡ. Khi tâm lý học sinh bất ổn, việc tìm kênh hỗ trợ hiệu quả trong trường học cũng không đơn giản vì tại nhiều nơi phòng tham vấn tâm lý học đường vẫn chỉ là hình thức, chưa có người làm tham vấn chuyên biệt mà chủ yếu do giáo viên kiêm nhiệm, vì vậy khó có thể giúp các con giải quyết vấn đề”, bà Thúy cho biết thêm.

Theo Ths Lê Thị Hồng Anh (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh), việc nâng chất hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng vì thực tế hiện nay vẫn có tình trạng học sinh chưa tự tin giãi bày tâm lý với thầy cô hoặc tìm đến phòng tư vấn tâm lý học đường nhờ giúp đỡ. Các em có nhiều băn khoăn nhưng không dám chia sẻ vì sợ thông tin sau khi nói ra sẽ nhiều người biết đến trong khi nỗi lòng chẳng được ai đồng cảm. Do vậy, khi gặp vấn đề, nhiều em không tìm người hỗ trợ, chia sẻ mà có xu hướng tự mình giải quyết. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường hay các vấn đề trầm trọng hơn.

Đưa chuyên gia tâm lý đến trường học

Phó Hiệu trưởng Trường THPT Võ Văn Kiệt cho rằng, để công tác tư vấn tâm lý học đường đến gần hơn với học sinh, sự phối hợp giữa ban giám hiệu nhà trường với các thầy cô tư vấn tâm lý là rất cần thiết.

Còn theo bà Thúy, các trường khi làm tham vấn tâm lý không chỉ tập trung hỗ trợ học sinh mà chuyên viên tham vấn tâm lý học đường nên có trách nhiệm tham vấn tâm lý cho cả các vấn đề của giáo viên, phụ huynh. Khi các bên mất kết nối dẫn đến tổn thương tinh thần, cả học sinh, phụ huynh và giáo viên đều rất cần được chia sẻ, lắng nghe, giúp đỡ. Nếu không được lắng nghe, giải quyết đúng thời điểm, rất khó để hàn gắn các thương tổn.

Mới đây, báo Tiền Phong cùng các đơn vị đã khởi động chương trình “Hỗ trợ tâm lý học đường - Đưa chuyên gia đến với trường học”. Theo đó, trong năm học 2023-2024, thông qua chương trình này, các chuyên gia tâm lý sẽ đến 20 trường THCS, THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để chia sẻ, giao lưu, lắng nghe tiếng nói của học sinh trong nhiều lĩnh vực đang được quan tâm.

Nhận lời đồng hành cùng chương trình, bà Thúy mong muốn, ngoài các hoạt động hỗ trợ ngay tại sân trường cho tất cả học sinh tham gia thì sẽ có hoạt động theo nhóm nhỏ với các vấn đề chuyên sâu: “Việc đưa chuyên gia đến tận các trường như thế này sẽ giúp học sinh, giáo viên cởi mở hơn, từ đó có cách tiếp cận tốt hơn trong việc gỡ rối các vấn đề trong môi trường học đường. Đây cũng là cách giúp xã hội quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực sức khỏe tinh thần cho giới trẻ”.

 

(Dân trí) - Chuyên gia xã hội học Phạm Thị Thúy cho rằng Ngọc Trinh có thể thoải mái theo đuổi sở thích cá nhân nhưng cần phải chịu trách nhiệm trước xã hội và tuân thủ nguyên tắc "không gây hại".

Gần đây, Ngọc Trinh gây xôn xao mạng xã hội khi đăng nhiều video lái mô tô phân khối lớn, trong đó có hình ảnh cô thả 2 tay, nằm, quỳ trên yên xe. Nữ diễn viên bị chỉ trích vì hành động gây nguy hiểm cho chính mình và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng mạng.

Sau khi gặp tai nạn và vấp phải làn sóng phản đối, ngày 9/10, Ngọc Trinh vẫn tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi đam mê "tốc độ". Điều này khiến nhiều người không khỏi ngao ngán, cho rằng cô bất chấp dư luận, chưa nhận ra lỗi sai của mình.

Phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với bà Phạm Thị Thúy - Tiến sĩ ngành xã hội học, Thạc sĩ ngành tâm lý học, giảng viên trường Học viện Hành chính Quốc gia TPHCM - để tìm hiểu góc nhìn chuyên gia về sự việc.

Ngọc Trinh tiếp tục thách thức, chuyên gia: Không thể muốn làm gì thì làm - 1

Ngọc Trinh bị chỉ trích vì chia sẻ hàng loạt video điều khiển mô tô trong tư thế thả tay và tạo dáng nguy hiểm (Ảnh: Chụp màn hình).

 

Ngọc Trinh đang là nhân vật gây tranh cãi lớn. Chuyên gia nhận định ra sao về câu chuyện "người nổi tiếng và trách nhiệm xã hội"?

- Thứ nhất, mỗi người chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trong tương giao với người khác. Mối quan hệ của chúng ta với người khác đều có sự ảnh hưởng. Người bình thường cũng vậy chứ không riêng gì người nổi tiếng.

Người nổi tiếng càng cần phải hiểu rằng họ có sức ảnh hưởng đến số đông chứ không chỉ là số ít khán giả, đặc biệt là giới trẻ. Vậy nên, tôi phản đối những người nổi tiếng có hành vi bất chấp dư luận, bất chấp luật pháp.

Có một số ít ý kiến cho rằng Ngọc Trinh chỉ làm theo sở thích cá nhân và dân mạng không nên chỉ trích gay gắt. Chuyên gia nghĩ sao?

- Người nổi tiếng có quyền sống theo cách riêng của mình, nhưng hành vi đó không được gây hại. 

Như trường hợp của Ngọc Trinh, cô ấy đi xe phân khối lớn, buông tay ở tư thế mạo hiểm. Cô ấy còn gặp tai nạn chứ mọi chuyện không chỉ dừng lại ở việc cảnh báo. Lãnh hậu quả rồi nhưng Ngọc Trinh vẫn thách thức, tuyên bố tiếp tục lái xe.

Như vậy, đây là hành động gây hại, vô tình cổ vũ cho giới trẻ lái xe mô tô phân khối lớn thiếu an toàn. Ở đây, tai nạn không chỉ gây ra cho bản thân người lái xe, mà còn cho người đi đường.

Ngọc Trinh tiếp tục thách thức, chuyên gia: Không thể muốn làm gì thì làm - 2

Ngọc Trinh bị chấn thương sau lần lái xe mạo hiểm (Ảnh: Chụp màn hình).

 

Một người mẫu, diễn viên nổi tiếng có gần 7 triệu người theo dõi lại thoải mái thả dáng, "diễn xiếc" nguy hiểm trên xe phân khối lớn. Chuyên gia đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự việc ra sao?

- Theo tôi, đây là vấn đề nghiêm trọng, là câu chuyện về trách nhiệm xã hội và tầm ảnh hưởng. Người nổi tiếng cần ý thức được trách nhiệm xã hội của họ.

Họ không thể bảo là tôi không liên quan, tôi muốn làm gì thì làm! Nếu họ trả lời như vậy thì họ không nên là người nổi tiếng. Họ đã là người của công chúng, đã có sức ảnh hưởng đến người khác thì buộc phải chỉn chu trong hành động và nguyên tắc đạo đức "không gây hại".

Trước khi Ngọc Trinh gặp tai nạn và bị công an triệu tập, một số dân mạng bình luận cổ vũ, khen ngợi cô ấy vì "ngầu, đẹp". Phải chăng điều này góp phần khiến Ngọc Trinh thích thể hiện, "làm lố" về sở thích lái mô tô?

- Những bình luận đó hết sức bình thường, nhất là trên TikTok, nơi giới trẻ có nhiều quan điểm trái chiều. Họ thấy vui, họ thấy "ngầu", thấy đẹp, họ khen là chuyện bình thường, chúng ta không cấm được. 

Vấn đề ở đây là những bạn trẻ đó xem xong có bắt chước Ngọc Trinh hay không? Đó mới là trách nhiệm của họ đối với bản thân họ. Chính vì điều này, người nổi tiếng càng cần phải có ý thức. Họ có thể vô tình tạo xu hướng cho người khác bắt chước, làm theo.

Ngọc Trinh tiếp tục thách thức, chuyên gia: Không thể muốn làm gì thì làm - 3

Ngọc Trinh là nhân vật thường tạo thị phi, gây tranh cãi (Ảnh: Facebook nhân vật).

 

Chuyên gia nghĩ sao trước ý kiến cho rằng Ngọc Trinh chỉ là nhân vật giải trí, không phải nghệ sĩ, nên những hành động của cô ấy chỉ tạo sự chú ý, tò mò chứ không có tầm ảnh hưởng lớn đến khán giả?

- Ngọc Trinh có thể không phải nghệ sĩ, nhưng cô ấy là người nổi tiếng. Lượng theo dõi trang cá nhân của cô ấy lên tới mấy triệu người, đủ nói lên tầm ảnh hưởng nào đó đối với những người theo dõi cô ấy. 

Có những nhân vật giải trí không theo chuẩn mực xã hội nào, vô tình tạo trend (xu hướng - PV), tạo hiệu ứng, thì họ vẫn gây ra ảnh hưởng chứ không phải là không có. Mà những cái ảnh hưởng này còn nguy hiểm hơn bình thường.

Nghệ sĩ tạo ảnh hưởng tích cực, còn người nổi tiếng như Ngọc Trinh lại càng dễ gây ảnh hưởng theo hướng tiêu cực! 

Sau khi gặp tai nạn, Ngọc Trinh nói rằng cô đã lường trước hậu quả và chia sẻ: "Nói gì thì nói, tôi vẫn còn niềm đam mê cháy bỏng với mô tô". Khán giả cho rằng nữ diễn viên chưa nhận thức được lỗi sai của mình. Ở góc độ chuyên gia, hành vi này nên nhìn nhận theo hướng nào?

- Chúng ta phải lưu ý rằng cô ấy hoàn toàn có quyền làm điều đó. Không ai cấm Ngọc Trinh cả! Cô ấy mê lái xe phân khối lớn rồi gặp nạn sau cuộc đua là việc của cô ấy. Vấn đề là cô ấy lại quay video, đăng lên mạng xã hội để cho mọi người xem.

Ngọc Trinh đừng nhầm lẫn với nhu cầu cá nhân và việc bạn vô tình gây ảnh hưởng, gây hại đến người khác. Bạn thích, bạn cứ làm, nhưng đừng bao giờ đăng lên làm mọi người chú ý và vô tình tạo nội dung xấu đến người khác.

Sau ồn ào của Ngọc Trinh, chúng ta có thể nhìn rộng ra vấn đề về những nội dung gây "sốc", đi ngược văn hóa thường thức đang tràn lan, khó kiểm soát trên mạng xã hội. Chuyên gia nghĩ sao?

- Cá nhân tôi không dùng TikTok, nhưng nếu dùng thì tôi sẽ phải đặt ra kỷ luật, đặt ra giới hạn thời gian. Khi nền tảng này chưa kiểm soát hoàn toàn những nội dung độc hại, thì chúng ta chỉ nên theo dõi những trang có nội dung bổ ích, tìm kiếm thông tin tích cực phục vụ sở thích, học tập, nghiên cứu.

Các bậc cha mẹ làm thế nào để kiểm soát con cái sử dụng mạng xã hội, giúp con không chạy theo, bắt chước những hành vi độc hại hoặc vi phạm pháp luật?

- Đây là vấn đề đau đầu cho nhiều cha mẹ, thầy cô. Tuổi vị thành niên là tuổi tò mò, thích học hỏi điều mới, thích làm theo xu hướng mạng xã hội. Các bạn cũng chưa có "tấm khiên" đủ vững để bảo vệ bản thân, chưa vững về nhân cách và quan điểm sống để có khả năng phân biệt đúng sai, để ý thức về pháp luật, đạo đức.

Thế nhưng độ "hóng drama" (theo dõi những ồn ào, thị phi - PV) của các bạn lại rất lớn. Cho nên việc dễ bị ảnh hưởng xấu là tất yếu. Nếu cha mẹ, thầy cô không định hướng kịp, không trao cho các em "tấm khiên" này thì rất nguy hiểm. 

Các bạn trẻ có thể khen Ngọc Trinh đẹp, khen xe mô tô ngầu, không sao cả. Nhưng các bạn phải hiểu những hành vi lái xe đó có thể gây nguy hiểm tính mạng, không nên thử khi chưa đủ sức khỏe, bản lĩnh và điều kiện để dấn mình vào đam mê đó.

Đó là điều mà cha mẹ cần lưu ý cho con cái, điều gì nên làm, điều gì không nên bắt chước. Còn lại, tôi nghĩ cha mẹ không thể ngăn cấm con cái lên mạng xã hội được. Thay vào đó cần sớm định hướng cho giới trẻ bởi nếu chậm trễ, cái xấu, cái tiêu cực độc hại trên mạng sẽ tràn vào tâm hồn trẻ thơ.

Xin cảm ơn bà vì cuộc trò chuyện!

 

Liên quan đến ồn ào Ngọc Trinh lái mô tô tạo dáng nguy hiểm, hôm 9/10, Công an TP Thủ Đức (TPHCM) đã lập biên bản xử phạt người mẫu vì các lỗi như: Điều khiển phương tiện che lấp biển số, không có giấy đăng ký xe, không có giấy phép lái xe...

 

 

Nguồn: https://dantri.com.vn/giai-tri/ngoc-trinh-tiep-tuc-thach-thuc-chuyen-gia-khong-the-muon-lam-gi-thi-lam-20231009221033535.htm?fbclid=IwAR1pmaKsfBA35ME5Lq9oEtrIhvEZ8aS5qKjfl6WQNK7ZmO8ItGPJ-FUphIE

PNO - Không dám làm, sợ sáng tạo, đi đâu cũng bị chê trách... là những “tổn thương” của nhiều giáo viên, cán bộ quản lý hiện nay. Hơn lúc nào hết, thầy cô rất cần được “chữa lành”, thấu hiểu.

Hơn 20 năm đứng trên bục giảng, cô N.T.T.H - giáo viên tiểu học quận Bình Tân chia sẻ, chưa khi nào bản thân cảm thấy tổn thương như hiện nay. Trước mỗi sự việc, mạng xã hội luôn phán xét nghề giáo bằng tất cả những lời lẽ cay nghiệt nhất. Và thầy cô hầu như chỉ dám “chịu trận”.

“Mỗi giáo viên đứng lớp, chọn nghề giáo, tôi luôn tin rằng ai cũng sẽ mong dạy học trò mình những điều hay lẽ phải, những bài học sâu sắc. Và bất cứ thầy cô nào đến với học sinh cũng bằng tình yêu thương. Trước những sự việc không phù hợp với chuẩn mực đạo đức nghề giáo chắc chắn pháp luật sẽ có sự răn đe xử lý phù hợp, xã hội cần phản biện bằng sự góp ý nhưng hiện nay đang là “tấn công” bằng những lời lẽ rất đau lòng…”- cô T.H ngậm ngùi. 

Theo cô H. trong đổi mới giáo dục, xã hội, phụ huynh đòi hỏi ở thầy cô nhiều hơn, công việc cũng đòi hỏi thầy cô phải bứt tốc thay đổi, phải biết sử dụng CNTT, biết sử dụng tiếng Anh để đổi mới giờ học… Giáo viên còn phải trở thành chuyên gia tư vấn tâm lý để phù hợp với tâm lý trẻ, để thấu hiểu học trò. Thế nhưng, dường như giáo viên lại ít được phụ huynh và xã hội thấu hiểu.

Xã hội đang ngày càng đặt nhiều vai trò cho thầy cô giáo
Xã hội đang ngày càng đòi hỏi nhiều ở thầy cô giáo
 

“Một lớp tiểu học có đến 50 học sinh, giáo viên rất cố gắng để vừa dạy vừa quan sát, nắm bắt tâm lý, tính cách từng trẻ để có sự hỗ trợ phù hợp. Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh có tâm lý khi trẻ đến trường là “trăm sự nhờ cô”. Giáo viên rất cần sự phối hợp, thấu hiểu của phụ huynh để việc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao nhất, để dám sáng tạo đổi mới trong công việc”- cô N.T.T.H bày tỏ. 

Thầy Nguyễn Duy Tuyển - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến (quận 10) nhận định, lùm xùm thu chi đầu năm ở một số nhà trường do chưa được sự đồng thuận cao của phụ huynh đã tác động rất lớn đến công tác giáo dục của nhà trường. Đây là vấn đề lớn, cần phải khắc phục nhưng đang trở thành nặng nề cho hiệu trưởng, lãnh đạo nhà trường.

“Chỉ một vài sự việc đơn lẻ ở một số nhà trường nhưng cả ngành đi đâu cũng bị chê trách, cuối cùng bao nhiêu công việc nhà trường đã làm dù tốt thế nào cũng không được công nhận” - thầy Duy Tuyển rưng rưng.

Trong khi đó, thầy Lương Văn Định - Hiệu trưởng Trường THPT Thạnh Lộc (quận 12) tâm tư, trước mỗi sự việc dù là cá biệt song dư luận hiện nay nặng nề quá, dẫn đến hiệu trưởng nhà trường dù thực hiện đúng theo quy định, thông tư, nghị quyết vẫn cảm thấy hoang mang về tư tưởng, không dám làm, không dám sáng tạo. 

Hơn lúc nào hết, thầy cô cần được chữa lành, thấu hiểu
Hơn lúc nào hết, thầy cô cần được "chữa lành"  bằng thấu hiểu

“Đơn vị nào sai, chưa đúng thì chấn chỉnh đơn vị đó khi đó hiệu trưởng các đơn vị khác mới tự tin làm việc. Đôi khi chính bản thân tôi không biết phải làm thế nào, có nên làm hay không nên làm. Hiện nay công việc ở trường rất nhiều, rất áp lực, vừa lo dạy học, vừa lo xử lý vụ việc, vừa lo thông tin báo cáo, cộng thêm dư luận xã hội…, rất mệt mỏi. Đội ngũ chỉ biết động viên nhau để cố gắng bởi vì cái cuối cùng mình làm là vì học sinh của mình, để các em được học tập, rèn luyện, trở thành những người công dân tốt. Tuy nhiên, hơn lúc nào hết mỗi nhà trường, mỗi thầy cô rất cần được sự động viên chứ không nên chỉ là răn đe, quy chụp…”, thầy Lương Văn Định nói.

Cần bản lĩnh để kiên định với cái đúng, cái hay

Theo tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thuý, đừng mong rằng xã hội ngừng có ý kiến trái chiều, thậm chí là “ném đá” giáo dục, vì giáo dục liên quan đến từng gia đình, từng đứa trẻ, cả xã hội cùng tham gia.

Thực tế hiện nay nhiều giáo viên, cán bộ quản lý sợ cả học sinh, phụ huynh. Hiệu trưởng sợ dư luận mà không dám làm những điều tốt cho học trò. Giáo viên sợ phụ huynh không dám “uốn nắn” học trò. Để vững vàng thì chính mỗi thầy cô, cán bộ quản lý phải hiểu rõ nhiệm vụ, hoàn thành tốt công việc của mình, có bản lĩnh, năng lực để kiên định với cái hay, cái đúng của đơn vị, dám chịu trách nhiệm trước quyết định của mình.

Tiến sĩ Thuý nhấn mạnh, để giáo dục một đứa trẻ có nhân cách thì xã hội phải tôn trọng người thầy, phải dành cho thầy cô giáo sự coi trọng đúng mực nhất chứ không phải chỉ đợi đến ngày 20/11 mới vinh danh. Để xã hội tôn trọng người thầy thì cần phải xem lại các văn bản quản lý đã thực sự đề cao giáo viên chưa. Đặc biệt, nhà quản lý giáo dục cần phải tôn trọng giáo viên, trước những dư luận cần bảo vệ giáo viên.

“Hành lang văn bản pháp lý hiện nay rất mỏng, thiếu sự rõ ràng để bảo vệ người thầy. Hiện nay quy tắc ứng xử trường học chỉ mang tính giáo dục thuyết phục, chứ nếu có vi phạm thì lại không có chế tài xử lý trong đó. Tuy nhiên, xét cho cùng thì chúng ta có công cụ pháp luật, mọi hành vi xúc phạm giáo viên đều có thể chiếu theo các bộ luật hiện hành. Vấn đề là nhà quản lý có dám viện dẫn những bộ luật đó để bảo vệ giáo viên của mình hay không”.

Chuyên gia này đồng thời cho rằng, trách nhiệm của nhà quản lý còn là quan tâm đời sống tinh thần của giáo viên, tham vấn tâm lý, chữa lành cho thầy cô chứ không chỉ dừng ở học sinh. Khi có rắc rối xảy ra trong trường học, giáo viên cần được lắng nghe.

Quốc Trung

Nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/thay-co-rat-can-duoc-chua-lanh-bang-thau-hieu-a1503379.html

BPO - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20-10-1930 - 20-10-2023), chào mừng thành công Đại hội XI Công đoàn tỉnh Bình Phước, sáng 16-10, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến nói chuyện chuyên đề “Hành trang cho phụ nữ trong thời đại mới”.

Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Nguyễn Thị Hương Giang tặng hoa, chúc mừng Ngày phụ nữ Việt Nam 20-10 cho Tiến sĩ xã hội học, Thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe Tiến sĩ xã hội học, Thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy, giảng viên chính Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi nhiều nội dung với chủ đề “Hành trang cho phụ nữ trong thời đại mới”. Trong bài nói chuyện, Tiến sĩ Phạm Thị Thúy đã nhấn mạnh những yếu tố khiến phụ nữ tự tin, hấp dẫn, phong cách và hạnh phúc. Đặc biệt là những kinh nghiệm quý báu để phụ nữ hiện đại xây đắp “nội lực”, vững vàng trước tương lai bất định; là trái tim của cả gia đình, để xây dựng gia đình hạnh phúc.

Tiến sĩ xã hội học, Thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy khẳng định: Phụ nữ thời đại mới phải đủ “nội lực” giúp chồng, con vượt qua khó khăn trong cuộc sống

Các đại biểu dự hội nghị chuyên đề tại điểm cầu chính Liên đoàn Lao động tỉnh

Hội nghị nói chuyện chuyên đề được coi là món quà tinh thần ý nghĩa gửi tặng đến đội ngũ nữ cán bộ công đoàn, cán bộ phụ trách công tác nữ công đoàn các cấp nhân Ngày phụ nữ Việt Nam 20-10.

Lê Na - Đặng Hùng
 

img

Thủ thỉ chuyện gia đình: Ở với ba hay ở với mẹ? - Ảnh 1.

Lúc này, hai chị em Hùng chới với nhìn nhau. Hùng cảm giác lồng ngực sắp nổ tung, còn chị hai hốt hoảng: "Mẹ ơi, có chuyện gì ạ?".

Hít một hơi thở dài như lấy lại can đảm, mẹ cho biết ba mẹ không còn hợp nhau và sẽ ly dị. Đáng lẽ mẹ phải quyết định chia tay ba từ nhiều năm trước nhưng nghĩ đến hai chị em Hùng, mẹ cứ cố gắng nhẫn nhịn và cho ba thêm cơ hội.

Tuy nhiên, càng kéo dài, mọi chuyện càng tồi tệ hơn… Mẹ im lặng, không kể tiếp nhưng Hùng biết "cơn bão" này rồi sẽ xảy ra.

Ba mẹ Hùng quen nhau khá lâu rồi mới đám cưới. Tuy nhiên, từ ngày lấy nhau, ba không đi làm mà chỉ ở nhà chơi game, mọi gánh nặng kinh tế đều dồn lên vai mẹ từ tiền chợ, điện nước, học phí, quần áo…

Thủ thỉ chuyện gia đình: Ở với ba hay ở với mẹ? - Ảnh 2.

Minh họa: FREEPIK

 

Nhiều hôm mẹ bận việc, đi làm tối mịt mới về đến nhà vẫn thấy ba ngồi máy tính "chiến" với các game thủ khác trong khi ba chưa nấu cơm, nhà cửa bề bộn quần áo, chén bát. Thậm chí có lúc ba vừa chơi vừa nốc bia, xỉn nằm ngủ đến nỗi quên đón hai chị em Hùng.

Chuyện cứ thế lặp đi lặp lại mười mấy năm nay. Đỉnh điểm gần đây, ba đã bạo hành mẹ. Hùng nhìn thấy và hoảng loạn, không dám ở chung nhà với ba. Mỗi lần nhắm mắt ngủ, Hùng lại mơ thấy cảnh khủng khiếp ấy và bật dậy. Như giọt nước tràn ly, mẹ dứt khoát chia tay ba.

Do vậy khi mẹ hỏi "Tụi con chọn ở với ba hay với mẹ?", Hùng quyết định ở với mẹ ngay. Bởi mẹ luôn bảo vệ hai chị em Hùng, lo cho hai chị em đầy đủ và luôn quan tâm đến chuyện học hành, ăn uống, vui chơi của hai chị em.

Đặc biệt, mẹ có thể lo cho cả hai chị em Hùng. Ở với mẹ, hai chị em sẽ có cơ hội gặp nhau và không bị chia lìa như những bạn khác. Cuộc sống của Hùng sẽ ít bị xáo trộn.

Ba mẹ ơi, có nghe lời con?

Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng tỉnh táo và có những chọn lựa hợp lý khi đứng trước câu hỏi ở với ba hay với mẹ.

Chúng tôi tình cờ gặp Hoàng (14 tuổi, TP.Thủ Đức) trong một lần sửa xe ven đường. Hoàng học lớp 6 nhưng so với bạn cùng trang lứa, Hoàng gầy đét, xanh xao giống như học sinh cấp 1.

Sau nhiều lần chuyện trò, mình được biết ba mẹ Hoàng chia tay. Hoàng có một em trai nhỏ hơn vài tuổi. Lúc đó, ba nói mẹ không có tiền nuôi Hoàng đâu, về ở với ba, với em, ba sẽ lo chu đáo. Nghe ba nói có lý, Hoàng đã chấp nhận.

Thủ thỉ chuyện gia đình: Ở với ba hay ở với mẹ? - Ảnh 3.

Nhưng những ngày vui chưa được bao lâu thì ba bắt đầu đánh đập Hoàng nhiều lần. Hàng xóm thấy vậy hét toáng lên, kêu ba phải dừng ngay chuyện đó và trình báo với địa phương. Ba viết cam kết, hứa không tái phạm nhưng sau đó, chuyện bạo hành Hoàng lại xảy ra.

Giữa đêm, trong cơn mưa roi mây của ba, Hoàng bấn loạn tung cửa chạy lánh nạn ở nhà hàng xóm. Khi nhìn thấy Hoàng gầy trơ xương, hàng xóm hỏi ra mới biết ngoài đánh bạn, ba còn bỏ đói bạn mấy ngày qua.

Thủ thỉ chuyện gia đình: Ở với ba hay ở với mẹ? - Ảnh 4.

Mặt trầm buồn, Hoàng chia sẻ cũng là con với nhau nhưng sao ba lại rất chiều chuộng em trai, còn Hoàng ba lại đối xử như thế. Đã vậy, những lúc say xỉn, ba lại nói xấu đủ thứ về mẹ khiến Hoàng rất khó chịu.

Những ngày sống với ba, Hoàng cảm thấy như địa ngục. Có khi, bạn ở nhà hàng xóm cả tháng mà ba không thèm qua kêu về.

Trong khi đó, mẹ có gia đình khác và có những khoảng thời gian hầu như không về thăm anh em Hoàng. Đã nhiều lần Hoàng gọi cho mẹ nhưng điện thoại không liên hệ được…

Gần đây, biết được hoàn cảnh của Hoàng, một người bà con đã nhận bạn về nuôi. Với Hoàng, ở với ba với mẹ chưa hẳn đã tốt bằng ở chung với bà con, hàng xóm - những người thật sự yêu thương và có điều kiện lo cho mình.

Thủ thỉ chuyện gia đình: Ở với ba hay ở với mẹ? - Ảnh 5.

Khăn Quàng Đỏ đã trao đổi với Tiến sĩ Xã hội học, Thạc sĩ tâm lý trị liệu PHẠM THỊ THÚY (Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP.HCM) về vấn đề này. Mời bạn cùng lắng nghe!

Phóng sự: Ở với ba hay ở với mẹ? - Ảnh 4.

Minh họa: FREEPIK

 

Cô ơi, nếu phải lựa chọn ở với ba hay với mẹ, em nên cân nhắc gì?

Đây là các điều các em nên lưu ý:

• Điều đầu tiên nên nhớ là các em CÓ QUYỀN ĐƯỢC LỰA CHỌN ở với ba hay mẹ. Từ đủ 7 tuổi trở lên, trẻ em có quyền chọn ở với ba hoặc mẹ khi ba mẹ ly dị.

• Xem xét CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUỘC SỐNG CỦA MÌNH như điều kiện kinh tế, môi trường học tập, bạn bè… có duy trì như hiện tại hay sẽ bị xáo trộn? Em có thể chấp nhận, thích nghi được thay đổi này hay không. Nhớ là phải ưu tiên điều kiện, môi trường nào giúp mình phát triển và trưởng thành tốt nhất.

• Tỉnh táo, cân nhắc chọn NGƯỜI THẬT SỰ YÊU THƯƠNG, QUAN TÂM đến mình. Chẳng hạn người đó có dành thời gian cho con, nói chuyện có hợp không, hiểu con như thế nào…

• CÓ ĐƯỢC Ở CÙNG ANH CHỊ EM? Nếu được sống cùng anh chị em trong một mái nhà thì tốt biết bao. Với lại, anh chị em sống vui vẻ cùng nhau có thể là sợi dây để hàn gắn tình cảm ba mẹ.

• ĐỘC LẬP trong lựa chọn chứ không nên vì quá thương ba, thương mẹ hoặc là bị ba/mẹ tác động quá nhiều mà quên đi các yếu tố khác. Cảm xúc của chính các em sẽ quyết định bước ngoặt cuộc đời.

Có ba mẹ chia tay xong hay nói xấu người còn lại. Em nên xử sự ra sao trong trường hợp đó?

Khi có mâu thuẫn, ba mẹ cũng có nhiều bức xúc, nỗi niềm về người còn lại. Thời gian này, ba mẹ dễ rơi vào xì-trét, trầm cảm. Trong cơn giận dữ, người ta thường có những lời nói phẫn nộ. Do vậy, em hãy LẮNG NGHE ba mẹ chia sẻ và nhớ là LẮNG NGHE TRONG TÔN TRỌNG để ba mẹ giải tỏa nỗi niềm.

Đồng thời, em phải TRUNG LẬP CẢM XÚC. Khi cần lên tiếng, em nhỏ nhẹ lên tiếng để bảo vệ người còn lại, rằng họ không xấu đến mức đó đâu. Em không nên phản kháng tiêu cực, thái quá vì dù sao, em cũng đang ở với người đó.

Nếu ba mẹ có sai lầm, là con cái, em nên khoan dung cho ba mẹ. Chuyện của người lớn để người lớn giải quyết. Em đừng phán xét hay xa lánh ba mẹ vì một sai lầm của họ nhé!

Nếu ở với ba/mẹ mà có những chuyện không hay xảy ra như bị đánh đập, bạo hành…, em phải làm sao?

Em có quyền được lên tiếng và bảo vệ mình. Vì thế, lỡ không may rơi vào trường hợp này, em hãy thông báo ngay với người còn lại hoặc người thân tin tưởng để nhờ giúp đỡ. Hoặc có thể gọi đến các đường dây nóng như 111 (Tổng đài bảo vệ trẻ em), Hội bảo vệ Quyền Trẻ em…

Nhớ là phải nói càng sớm càng tốt để mọi việc không đi quá xa. Cơ thể là của em, hãy bảo vệ nó.

Xin cảm ơn cô thật nhiều ạ!

Thủ thỉ chuyện gia đình: Ở với ba hay ở với mẹ? - Ảnh 7.
Thủ thỉ chuyện gia đình: Ở với ba hay ở với mẹ? - Ảnh 8.

Một lần, mình thấy ba mẹ cãi nhau rất lớn, thậm chí còn đánh nhau. Dù mọi chuyện đã trôi qua nhiều năm nhưng những hình ảnh đó đến tận bây giờ như vết thương nặng nề in sâu trong tâm trí mình.

Sau đó, ba mẹ chia tay. Mẹ nói ba đi làm, con cứ ở nhà với mẹ. Con học ngoan thì ba sẽ lại về. Vậy mà năm mình vào lớp 1, mình có thêm một người ba nữa.

Điều mình thắc mắc và buồn nhất là ba ruột rất ít khi về nhà thăm mình. Thậm chí, mình không nhận được cuộc gọi nào từ ba.

Mình giận ba lắm. Năm đó, vào ngày giỗ của ông, ba về một chút rồi đi nhưng mình cũng không muốn gặp ba.

Mãi đến bây giờ khi lớn lên, mình mới dần hiểu rõ hơn và cảm thông cho ba.

Thì ra vào thời điểm đó, mẹ đã không muốn cho ba liên lạc hay gặp mặt mình khiến mình hiểu lầm ba đã bỏ mình.

Ba vẫn yêu thương, quan tâm mình đấy thôi chỉ là mình không nhận ra tình cảm đó.

N.T (14 tuổi, TP.HCM)

Thủ thỉ chuyện gia đình: Ở với ba hay ở với mẹ? - Ảnh 9.

Ngày ba mẹ xa nhau mình không còn lựa chọn nào khác ngoài đi theo mẹ dù mình yêu ba lắm! Lúc nóng giận, mẹ lại quay sang nặng lời với mình khiến mình rất buồn.

Mỗi ngày của mình trôi qua chỉ có đi học, về nhà lại vào phòng. Mẹ đi làm suốt, không có thời gian cho mình.

Mình cũng không được đi chơi như bạn bè. Thật sự đó là khoảng thời gian tồi tệ nhất của mình.

Dù không sống chung với ba nhưng mình và ba vẫn liên lạc với nhau.

Mình hay nhắn tin khoe thành tích học tập cho ba và luôn nhận được những lời động viên từ ba. Xa mặt song tình cảm ba con vẫn không cách lòng.

H.N (lớp 9, quận 12)

Để khép lại bài này, Khăn Quàng Đỏ xin chia sẻ tâm sự của bạn T.L (lớp 7, TP.HCM). Ba mẹ của T.L cũng chia tay khi bạn còn nhỏ. Khi đứng trước tòa, ba mẹ đều hỏi: "Con theo ai?". Câu nói ấy đến giờ bạn vẫn nhớ in trong đầu. Bạn chọn đi theo ba, còn em theo mẹ.

Những ngày đầu, xa mẹ, bạn nhớ và khóc rất nhiều. Bạn chỉ muốn về ngoại ôm mẹ nhưng không được. Bởi mẹ đã đi định cư ở nước ngoài. Thời gian dần qua, những tổn thương của bạn cũng vơi dần. Giờ mạng xã hội phát triển, bạn liên hệ, chuyện trò thường xuyên với mẹ.

L muốn gửi đến bạn nào mà ba mẹ đã ly hôn hoặc chuẩn bị ly hôn rằng: Đừng tự ti gì hết. Bởi chuyện đó do ba mẹ bạn quyết định chứ không phải do bạn gây ra. Các bạn nên chấp nhận và cố gắng thích nghi. Đừng buồn quá sẽ dẫn đến trầm cảm. Ba mẹ biết sẽ xót xa.

CỐ LÊN!

Thủ thỉ chuyện gia đình: Ở với ba hay ở với mẹ? - Ảnh 11.
NGUYỄN TÚ - Phóng viên nhí MỸ UYÊN
MINH HUY
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

PNO - Cuộc hẹn giữa phóng viên và chị Phạm Phượng (nhân viên truyền thông, ngụ quận 12, TPHCM) phải né những kế hoạch quan trọng của gia đình chị: về thăm quê hay đưa mẹ và cả nhà đi tham quan đây đó.

 

Mẹ chị Phạm Phượng và các con cháu vào vườn hái trái trong chuyến ghé thăm miền Tây
Mẹ chị Phạm Phượng và các con cháu vào vườn hái trái trong chuyến ghé thăm miền Tây

Dù lo cho 2 con nhỏ nhưng từ lâu, vợ chồng chị vẫn quan tâm, báo hiếu cha mẹ 2 bên ở Bình Định, Bình Thuận. Khi được hỏi câu “nước mắt chảy xuôi” khiến cho thái độ thờ ơ với cha mẹ già phần nào có vẻ dễ thông cảm, chị Phượng lắc đầu, tươi cười giở những bức ảnh đại gia đình 3 thế hệ quây quần ở nhà hay Đà Lạt, Vũng Tàu, miền Tây Nam Bộ… “Tôi nghĩ sự cân bằng luôn quan trọng dù điều kiện gia đình mình đã tốt hay vẫn còn khó khăn. Gánh cho đồng mới đi được xa. Nếu chỉ chăm lo cho con, đợi đến khi dư dả mới lo cho cha mẹ già thì có khi đã muộn” - chị Phượng chia sẻ. 

Chữ “muộn” ấy đến từ dòng hồi tưởng về người cha quá cố của chị. Ba chị rất thích thăm thú đó đây nhưng chị chưa kịp đưa ông đi nhiều nơi. Khi chị mới tốt nghiệp đại học, ba đã qua đời vì bệnh. Ký ức đẹp nhất chị còn lưu giữ được là lần ba đi theo xe chở heo từ Bình Định vào TPHCM, đem vào cho chị cá khô, rau, gạo, thịt ngâm… Đúng vào ngày chị được trống tiết học, 2 cha con chở nhau trên chiếc xe đạp đi tham quan Dinh Độc Lập, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh và không quên thủ sẵn đầy bụng cơm ở nhà trọ để khỏi phải mua ăn, tốn tiền. 

Những gì chưa kịp làm cho ba, chị dồn cho 2 bà mẹ (ba chồng chị cũng đã qua đời). Mẹ chồng chị hay bị say xe nên ngại xê dịch, chị thường sắp xếp về thăm. Còn mẹ chị thích du lịch lại trẻ khỏe hơn tuổi 77 nên hằng năm đều có chuyến đi chơi cùng con cháu. Anh chị thiết kế lịch trình nhẹ nhàng cho vừa sức người già và trẻ nhỏ. Mỗi chuyến đi là dịp đại gia đình thêm gắn bó. 

 

Những bỡ ngỡ, lẫn lộn của bà mẹ quê khi tiếp cận thang cuốn, thang máy, vòi nước phòng tắm hiện đại hoặc đăng nhập bằng thẻ... càng làm con cháu “cưng” bà, bà cũng không ngần ngại mà thêm mở mang, thêm vui vẻ, tự tin. Dần dà, bà ngoại đã sành điệu, biết tự chụp hình và lập tài khoản Facebook để ngắm nghía, tải hình khi sắp nhỏ tung lên.

Được hỏi “lo cho mẹ già thì có khiến con trẻ thiếu hụt không?”, chị Phượng đáp: “Không hề. Người trung niên báo hiếu cho cha mẹ là tạo cơ hội cho các con hiểu ông bà, được sống trọn vẹn trong những khoảnh khắc quý giá của gia đình. Các con cũng có thể nhìn vào cách cha mẹ cư xử để quan tâm ông bà hơn”. Mỗi khi nghe anh chị bàn một chuyến đi, các con bật lên câu hỏi “bà ngoại có đi cùng không hả mẹ?”. Rồi trong hình dung về chuyến đi tương lai, các con có cả những lo ngại: “Không biết xuồng chòng chành vậy, ngoại có sợ không?”, “Đoạn đường đến thác hơi xa và lên cao, không biết ngoại có lội bộ nổi không?”... 

Thông qua việc rủ mẹ đi chơi, chị hiểu hơn về mẹ, cũng như chạm đến ngóc ngách sâu kín mà người già không dễ thổ lộ. Chị hiểu rằng mẹ cả đời yêu con cháu, hết lòng vì con cháu và khi ở tuổi U80, hạnh phúc duy nhất cũng chỉ là được gần gũi con cháu, cùng ăn cơm, cùng vui chơi. Có lần em trai của chị Phượng đặt mua cho mẹ một chuyến tham quan miền Bắc khá nhiều tiền nhưng về mẹ lại nói: “Mai mốt đừng mua như vậy nữa, mẹ chỉ thấy thích mà không thấy vui, đi với con cháu mới vui”. Trước những cảnh thiên nhiên kỳ thú lần đầu được chiêm ngưỡng, mẹ cứ chặc lưỡi hít hà: “Cái này mà có tụi nhỏ đi, chắc tụi nó ham lắm”. Chị Phượng đọc trong tiếng hít hà xuýt xoa đó một khao khát được chung vui với con cháu, vậy là chị chờ gom quân đông đủ mới “đề ba”. 

Điểm chung của người già là sợ con cháu tốn tiền nên thường từ chối cuộc vui. Biết nỗi lòng này, vợ chồng chị Phượng thường dọa “tụi con đã đặt xe, đặt phòng hết rồi, nếu mình không đi là mất một đống tiền”.  

Cả đời tảo tần nuôi 5 con ăn học, đến tuổi già, mẹ chị mới được thảnh thơi theo đuổi các thú vui ngày ngày tám với hàng xóm, tập thể dục, nghe nhạc boléro. Khi xưa nhà quá nghèo, đông em, mẹ chị phải ra đồng sớm, không được đi học. Giờ mẹ chị đã tự học được mớ chữ đủ để lướt mạng và bấm tên bài hát ưa thích, vợ chồng chị khỏi phải chép nhạc vào thẻ nhớ điện thoại cho mẹ.

Các dì, cậu, chị của chị vẫn thường ghé thăm nhà và mua đồ ăn cho mẹ, ở lại đêm. Ở xa, hằng ngày, chị gọi điện thoại cho mẹ, nghe giọng nói của mẹ hôm nay tươi khỏe hay chùng xuống để đo lường tinh thần có tốt không, có hờn giận ai không và chị tìm cách dung hòa, động viên. Chị sợ người già có chút hờn giận, thay vì giải tỏa thì lại âm thầm chịu đựng, chuyện nhỏ sẽ thành to. 

Chị Phạm Phượng và tổ ấm nhỏ rộn vang tiếng cười
Chị Phạm Phượng và tổ ấm nhỏ rộn vang tiếng cười

Quan tâm, vấn an mẹ già, với chị không chỉ vì bổn phận hay đem lại lợi ích (để cho con cái nhìn vào) mà là hạnh phúc hằng ngày. Hạnh phúc ấy, chị gói gọn trong sự so sánh tương phản mộc mạc và sâu sắc: “Hồi xưa, lúc tôi vào TPHCM học đại học, 2 mẹ con muốn trò chuyện với nhau bằng lá thư tôi viết gửi về nhà cả tuần mới tới hoặc mẹ bán cả gánh rau, chạy ra bưu điện đổi được vài phút gọi, chỉ kịp dặn dò công chuyện chứ đâu tâm sự được gì. Giờ công nghệ quá phát triển, sao mình lại không gọi để nghe tiếng nói, nghe hơi thở, nhìn sắc mặt, nụ cười của mẹ?”. 

Tô Diệu Hiền

Tiến sĩ Phạm Thị Thuý (giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, phân viện TPHCM): 

Giàu bao nhiêu đủ mua tổ ấm?

Với tôi, để hạnh phúc, việc cân bằng các mối quan hệ luôn khó; nhưng thật ra, điều khiến người ta thấy khó, thấy rối là vì… cầu toàn. 

Nếu đơn giản đi, “liệu cơm gắp mắm” thì sẽ không bị thiếu hụt, vẫn làm tròn các vai trò. Nếu cầu kỳ, cầu toàn, tự tạo ra áp lực trên vai sẽ thấy bản thân đang gánh quá sức và bị đuối. Khi đó bạn đời sẽ khó chịu. Vì thế, phải điều tiết mọi thứ vừa phải, vừa đủ và phù hợp với hoàn cảnh. 

Cha mẹ già luôn thông cảm nếu bạn chưa đủ điều kiện để lo thật chu toàn. Nếu ở xa gia đình, không có nhiều tiền đi máy bay thì vẫn có thể đi xe đò. Nếu không về đủ cả nhà thì vợ hoặc chồng sẽ luân phiên đại diện thăm cha mẹ già. Có những giai đoạn khó khăn, tôi từ TPHCM về Bắc thăm nhà không mang quà cáp nhưng gia đình không vì thế mà kém vui. So sánh với người khác hay bắt chước người khác chỉ làm mình khổ.

Cân bằng đầu tiên ở tư duy. Kế đến, quan trọng hơn, là ở cảm xúc. Thứ ba mới đến cân bằng về tiền bạc. Người giàu mà không khéo cân bằng có khi lại gây mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình. Giàu bao nhiêu đủ mua tổ ấm cân bằng, hạnh phúc? Câu trả lời không chỉ nằm ở túi tiền. Quan trọng là cách chúng ta lắng nghe, quan tâm, chia sẻ với nhau. Tất cả những điều này đã làm nên tổ ấm.

Hoài Nhân (ghi)

Nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/ngay-gia-dinh-viet-nam-28-6-ganh-cho-dong-moi-di-duoc-xa-a1495051.html

Thấy Minh Hà lấy chồng gần 10 năm mà không dám đi đâu chơi, một người bạn mời vào TP HCM, bao mọi chi phí, chị nghĩ mấy ngày mà vẫn chưa dám quyết.

Điều khiến chị băn khoăn nhất khi ra quyết định là "không nỡ đi chơi để hai đứa con 8 tuổi và 6 tuổi ở nhà cho bố và bà nội". "Mang cả con đi thì không thoải mái mà cũng phát sinh chi phí", Minh Hà nói.

Tháng trước, công ty đóng cửa vì thua lỗ, chị chuyển sang làm tại nhà cho một doanh nghiệp khác với thu nhập tốt hơn nhưng lúc nào cũng phải kè kè máy tính. Ngoài công việc, chị lo con cái, cơm nước và đủ thứ việc khác nên bận đến nỗi "cái tóc còn cắt ngắn đi để đỡ phải chải nhiều, tốn thời gian".

Nghe chị tâm sự đêm nào cũng nằm ngủ cũng mơ thấy sếp mắng, lo không đạt KPI, người bạn thân ở TP HCM động viên chị nên thư giãn. "Tạm xa công việc, xa con cái vài bữa để được sống cho bản thân mình", người bạn khuyên, khiến chị Minh Hà phải suy tính.

https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-3307-3580-1685361928.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9B0OP6ZJ9SAQoGem3_bq6w 1.5x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-3307-3580-1685361928.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=SnWwi66ut6w4uM0BEHZ3CQ 2x" srcset="https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-3307-3580-1685361928.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=aN6EqcgG5gIbwiO_lB_jlQ 1x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-3307-3580-1685361928.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9B0OP6ZJ9SAQoGem3_bq6w 1.5x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-3307-3580-1685361928.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=SnWwi66ut6w4uM0BEHZ3CQ 2x" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility;">Chị Minh Hà ôm máy tính làm việc bất kể thời điểm nào trong ngày để có dữ liệu khách hàng. Ảnh nhân vật cung cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chị Minh Hà ôm máy tính làm việc bất kể thời điểm nào trong ngày để có dữ liệu khách hàng. Ảnh nhân vật cung cấp

 

Một khảo sát của World Bank Vietnam năm 2022 (mới công bố kết quả cuối tháng 5/2023) cho thấy gần 1/3 phụ nữ Việt Nam, giống như Minh Hà, không có thời gian dành cho bản thân, thời gian giải trí trong ngày.

Nhưng theo tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính Quốc gia) nếu khảo sát ở quy mô lớn hơn, tỷ lệ phụ nữ không được giải trí còn nhiều hơn con số 1/3 mà World Bank Vietnam đưa ra, đặc biệt ở các vùng nông thôn.

"Nguyên nhân là phụ nữ không hiểu được tầm quan trọng của việc dành thời gian cho bản thân với hạnh phúc của gia đình. Do vậy, họ không ưu tiên cho nhu cầu này", bà nói.

Quan niệm phụ nữ phải hy sinh cũng đẩy những người vợ vào tình cảnh này. Họ vắt kiệt sức khỏe để phục vụ gia đình mà không biết rằng lâu dài sẽ gây tác dụng ngược. Ngoài ra, theo bà Thúy, định kiến nặng nề do xã hội áp đặt phụ nữ phải chăm lo cho gia đình rồi mới nghĩ đến bản thân, phụ nữ vui chơi là lười nhác, khiến các bà vợ không nghĩ đến giải trí.

Chị Minh Hà, sống ở một huyện nông thôn thừa nhận, chưa từng nghĩ phải ưu tiên mình bất cứ điều gì kể từ lúc hai con nhỏ lần lượt ra đời. Cuộc sống cơm áo gạo tiền cũng vùi lấp đi cơ hội gặp gỡ bạn bè hay đi chơi đây đó. Đến xem một bộ phim hay cắm một bình hoa tươi cũng là điều chị không bao giờ nghĩ đến.

Chồng chị bán hàng giải khát, mùa hè đông khách nên tất bật cả ngày. Hai vợ chồng đang dồn sức trả khoản nợ lớn do vay vốn làm ăn giữa lúc dịch bệnh. Vì vậy, chị nghĩ mình có thời gian hơn, chấp nhận hi sinh sức lực để dọn dẹp việc nhà, chăm con là lẽ đương nhiên.

Quan niệm của Minh Hà giống 61% phụ nữ tham gia nghiên cứu của đại học Văn Lang từ 10/2021 đến 3/2022, khi cho rằng việc nội trợ, chăm sóc người già, trẻ nhỏ là trách nhiệm chính của người vợ.

Quá cầu toàn cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ bận rộn đến mức không có thời gian để giải trí. "Một nam khách hàng của tôi từng than thở buổi tối anh cứ đợi vợ vào để tâm sự, nhưng chị lại chăm chăm cọ cái bồn cầu. Trong khi, anh nói cần ôm vợ chứ không cần một cái bồn cầu quá sạch sẽ", bà Thúy kể.

Chuyên gia tâm lý Chử Thị Thanh Hương (TP HCM) cho rằng phụ nữ hiện đại đang phải đối mặt với áp lực kép rất lớn từ công việc và trách nhiệm gia đình, khiến thời gian giải trí dành cho bản thân bị hạn chế.

Kết quả khảo sát của World Bank Vietnam cho biết, hầu hết nữ giới phải dành thời gian hàng ngày cho việc nhà, trong khi tỷ lệ ở nam giới chỉ 55%. Mỗi ngày, nữ giới phải dành nhiều thời gian hơn (3 giờ) so với nam giới (1 giờ 42 phút) để làm việc nhà. 45% nữ giới tham gia công việc chăm sóc gia đình, trong khi chỉ có 24% nam giới tham gia.

https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-9754-7136-1685361928.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-7rIvkjVYo3XpC4bbWbXrA 1.5x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-9754-7136-1685361928.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=9efTOFiJBUGzTvYrPsDh0A 2x" srcset="https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-9754-7136-1685361928.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=cMljBaZAv69MdfrY_JCZhA 1x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-9754-7136-1685361928.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-7rIvkjVYo3XpC4bbWbXrA 1.5x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-9754-7136-1685361928.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=9efTOFiJBUGzTvYrPsDh0A 2x" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility;">Ảnh minh họa: shutterstock

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh minh họa: shutterstock

 

Vợ "làm không hết việc nhà" còn chồng nhàn rỗi là tình cảnh khiến chị Hồng Hạnh (28 tuổi, ở Hà Nội) muốn ly thân. Chưa có con nhưng chị cũng không còn thời gian gặp gỡ bạn bè hay xem một bộ phim ưa thích sau một năm lấy chồng.

Công việc kế toán buộc chị phải tập trung cao độ 8 tiếng mỗi ngày, thậm chí làm thêm giờ nếu sếp huy động. Thế nhưng từ chợ búa, cơm nước đến dọn dẹp nhà cửa, chồng chị không bao giờ chia sẻ. "Việc nhà là việc của phụ nữ. Mẹ anh chưa bao giờ để anh phải đụng tay vào những việc bếp núc thế này", anh nói mỗi lần vợ đề nghị cùng làm.

Thu nhập hai vợ chồng không cao để có thể thường xuyên ăn ngoài, chị Hồng Hạnh đành cố. Tuần trước, chị bị Covid, mệt lại không thể ra ngoài, tưởng chồng thấy ốm đau sẽ lo phụ giúp, nhưng anh ngại đi chợ. Chị phải cầu cứu đứa cháu họ hoặc đặt đồ siêu thị giao tận nhà. Tất cả thực phẩm mua về, chồng chị chỉ biết luộc lên cho vợ ăn.

Bị vợ trách vụng về, không để tâm chuyện nhà cửa, anh chồng tuyên bố "món gì cũng làm được nhưng không thích làm". Chưa khỏe nhưng chị đã phải đeo bao tay vào cơm nước, phục vụ chồng. "Tôi chẳng còn chút thời gian nào cho mình nữa. Biết lấy chồng khổ thế này, thà ở vậy cho sướng", chị nói.

Bà Phạm Thị Thúy khuyên, phụ nữ phải biết yêu thương bản thân trước khi muốn yêu thương chồng con. Theo chuyên gia, giải trí không nhất thiết phải đặt nặng vấn đề kinh tế. "Đừng đổ lỗi vì nghèo nên không có thời gian giải trí. Càng nghèo càng cần giải trí để đỡ căng thẳng, tiết kiệm tiền khám chữa bệnh, tăng hiệu quả công việc và thu nhập", bà cho hay.

Chuyên gia Chử Thị Thanh Hương kiến nghị xã hội cần tạo môi trường công bằng, bình đẳng với phụ nữ trong mọi việc lẫn các chính sách. "Cần cung cấp thêm các hỗ trợ gia đình để giảm gánh nặng cho phụ nữ như cơ sở trông trẻ, chăm sóc người già, giúp việc gia đình, hỗ trợ sức khỏe tâm lý cho các thành viên gia đình", bà Hương nói.

Sau những ngày phân vân, chị Minh Hà nói mong muốn của mình với các thành viên trong gia đình. Hai đứa con đồng ý cho mẹ đi, chỉ cần được mua quà. Chồng, mẹ và em chồng ủng hộ, hứa sẽ chăm sóc con và lo việc nhà để chị dành thời gian cho bản thân. Sếp cũng đồng ý cho Hà nghỉ phép theo quy định.

"Hóa ra mọi chuyện rất nhẹ nhàng, chỉ là mình có muốn ưu tiên bản thân hay không thôi", chị nói.

Phạm Nga

Nguồn: https://vnexpress.net/nhung-phu-nu-bo-quen-ban-than-4609968.html?fbclid=IwAR3czFFt653YtDrCk8Dz5Bw62hNT7OKhLyRvKOH3Yns4o62Vb7J0p9-FM4o

 

(Dân trí) - Vụ việc xảy ra tại huyện Chương Mỹ với cả "thủ phạm" và "nạn nhân" đều là nữ, cùng học lớp 5 tại một trường Tiểu học trên địa bàn.

Gia đình chưa tìm hiểu được vụ việc vì nạn nhân cứ hỏi là khóc

Theo tường thuật trong đơn kiến nghị của gia đình, học sinh K. nhiều lần bị các bạn cùng lớp bắt nạt, đánh. K. có báo với giáo viên chủ nhiệm nhưng giáo viên không báo lại với gia đình. Ngày 29/4, K. và ba bạn nữ cùng lớp là P.T.H, N.T.N và N.P.T. hẹn nhau ở nhà văn hóa thôn. Tại đây, K. bị các bạn đánh, bắt tự cởi áo, quỳ gối xin lỗi từng người và bị quay clip lại.

Sau khi biết về sự việc, thầy giáo chủ nhiệm đã mời phụ huynh lên trao đổi. Phụ huynh của ba học sinh bắt nạt bạn đã tới gặp gia đình học sinh K. xin lỗi và được gia đình K. đồng ý tha lỗi.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của chị Kiều Thị Thanh - chị gái của học sinh K., tại thời điểm các gia đình đến xin lỗi, bố mẹ chị hoàn toàn không biết gì về mức độ nghiêm trọng của sự việc. "Bố mẹ tôi chỉ nghĩ các con mâu thuẫn và có đánh em tôi nhưng không biết việc em tôi bị bắt cởi áo, quỳ gối, bị quay clip và bị tung clip lên mạng xã hội", chị Thanh cho biết.

Cũng theo lời chị Thanh, clip đã có trên mạng trước thời điểm ngày 15/5. Hàng xóm đã xem được và báo với gia đình chị. "Không có việc tới ngày 15/5 mới xuất hiện clip như một số thông tin đã đưa", chị Thanh khẳng định.

Chị Kiều Thị Thanh cho hay, gia đình đã gọi cho thầy giáo chủ nhiệm bày tỏ mong muốn có một cuộc trao đổi giữa các bên. Cuộc gặp trao đổi này diễn ra vào hôm qua, 17/5. Chị Thanh cho biết không hài lòng với kết quả cuộc họp và cách giải quyết của nhà trường.

"Cho đến thời điểm hiện tại, thầy chủ nhiệm vẫn chưa gọi điện hỏi thăm K. hay xin lỗi gia đình tôi", chị Thanh chia sẻ.

Chị Thanh cũng phủ nhận thông tin cả 4 học sinh trong vụ việc đều đang ổn định tâm lý. Chị nói: "Em gái tôi, nạn nhân của vụ việc, vẫn đang rất hoảng loạn, sợ hãi và nhạy cảm. Thú thực cả nhà vẫn chưa biết chuyện đã xảy ra như thế nào vì cứ hỏi là em sẽ khóc. Em sợ gặp người lạ, sợ nghe ai nhắc đến chuyện đó, sợ đi học sẽ bị các bạn trêu chọc. Sở dĩ em tôi đi học sau khi vụ việc xảy ra là vì em phải thi học kỳ, chứ không phải đã ổn định tâm lý".

Phóng viên Dân trí đã liên hệ với ông Nguyễn Hữu Thìn - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Chương Mỹ để tìm hiểu vụ việc, song ông Thìn từ chối cung cấp thông tin và đề nghị phóng viên làm việc với văn phòng UBND huyện. Phóng viên liên hệ với ông Hoàng Minh Hiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ song ông báo bận họp.

Chuyên gia xã hội học đánh giá tính phức tạp của vụ việc

Đánh giá về vụ việc, TS xã hội học Phạm Thị Thúy khẳng định đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng và xử lý không đơn giản bởi cả "nạn nhân" và "thủ phạm" đều là trẻ em.

"Nạn nhân cần được bảo vệ, nhưng những đứa trẻ gây ra bạo lực cũng cần được bảo vệ. Xử phạt không giải quyết triệt để được vấn nạn bắt nạt. Chúng ta cần thấu hiểu trẻ để giáo dục và phòng ngừa vấn đề tương tự trong tương lai. Và quan trọng hơn cách chúng ta giải quyết vấn đề có thể giúp chữa lành hay thậm chí làm sâu hơn tổn thương của nạn nhân", TS Phạm Thị Thúy cho hay.

TS Phạm Thị Thúy cho rằng nhà trường và hai nhóm gia đình rất cần sự hỗ trợ của một chuyên viên tâm lý đóng vai trò kết nối, tham vấn tâm lý cho cả nạn nhân và những đứa trẻ bạo hành, lắng nghe sâu để tìm hiểu cặn kẽ gốc rễ vấn đề.

"Cần biết nguyên nhân vấn đề nằm ở đâu, có thể có nhiều nguyên nhân phức tạp phía sau một vụ việc bạo lực học đường. Không thể xử lý vấn đề hay xử phạt trẻ bắt nạt nếu không rõ các nguyên nhân, nhất là nguyên nhân gốc rễ. Phần đa nguyên nhân khiến trẻ bạo lực đến từ hoàn cảnh sống, gia đình và nhà trường. Mâu thuẫn giữa trẻ với nhau chỉ là nguyên nhân bề mặt. Kết luận trẻ bắt nạt, bạo lực bạn là hư có thể là vội vàng, chưa đúng bản chất sự việc.

Đằng sau hành động bạo lực có thể là những vấn đề trong gia đình của đứa trẻ đánh bạn như trẻ từng bị đánh, bị coi thường, bị bỏ rơi, thiếu sự quan tâm yêu thương... Hoặc cũng có thể đến từ môi trường học đường như áp lực học hành, thi cử, cách ứng xử giữa thầy và trò vẫn còn mang tính bạo lực, cách giảng dạy của thầy cô chưa đủ hấp dẫn, hành động thái độ nào đó của giáo viên làm cho trẻ cảm thấy không công bằng… Những điều này làm cho đứa trẻ ngột ngạt, bế tắc. Trẻ đang tuổi dậy thì như nồi áp suất bị xì ra dẫn tới những hành động mất kiểm soát.

Có nguyên nhân nằm ở chính mối quan hệ giữa trẻ và cần giải quyết ngay như yêu cầu trẻ xin lỗi bạn, áp dụng các hình thức kỷ luật tích cực như đọc sách và viết cảm nhận về bài học như một số trường đang áp dụng. Nhưng có nguyên nhân nằm ở gia đình hoặc nhà trường, cha mẹ, thầy cô liệu có sẵn sàng chịu trách nhiệm và xin lỗi các con hay không?

Việc yêu cầu trẻ có hành vi bạo lực xin lỗi, gia đình trẻ xin lỗi hay chuyển trường chuyển lớp cho trẻ bị bắt nạt đều không phải giải pháp. Đó chỉ là những biện pháp bề mặt, không ngăn chặn được hành vi bạo lực trong tương lai và không chữa lành tổn thương cho những đứa trẻ bị bạo lực", TS Phạm Thị Thúy khẳng định.

TS Phạm Thị Thúy cũng nhận định: "Vụ việc xảy ra tại Chương Mỹ Hà Nội với nhóm học sinh lớp 5 cho thấy tuổi bạo lực học đường càng ngày càng nhỏ với mức độ phức tạp càng ngày càng gia tăng. Bạo lực học đường không bao giờ hết nếu gia đình, nhà trường và xã hội không nhìn thẳng vào sự thật rằng nguyên nhân gốc của vấn nạn nằm ở cách người lớn cư xử với nhau và với trẻ nhỏ".

"Khi nào còn người lớn có hành vi bạo lực thì còn những trẻ có hành vi bạo lực. Trước khi đổ lỗi cho trẻ (thật buồn khi có trường giáo viên đổ lỗi cho chính nạn nhân vì quậy quá, cá tính quá, chậm quá… nên các bạn bắt nạt), thì chúng ta - những người lớn cần quay về nêu gương cho trẻ, ngay cả cách chúng ta xử phạt hành vi bạo lực của trẻ cũng cần xem chúng ta có đang hành xử một cách bạo lực để phạt trẻ không", TS Phạm Thị Thúy - Chuyên viên tâm lý Nhà văn hóa Phụ nữ TPHCM, Phó Trưởng khoa Quản lý Kinh tế xã hội, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TPHCM nói.

 

 

Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/ha-noi-hoc-sinh-lop-5-bi-ban-bat-quy-goi-coi-ao-xin-loi-van-hoang-loan-20230517221348448.htm?fbclid=IwAR2F-E605X74fkLkmVCJVZl1W7TtPUd_NRFXt1W2_iLoY3KKWtgCyhXDcU8

 

Tiến sĩ xã hội học - thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy khẳng định có một khoảng cách rất xa giữa việc người lớn hiểu và thực sự con đang phát triển thế nào. Nhiều người đang lấy kinh nghiệm cách đây 20-30 năm để nhận định về bạo lực học đường hiện nay. Đồng thời, sự chủ quan của nhà trường, phụ huynh trước dấu hiệu của bạo lực học đường cũng dẫn đến những kết

 

Vụ việc nữ sinh lớp 10 của Trường THPT chuyên Đại học Vinh (ở tỉnh Nghệ An) quyên sinh tại nhà riêng gây xôn xao dư luận. Người nhà nữ sinh cho rằng nữ sinh này bị ức chế do bạo lực học đường.

Theo bài viết trên Facebook, mẹ của nữ sinh đã đến trường để xin chuyển lớp cho con, tìm đến cô chủ nhiệm để xin được can thiệp. Tuy nhiên, nhà trường không cho nữ sinh chuyển lớp và hứa sẽ tìm hiểu và xử lý nghiêm. Phụ huynh tạm yên tâm theo lời nhà trường và động viên con hằng ngày. Cuối cùng, sự việc đáng tiếc vẫn xảy ra.

Tiến sĩ xã hội học - thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy đưa ra một số dấu hiệu để phụ huynh chủ động nhận biết con em mình đang là nạn nhân của bạo lực học đường.

Vụ nữ sinh lớp 10 tự tử: ‘Quy định là cứng nhưng tình người là mềm’ - Ảnh 1.

Tiến sĩ xã hội học - thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy

Lê Nam

Trong buổi họp báo thông tin mới đây, cô Đặng Việt Hà, giáo viên chủ nhiệm lớp 10A15 đánh giá nữ sinh ngoan, học giỏi. Về thông tin nữ sinh bị "bạo lực học đường" và gia đình đã đề nghị được chuyển lớp nhưng giáo viên không đồng ý, cô Hà cho biết trước đây, nữ sinh xấu số có chơi thân với một nhóm bạn trong lớp, nhưng sau đó thì không chơi với nhóm này nữa. Cô giáo cũng nói không nắm được nội tình bên trong và vấn đề của nữ sinh này cũng không được giải quyết đến cùng.

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy nói: "Đây không phải là câu chuyện đổ lỗi mà nhìn vào câu chuyện khách quan mà chúng ta biết được qua những thông tin báo chí phỏng vấn, cô giáo, lãnh đạo nhà trường và phụ huynh chúng ta hiểu câu chuyện của em bé Nghệ An để chúng ta rút ra bài học cho những em bé tiếp theo để bảo vệ tất cả những đứa trẻ khác. Nên vì thế tôi xin phép được nói thẳng.

Cô giáo đã nhận được lời đề nghị lấy mẫu đơn xin chuyển lớp của con nhưng cô giáo đã không tìm hiểu xem tại sao con muốn chuyển lớp, tại sao con muốn chuyển trường. Tôi nhận thấy có thể nói hơi thiếu quan tâm, có thể cô giáo hơi bận chuyện này chuyện kia vì giáo viên bây giờ thật sự rất nhiều áp lực… nhưng rất mong các giáo viên hãy quan tâm đến những biểu hiện của trẻ bất thường như tôi vừa nói với phụ huynh.

Vụ nữ sinh lớp 10 tự tử: ‘Quy định là cứng nhưng tình người là mềm’ - Ảnh 2.

Lãnh đạo Trường THPT chuyên ĐH Vinh thông tin với báo chí về sự việc

K.HOAN

Giá như có sự quan tâm hơn một chút, một câu hỏi thăm thôi “vì sao con lại muốn chuyển” thì cô giáo đã biết được, và em cũng đã có cơ hội tâm sự nhiều hơn với cô giáo rồi và biết đâu, vấn đề này đã không xảy ra. Có thể đằng sau câu chuyện tự tử của em còn nhiều chuyện khác nên tôi xin nhắc lại, tôi không hề đổ lỗi cho cô giáo, hay nhà trường hay phụ huynh mà chúng ta phải nhìn ra những chi tiết trong đó để rút ra kinh nghiệm, rút ra bài học.

Quy định là cứng nhưng tình người là mềm, nếu như nhà trường quan tâm đến lý do tại sao con muốn chuyển thì sẽ biết đằng sau câu chuyện muốn chuyển là những sự bức xúc, sự bị bạo lực, bị tẩy chay của con, không chỉ trên lớp mà còn trên mạng xã hội".

Bạo lực học đường đã bị lên án nhiều năm qua, là vấn đề nhức nhối cả xã hội. Tuy nhiên, nhiều nhà trường, giáo viên vẫn chủ quan trước những dấu hiệu thay đổi tâm lý của học sinh và coi nhẹ chuyện này. Tiến sĩ Thúy nói chính nhận thức mơ hồ về sự khó khăn của trẻ thời nay đã dẫn đến những kết cục đau lòng.

 

Nguồn: 

https://thanhnien.vn/vu-nu-sinh-o-nghe-an-tu-tu-quy-dinh-cung-nhung-tinh-nguoi-la-mem-185230421140558805.htm

https://www.youtube.com/watch?v=m5u9Y3oS6FA

Lần trượt chân ngã trong nhà tắm hồi năm ngoái, bà Thành nằm gần một giờ mới bò được ra ngoài cố với lấy cái điện thoại, gọi cho đứa cháu họ.

Khi người cháu đến cũng chỉ có thể vội lau chùi vết thương, đỡ bà lên giường nằm nghỉ rồi về vì "nhà còn hai đứa con nhỏ".

"Tự nhiên nước mắt tôi cứ thế chảy xuống. Con cháu đủ đầy mà giờ một mình, kể cả khi gặp nạn'', bà Thành nói.

Hai năm trở lại đây, khi bước sang tuổi 70, bà thấy sức khỏe sa sút hẳn. ''Một phần vì già rồi, phần vì ông nhà tôi mất, không còn người bầu bạn'', bà lý giải. Ba người con bà đều đi làm trên thành phố, nhiều lần muốn đón bố mẹ lên nhưng ông bà chỉ ở được ít tuần rồi tự bắt xe về quê ở Hải Dương.

Cuộc sống chật chội trong những chung cư khiến họ cảm giác khó thở. Hơn nữa, những thói quen sinh hoạt của người thành phố, cách ăn uống làm hai người sống cả đời ở quê thấy lạc lõng. Không thể thuyết phục bố mẹ ở lại, cũng chẳng thể bỏ phố về quê, các con bà đành chiều theo ý bố mẹ. Họ thay nhau gửi tiền về để ông bà tự chi phí.

Mỗi tháng, các con cháu thay nhau về ở với mẹ vài đêm rồi đi. ''Đời người trải đủ thứ lo toan về già lại chỉ thèm một thứ duy nhất, là được con cháu quan tâm'', bà Thành nói.

Chồng mất, bà như "gẫy một cánh tay'' cứ thơ thẩn trong nhà cả ngày. Các con lại đề nghị đón mẹ lên, nhưng bà không nỡ để bàn thờ chồng lạnh lẽo, cũng không chịu được sự ồn ào của thành thị. Từ đó, bà Thành tham gia vào 8,6% người cao tuổi sống một mình, theo số liệu mới nhất của Viện Dân số, Sức khoẻ và Phát triển.

Ông Trương Xuân Cừ, Phó chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam cho hay, nỗi cô đơn của người già như bà Thành đang là một thực tế, ngày càng gia tăng ở Việt Nam.

"Vì đặc thù công việc, nhiều gia đình con cái khi trưởng thành lên thành phố làm việc và sinh sống, tách khỏi bố mẹ. Thậm chí, có những gia đình con cái còn ở nước ngoài. Mô hình gia đình hạt nhân ngày càng phát triển, thay thế mô hình đa thế hệ như truyền thống", ông Cừ nói.

Thông tin từ một cuộc điều tra dân số củng cố thêm quan điểm của ông Cừ, khi chỉ ra cấu trúc gia đình Việt Nam đang thay đổi rõ rệt. Trong nghiên cứu công bố năm 2021 của Viện nghiên cứu Gia đình và giới, người cao tuổi sống cùng con giảm từ 79,73% vào năm 1992 -1993 xuống còn 28,4% năm 2017.

Tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý Phạm Thị Thúy (giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia - Phân viện tại TP HCM) cho rằng bên cạnh bối cảnh xã hội, sự mất kết nối giữa cha mẹ và con cái cũng là một trong những nguyên nhân khiến người già cô đơn, dù sống riêng hay ở cùng.

"Con cháu và bố mẹ già bây giờ quá khác biệt nên không thể hiểu được lối sống, cách ăn uống, ứng xử, không có sự đồng thuận, dẫn đến mất kết nối. Người già không thích ở với con và con cũng không thích ở với người già'', bà Thúy nói.

Đây cũng là tâm sự của bà Thành sau một thời gian sống cùng con ở phố. Dù máy giặt chạy cả giờ đồng hồ, bà vẫn tin nó không sạch bằng giặt tay. Người mẹ cũng thấy một tuần ăn đến ba bữa ngoài hàng là lãng phí, lại không sạch sẽ. Lần nào con dâu mua quần áo trên mạng, bà cũng thấy tiếc tiền vì "chất nóng, mặc chật chội mà lại đắt hơn chợ quê".

''Tôi nhờ đứa cháu mua cho vài bộ quần áo của hàng quen ở quê gửi lên cho. Quần áo thì tôi giặt vài nước cho sạch mới cho vào máy'', bà kể. Người mẹ vô tư, nhưng các con bà lại tự ái. Họ trách ngược mẹ làm vậy khiến mọi người nghĩ các con không lo cho mẹ được bộ đồ tử tế, phải mua ở quê gửi lên. Họ cũng không thoải mái khi người mẹ hay càm ràm chuyện mua bán.

"Cuộc sống bận rộn, đủ thứ phải lo. Dùng máy giặt hay ăn ngoài hàng đôi ba bữa là để giải phóng sức lao động, có thời gian nghỉ ngơi chứ các con đâu có rảnh để làm hết mọi thứ được'', chị Hạnh, con dâu bà Thành phân trần với mẹ. Nhưng bà tự ái, nghĩ con có ý nói mình ''rảnh không có việc gì làm''. Dù các con khuyên giải thế nào, bà cũng giục chồng về quê, không trở lại thành phố nữa.

"Bữa cơm, chúng nó toàn nói những chuyện công ty, chuyện buôn bán làm ăn, lâu lâu thêm mấy câu tiếng Anh, chúng tôi như người thừa. Vài đứa cháu nhưng tối là chúng xem điện thoại, ôm máy tính, có đứa nào thích nghe truyện Kiều, nghe ca dao đâu", bà than.

Kết quả điều tra của Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam năm 2020, cứ 2,2 người cao tuổi có một người không hạnh phúc khi chung sống với con cháu trong gia đình mở rộng.

Ảnh minh họa: Unsplash

Ảnh minh họa: Unsplash

Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Thúy cho biết, đôi khi cách ứng xử của con cái không tinh tế, không hiểu tâm lý người già hoặc vô tâm cũng dễ gây tổn thương cho cha mẹ. "Ví dụ chỉ câu nói tưởng vô tình kiểu 'mẹ không hiểu được đâu!' cũng có thể khiến người già để bụng. Dù sống cùng con cháu, không phải lo tiền bạc, họ vẫn thấy lạc lõng, cô đơn'', bà nói.

Bên cạnh một bộ phận người già tích cực giao lưu, gặp gỡ, đa số người lớn tuổi ở Việt Nam có tâm lý tự thu mình, ngại giao tiếp, ngại gặp gỡ mọi người dẫn đến cô đơn. Một số người lại vì sợ con cái lo lắng, suy nghĩ nên không nói ra chuyện mình mệt mỏi, ốm đau hay buồn bực, khiến khoảng cách thế hệ càng xa.

Theo bà Thúy, cô đơn, đồng nghĩa người già không có người chia sẻ những khó khăn mà độ tuổi của họ phải đối mặt, đặc biệt là sức khỏe, thiếu người quan tâm, chăm sóc. Giống như bà Thành, họ dễ gặp rủi ro về sức khỏe.

Hai năm dịch bệnh, khi vợ lên Hà Nội chăm cháu nội, ông Trần Văn Đức (75 tuổi, ở Hà Nam) bị ngã chảy máu đầu. Ông lão một tay dựa tường đứng dậy, một tay ôm đầu, tự đi đến trạm xá khâu. Dù huyết áp cao, ông vẫn tự bắt xe lên bệnh viện Bạch Mai khám khi mệt vì không muốn phiền ai, dù các con sống ở Hà Nội. Khi con gái gọi điện lên báo cho mẹ, bà Thịnh, vợ ông Đức chỉ biết nằm khóc. ''Hẳn lúc một mình, ông ấy cô đơn lắm'', bà nói.

Nhưng không chỉ cha mẹ già buồn phiền, theo bà Phạm Thị Thúy, việc họ ôm nỗi cô đơn, không chia sẻ cũng khiến các con sống trong nỗi day dứt, lo lắng. ''Gia đình có điều kiện còn lắp được camera để biết cha mẹ thế nào, gửi tiền hàng tháng chu cấp, chứ con cái nghèo, không thể ở bên sẽ canh cánh hơn nữa", bà nói.

"Cô đơn, buồn phiền khiến sức khỏe người già ảnh hưởng nghiêm trọng, lại tạo thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội nói chung, cho con cái của các gia đình nói riêng'', ông Trương Xuân Cừ nhận định.

Thực tế chứng minh, tốc độ già hóa dân số tại Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng. Dự báo đến 2050, Việt Nam sẽ trở thành "nước siêu già" với tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm 18%. Điều này gây áp lực với hệ thống an sinh xã hội, suy giảm nhân lực, đặc biệt là lao động trẻ. Dự báo sau năm 2035, cứ 4 người trong độ tuổi lao động phải gánh 3 người ngoài tuổi lao động. Đương nhiên, nếu người già phải đối mặt với vấn đề về tâm lý, sức khỏe gánh nặng sẽ càng tăng thêm.

Người cao tuổi tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ vui khỏe và hạnh phúc hơn. Ảnh: Phạm Nga

 Người cao tuổi tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ vui khỏe và hạnh phúc hơn. Ảnh: Phạm Nga

Bà Phạm Thị Thúy cho rằng người già nên tập suy nghĩ tích cực, lạc quan, thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng phù hợp với độ tuổi để vui vẻ hơn.

Để không cô đơn, ngay từ khi còn trẻ, mỗi người cần tạo thói quen tốt, nếp sống khoa học, biết lắng nghe và chia sẻ với người khác, dám nói ra những khó khăn của bản thân. ''Phải có trách nhiệm với tuổi già và chuẩn bị cho tuổi già càng sớm càng tốt. Sự chuẩn bị không chỉ tài chính mà còn là tâm lực, trí lực mà cả thể lực'', chuyên gia nói.

Ông Trương Xuân Cừ nêu ý kiến, Việt Nam cần phát triển nhiều hơn nữa các viện dưỡng lão, các hình thức chăm sóc sức khỏe cho người già, khuyến khích người cao tuổi tham gia vào các hoạt động tập thể để sống vui, sống khỏe.

Về mặt chính sách, bà Thúy cho rằng đang có những lỗ hổng. Sau 60 tuổi, sức khỏe của người già đã giảm sút, nhưng trợ cấp xã hội đến 80 tuổi mới được hưởng. Trong khi đó, hơn 9 triệu người sau tuổi nghỉ hưu chưa được hưởng một tầng an sinh nào khác. Nguồn thu nhập của người già Việt Nam phần lớn vẫn từ hỗ trợ của con cái, tới 38%; 29% từ tiếp tục làm việc, chỉ 15% hưởng hưu trí và 10% nhận trợ cấp xã hội.

"Tài chính là yếu tố quan trọng giúp con người thấy tự tin và yên tâm hơn. Nếu người già không có lương, không có trợ cấp, con cái khó khăn không thể hỗ trợ, họ sẽ càng buồn phiền, co mình lại, dẫn đến cô đơn'', chuyên gia nói.

Bà Thành không trách các con, chỉ phiền vì tuổi già, không thể thích nghi. Người mẹ chấp nhận sống một mình ở quê, dù lúc nào cũng ước một trong ba đứa dọn về gần.

Phạm Nga

Nguồn: https://vnexpress.net/nguoi-gia-co-don-4585430.html?fbclid=IwAR22xEygGZAj_jur2z0YT1MA376_PnRho0ozuWQqvoCA4KAN-6xycjGCtq8

Page 5 of 18

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.