Đồng hành cùng cảm xúc của con
Ở lứa tuổi tiểu học, thế giới cảm xúc của các em dần mở rộng. Trẻ bắt đầu bộc lộ xúc cảm để “phản ứng” lại những va chạm nảy sinh. Sợ hãi, lo lắng, nổi giận, cáu gắt… quá mức được coi là phản ứng tiêu cực trẻ hay mắc phải trước một vấn đề không thể tự giải quyết. Theo các chuyên gia, tâm lý tiêu cực này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhận thức, nhân cách của trẻ; cha mẹ cần quan sát để kịp thời đồng hành cùng con. Buổi trao đổi giữa chuyên viên tham vấn tâm lý Phạm Thị Thúy và các bậc cha mẹ đã gợi mở nhiều vấn đề đáng lưu tâm.
Học làm gì?
Kỳ thi học kỳ I đã cận kề nhưng con tôi, học lớp 9, vẫn không hăng hái với bài vở. Ở phòng riêng, tiếng điện thoại của cháu luôn vọng ra.
Bài vở của cháu thường dồn đống vì đợi “nước tới chân mới nhảy”. Cháu thường học “tủ”, qua loa, đối phó với thầy cô. Tôi hỏi vì sao không giải quyết rốt ráo bài vở mỗi ngày, cháu đáp gọn: “ngán”. Ngày cuối tuần, cháu rủ nhỏ bạn đến học cùng, nào ngờ hai đứa nằm ngủ hoặc vô tư tám chuyện, đi hái trứng cá ăn.
Cuộc chiến giữa cha mẹ và con tuổi dậy thì?
Chiều nay có 1 chị đt nói con học lớp 9, đang đòi bỏ học, xăm tay, từng bỏ nhà đi, giờ đòi đi làm theo mối 1 cô bé quen trên mạng, bố mẹ bắt kiểu gì cũng ko nghe lời. Cha mẹ bất lực. => cha mẹ cứ tưởng/coi đứa con tuổi dậy thì như trẻ lên 3, bướng thì bướng nhưng mình dụ, dọa là con phải nghe. Hic, chỉ càng chạm vào sự tự ái, cái tôi cao ngạo của tuổi này.
Sự cần thiết của công tác tham vấn tâm lý trong học đường
Tóm tắt
Bài viết sử dụng 3 ca học sinh PTTH tự vẫn do một đồng nghiệp, nhà báo chia sẻ và những tình huống thực tế của bản thân đã gặp khi làm công tác tham vấn tâm lý học đường cho cả bậc phổ thông và đại học trong suốt 15 năm làm giảng viên, chuyên viên tham vấn tâm lý của Nhà văn hóa Phụ nữ Tp.HCM để nói lên sự cấp thiết cần có công tác tham vấn tâm lý học đường trong hệ thống các trường học từ bậc tiểu học đến bậc đại học.