Vậy, nên nhìn nhận vấn đề này thế nào? 

Ảnh mang tính minh hoa - SHUTTERSTOCK
Ảnh mang tính minh hoa - SHUTTERSTOCK

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy (Học viện hành chính quốc gia, Phân viện tại TP.HCM): Bớt nhìn vào điểm là bớt làm khổ con

Ở phòng tham vấn tâm lý, tôi gặp nhiều chuyện đau lòng liên quan tới áp lực học tập. Các con trầm cảm, rối loạn cảm xúc, hành vi… vì áp lực điểm số từ thầy cô, cha mẹ, từ chính nhu cầu các con muốn mình giỏi giang, đứng đầu...

 

Tôi đã đi dạy 21 năm và thấm thía: điểm số của học trò không nói lên năng lực của trò. Điểm số chỉ là một thang đo nhỏ cho biết kết quả của bài làm trong vài giờ các con làm bài mà thôi. Nhiều em học tốt nhưng do sức khỏe hay tâm trạng không tốt nên điểm không cao. Nhiều đề thi bắt học sinh học thuộc máy móc, không đánh giá được kiến thức tổng hợp, sự sáng tạo của học sinh nên không giúp các em giỏi ghi điểm cao. 

Vậy, điểm cao của các em mà nhà trường, thầy cô, cha mẹ khoe có nói lên năng lực thực sự của các con đâu. Điểm số đó càng không có ý nghĩa gì với sự phong phú của cuộc sống mà các con sẽ sống. 

Con trẻ chỉ có thể phát triển tốt nhất về nhân cách, trí tuệ, cảm xúc khi các con được tự do trong yêu thương. Hãy dạy các con sống yêu thương, sống tự do, là chính mình. Đó là giá trị sống đáng giá nhất, giúp con trẻ có cuộc đời đáng sống, vậy là các con thành công rồi!

Mong mỗi nhà trường, mỗi thầy cô giáo, mỗi cha mẹ cùng nhau nhận thức lại để giải phóng các con khỏi nỗi khổ của việc học… vì điểm hiện nay!

TS Phạm Thị Thuý
TS Phạm Thị Thuý

Tuấn Ly:  Tôi giúp con chấm điểm tâm trạng 

Cách đây hai năm, tôi tham dự khóa “Sống không stress”, tại Trung tâm Inner Space, tôi rất tâm đắc với phần tự chấm điểm tâm trạng, nên về nhà chia sẻ ngay với vợ con.

Thang điểm tâm trạng từ 1 đến 10. Vui và rất vui được coi là 7 điểm đến 10 điểm; buồn buồn là 5 điểm hoặc 6 điểm. Dưới 5 điểm thì được xem là tâm trạng có vấn đề, nên ngồi lại với mình, nâng mình lên bằng cách thay đổi suy nghĩ. 

Con gái tôi lúc đó học lớp Bốn. Tan học tôi đón con bao giờ cũng hỏi: “Hôm nay, con thế nào?” , “7 điểm”, “9 điểm”... là tôi biết con vui. Hôm nào con báo 
“4 điểm” , “3 điểm”, là tôi biết ngay: “Con bị bạn nói xấu”, “Con bị cô la oan”… Tôi lắng nghe, an ủi động viên con. Thật ra, con trẻ chưa cần đến giải pháp gì ghê gớm, mà chỉ mong ba mẹ hiểu và tin con. 

Giờ con gái tôi lên lớp Sáu, ngày nào đi học về cũng tự chấm và báo điểm tâm trạng cho ba mẹ. Khác là năm nay, con gái có thể tự nâng điểm lên luôn. “Thấy trời mưa con buồn quá, vì không đi sinh nhật bạn được, nhưng con nghĩ mưa cây cỏ sẽ tươi tốt, đỡ hỏa hoạn… nên từ 6 điểm con tăng lên 9 điểm”.

Tôi quan tâm đến điểm số để nhắc con học, nhưng tôi rất mừng khi con bị điểm kém tự con biết rút kinh nghiệm, biết suy nghĩ tích cực để sống hạnh phúc. 

Nguyễn Ngọc Yến Vy (lớp Mười, Q.6, TP.HCM): Điểm số chỉ là tiêu chuẩn rập khuôn

Theo em, điểm số là một tiêu chuẩn rập khuôn để đánh giá học sinh. Khi nhà trường dùng điểm số để đánh giá năng lực của một học sinh thì nó không mang lại tính tích cực, cũng chẳng giúp học sinh cố gắng học tập tốt hơn. Trái lại, sẽ làm cho học sinh rơi vào trạng thái tự ti, lo sợ, ganh tỵ, ghen ghét, hơn thua khi bị cha mẹ so sánh với "con nhà người ta". 

Chúng em có thể không giỏi học tập nhưng chúng em giỏi trong thể thao, ca hát, nhảy múa... Chúng em có tấm lòng yêu thương, biết giúp đỡ người khác, biết lắng nghe những người xung quanh. 

Mỗi người sinh ra đều có sứ mệnh, sở trường, tính cách khác nhau nên em mong nhà trường đừng lấy điểm số làm thước đo của sự siêng năng, cố gắng, giỏi giang vì ngoài điểm số trong học tập ra chúng em còn nhiều thứ khác nữa. Điểm số suy cho cùng cũng chỉ là thứ để mọi người đánh giá một mặt của học sinh chứ không đánh giá toàn diện một con người!

Giang Triều Thanh (Lớp Bảy, Q.4, TP.HCM): Thực hành là dễ “đo” nhất

Em mong nhà trường giảm những bài kiểm tra trên giấy hoặc kiểm tra miệng và cho học sinh thực hành nhiều hơn. Thực hành giúp chúng em nắm bắt kiến thức và hiểu sâu về bài học đó. Có tình trạng một bài tập đơn giản, tương đương cấp tiểu học, nhưng bạn học sinh cấp II vẫn không biết làm. Em nghĩ, nếu không chấm điểm mà muốn biết học sinh có hiểu bài hay không thì thông qua việc thực hành là rõ.

Nhiều phụ huynh nói tuổi học trò là tuổi ăn tuổi học, nhưng theo em hiểu thì tuổi này còn là tuổi để phát triển toàn diện: kỹ năng sinh tồn, kỹ năng giao tiếp, vui chơi, chia sẻ với bạn bè...  

Tô Diệu Hiền - T.S (thực hiện)

Nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/bot-nhin-vao-diem-la-bot-lam-kho-con-a1433495.html

 

TTO - Không ít người nhân danh tình yêu để kiểm soát, sở hữu, thậm chí gây ra chuyện đau lòng cho người yêu và cho chính cả họ.

Cuồng yêu - Kỳ cuối: Hãy yêu bằng cả con tim và lý trí - Ảnh 1.
 

Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Thúy - Ảnh: NVCC

Cách hành xử ích kỷ, độc chiếm, ăn không được thì đạp đổ... đang hiện diện trong không ít trong quan điểm, lối sống, nhất là người trẻ hiện nay.

Dấu hiệu nhận biết người cuồng yêu

Lời chia tay nói ra đột ngột sẽ đem lại những cú sốc tâm lý, khiến nhiều người không kiểm soát nổi bản thân.

Theo chuyên viên tâm lý Phạm Thị Thúy, những hành động hung bạo, ghen quá hóa điên là do bị kích động, căng thẳng, thấy mình thất bại, bị bỏ rơi... nên rơi vào tâm trạng không còn gì để mất, trở nên mất kiểm soát, muốn trả thù người gây ra đau khổ cho mình. Đó là nguyên nhân phổ biến về mặt tâm lý trong các ca mà bà đã gặp.

Ngoài ra, có những trường hợp phức tạp hơn nhiều, nó đến từ những rắc rối bên ngoài. "Họ có áp lực trong công việc, rắc rối ở gia đình... nhưng không được sẻ chia, quan tâm, giúp đỡ. Khi đó, sự thất bại trong tình yêu sẽ là giọt nước cuối cùng làm người ta rơi vào bế tắc cùng cực, kích hoạt những trạng thái tâm lý tiêu cực, chán sống, trả thù...", bà Thúy cho biết.

Do vậy, để tránh xảy ra tình huống đáng tiếc thì nên tìm hiểu kỹ về nhau khi bước vào mối quan hệ yêu đương. Tìm hiểu bằng cách quan sát cử chỉ, hành vi của người đó khi ứng xử với mình và với mọi người xung quanh.

Hãy lắng nghe mọi người nói gì về người này, ứng xử với người này ra sao. Những ai cẩn thận sẽ tìm hiểu thêm gia đình người yêu, bạn bè của họ để biết người ấy đối xử với bố mẹ, họ hàng, bạn bè ra sao.

"Quan trọng nhất là lắng nghe cảm nhận của bạn, nếu đủ sáng suốt thì có thể cảm nhận đó là tình yêu vô điều kiện hay tình yêu sở hữu. Người có kiểu yêu sở hữu dễ có nguy cơ rơi vào cuồng yêu. Tới lúc vì lý do gì đó bạn muốn chia tay thì họ sẽ bạo lực tinh thần, thể xác với bạn. Thậm chí còn có trường hợp bạo lực tình dục với suy nghĩ phải chiếm được cô ấy để cổ không bỏ mình.

Nhiều người có cách kiểm soát người yêu rất tinh vi, có thể bằng sự ngọt ngào như quà cáp, lời ngon tiếng ngọt, sự chiều chuộng để sở hữu bạn. Nếu bạn không đáp ứng, họ sẽ phản ứng tiêu cực như theo dõi, chửi bới, dọa dẫm để người kia không dám tố cáo, không dám bỏ họ", bà Thúy nói.

Từng tư vấn nhiều trường hợp, nhưng có một chuyện đọng lại sâu sắc trong lòng chuyên viên tâm lý Phạm Thị Thúy. Bà nhắc đến T.L., cô gái từng cầu cứu mình vì bị người yêu kiểm soát quá mức, giữ cô như vật sở hữu, buộc phải cắt đứt liên lạc với bạn bè cũ, thậm chí đòi tìm đến tận nhà L. dưới quê để phá.

"Chỉ cần một số lạ gọi vào máy của L. là cô bị tra hỏi đến cùng. Lúc cãi nhau, người thanh niên đó nói những lời khó nghe, tục tĩu, đánh L. gãy xương mũi rồi hối hận, nói nếu L. bỏ thì anh ta không thiết sống khiến cô mủi lòng. Sau này L. mới nói cô rất ân hận vì lúc đó đã không dứt khoát chia tay", bà Thúy kể.

Chia tay cũng phải có nghệ thuật

"Đừng ảo tưởng rằng sẽ có cuộc chia tay vui vẻ, không được nhiều như thế đâu, hãy cố gắng để cuộc chia tay không đầy nước mắt và máu thôi", chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn nhấn mạnh.

Ông cho biết một số trong những vụ án mạng, thủ phạm có lỗi 10 thì nạn nhân cũng phải có một phần trách nhiệm. "Mỗi người khi yêu đều phải có trách nhiệm nhất định về tình cảm của mình, chứ không phải nay thích thì yêu nồng cháy, rồi không thích thì chia tay và muốn hất người kia ra khỏi cuộc đời mình lập tức. Nếu vứt bỏ ngay, làm kích hoạt bạo lực của người kia thì mình sẽ dễ bị đánh, bị giết", ông nói.

Khi cảm thấy tình yêu này không ổn, không yêu tiếp được nữa thì phải có nghệ thuật chia tay. "Mình khéo léo trong ứng xử, từ từ giãn cách những lần gặp gỡ, nhắn tin, giống như giảm liều lượng cho người nghiện để họ thích nghi dần. Chứ nếu cắt ngay cơn nghiện đó thì hậu quả khó lường.

Và khi đã "bật đèn", họ sẽ hiểu chúng ta sắp không còn là của nhau, có thời gian chuẩn bị tâm lý và thấy mình được tôn trọng. Chia tay một mối tình đã nhạt sẽ dễ chịu hơn là mới hôm qua đầu gối tay ấp, nay thấy cô ấy đã trong tay người khác", chuyên gia đưa ra lời khuyên.

Tương tự, nếu đã cố gắng hết sức vẫn không "cắt được cái đuôi" thì phải quyết tâm thay đổi hoàn cảnh, chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh, nhờ các cơ quan pháp luật hỗ trợ. "Nhưng hơn hết, mỗi người vẫn nên rèn cho mình sự bình tĩnh, sáng suốt giải quyết các vấn đề, đừng để sự giận dữ che mờ lý trí rồi ân hận không kịp", ông Đinh Đoàn nói.

Theo công bố của Viện Nghiên cứu tội phạm học, đa số những vụ cuồng yêu, cuồng ghen, đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên chiếm gần 70%. Lý giải về tình trạng tội phạm ngày càng trẻ hóa, ông Đoàn đã chỉ ra một số nguyên nhân phổ biến:

"Giới trẻ đôi khi đặt chuyện yêu lên hàng đầu, không xác định được mục tiêu cuộc sống, chưa biết cách giải quyết vấn đề, quản lý cảm xúc... nên hành động thường chệch hướng, sai đường.

Các bạn sử dụng Internet và mạng xã hội nhiều hơn người trưởng thành, nhưng không tiếp thu giá trị tích cực mà lại học những điều tiêu cực từ đó. Bên cạnh đó, gia đình đổ vỡ, áp lực học tập, công việc cũng khiến người ta trở thành kẻ cuồng yêu. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới giới trẻ còn chưa đầy đặn, thiếu nhiều kỹ năng cần cần phải học", ông chia sẻ.

Yêu cháy bỏng nhưng cần lý trí sáng suốt

"Năm 24 tuổi, tôi từng nghĩ mình có thể hi sinh cho tình yêu, cho người yêu của mình. Rồi khi tình yêu trục trặc, đổ vỡ, tôi đã tìm mọi cách để giữ lại cuộc tình. Lúc đó, tôi thật sự nghĩ rằng mất anh có nghĩ là mình mất tất cả. Trải qua gần một năm tuyệt vọng, đau khổ, tự hại mình, tâm bệnh, thậm chí tự sát để trả thù anh, rồi tôi cũng từ từ "tỉnh lại". Đúng, tình yêu trai gái rất tuyệt vời, nếu ấm êm sẽ đến mật ngọt tổ ấm, sinh và nuôi dạy con cái tiếp nối cha mẹ" - Nguyễn Hải Thuyên, cô gái từng khổ đau vì tình yêu không trọn vẹn, tâm sự.

Tuy nhiên, đến giờ cô kể rằng mình đã "ngộ" ra được dù tình yêu có đẹp thế nào cũng không phải là tất cả, không đến nỗi "phải chết" vì tình. Bởi cô còn có một cuộc đời rất dài, còn mẹ cha cần được báo hiếu, còn anh em trong gia đình cần được quan tâm, thương yêu. "Thất bại một cuộc tình, đến giờ tôi đã hiểu rằng phải yêu cả bằng con tim cháy bỏng và lý trí sáng suốt, bình tĩnh, biết nhận rõ đúng sai. Lúc đó tình yêu mới đẹp và bền vững để đi đến hôn nhân hạnh phúc dài lâu", Thuyên trải lòng.

MẠNH DŨNG

Tình yêu và sợi trói

2 (21) ky cuoi cuong yeu 5(read-only)

Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn - Ảnh: NVCC

Nhớ lại một vài trường hợp cuồng yêu, cuồng ghen mà mình từng tư vấn, chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn kể: "Tôi từng gặp vụ có một người phụ nữ thuê thợ công nghệ IT đến bí mật gắn chip theo dõi, định vị vào chỗ bí mật ở ôtô, xe máy của chồng. Ngày nào đi làm về cũng yêu cầu chồng khai báo đi đâu rồi kiểm tra độ trung thực. Nếu có sự vênh, lệch, người chồng bị vợ yêu cầu khai báo lại và gây khó dễ.

Cô ấy sợ chồng ra ngoài "lén phéng" nên bắt chồng "nộp thuế" (quan hệ tình dục) ở nhà với mình rồi mới thả ra đi đâu thì đi. Nghĩ như vậy chồng sẽ không còn hơi sức để "ăn vụng" bên ngoài nữa".

DIỆU QUÍ
 

TS Xã hội học Phạm Thị Thúy khẳng định hành vi bảo vệ dân phố đánh 2 thiếu niên là việc lặp lại nhiều lần. Người đánh thản nhiên cho rằng đó là quyền của mình chứ không phải do bột phát, nóng giận...

TS Xã hội học Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính Quốc gia phân viện TPHCM) chia sẻ quan điểm của mình với Dân trí quanh clip bảo vệ dân phố đánh hai thanh thiếu niên tại phòng giám thị trường học  gây dậy sóng cộng đồng mạng. 

Vụ đánh 2 thiếu niên: Điều đáng sợ nhất là sự thản nhiên đánh - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bảo vệ dân phố đánh hai thanh thiếu niên 14 tuổi xảy ra tại trường học TPHCM gây phẫn nộ dư luận (ảnh cắt từ clip)

- Là một nhà xã hội học, bà có thể nói về cảm nghĩ của mình khi xem clip hơn 2 phút quay lại cảnh bảo vệ dân phố đánh, lên gối vào bụng, vào mặt 2 thiếu niên 14 tuổi?

- Tôi vô cùng bức xúc và đau lòng! Hành vi này đang sai quá sai. Trẻ em, dưới 16 tuổi, trong mọi trường hợp, dù các em sai đến đâu cũng phải có người giám hộ là bố mẹ, người thân hoặc thầy cô... 

Sự việc lại xảy ra trong trường học thì càng khủng khiếp. Trẻ em sai đi chăng nữa, người lớn cũng không được quyền bạo hành các em. Trong clip, người dân phòng đánh trẻ quá tàn bạo. Vừa bạo hành thể xác lẫn tinh thần của trẻ. 

Mọi hành vi sai trái của trẻ phải được xử lý dựa trên các quy định của pháp luật, quyền trẻ em chứ không phép được dùng cách hành xử giang hồ như vậy. 

- Trong clip này, người bảo vệ dân phố liên tục đánh hai đứa trẻ, nhiều người lớn xung quanh chứng kiến một cách dửng dưng. Theo bà, điều này có thể lý giải như thế nào?

- Việc đánh trẻ em là hành vi không thể chấp nhận ở người lớn bình thường chứ không nói là người đang thi hành công vụ. 

Vụ đánh 2 thiếu niên: Điều đáng sợ nhất là sự thản nhiên đánh - 2


TS xã hội học Phạm Thị Thúy.

Cách người bảo vệ dân phố đánh hai đứa trẻ, những người lớn xung quanh đứng nhìn, theo tôi, họ đã quen với thói hành hung như vậy,  quen với việc cửa quyền, cho mình có quyền đánh người, đánh trẻ. 

Nhìn vào hành vi này, tôi chắc chắn đây là việc đã lặp lại nhiều lần của người dân phòng. Anh ta đánh rất thản nhiên, cho rằng đó là quyền của mình, chứ không phải do bột phát, nóng giận... 

Những người chứng kiến không có ý kiến gì, có thể họ đã quen với việc đó, họ xem đó là chuyện hết sức bình thường. Đây là điều hết sức nguy hiểm và cũng là điều đáng sợ nhất trong clip này. 

Mong gia đình các em không bỏ qua

- Với hai thiếu niên bị bạo hành, những ảnh hưởng nào có thể tác động đến các em từ sự việc?

- Về thể chất có thể thấy rõ rồi, các em bị đánh quá tàn bạo. Nhưng không chỉ về thể chất mà các em sẽ còn bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tinh thần khi bị người lớn đánh đập như vậy. 

Điều nguy hiểm nữa là đứa trẻ sẽ học từ đó việc đánh người khác. Trẻ sẽ cho đó là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, người lớn làm thế nào, các em sẽ làm như vậy. 

Chúng ta đừng hỏi nhau, đừng đổ lỗi cho trẻ vì sao trẻ bây giờ  đánh nhau nhiều, bạo lực học đường nhiều với mức độ khủng khiếp.

- Thưa bà, gia đình các em cần làm gì trong trường hợp này?

- Trẻ luôn cần được quan tâm, dạy dỗ nhưng các con sai đến đâu sẽ chịu trách nhiệm đến đó theo quy định. Trong trường hợp này, gia đình cần lên tiếng để bảo vệ trẻ, tố cáo sự việc phải tố cáo với cơ quan chức năng cấp cao hơn.

Tôi mong gia đình các em sẽ không bỏ qua việc này. Hành vi đó để lại trên các em sự tổn thương rất nghiêm trọng đến thể xác, tinh thần, người ta còn dạy cho con cháu mình bài học rất xấu, dạy trẻ bạo lực... 

Gia đình cần lên tiếng không chỉ vì chính con mà để những người có hành vi đó không bao giờ được phép hành xử như vậy với những người đứa trẻ khác. 

- Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta phẫn nộ trước cảnh bảo vệ dân phố đánh người? 

- Những người đánh người khác, đánh người ngang bằng tuổi với mình đã là ác; việc đánh trẻ em thì ác gấp trăm lần. Đáng sợ nhất, người đánh trẻ em ở đây lại làm việc, đại diện cho cơ quan pháp luật. 

Các cơ quan quản lý cũng cần xử lý nghiêm hành vi này. Những người hành xử như vậy cần phải bị trừng phạt, không chỉ là rút kinh nghiệm. 

Kể cả trường học, để sự việc như vậy xảy ra trong trường cần kỷ luật người chịu trách nhiệm.  

Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần chú ý đến đội ngũ bảo vệ dân phố ở các địa phương. Hiện nay, đội ngũ này chưa được đào tạo bài bản, có khi là những thanh niên trẻ tuổi, phải chăng họ chưa được chỉ dẫn về quyền con người, quyền công dân, không nắm về nguyên tắc làm việc, nhất là làm việc với trẻ em. 

- Trân trọng cảm ơn bà!

Như Dân trí đã đưa tin, ngày 1/4, cộng đồng mạng sửng sốt trước clip   hơn 2 phút ghi lại cảnh hai thiếu niên ngồi trong phòng và bị người thanh niên mặc đồng phục của lực lượng bảo vệ dân phố đánh tới tấp.

Sự việc xảy ra vào tối 31/3, tại phòng giám thị, trường THCS Nguyễn Văn Tố, Q.10, TPHCM. Hai thiếu niên bị đánh trong clip 14 tuổi, đã nghỉ học, một em từng là học tại một trường THCS trên địa bàn quận.

Nguyên nhân bước đầu là do hai em đột nhập vào trường THCS Nguyễn Văn Tố và bị lực lượng bảo vệ dân phố, nhân viên bảo vệ phát hiện, bắt giữ.
 
UBND Q.10 đã chỉ đạo UBND phường 14 đình chỉ công tác đối với bảo vệ dân phố đánh thô bạo 2 thiếu niên. 

Hoài Nam

Nguồn: https://dantri.com.vn/xa-hoi/vu-danh-2-thieu-nien-dieu-dang-so-nhat-la-su-than-nhien-danh-20210402132512426.htm?fbclid=IwAR0hffLNd28KDh8GLdGqKT6ILA803lZTaStaI4WF9F5O2wMbVzE5RGmpB7Q

Môi trường sống trong gia đình, đặc biệt là phương pháp giao tiếp và hướng dẫn của ba mẹ đóng vai trò quyết định lên quá trình trưởng thành và hình thành tính cách của trẻ! Những trẻ lớn lên từ một gia đình với sự thấu hiểu, yêu thương và tôn trọng sự khác biệt của người khác thường trở thành những người lớn hiểu rõ giá trị của bản thân, sở hữu trí tuệ cảm xúc cao, tư duy tích cực và bản lĩnh đương đầu với mọi thách thức để đạt được mục tiêu trong cuộc sống, đồng thời luôn hạnh phúc và lạc quan.

Tại hội thảo “"HIỂU ĐỂ YÊU CON TRỌN VẸN - NGHE SAO CHO CON MUỐN NÓI - NÓI SAO CHO CON MUỐN NGHE" vào ngày 03/04 vừa qua, Tiến sĩ Phạm Thị Thúy – Chuyên gia tư vấn tâm lý và Đại diện hội đồng chuyên môn VAS đã cùng trao đổi với các bậc phụ huynh các phương pháp quan trọng để ba mẹ có thể xây dựng sự thấu hiểu và mối quan hệ tích cực cùng con:

YÊU THƯƠNG LÀ NỀN TẢNG: Tình yêu, sự chấp nhận, sự ổn định là ba nhân tố cốt lõi cho sự phát triển tình cảm tích cực ở trẻ khiến trẻ hạnh phúc. Để trẻ cảm nhận được tình yêu thương, ba mẹ cần thể hiện tình yêu dựa trên ba yếu tố chính: HIỂU sự khác biệt của con, CHẤP NHẬN sự khác biệt của con, THÍCH NGHI và phát triển sự khác biệt đó theo hướng tích cực thay vì cố gắng gò ép trẻ theo khuôn khổ cứng nhắc.

LẮNG NGHE TÍCH CỰC: Thực hiện các biện pháp giải toả căng thẳng cho trẻ bằng lời nói, sự quan tâm và khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc, suy nghĩ.

TRÁNH ÉP BUỘC, PHỦ NHẬN TRẺ: Không “kích hoạt cơn bão cảm xúc” của trẻ bằng các biện pháp ép buộc, phủ nhận trẻ.

QUẢN LÝ CẢM XÚC CỦA BA MẸ: Ba mẹ cần quản lý các cảm xúc tiêu cực thật tốt để làm gương cho trẻ, đồng thời kiên nhẫn giải thích và nhẹ nhàng gợi ý cho trẻ về cách xử lý phù hợp. Đặc biệt quan trọng là ba mẹ chỉ nên hướng dẫn trẻ sau khi đã ổn định cảm xúc của bản thân và cả hai bên (ba/ mẹ và con) đều đã bình tĩnh.

PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CẢM XÚC CHO TRẺ: Thường xuyên rèn luyện kỹ năng giao tiếp và phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ thông qua các hoạt động tại trường và tại nhà. Đồng thời, ba mẹ có thể xây dựng cho trẻ những nguyên tắc ứng xử bằng các câu chuyện, phim hoạt hình, hoạt động thực tế mỗi ngày thay vì chỉ xử lý mỗi khi con không nghe lời.

RƯỜNG HỌC TẬP TÍCH CỰC: Ba mẹ hãy chọn cho con môi trường học tập cởi mở, hiện đại và khoa học, nơi con trẻ có cơ hội tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá giúp xây dựng phẩm chất và phát triển trí tuệ cảm xúc.

Có thể là hình ảnh về 1 người, đang đứng và trong nhà

 

Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang đứng, trong nhà và văn bản cho biết 'EXIT'

 

Có thể là hình ảnh về 6 người, trẻ em, mọi người đang ngồi, mọi người đang đứng và trong nhà

 

Có thể là hình ảnh về 6 người, mọi người đang đứng và trong nhà

 

Có thể là hình ảnh về ‎8 người, mọi người đang đứng và ‎văn bản cho biết '‎HỘI THẢO InternationalEducation HIỀU ĐỀ YÊU CON TRỌN VEN NGHE SAO CHO CON MUỐN NÓI NÓI SAO CHO CON MUỐN NGHE FROM UNDERSTANDING GET YOUR CHILDRENT LISTEN MAKE THEM TO SPEAK UP Ine ם××‎'‎‎

 

Nguồn: https://www.facebook.com/177673992309181/posts/3952219801521229/

 

   Bước vào giai đoạn dậy thì, đứa nhỏ ngoan hiền, vâng lời thoắt cái bỗng trở thành đứa trẻ cứng đầu, nổi loạn. Mới hôm nào mà nay như hai con người khác lạ, khiến biết bao bậc ba mẹ ưu sầu, trăn trở vì con ương ngạnh, không nghe lời. Nuôi dạy con là một quá trình dài bố mẹ cần sự kiên nhẫn, quan tâm, cũng như thấu hiểu con cái để chúng có thể phát triển một cách tốt nhất về tư duy, hành động và tình cảm.
   Nuôi con không khó, dạy con như thế nào mới khó. Đặc biệt nhất là vào những thời điểm khó khăn của trẻ. Hiểu được điều đó, vào Chủ Nhật ngày 11 tháng 4 vừa qua trường Tiểu học, THCS, THPT Việt Mỹ VASS, các quý phụ huynh đã cùng VASS tham dự buổi hội thảo chuyên đề “Giao tiếp cùng con tuổi dậy thì”, được dẫn dắt bởi Chuyên viên tham vấn tâm lý – Tiến sĩ Phạm Thị Thuý.
   Bước vào tuổi dậy thì, sự phát triển về mọi mặt ở thiếu niên hình thành nên cảm giác “mình là người lớn", từ đó mà trẻ phát triển mạnh mẽ việc muốn được độc lập, khẳng định bản thân, tìm kiếm vị thế mới… Bố mẹ nào cũng phải lo cho cuộc sống mưu sinh, cơm ăn áo mặc cho gia đình, thời gian trò chuyện dành cho trẻ không còn nhiều, bố mẹ, con cái ngày càng xa cách và những cuộc tranh cãi xảy ra là điều khó tránh khỏi. Khi bước vào tuổi mới lớn con càng ngại tiếp xúc với cha mẹ. Đôi khi trẻ gặp khó khăn, thay vì động viên, an ủi, gợi ý giải pháp thì bố mẹ chỉ trích, trách cứ khiến con không dám chủ động nói ra những khó khăn của mình. Buổi hội thảo mang đến cho bố mẹ những cái nhìn tinh tế hơn, thấu hiểu con hơn, nhất là trong thời kì nhạy cảm với con. Giao tiếp cùng con không chỉ gắn kết tình cảm gia đình, mà còn giúp trẻ bước đi trên con đường đúng đắn, giúp con biết lắng nghe, chia sẻ và trải qua giai đoạn “tâm tư xáo trộn” một cách tốt nhất.

Có thể là hình ảnh về 25 người, mọi người đang ngồi, mọi người đang đứng và trong nhà

 

Có thể là hình ảnh về 1 người, đang đứng và trong nhà

 

Có thể là hình ảnh về 1 người, đang đứng và trong nhà

 

Có thể là hình ảnh về 1 người, đang đứng và trong nhà

 

Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, mọi người đang chơi nhạc cụ, cái chũm chọe và trong nhà

 

Có thể là hình ảnh về 3 người, mọi người đang đứng và trong nhà

 

Có thể là hình ảnh về 10 người, mọi người đang đứng và trong nhà

 

Có thể là hình ảnh về 3 người, mọi người đang đứng và văn bản

 

Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang ngồi, mọi người đang đứng và trong nhà

 

Có thể là hình ảnh về 1 người, trẻ em, đang đứng và trong nhà

 

Có thể là hình ảnh về 4 người, mọi người đang đứng và trong nhà

 

Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang ngồi và trong nhà

 

Có thể là hình ảnh về 2 người, trẻ em, mọi người đang đứng, chaia và trong nhà

 

Có thể là hình ảnh về 9 người, mọi người đang đứng, trong nhà và văn bản cho biết 'ASS HỆ THỐNG TRƯỜNG VIỆT MỸ VASS Vietnamese Americar School System HỘI THẢO tiếp cũng con tuối lậy thì 17 ofSacces years Developm NIKE S'

 

Có thể là hình ảnh về 3 người, mọi người đang đứng, món tráng miệng và trong nhà

 

Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang đứng và trong nhà

 

Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang đứng và trong nhà

 

Nguồn: https://www.facebook.com/trunghocvietmyvass/posts/3925860460866103

(VOH) - Người phụ nữ đẹp ngày xưa tuân thủ “tam tòng, tứ đức”, nghĩa là biết nấu ăn, biết chăm sóc gia đình, biết cách ứng xử, nói năng dịu dàng, đằm thắm đạo đức tốt, phẩm chất tốt.

Đây là mẫu người lý tưởng mà bất kỳ người đàn ông trong xã hội nào cũng mơ ước. Tuy nhiên, ngày 8/3, ngày dành riêng để tôn vinh phái đẹp mà nhắc đến chuyện tứ đức thì có vẻ là hơi cũ và khô khan, nặng nề. Song với tinh thần “ôn cố tri ân”, chúng ta cùng nói về chuyện này, vừa vui vừa không thừa chút nào. Bởi phẩm hạnh của bất kỳ con người nào, ở thời đại nào cũng quan trọng.

Phẩm hạnh của người phụ nữ thường được đề cao hơn vì người phụ nữ là người giữ gìn truyền thống gia đình, người chủ yếu giáo dục con cái. Phụ nữ ngày nay, không chỉ đáp ứng đủ những tiêu chuẩn “công, dung, ngôn, hạnh” của xã hội xưa mà trước thử thách của thời đại mới, hình ảnh và trách nhiệm xã hội của phụ nữ cũng thay đổi rất nhiều. Cái đẹp của người phụ nữ trong lễ giáo xưa, đó là Tứ đức: Công, Dung Ngôn, Hạnh. Vậy ngày nay thì sao? Cần phải nhìn nhận như thế nào về “Tứ đức” trong thời hiện đại? VOH có trao đổi với Tiến sỹ xã hội học Phạm Thị Thúy.

VOH: Thưa Tiến sỹ Phạm Thị Thúy, vấn đề nhức nhối của xã hội chúng ta bây giờ vẫn là vấn đề công dung, ngôn hạnh. Cách đây mấy chục năm về trước thì vấn đề này quá bình thường, và hầu như phụ nữ VN thế hệ cũ thì công dung, ngôn hạnh ai cũng có. Nhưng bây giờ chúng ta lại bắt đầu đặt công dung, ngôn hạnh là một tiêu chuẩn để phải theo. Vậy Tiến sỹ nghĩ sao về về “tứ đức” trong xã hội hiện đại?

Tiến sỹ Phạm Thị Thúy: Công, dung, ngôn hạnh luôn được coi trọng trong mọi xã hội, vì đó là tứ đức, mà đức là đứng đầu. Có đức thì mới có sự tu dưỡng, rèn luyện và mới có nhiều sự đóng góp cho xã hội, cho nên dù thời xưa hay thời nay đều cần 4 đức hạnh đó. Nhưng ngôn ngữ và cách hiểu của thời xưa và thời nay nó có sự thay đổi. Chúng ta không nên bắt chước mọi tiêu chí của xã hội cũ mà nên thay đổi cho phù hợp với xã hội hiện đại. Vì rõ ràng trong xã hội hiện đại con người sống trong hoàn cảnh vô cùng khác với xã hội xưa. Vai trò của phụ nữ đang ngày càng có sự khác biệt, không chỉ còn ở trong gia đình, trong mái ấm và trong bếp của mình mà người phụ nữ đóng góp rất nhiều cho xã hội. Cho nên hiểu Công, dung, ngôn hạnh như thế nào cho đúng với thời nay mới là điều chúng ta cần bàn.

Tiến sỹ Phạm Thị ThúyTiến sỹ Phạm Thị Thúy
 
 

VOH: Tiến sỹ có thấy những phong trào như phụ nữ “ba đảm đang”, hay phong trào “giỏi việc nước, đảm việc nhà”  hiện nay, có phải là sự bóc lột đối với người phụ nữ, như một số ý kiến trên mạng xã hội không?

 

Tiến sỹ Phạm Thị Thúy: Phong trào “3 đảm đang” hay phong trào “giỏi việc nước, đảm việc nhà” nó có sứ mệnh trong lịch sử thời chiến tranh chúng ta rất cần hậu phương vững chắc và đề cao vai trò của phụ nữ và sự vững vàng ở hậu phương để cho người ở tiền phương bảo vệ tổ quốc, còn ngày nay nếu chúng ta chỉ nói đến “3 đảm đang” hay “giỏi việc nước, đảm việc nhà” cho riêng phụ nữ thôi là sự thiếu công bằng vì ai cũng cần giỏi việc nước, đảm việc nhà. Đàn ông cũng cần tham gia vào xây dựng kinh tế gia đình, nuôi dạy con cái, đóng góp vào việc nhà, giúp đỡ vợ con thì tôi cho rằng ai cũng cần. Từ người lớn đến trẻ em, từ người chồng đến người vợ chứ không phải chỉ người vợ. Cho nên nếu chúng ta cứ nhấn mạnh hai danh hiệu đó cho phụ nữ thì sợ rằng chúng ta đang khoác lên cho phụ nữ một cái ách, một cái áp lực mà buộc họ phải hoàn thiện, nếu không hoàn thiện thì giống như họ chưa làm tròn vai, chưa được như sự mong muốn của cộng đồng, xã hội  và gia đình. Theo tôi là không công bằng. Rõ ràng cái “giỏi việc nước, đảm việc nhà” đàn ông vô cùng cần. Chúng tôi làm nghiên cứu về gia đình về dạy con mà người chồng, người cha mà biết chăm sóc, nuôi dạy con cái, cùng chơi với con và đặc biệt nuôi dạy con thì đứa trẻ sẽ thông minh hơn, tự tin hơn và có nhiều điều kiện phát triển toàn diện hơn những đứa trẻ chỉ có mẹ chăm sóc và nuôi dưỡng.

VOH: Có quan niệm cho rằng, công dung ngôn hạnh chỉ dành riêng cho người phụ nữ, còn người đàn ông thì họ không cần thiết phải quan tâm đến điều này thì Tiến sỹ nghĩ như thế nào?

Tiến sỹ Phạm Thị Thúy: Xét ra 4 đức tính công dung, ngôn hạnh này nếu chiếu theo cho mọi người trong xã hội thì cũng không có gì sai. Công vẫn là sự giỏi giang, nói về nghề nghiệp chuyên môn, cách người đó thể hiện trong xã hội. Đó là cái tài của mỗi người để tạo ra của cải vật chất. Còn dung là cái dung nhan, hình ảnh bên ngoài là vẻ đẹp không chỉ tâm hồn mà cả vẻ đẹp hình thức mà ai cũng cần. Ngôn là cái ngôn ngữ là cách nói năng, cư xửa của mọi người thì thời nào cũng cần và ai cũng cần. Nam hay nữ nếu khéo léo trong việc giao tiếp và biết giao tiếp làm cho các mối quan hệ xung quanh hài hòa thì cuộc sống gia đình cũng như công việc của họ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Cái kỹ năng giao tiếp là chìa khóa để thành công cho nên không thể nói là chỉ có phụ nữ cần thôi còn nam không cần là hoàn toàn không đúng. Về yếu tố hạnh là đạo đức, phẩm hạnh là cách chúng ta sống với người khác, là cách chúng ta cư xử, đối đãi với người khác thì điều này bất kỳ ai cũng cần chúng ta không nên phân biệt đức tính này là của phụ nữ còn đức tính kia là của nam giới và nghĩ là nam giới không cần là hoàn toàn sai.

VOH: Nhân đây Tiến sỹ chia sẻ gì thêm về công dung, ngôn hạnh trước đây và công dung, ngôn hạnh  ngày nay có những điểm gì khác nhau?

Tiến sỹ Phạm Thị Thúy: Khác nhau rất nhiều. Cả nam và nữ đều cống hiến cho xã hội, đều làm những việc chuyên môn tạo ra sản phẩm, vật chất. Cho nên cái công ở đây chính là tài năng để mỗi chúng ta đóng góp cho xã hội này cũng là để nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình. Còn dung ngày nay thì xã hội vô cùng cần, đây chính là vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp hình thức. Nếu không coi trọng chúng ta sẽ làm mất đi cơ hội làm cho chúng ta sống thiện lành, tốt đẹp hơn với tất cả mọi người. Với ngôn thì trong xã hội này chúng ta không chỉ giao tiếp trong phạm vi nhỏ mà chúng ta giao tiếp với toàn thể thế giới. Cho nên cách chúng ta giao tiếp, ứng xử trên mạng xã hội, trong công việc, trong tất cả các mối quan hệ, cần có sự lịch thiệp, văn minh, hiện đại và người hiện đại này chúng ta cần có khả năng về ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp, ứng xử thông minh, lịch thiệp, khéo léo. Đây là nghệ thuật đi vào cuộc sống thành công và hiệu quả.  Còn hạnh là phẩm chất là đạo đức mà mỗi người đều vô cùng cần. Những người thành công đều là những người làm việc tử tế, sống tử tế. Có cái hạnh thì mới có được sự tín nhiệm, uy tín trong xã hội này.

VOH: Có thể nói cái nền tảng gia đình rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của một con người. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh như hiện nay cũng rất khó trong vấn đề phải làm sao để con mình hiểu và làm theo những chuẩn mực của đời trước. Vậy theo Tiến sỹ gia đình cần làm gì để thế hệ trẻ noi theo?

Tiến sỹ Phạm Thị Thúy: Bốn đức tính mà chúng ta đang bàn đến nếu như người cha, mẹ chú ý giữ gìn. Cái dạy con là dạy bằng hành vi chứ không phải dạy bằng lời nói vì thế nếu bố mẹ có công dung, ngôn hạnh tốt thì con cái cũng sẽ học được cái đức tính tốt đẹp của cha mẹ. Đặc biệt là tạo nên được cái nếp nhà, môi trường nhân cách để hình thành nên nhân cách của con ngày càng tuyệt vời hơn. Và tôi rất mong mỗi gia đình chúng ta hãy chú ý để rèn luyện chính mình, để tu tâm, dưỡng tính thì chính các con của chúng ta sẽ học được những điều hay, lẽ phải, những điều tốt từ chúng ta. Và tôi tin rằng con chúng ta nếu có 4 tứ đức này cũng là chìa khóa để con chúng ta thành công rồi. Trao cho con của cải không bằng trao cho con đức hạnh. Nếu tứ đức này nếu các bậc cha mẹ trau dồi trong cuộc sống hàng ngày cho con thì đó là món quà vô giá tặng con.

VOH: Xin cám ơn Tiến sỹ Phạm Thị Thúy!

TS Xã hội học, chuyên viên tham vấn tâm lý Phạm Thị Thuý đưa ra gợi ý cách xử lý các trường hợp học sinh đánh nhau do mâu thuẫn cá nhân.

TS Phạm Thị Thúy nhận thấy tình trạng đánh nhau ở học sinh trong thời gian gần đây đang gia tăng trở lại, đặc biệt là sau đợt nghỉ học do Covid-19.

Ngày 12/3, video hai nữ sinh lớp 10 trường THPT Phan Đăng Lưu (TP.HCM) đánh nhau bị tung lên mạng, trong khi cả lớp ngồi nhìn.

TS Phạm Thị Thúy thông tin việc nghỉ học trong thời gian dài, ở nhà học online, lướt mạng, chơi game, chịu áp lực từ các vấn đề học tập, gia đình có khó khăn về việc làm, kinh tế sa sút... cũng có thể là một số nguyên nhân khiến một bộ phận nhóm trẻ có những căng thẳng, bức xúc, "giận cá chém thớt", dễ dẫn đến các tình huống bạo lực.

Đánh nhau vì "nhìn đểu", "nói đểu"

Trong 10 năm tham gia chia sẻ về văn hóa ứng xử, phòng tránh bạo lực học đường, TS Phạm Thị Thúy nhận được nhiều tâm sự từ học sinh, giáo viên về nguyên nhân khiến học sinh gây gổ, đánh nhau.

Trong đó, sự khác biệt của học sinh trong lớp, trong trường như học giỏi, xinh đẹp, ngoại hình nổi bật... hoặc những học sinh quá khép kín (trầm tính, ít nói, không có nhiều bạn bè...) có thể là nguyên nhân khiến các em dễ bị bắt nạt, bị đánh.

len an hanh vi co vu bao luc anh 1

Hai nữ sinh lớp 10 trường THPT Phan Đăng Lưu (TP.HCM) đánh nhau. Ảnh: Cắt từ video.

Một lý do khác thường thấy bắt nguồn từ những hiểu lầm đơn giản như "nhìn đểu", "nói đểu". TS Thúy nhận định học sinh đang ở thời điểm nhạy cảm, hình thành cái tôi của bản thân, nên các em dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài.

Đôi khi người khác chỉ vô tình đi ngang qua, nhưng các em lại cho rằng đối phương đang "nhìn đểu" mình. Từ đó, nó trở thành cái cớ để đánh nhau, bắt nạt bạn bè.

Yêu đương cũng là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều học sinh đánh nhau. Việc đăng đàn, bình luận những lời lẽ khiếm nhã, khiêu khích lên mạng khiến các em nổi nóng, muốn đánh nhau để dằn mặt.

TS Phạm Thị Thúy phân tích thêm khía cạnh tâm lý để làm rõ các nguyên nhân nêu trên. Ở độ tuổi này, não bộ của trẻ chưa phát triển toàn diện. Vì thế, khả năng kiểm soát cảm xúc, hành vi của các em chưa tốt.

Hơn nữa, nhưng tác động bên ngoài như vấn đề gia đình, áp lực bài vở, thiếu ngủ, cũng khiến nhiều học sinh rơi vào trạng thái bất ổn, dễ kích động, muốn giải tỏa cảm xúc.

Các em cũng muốn thể hiện bản thân và khẳng định cái tôi với người khác. Đặc biệt, khi chơi theo nhóm, trẻ có xu hướng bắt chước mọi suy nghĩ, hành vi của bạn bè. Từ đó nảy sinh các hành vi bắt nạt theo nhóm hoặc đánh hội đồng.

"Những học sinh cô đơn, ít bạn bè sẽ dễ trở thành đối tượng bị cô lập, bắt nạt", TS Thúy nói.

Cần lên án và xử phạt nghiêm

Đối với trường hợp những học sinh hò reo, cổ vũ bạn đánh nhau, ngăn cản bạn bè can ngăn, quay phim đăng mạng… TS Phạm Thị Thúy đề nghị phải lên án và xử lý nghiêm để làm gương.

Bà cho rằng việc cổ vũ đánh nhau đang thể hiện học sinh đó thiếu tình cảm, thiếu ý thức trách nhiệm với bạn bè. Thay vì can ngăn hoặc nhờ người lớn giải quyết, các em lại thờ ơ với sự an toàn của người khác. Đó là điều không thể chấp nhận được.

"Bên cạnh việc phạt những học sinh đánh nhau, tôi đề nghị nhà trường nên xử lý các đối tượng cổ vũ bạo lực và đăng lên mạng", TS Thúy nhấn mạnh.

Để xử lý triệt để và đảm bảo an toàn cho học sinh sau sự cố, cha mẹ, nhà trường cần theo dõi, giám sát các em thường xuyên, tránh để các em gây gổ, tiếp tục đánh nhau. Đồng thời, người lớn phải tìm hiểu nguyên nhân xích mích, lắng nghe ý kiến từ hai phía và những người liên quan, từ đó tìm cách hóa giải.

Nếu mâu thuẫn của trẻ không được giải quyết triệt để, "lửa giận" trong lòng các em sẽ tích tụ dần và bùng phát như một ngọn núi lửa. Khi đó, người lớn rất khó để can thiệp, cứu vãn.

Nhà trường cũng cần đưa ra hình thức xử phạt nghiêm minh, giúp trẻ hiểu ra lỗi lầm, hậu quả của vấn đề đang gây ra. TS Thúy đề xuất các nhà trường có thể phạt học sinh lao động công ích, dọn vệ sinh, thay vì nêu tên trước toàn trường hoặc đuổi học.

Nêu tên trước toàn trường là cách xử lý phản giáo dục. Sau khi đánh nhau, gây gổ, tâm lý trẻ chưa hoàn toàn ổn định. Xử phạt công khai sẽ khiến các em bị tổn thương lòng tự trọng, khó có thể nhận ra lỗi lầm và thay đổi bản thân.

"Nhà trường cần có hình thức xử phạt mang tính răn đe, nhưng bảo vệ lòng tự trọng của trẻ để trẻ có cơ hội nhận lỗi, sửa lỗi", chuyên gia nêu.

Cha mẹ, nhà trường cần kịp thời quan tâm tình trạng tâm, sinh lý của trẻ. Nếu trẻ có biểu hiện khác lạ, người lớn cần hỏi han, động viên, giúp các em vượt qua những khó khăn ở tuổi dậy thì.

Ngoài ra, các nhà trường cần đề cao giáo dục đạo đức và nâng cao tinh thần học tập cho học sinh. Giáo dục đạo đức không chỉ gói gọn trong bài giảng môn Giáo dục công dân, mà còn cần sự quan tâm của tất cả mọi giáo viên các môn học khác, tất cả những người lớn xung quanh trẻ. Người lớn cần giáo dục đạo đức qua sự làm gương trong hành vi ứng xử trong đời sống hàng ngày.

Theo TS Thúy, trong lớp học nếu giáo viên áp dụng phương pháp sư phạm tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, giúp trẻ được nghĩ, nói, bày tỏ, hợp tác, được thực hành lớp học sẽ có sự hấp dẫn, hữu ích, từ đó tạo đoàn kết giữa các học sinh và qua đó các em nhận sự quan tâm ấm áp từ thầy cô, bạn bè, các em sẽ được hướng tới những suy nghĩ, cảm xúc hành vi đẹp và hạn chế những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực, hành vi bạo lực.

Học cách giải quyết mâu thuẫn và bảo vệ bản thân

Mâu thuẫn của trẻ có thể bộc phát trong mọi thời điểm, nhưng phần lớn đều hình thành trong một thời gian dài. Khi nhận thấy bản thân và bạn bè đang có mâu thuẫn, trẻ cần học cách giải quyết và xoa dịu. Nếu không thể tự giải quyết, học sinh có thể nhờ đến bên thứ ba là bạn bè, cha mẹ, thầy cô... cùng đồng hành giải quyết.

"Khi các em xử lý xung đột sớm, bạo lực sẽ không thể xảy ra", TS Thúy chia sẻ.

Khi bị người khác dọa đánh, các em không nên im lặng. Việc đầu tiên cần làm là báo với cha mẹ, thầy cô hoặc người lớn để nhờ giải quyết. Nếu người khác vô cớ kiếm chuyện, hãy giữ khoảng cách an toàn. Điều trẻ cần lưu ý là không được hoảng loạn, trong những tình huống bị chặn đánh, bao vây, các em cần lưu ý những điểm sau:

Thứ nhất là nhận diện đối phương có bao nhiêu người, có sử dụng hung khí hay không. Đồng thời quan sát và tìm lối thoát an toàn nhất cho mình.

Thứ hai là tìm cách né đòn và nhanh chóng thoát khỏi vùng nguy hiểm. Nếu đang ở khu vực đông người, các em có thể vừa chạy vừa la to để cầu cứu, nếu ở nơi vắng vẻ, không có nhà dân, hãy chọn hướng sau lưng đối phương để bỏ chạy. TS Phạm Thị Thúy khuyên trẻ nên chạy quanh co để đánh lạc hướng và khiến đối phương kiệt sức.

"Phòng" vẫn là biện pháp an toàn hơn "chống". Vì thế, trẻ hãy bảo vệ bản thân bằng cách đi theo từng nhóm, hạn chế đi một mình ở nơi vắng vẻ. Nếu có cơ hội, các em nên học võ để biết cách tự vệ trong một số tình huống cần thiết.

Ngoài ra, trẻ cần lưu ý lời nói, hành động thường ngày, tránh gây hấn, sử dụng ngôn ngữ thù địch với người khác, đặc biệt là khi giao tiếp trên mạng.

Nếu bắt gặp người khác bị đánh, bị bắt nạt nhưng không thể can ngăn, xử lý, các em nên tìm đến sự hỗ trợ của người lớn, không nên tiếp tay, cổ vũ hành vi bạo lực. Biết cách xử lý khéo léo, kịp thời, các em sẽ giúp bản thân và người khác tránh khỏi nạn bạo lực học đường và những xích mích không đáng có.

Gần đây, các vụ bạo lực học đường liên tiếp xảy ra trên địa bàn cả nước. Trong 15 ngày, tỉnh Đắk Lắk xảy ra 4 vụ học sinh tụ tập đánh nhau, trong đó có một vụ dùng dao, gạch đá để tấn công, khiến một học sinh nhập viện vào ngày 9/3.

Trước đó, vào ngày 24/2, một nhóm học sinh trường THPT Xuân Trường (Nam Định) xích mích và đánh nhau trong nhà vệ sinh. Đến ngày 8/3, đoạn video bị phát tán trên mạng xã hội.

 

Nguồn: https://zingnews.vn/co-vu-ban-danh-nhau-la-hanh-vi-dang-len-an-post1192771.html?fbclid=IwAR1cxwSL3uz7a4zTnKjprj5Ef1i0aF13nt2bT75uedvO1ancOkueBJfjNYs

Lâu nay, không chỉ bỏ quên nhiều kỹ năng sống, người ta còn quên mất nhu cầu hạnh phúc tự thân và giải phóng chính mình khỏi những định kiến của xã hội. Vì sao nam sinh không thể học nấu ăn, may vá, chăm con, làm người thanh lịch? Hạnh phúc vốn dĩ đâu phân biệt giới tính…

Cho nên, có thể nói, việc Huế triển khai dạy thí điểm môn nữ công gia chánh trong trường THPT Hai Bà Trưng như là một phần trong tiến trình xây dựng "cốt cách Huế, xứ Huế hạnh phúc", là một quyết định đáng hoan nghênh! Thậm chí, có người còn nói, đó là một sự "cởi trói" gián tiếp cho đấng mày râu khỏi quan điểm đàn ông phải là trụ cột gia đình, phụ nữ phải tề gia nội trợ.

Sinh ra, mỗi người đều có sự lựa chọn cho chính mình để làm điều họ muốn, để vui sống và cân bằng. Biết nấu ăn, chăm sóc con cái, biết cách làm cha làm mẹ, biết làm đẹp cho cuộc sống và chính mình, phải chăng, như thế người ta đã đặt một chân vào cửa hạnh phúc?

Tuy nhiên, quyết định này cũng gây ra nhiều tranh cãi. Liệu phụ nữ có bị áp đặt tiêu chuẩn"công dung ngôn hạnh" như thời phong kiến, khoét sâu bất bình đẳng giới; còn nam sinh khi học nấu ăn liệu có bị mất đi nam tính? Là bởi, việc khôi phục môn học gia chánh trong nhà trường như là một thách thức cả những giá trị về hạnh phúc và bình đẳng giới.

Nữ công gia chánh chỉ là một tên gọi, và có thể phải đặt thêm một cái tên khác, để nam giới cũng có thể yên tâm theo học mà không phải phân vân "lạc giới".

Xứ Huế đang đi tiên phong khi khôi phục cốt cách Huế của mình. Nói không  với rác, nói không với chửi thề, nam giới đến công sở thứ 2 mặc áo dài, và giờ đây - khôi phục môn học nữ công gia chánh trong nhà trường, như một giá trị mang đậm bản sắc văn hóa Huế.

Thử tưởng tượng, bao nhiêu bậc cha mẹ khi tiễn chân con cái đi du học, mới giật mình, hóa ra rất nhiều bạn trẻ chưa hề nấu cơm được ngày nào! Kỹ năng giặt giũ, ủi áo quần, chăm lo dinh dưỡng và sức khỏe cho bản thân cũng không có, chứ đừng nói đến kỹ năng chi tiêu khi "ôm" một cục tiền lớn trong tay. Lúc đó, có tiền cũng chưa chắc giúp được con cái của họ, thậm chí, nhiều bạn trẻ đã bị stress khi lần đầu sang  xứ lạ mà không thành thạo kỹ năng sống cơ bản.

Nữ công gia chánh không chỉ dành cho phái đẹp - Ảnh 2.

Đàn ông nam tính là người biết bao bọc, chăm sóc cho người thân. Ảnh minh hoạ - Hương Vũ.

Có một dạo, các môn học hướng nghiệp bắt buộc con trai đương nhiên học nghề điện, tiện, hàn…; con gái học nghề thêu thùa, may vá… Nhưng có không ít cậu con trai rất sợ máy móc, sợ bị điện giật mà vẫn phải cắn răng chịu đựng học cho xong, trong khi nhiều em có thiên hướng nấu ăn ngon, may rất đẹp thì lại không dám và không có chỗ để đăng ký học nghề.

Quyết định này không khiến cho lý thuyết bình đẳng giới bị sụp đổ, mà ngược lại.

Thế giới đã thay đổi, con người ta thực sự sống là để mưu cầu niềm vui và hạnh phúc. Bây giờ, cách tìm niềm vui  cũng khác xa với ngày trước. Học gia chánh như một môn nghệ thuật giải trí giúp đàn ông xây dựng một gia đình ấm áp, hạnh phúc hơn. Không chỉ riêng Huế muốn xây dựng cốt cách văn hóa riêng cho người Huế, ai cũng có thể tự nấu ăn,  tự phục vụ mình,  mà người ta còn nhắm đến một xã hội hạnh phúc. Và mô hình này nên nhân rộng ra cả nước để không còn suy nghĩ lạc hậu, mặc định góc bếp là của riêng phụ nữ. 

Rõ ràng, một quốc gia phát triển, là khi nam nữ đều học nấu ăn, học gia chánh, học làm cha,  làm mẹ, phát triển những kỹ năng sống toàn diện. Cũng phải nói thêm rằng, đến thời điểm này, phụ nữ ra ngoài làm việc không thua đàn ông nhưng về nhà lại còn gánh thêm trọng trách chăm con cùng một loạt việc nhà thì quả là một sự chịu đựng vô cùng lớn! Vất vả, cáng đáng nhiều việc như thế nhưng phụ nữ Việt không được cánh mày râu chia sẻ và công nhận vai trò của họ trong gia đình, thì bao giờ mới có "bình đẳng giới"?

Dưới góc độ tâm lý và xã hội học, Tiến sĩ Phạm Thị Thúy cho rằng, thời nào cũng vậy, nhất là thời hiện đại, đàn ông và đàn bà đều tham gia thị trường lao động. Việc phải tự chăm sóc bản thân, tự nấu nướng là tự chăm sóc cho chính mình. Sau này, bố mẹ muốn con mình không khổ thì phải dạy nấu ăn ngay từ đầu. Thứ 2, xã hội hiện đại, mọi người bình đẳng, đàn ông sẽ giúp vợ mình chăm sóc con cái tốt hơn. Đó chính là điều tuyệt vời cho hạnh phúc gia đình. Nhiều gia đình đổ vỡ chỉ vì người chồng vô tâm, không biết chăm sóc cho bạn đời.

Nếu cả nhà không đồng hành vào bếp thì mất đi cơ hội hòa đồng và dạy con tự lập. Hình ảnh vợ nấu ăn, chồng xem ti vi là hình ảnh phản cảm không còn phù hợp với đời sống hiện đại. Khi ông bố vào bếp, người mẹ hạnh phúc khi được chia sẻ việc nhà, con cái học làm theo, và họ gìn giữ hạnh phúc gia đình được lâu dài.

"Tôi không thấy mâu thuẫn ở luận đề đàn ông vào bếp sẽ mất đi nam tính. Chính đó mới là nam tính của đàn ông. Đàn ông nam tính là người biết bảo bọc, chăm sóc, yêu thương, nâng niu người mình yêu, nâng niu vợ con mình", bà Thúy phân tích.

Ở phương Tây, đàn ông vào bếp là chuyện tự hào của họ, chứ không mất "nam tính" như người Việt thường  nghĩ. Và trên thực tế, có rất nhiều nam đầu bếp nổi tiếng và thành công trên thế giới.

Biết đâu, sinh ra làm "trụ cột" cho gia đình là gánh nặng của không ít đấng mày râu, còn "trụ cột" tổ ấm lại là gánh nặng của phụ nữ.  Mỗi người có những năng lực khác nhau, hãy để nam, nữ sống với sự lựa chọn của chính mình và của xã hội. Nên phát huy thế mạnh của mỗi người và tôn trọng  ý thích của họ. Đó cũng chính là sự giải phóng cả đàn ông và đàn bà! Đó cũng chính là quan hệ bình đẳng giới đang dần được kiến tạo, dù vẫn còn rất xa…

 

Nguồn: https://danviet.vn/nu-cong-gia-chanh-khong-chi-danh-cho-phai-dep-20210320171916209.htm?fbclid=IwAR3E-59PzkRwTty3cTFbMn9r8iX3UG5bkBgqVh-MEi3o4BBb6sZuDCWnIVg

Trẻ có xu hướng bắt chước hành động của cha mẹ hơn là nghe theo những lời dạy dỗ tốt đẹp.
 

Cha mẹ thường than thở con không nghe lời, nguyên nhân do đâu? (ảnh minh hoạ)

“Tại sao mẹ bắt con làm điều mẹ không làm được”

Mong ước của mọi bậc cha mẹ là nuôi dưỡng nên những đứa con giỏi giang, ngoan ngoãn, trưởng thành. Thế nhưng, nhiều trong số họ đang làm sai cách.

Chị Hà Phương (Hà Nội) từng sững sờ khi câu con trai 10 tuổi hét toáng lên rằng: “Tại sao mẹ lại bắt con làm điều mà mẹ không làm được”. Chị phạt con nghiêm khắc vì tội nói dối, sau đó bị con vặn lại rằng, chính con cũng vừa thấy mẹ nói dối bố về chiếc váy vừa mua. Chị không ngờ, cách xử sự của mình lại phản chiếu con trẻ rõ ràng đến thế.

Chị Minh Châu (Hà Nội) cũng than thở, tại sao chị dạy con ngày đêm, kiên nhẫn ngồi bên con cả tiếng đồng hồ giải thích những việc nên làm, việc không nên làm mà sau đó mọi thứ vẫn đâu vào đấy. Con chị vẫn thốt ra vài câu chửi tục khiến chị điếng người, vẫn làm đâu bỏ đó, quên luôn sự hiện diện của chiếc thùng rác và đôi khi còn nói dối chuyên nghiệp.

“Rồi tôi nhận ra, con mình có tất cả điều kiện thuận lợi nhất để học thói hư, tật xấu đó. Bố thường chửi thề khi chơi game, bà thì ngay cả lức cưng nựng cháu cũng nói: “Tiên sư cha nhà anh”. Bản thân tôi cũng có lúc quá mệt nên tiện tay giật chiếc mác quần áo rồi quăng vào góc nhà… Và cả những lần nói dối nhau nữa, ai cũng nghĩ, con cháu còn nhỏ chẳng biết gì”, chị nói.

Cha mẹ có đang dạy con đúng cách? (ảnh minh hoạ)

Bậc cha mẹ nào cũng dạy con điều hay lẽ phải nhưng những việc họ làm lại chưa tử tế. Có người vì vội chở con đi học mà thản nhiên vượt đèn đỏ, luồn lách, phi xe lên vỉa hè, dẫn con đi mua đồ thì không chịu xếp hàng, tích cực chen lấn, thể hiện tính khôn lỏi, vô tư nói tục, chửi bậy trước mặt con… Có người muốn con trung thực nhưng bản thân lại hay nói dối, muốn con chăm đọc sách nhưng cả ngày lại cắm cúi dùng điện thoại… Điều đó có phải mong ước viển vông?

Cha mẹ là số phận của con cái

“Với một đứa trẻ, cách dạy tốt nhất là làm gương chứ không phải bằng lời nói”, đó là ý kiến của Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thuý (Giảng viên trường Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở TP.HCM).

Theo chị, có nhiều việc, cha mẹ không làm được mới bắt con làm, bản thân cha mẹ không được chỉn chu trong mọi hành vi nhưng lại yêu cầu con phải chỉn chu. Đó là cách dạy ngược. Cha mẹ dạy con lời hay lẽ phải xuất phát từ mong muốn con ngoan ngoãn, trưởng thành nhưng họ đi ngược lại với phương pháp giáo dục nên thường không thành công.

“Trẻ con học chúng ta từ những gì chúng nhìn thấy chứ không phải từ những gì chúng nghe thấy nên cha mẹ cần dạy con qua hành vi chứ không phải dạy qua lời nói. “Lời nói gió bay” mà. Đó là lý do vì sao nhiều bậc cha mẹ than vãn, dạy nhưng con không nghe lời. Bởi họ dạy sai cách.

Trong việc dạy con, làm gương là cực kỳ quan trọng. Chúng ta làm gương tốt mỗi ngày thì từ từ trẻ sẽ học được điều tốt ấy”, Tiến sĩ Xã hội học chia sẻ.

Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thuý

Theo chuyên gia, việc “dạy con một đường, cha mẹ làm một nẻo” sẽ đem đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Hậu quả trước mắt là con không nghe lời và cha mẹ ngày càng phải nói nhiều hơn, dần dà, con trẻ sẽ có sự chống đối. Cuối cùng, con sẽ phán xét lại bố mẹ bởi bố mẹ nói nhưng không làm. “Lâu dần, cha mẹ sẽ đánh mất uy tín trước con cái và rồi dù bố mẹ làm gương, con trẻ cũng không nghe theo”, chị nói.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương (Chuyên gia giáo dục) cũng có cùng quan điểm. Chị khẳng định: “Giáo dục không phải là nói lời hay. Giáo dục là tạo môi trường để trẻ phát triển”.

“Những hành vi như vi phạm giao thông, chen lấn, không xếp hàng, khôn lỏi, nói tục chửi bậy trước mặt trẻ… cũng tạo ra môi trường cho trẻ nhưng đó là môi trường độc hại cho con và con sẽ trở thành người khiếm khuyết về nhân cách. Cha mẹ là số phận của con cái. Mọi lời hay ý đẹp của bố mẹ chỉ là gió thoảng qua, môi trường bố mẹ tạo ra mới chính là thứ tác động tới con”, chị Thu Hương chia sẻ.

Tuy vậy, theo chị Thu Hương, bố mẹ không nhất thiết phải thanh lọc tuyệt đối mọi thứ xấu xa trong môi trường của con mà cần biến những thứ đó thành mục tiêu để mọi thành viên trong gia đình loại trừ. Khi đó, việc giáo dục sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.

“Tập trung giáo dục đạo đức, kỹ năng, tạo điều kiện tối đa để con trải nghiệm và thử thách bản thân, chú trọng hoàn thiện môi trường gia đình là cách để phát triển nhân cách trẻ”, chị Thu Hương cho biết thêm.

Nguồn: https://danviet.vn/bo-me-day-con-loi-hay-y-dep-nhung-lai-chui-bay-lach-luat-truoc-mat-con-502020227091801.htm

Nữ ca sĩ Thái Trinh đăng tải một bức tâm thư dài, tố nhân viên quay phim sàm sỡ mình bằng lời nói.

Thái Trinh bức xúc khi bị quấy rối bằng lời nói

Câu chuyện ca sĩ Thái Trinh bị nhân viên quay phim quấy rối bằng lời lẽ thô tục khiến dân mạng xôn xao những ngày gần đây.

Cụ thể, vào trưa 22/3, nữ ca sĩ đăng một bức tâm thư dài trên Facebook cá nhân, kể lại tình huống bị sàm sỡ bằng lời nói khi tham gia ghi hình cho một gameshow. Trong phần chơi bấm chuông nhanh, thấy nữ ca sĩ có thao tác bấm chuông nhanh gọn, một nhân viên quay phim buông lời châm biếm: “Tay bấm chuông nhanh thế này chắc quen cầm c*** nhiều rồi”. Lời lẽ này khiến Thái Trinh vô cùng bức xúc, cho rằng nam nhân viên quay phim đang quấy rối mình và yêu cầu đối phương xin lỗi.

Chia sẻ của nữ ca sĩ nhận được sự ủng hộ của nhiều người. Một số người nhân đây kể lại những tình huống tương tự từng gặp phải và thường chọn cách im lặng thay vì lên tiếng phản đối như Thái Trinh.

“Một nam đồng nghiệp từng nhìn chằm chằm vào chân tôi và nói: “Đầu gối thâm thế kia chắc quan hệ thành thục lắm rồi”. Đám người xung quanh gồm cả nam cả nữ cười phá lên mặc cho tôi đỏ bừng mặt xấu hổ. Hồi đó tôi chỉ nghĩ, sao họ có thể đùa cợt vô tư thế, còn giờ thì tôi tin chắc đó là hành vi quấy rối tình dục”, Hiền Vũ kể lại.

Thuỳ Trâm cũng chia sẻ câu chuyện của chính mình: “Tôi từng đăng một bức ảnh tập gym lên Facebook với bộ đồ tập khá bó. Vài người bạn nam vào bình luận: “Mông kia mà… thì phê thôi rồi”, “Nhìn ảnh Trâm mà rạo rực cả người”… Tôi lập tức xoá ảnh đó và cảm thấy hổ thẹn suốt thời gian dài. Nhưng tại sao người hổ thẹn lại là tôi nhỉ?”.

Một số người cho rằng, những lời nói tục tĩu chỉ là sự đùa vui

Thế nhưng, không phải ai cũng nhận ra mình bị quấy rối bằng lời nói, không phải ai cũng thừa nhận, những lời nói thô tục thực chất là một hành vi quấy rối tình dục. Nhiều người cho rằng, đó chỉ là những câu nói đùa cợt vui vẻ, không ảnh hưởng đến thể trạng sức khoẻ của ai.

Cũng như ca sĩ Thái Trinh sau đó đã phải có thêm một bài chia sẻ dài khác trên Facebook, trần tình việc mình bị cho là làm lố, nhạy cảm thái quá… khi tố nhân viên quay phim sàm sỡ bằng lời nói.

Vậy thế nào là quấy rối tình dục, biểu hiện và cách xử lý ra sao?

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia tâm lý Phạm Thị Thuý (Giảng viên trường Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở TP.HCM), tác giả cuốn sách “Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con” để bàn luận thêm về vấn đề này.

Chuyên gia khẳng định: “Nếu như những gì nữ ca sĩ Thái Trinh chia sẻ là sự thật thì cô ấy đã bị quấy rối tình dục bằng lời nói”.

Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Thuý

Chuyên gia Phạm Thị Thuý cho hay, theo Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), có 5 hành vi báo động về kẻ xâm hại tình dục gồm: báo động nhìn, báo động nói, báo động sờ chạm, báo động ôm và báo động một mình. Việc có những lời lẽ tục tĩu khi nói chuyện được xem là một hành vi quấy rối tình dục bằng lời nói.

Nạn nhân của hành vi quấy rối tình dục phải ý thức được đó là một hành vi sai trái và phản ứng dứt khoát bằng thái độ, ánh mắt và cả hành động. Hãy nói không với hành vi quấy rối và lập tức tránh xa thủ phạm.

Những người xung quanh thay vì im lặng, phải có trách nhiệm liên tiếng, ngăn chặn bất kỳ hành vi nào có liên quan đến 5 báo động đỏ nói trên.

“Tôi nhớ, từng có một nữ ca sĩ lên tiếng kể lại quá khứ bị ấu dâm của mình, sau đó đã hình thành lên một làn sóng mà rất nhiều người sẵn sàng nói ra câu chuyện tương tự. Chúng ta khi chứng kiến một hành vi nào đó liên quan đến 5 báo động đỏ nói trên đều phải lên tiếng ngăn chặn ngay và luôn. Biết đâu đấy, một trong số chúng ta lúc nào đó cũng có thể trở thành nạn nhân của hành vi quấy rối”, chuyên gia tâm lý chia sẻ.

Nguồn: https://danviet.vn/thai-trinh-to-nhan-vien-quay-phim-quay-roi-chuyen-gia-ly-giai-the-nao-50202124391558015.htm

Page 11 of 18

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.