Sau khi chương trình Olympia kết thúc, cộng đồng mạng chỉ trích quán quân Olympia vì những cử chỉ bị cho là 'thái quá'. Tuy nhiên nhiều người cho rằng đây chỉ là hành động thể hiện sự tự tin, là cảm xúc của sự thăng hoa.
Thu Hằng thể hiện sự tự tin trong cuộc thi /// Ảnh: Chụp màn hình 
Thu Hằng thể hiện sự tự tin trong cuộc thi
ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
 

Đó là cảm xúc thật!

Sau khi chương trình chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2020 khép lại vào ngày 20.9. Cộng đồng mạng đã chỉ trích những cử chỉ, hành động, việc bộc lộ cảm xúc bị cho là "thái quá" của quán quân Nguyễn Thị Thu Hằng, học sinh Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình.

Theo đó, trong chương trình này Thu Hằng đã có những hành động “ăn mừng” như chỉ tay lên trời, dang rộng hai tay những lúc trả lời đúng câu hỏi… Bên cạnh đó, nữ sinh này còn thể hiện cảm xúc vui mừng khi “đối thủ” chọn gói câu hỏi an toàn. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây là hành động của một người trẻ tự tin và sống thật với cảm xúc của mình.

Đã trải qua những cảm xúc khá giống thí sinh Thu Hằng, Nguyễn Khắc Quốc Huy, 24 tuổi, công tác Đoàn thanh niên Q.10, TP.HCM, cho biết hành động của Thu Hằng làm anh nhớ về những cuộc thi mà anh tham gia. “Khi mình đoạt giải nhất tại một cuộc thi, mình bị đứng hình, sau đó là nhảy dựng lên. Mình thấy thí sinh thể hiện cảm xúc trong cuộc thi là điều bình thường. Và nó cũng thể hiện sự quyết tâm để giành chiến thắng”, Huy bộc bạch.

Xem những hành động đầy tự tin của Thu Hằng, Nguyễn Thị Tuyết Anh, 20 tuổi, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết những cảm xúc của Thu Hằng khi giành chiến thắng là thật, là cảm xúc của sự chiến thắng".
Tương tự, chứng kiến những hành động đầy tự tin của Thu Hằng, Hoàng Đức Anh, 19 tuổi, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, chia sẻ: "Với mình, cảm xúc của Thu Hằng là điều bình thường, thể hiện sự vui mừng khi giành phần thắng".
Võ Phi Thành Đạt, sinh viên Học viện Cán bộ TP.HCM, chia sẻ Thu Hằng là một người hồn nhiên, bản lĩnh và rất thật với cảm xúc của mình. "Theo mình thấy, cảm xúc là thứ gì đó thật tuyệt vời, nó làm cho con người ta trải nghiệm cuộc sống, buồn thì khóc vui thì cười. Cách thể hiện cảm xúc của bạn ấy không có gì quá đáng, do một số khán giả đã 'soi' quá mức nên đã làm phức tạp hóa vấn đề", Thành Đạt cho biết.
Quán quân Olympia bị chê trách thái độ: Chỉ là cảm xúc của sự thăng hoa! - ảnh 1

Tiến sĩ Thúy mong muốn người trẻ luôn tự tin vào bản thân và sống thật với chính mình

ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH

"Hãy cứ tự tin và luôn là chính mình"

Là người theo dõi hết chương trình chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2020, tiến sĩ Phạm Thị Thúy, giảng viên, chuyên viên tham vấn tâm lý Học viên Hành chính Quốc Gia, TP.HCM, cho biết cảm xúc là của mỗi cá nhân, mọi người có quyền bộc lộ niềm vui hay nỗi buồn theo cách riêng của mình miễn không làm hại ai nên những cử chỉ, hành động bộc lộ cảm xúc của thí sinh Thu Hằng là hết sức bình thường, đây còn là “biểu hiện” ở một người tự tin.

Cô Thúy chia sẻ: “Bản thân tôi không nhận thấy một sự kiêu ngạo nào của bạn Hằng ở trong chương trình Olympia. Em Hằng đã bộc lộ cảm xúc rất vô tư và tự nhiên. Đó là cảm xúc của thăng hoa sau những nỗ lực hết sức, điều này bất kỳ ai cũng có nhưng chỉ có người tự tin mới dám bộc lộ hết mình. Hay nói cách khác là Hằng đang sống thật với bản thân... Tôi mong em hãy cứ tự tin và luôn là chính mình dù bất cứ ở đâu. Ai nói gì em hãy mỉm cười và sống chân thành như em là nhé”.

Cùng quan điểm với cô Thúy, chuyên gia giáo dục Nguyễn Khánh Chi, công tác tại Công ty phát triển Giá trị sống (TP.HCM), bày tỏ trong những khoảnh khắc thành công, Thu Hằng đã vui mừng một cách tự nhiên. Đó là hạnh phúc của chiến thắng, niềm vui của chinh phục và quan trọng nhất là vượt qua chính mình trong phút giây tỏa sáng. Chúng ta không nên phán xét một cách cảm tính và vội vàng kết luận hành động của người khác là tốt hay xấu khi chưa suy xét trong bối cảnh cụ thể.

Chuyên gia giáo dục Nguyễn Khánh Chi nói: “Mọi cảm xúc chân thật nên được tôn trọng. Nhất là trong giáo dục, phụ huynh hay những người đi trước hãy cho phép các bạn trẻ được sống là chính mình với suy nghĩ chân thật để thế giới xung quanh của họ là lăng kính phản chiếu đúng sắc màu của cuộc sống”.

Quán quân Olympia bị chê trách thái độ: Chỉ là cảm xúc của sự thăng hoa! - ảnh 2

Cha mẹ cần tạo môi trường cho con nói lên tiếng nói của bản thân 

ẢNH: TẤN ĐẠT (ẢNH MINH HỌA)

Vị chuyên gia này còn nhấn mạnh: “Một số bạn trẻ đang đánh mất dần nét hồn nhiên trong sáng. Nguyên nhân phần nhiều do nỗi sợ, sợ bị chê trách, sợ không giống với số đông, sợ bị cha mẹ la rầy, sợ mọi người không yêu thương mình nữa... và khi xuất hiện một phiên bản sống thật với bản thân sẽ dễ dàng gặp phải phản ứng của đám đông. Do đó, cha mẹ cần tạo môi trường cho con nói lên tiếng nói của bản thân và quan trọng nhất là con có thể gọi đúng được cảm xúc của con người thật trong con”.

Kết quả chung kết chương trình Đường lên đỉnh Olympia 2020: Nguyễn Thị Thu Hằng (Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) đạt giải nhất. Giải nhì thuộc về Vũ Quốc Anh (Trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk). Lưu Đào Dũng Trí (Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm, Hà Nội) và Văn Ngọc Tuấn Kiệt (Trường THPT thị xã Quảng Trị, Quảng Trị) giành giải ba.

Quán quân Olympia bị chê trách thái độ: Chỉ là cảm xúc của sự thăng hoa! - ảnh 3

Nguyễn Thị Thu Hằng (Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình) xuất sắc đạt giải nhất

Ảnh: Chụp màn hình

 

 

Nguồn: https://thanhnien.vn/gioi-tre/quan-quan-olympia-bi-che-trach-thai-do-chi-la-cam-xuc-cua-su-thang-hoa-1282019.html?fbclid=IwAR01KtXOLzJBm1A5puHqGpgeM82N-IdvIb_eh8kFp3OWgpQUYIOdpN_KyYQ

 
Để phòng chống dịch bệnh Covid-19, nhiều người trẻ cho biết sẽ hạn chế đi chùa, thay vào đó sẽ dành thời gian nhiều hơn bên gia đình trong mùa lễ Vu lan.
Nhiều người đến chùa được đo thân nhiệt phòng dịch Covid-19

 /// Ảnh: Tấn Đạt 
Nhiều người đến chùa được đo thân nhiệt phòng dịch Covid-19
ẢNH: TẤN ĐẠT
 

Quan trọng là tâm mình

Sau cơn mưa nặng hạt vào chiều 1.9, chúng tôi có mặt tại một ngôi chùa ở Q.10, TP.HCM. Cũng tại đây nhiều người trẻ đi cùng với gia đình mình để cầu an, cầu phúc cho người thương yêu vào dịp lễ Vu Lan.

Cầm đóa sen trên tay, chị Nguyễn Thị Anh Thư, 29 tuổi, trú hẻm 37 Thành Thái, Q.10, TP.HCM cho biết đã tranh thủ đi sớm hơn một ngày vì sợ cảnh đông đúc vào ngày mai (15.7 âm lịch), hiện tại dịch Covid-19 vẫn còn khó lường, nên vấn đề an toàn cho bản thân và gia đình được đặt lên hàng đầu.

“Vào những ngày rằm hay mùng 1 thì mình thường chọn vài ngôi chùa bất kỳ theo sở thích để đến cầu bình an, may mắn cho bản thân và gia đình. Với mình đi chùa để lòng mình lắng đọng, bỏ hết những sân si...”, chị Thư nói.

Lễ Vu lan: Người trẻ dành nhiều thời gian bên gia đình - ảnh 1

Nhiều người trẻ tranh thủ đi chùa cầu an vào 1.9 (14.7 âm lịch)

ẢNH: TẤN ĐẠT

Cũng có mặt tại ngôi chùa này, anh Lê Khánh An, 27 tuổi, đang ở trọ tại hẻm 45 Lý Thường Kiệt, Q.11, TP.HCM, cho biết trong mùa dịch Covid-19 chỉ đi những ngôi chùa có đảm bảo công tác phòng dịch và hạn chế tụ tập đông người. Với anh Khánh An, đi chùa trong dịp lễ Vu lan là nhắc nhở con cháu nhớ đến công sinh thành của cha mẹ, ông bà.

“Theo mình, việc hiếu thảo có nhiều cách thể hiện, trong đó cầu bình an đến gia đình, ba mẹ từ tâm của mình cũng thể hiện sự hiếu thảo rồi”, anh Khánh An chia sẻ.

Hành động, lòng thành chính là cốt lõi

Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính Quốc Gia, cho biết ngày lễ Vu lan báo hiếu xuất phát từ Phật giáo. Chữ Hiếu luôn được xem là một giá trị đạo đức quan trọng nhất của người Việt Nam. Lễ Vu lan ngày càng được mọi người quan tâm.

Trong thời đại ngày nay, lễ Vu lan không chỉ là dịp để mọi người báo hiếu, biết ơn những người đã sinh thành ra mình, mà còn mở rộng hơn là biết ơn tổ tiên ông bà, những người giúp đỡ, tạo nên cuộc sống cho mình…

Cô Phạm Thị Thúy nói: “Việc đến chùa hay không tùy vào tín ngưỡng của mỗi người, với những người theo đạo Phật thì chùa là nơi sinh hoạt tâm linh, là nơi hướng thiện. Đến để được nghe các bậc sư tăng nói về giáo lý của Phật, ôn lại những giá trị cao đẹp của lễ Vu lan, chữ hiếu… chính vì lẽ đó đi chùa ngày lễ Vu lan đã trở thành truyền thống của họ, người ta cảm thấy đến đây được an ủi sẻ chia, đặc biệt là những người không may mất cha, mẹ thì càng cần đến. Với những người may mắn còn cha, mẹ thì vẫn đi chùa để họ trân trọng hơn những hạnh phúc mà mình đang có”.

Vị Tiến sĩ xã hội học này còn nhấn mạnh: “Hành động, lòng thành chính là cốt lõi quan trọng cuối cùng. Dù có đi chùa hay không, nhưng ở nhà có hành vi, cách cư xử trái với việc đặt chữ hiếu lên hàng đầu thì đi chùa ngày lễ Vu lan sẻ không còn giá trị. Cho nên đi chùa ngày lễ Vu lan là một động lực, cơ hội để cho ta hiểu sâu hơn về chữ hiếu, đồng thời nhắc nhở bản thân dù làm những việc tốt nhỏ bé thường nhật, nhưng mỗi ngày mình không quên thì ngày nào cũng là ngày Vu lan, báo hiếu”.

 
 
 
Lễ Vu lan: Người trẻ dành nhiều thời gian bên gia đình - ảnh 2

Cô Phạm Thị Thúy cho biết hãy làm những điều thiết thực để thể hiện lòng thành với cha mẹ, người thân của mình

ẢNH: LUU LY TRAN

Nguồn: https://thanhnien.vn/gioi-tre/le-vu-lan-nguoi-tre-danh-nhieu-thoi-gian-ben-gia-dinh-1273678.html?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30&fbclid=IwAR1-dTn7xvQ6nmGWtxYd40iE2vJW_cIou3vGPAfWuuAGTL7uVA8on4S-g3E

Tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy - giảng viên Học viện Hành chính quốc gia (Phân viện tại TP.HCM) - nhận định hiện tượng sugar daddy - sugar baby (ba nuôi - con nuôi) hầu hết là dạng mại dâm trá hình.

Bí mật thế giới ngầm sugar baby - daddy - Kỳ cuối: Hầu hết là mại dâm trá hình! - Ảnh 1.
 

Hiện tượng "ba nuôi - con nuôi" hiện nay đang rất phổ biến vì tình - tiền - Ảnh: M.D.

Cần nói rõ "ba nuôi - con nuôi" là truyền thống tốt đẹp khi đứa trẻ mồ côi được một người nuôi dưỡng tử tế. Nhưng khi người ta lợi dụng danh nghĩa này để chăn dắt "rau sạch" nhằm che mắt thiên hạ thì đó là mại dâm biến tướng.

 

Che mắt thiên hạ

* Sugar daddy - sugar baby đang diễn biến âm thầm mà phổ biến để trao đổi tình - tiền. Là chuyên gia xã hội học, bà nhìn nhận thế nào về hiện tượng này?

- Bà Phạm Thị Thúy: Hiện tượng này có từ lâu nhưng trước đây tồn tại trong phạm vi nhỏ, giờ công khai quá nhiều trên mạng. Trong quá trình làm việc, công tác tham vấn, tôi đã nghe nhiều.

Bao người vợ tâm sự đã bàng hoàng khi phát hiện chồng có "con nuôi" theo nghĩa "bất nghĩa, bất nhân". Vấn đề này rất nghiêm trọng về mặt đạo đức, làm tan vỡ nhiều gia đình. Bao phụ huynh cảm thấy đau đớn khi phát hiện cho con đi học nhưng con không học, lại đi làm "con nuôi" mà thực chất là "gái bao".

* Thực tế có những "con nuôi" là nữ sinh viên. Bà có ngạc nhiên với lối sống ấy của một bộ phận nữ sinh?

- Tôi không ngạc nhiên, vì từ lâu rồi tôi đã biết một bộ phận nữ sinh sa đà trong hành vi, trong lối sống như thế. Tôi dạy cho sinh viên nhiều trường đại học khác nhau từ năm 2001 đến nay. Tôi thấy một số trường xuất hiện hiện tượng có những nữ sinh lười học, muốn ăn chơi xả láng nên muốn làm "gái bao" cho những người đàn ông lắm tiền nhiều của.

Tôi cũng từng gặp nhiều trường hợp rất xót xa trong phòng tham vấn. Đó là những nữ sinh đã làm "con nuôi", "gái bao", sau này bị đánh ghen, bị nhục mạ khiến dang dở việc học hành, có thai ngoài ý muốn. Có người đẻ con ra phải đem cho người khác...

* Theo bà, những nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng "ba nuôi - con nuôi" rộ lên?

- Đầu tiên, đó là việc sa sút đạo đức của một bộ phận. Những cô gái làm "con nuôi" không còn quan trọng tương lai, bán rẻ danh dự bản thân, sẵn sàng làm gái mại dâm theo hình thức kín đáo hơn chứ không phải "đứng đường" nữa để đổi lấy tiền nhằm thỏa mãn thú vui, tiêu xài bản thân. 

Còn những người "ba nuôi" sa đọa, có tiền, có điều kiện và phản bội vợ con. Đấy là sự sa đọa, băng hoại lối sống, đạo đức.

Nguyên nhân khác, đối tượng "con nuôi" rất đa dạng, từ sinh viên đến công nhân thất nghiệp, những cô gái bỏ học giữa chừng... cũng có thể làm cái "nghề" này. Nhiều người đã gặp khó khăn trong cuộc sống như thiếu tiền bạc, học tập, mối quan hệ gia đình, bất ổn tâm lý, lỡ làng tình duyên... 

Từ những yếu tố ấy đã ảnh hưởng, đưa đẩy họ vào con đường làm "con nuôi", "gái bao", khiến họ chọn lối sống sa đọa, hưởng thụ, buông trôi số phận.

Nguyên nhân nữa là những "ba nuôi" vô đạo đức, kiếm tiền bất chính nên sẵn sàng vung tiền kiếm "con nuôi" phục vụ nhu cầu tình dục. Lòng tham không đáy về nhu cầu hưởng lạc đã khiến hiện tượng này ngày càng phổ biến. Nguyên nhân này liên quan đến hiện tượng xã hội rộng hơn là tham ô tham nhũng, làm ăn phi pháp.

 
Bí mật thế giới ngầm sugar baby - daddy - Kỳ cuối: Hầu hết là mại dâm trá hình! - Ảnh 3.

Những "ba nuôi" nếu tiếp tục sống như vậy thì nhân quả báo ứng. Nếu không tử tế thì khó dạy con cái tử tế. Nếu không chung thủy thì gánh chịu tan vỡ gia đình, sự khinh rẻ của vợ con.

Bà PHẠM THỊ THÚY

Hãy sớm thoát phận "con nuôi"

* Bà có hiến kế nào để góp phần đẩy lùi hiện tượng mà bà nhận định là rất đáng báo động này?

- Tôi mong mỗi người nhận ra vấn đề và có cách phòng vệ. Người vợ, người chồng chú ý hơn việc giữ gìn hạnh phúc gia đình để "bạn đời" không tìm mối quan hệ ngoài luồng.

Bên cạnh đó, phải nâng cao giáo dục cách sống có đạo đức trong xã hội, đầu tư giáo dục đạo đức trong gia đình, nhà trường. Hướng đến việc dạy học sinh có cách sống "đói cho sạch, rách cho thơm", kiếm đồng tiền chính đáng, sống có lý tưởng, chứ không phải "bán thân xác" rồi lấy tiền. Và cần nhân rộng lối sống thiện lương trong xã hội.

Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước phải có trách nhiệm trong việc đẩy lùi nạn mại dâm. Hiện tượng "ba nuôi - con nuôi" là nạn mại dâm trá hình, cần điều tra và trừng trị vấn nạn này.

* Với những người đang là "con nuôi, ba nuôi" hoặc có ý định sa vào, bà có nhắn nhủ gì?

- Tôi xót xa cho thân phận những người "con nuôi". Đồng ý rằng có một bộ phận vì ăn chơi sa đọa. Nhưng bên cạnh đó, nhiều người có những nỗi khổ riêng, vì không phải ai cũng muốn chọn lối sống ăn bám người khác.

Sớm hay muộn họ sẽ gặp hậu quả bệnh tật, có thai ngoài ý muốn, hủy hoại tương lai... Thanh xuân không dài, không thể sống trong cái "nghề" này, cái phận làm "con nuôi" mãi, sớm muộn sẽ phải tự làm tự ăn, tự kiếm sống trên đôi chân của chính mình. Đừng để đánh mất những cơ hội quý giá của thanh xuân...

Làm "con nuôi", sau này dễ chán nản, buông lơi cuộc sống, dễ tâm bệnh như trầm cảm, stress, bị dày vò những nỗi đau thân xác... Tôi mong những người "con nuôi" hãy sớm thoát ra thân phận ấy. Và những cô gái khác đừng để bị dẫn dụ vào con đường này.

Với những "ba nuôi", nếu tiếp tục sống như vậy thì nhân quả báo ứng. Nếu không tử tế thì khó dạy con cái tử tế. Nếu không chung thủy thì gánh chịu tan vỡ gia đình, sự khinh rẻ của vợ con... Tôi không dọa suông, mà thực tế đã có những "ba nuôi" rơi vào tình cảnh ấy.

Luật pháp trừng trị

Luật sư Đỗ Trúc Lâm (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết đã từng giải quyết hậu quả cho một "baby" bị lợi dụng để cưỡng dâm, tống tiền.

dang bao dong 8 1(read-only)

Luật sư Đỗ Trúc Lâm

Theo luật sư Lâm, hành vi cho quan hệ tình dục để đổi lại tiền, lợi ích vật chất được coi là mại dâm. Đây là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định điều 3, điều 4 của Luật phòng chống mại dâm. Người vi phạm (mua dâm, bán dâm, môi giới) có thể bị xử lý hành chính cũng như xem xét khởi tố hình sự trong một số điều kiện cấu thành tội phạm.

Những trường hợp cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự. Theo đó, trường hợp môi giới mại dâm và thu lợi bất chính sẽ bị khởi tố theo quy định tại điều 328 Bộ luật hình sự, với mức phạt thấp nhất từ 6 tháng đến 3 năm tù giam.

Đối với người mua dâm đối tượng dưới 18 tuổi thì sẽ xem xét khởi tố hành vi mua dâm với người dưới 18 tuổi, mức hình phạt thấp nhất từ 1 đến 5 năm tù giam. Và nếu mua nhiều lần, nhiều người thì được xem là tình tiết tăng nặng, có thể bị phạt mức cao nhất lên đến 15 năm tù.

Luật sư Lâm cũng cảnh báo một số rủi ro trong quá trình các cô gái trẻ làm sugar baby như rơi vào cạm bẫy bị bóc lột tình dục, cưỡng ép tài sản.

Về hậu quả lâu dài, khi những cô này muốn lập gia đình, có cuộc sống mới, thì khó xóa bỏ quá khứ không tốt đẹp này. Chưa kể, kẻ xấu có thể quay phim cảnh nóng để đe dọa thì các "baby" này có nguy cơ biến thành nô lệ tình dục hoặc hạnh phúc gia đình vỡ tan.

Về mặt pháp luật, những "baby" này có thể bị xử phạt hành chính. Nếu nặng hơn, họ lợi dụng việc mình biết về gia đình, mối quan hệ xã hội hay đời tư của "ba nuôi" để cưỡng đoạt tài sản thì có nguy cơ bị xử lý hình sự.

Nếu "ba nuôi" đã có gia đình mà còn những mối quan hệ ngoài luồng, chung sống như vợ chồng với "con nuôi" thì vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Nhẹ thì bị phạt tiền, còn nếu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị khởi tố hình sự.

DIỆU QUÍ

Nhục nhã lắm!

Qua vài người bạn, tôi tiếp cận được một người từng làm sugar baby hơn 5 năm cho nhiều đại gia khác nhau ở TP.HCM và Bình Dương. Cô gái N.T.T.H. mới 27 tuổi mà trông già như 37 tuổi vì lối sống ngập ngụa trong rượu bia mỗi ngày, bị đàn ông giày vò thân xác và mắc bệnh truyền nhiễm.

Mới 25 tuổi, H. đã "tả tơi", không thể làm sugar baby có giá nữa, nên phải dạt ra phục vụ quán bia ở quận 10, TP.HCM.

"Nhục lắm! Nhìn vẻ ngoài son phấn, váy áo sang trọng chứ không ra gì đâu. Họ cho mình tiền thì họ bắt mình phải chiều đủ thứ kiểu tình dục quái đản, thậm chí bị họ đổi cho nhau, kể cả chịu cả đám giày vò "pháo dàn" ê chề, bệnh tật.

5 năm kiếm tiền bằng cách này, tôi đã gặp bao nhiêu gã đàn ông lịch sự vẻ ngoài nhưng đầy bệnh hoạn trên giường. Ngày tôi bị bỏ như đạp ra đường cũng là ngày chẳng còn tiền trong túi..." - H. chua chát tâm sự trong men rượu say.

Cô kể tất cả bạn mình chịu làm "con nuôi", mà thật ra là "gái bao", về sau đều đổ bệnh, cả bệnh truyền nhiễm tình dục, nghiện rượu bia lẫn nghiện ngập ma túy và tâm bệnh chán nản, phá phách, bất cần đời. Nhiều cô sau đó sa vào con đường làm gái mại dâm hạng "bèo", thậm chí nợ nần phải bỏ trốn chui nhủi, dính líu đến pháp luật...

"Ban đầu mình còn trẻ đẹp, chưa bị qua tay nhiều người thì những gã đàn ông đó chiều chuộng mình. Nhưng chắc chắn "mật ngọt" này không được bao lâu, khi họ vất tiền cho mình để được đáp ứng sinh lý. Người này đạp ra, kẻ kia ôm vô, chỉ vài lượt như vậy là hết đời thanh xuân.

Chưa đầy 30 tuổi, họ đã coi mình như giẻ rách. Nhục nhã, ê chề lắm!" - H. trải lòng.

H. kể chỉ thấy những cô gái chịu làm "con nuôi" để có chút tiền nhanh nhưng sau đó đều tả tơi, nghèo khổ, sống bấp bênh qua ngày trong ngập nợ nần mà chưa thấy ai "đổi đời" nhờ tiền bán thân xác...

MẠNH DŨNG

 

Nguồn: https://tuoitre.vn/bi-mat-the-gioi-ngam-sugar-baby-daddy-ky-cuoi-hau-het-la-mai-dam-tra-hinh-2020081809563455.htm?fbclid=IwAR2oPh65fu8yCftGVVr50yyryPHSB_9wRHgFm6cjgLCO9IeK_70HgB87qz0

Với 21 năm làm công việc tham vấn tâm lý, trò chuyện với bao gia đình, bao hoàn cảnh, tôi nhận ra hạnh phúc gia đình không hề khó kiếm với người này mà sao quá khó với người kia. 
 

Tại sao vậy? Tôi lại nghĩ về “những bí quyết giữ hạnh phúc gia đình” với một góc nhìn… ngược. Đó là nhìn từ trong các gia đình không hạnh phúc để nhìn ra vài nguyên nhân đổ vỡ, để mà ai muốn hạnh phúc thì nên tránh.

1. Nguyên nhân thứ nhất, vợ chồng thích dạy khôn nhau. Với những gia đình tôi gặp trong phòng tham vấn, rất tiếc rằng người dạy khôn chủ yếu là người vợ. Người vợ trong các ca có chồng ngoại tình đều có biểu hiện xem nhẹ chồng, coi thường từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Các chị luôn cho mình đúng, giỏi và chồng thì vô tài, làm gì cũng không xong, rằng “tôi là nữ mà cứ phải xông pha”. Có thực vậy không? Những ca tôi may mắn được gặp cả vợ và chồng, tôi nhận ra nghe vậy mà không phải vậy.

Chồng các chị có lỗi là ngoại tình, nhưng điều gì đẩy các anh đến với người thứ ba? Phỏng vấn kỹ vợ và chồng, chúng tôi nhận ra trong gia đình đó luôn tồn tại cảm xúc tiêu cực từ phía người chồng khi bị coi thường, xem nhẹ. Và khi người vợ biết “con giáp thứ 13”, họ ngỡ ngàng khi thấy hóa ra người khiến chồng thay lòng đổi dạ không có gì bằng mình hết, từ nhan sắc cho đến công ăn việc làm…

Một chị tâm sự: “Tôi kéo cả đoàn đến định đánh ghen nhưng khi nhìn thấy bồ của chồng, tôi thấy cô ta chẳng đáng cho tôi đánh ghen. Nhưng về đến nhà, tôi đau. Tại sao người đàn bà tầm thường đó lại được chồng tôi yêu thương hơn tôi?”. 

Và tương tự, điều ngược lại cũng đúng với các gia đình chồng coi thường vợ thì người vợ cũng dễ say nắng với người đàn ông khác trân trọng họ. Tôi không có ý định bênh các ông chồng, bà vợ ngoại tình. Tôi chỉ đang nói đến những trường hợp người chồng không còn yêu thương vợ mà thực sự thay lòng với người phụ nữ mang lại cho họ hạnh phúc. Bởi ở bên người đó, người chồng cảm nhận được sự tôn trọng, được lắng nghe, được thể hiện vai trò... Người vợ nhạt phai với người chồng luôn xem thường cô ấy để đến với người đàn ông biết quan tâm, yêu thương chăm sóc nâng niu mình. Có câu danh ngôn: “Ai đó yêu bạn không phải vì bạn là ai mà là họ sẽ là ai khi ở bên cạnh bạn”. 

Bí kíp rút ra là mỗi người muốn hạnh phúc và giữ gìn tình yêu lâu bền, cần biết tôn trọng người bạn đời, chấp nhận họ, để họ được là chính mình, không so sánh, chê bai, chỉ trích họ.

Giữ lửa hạnh phúc gia đình ảnh 1Chia sẻ việc chăm sóc con cái là cách để giữ hạnh phúc gia đình. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

2. Nguyên nhân thứ 2, là thiếu sự quan tâm tới nhau. Sự thờ ơ này, có gia đình nguyên nhân từ việc chồng hay vợ không có/không còn tình yêu thực sự với người kia; nhưng có gia đình lại do chồng/vợ mê công việc hay mê tiền/danh vọng hơn và lý do họ thường bao biện là họ quá bận, thiếu thời gian, họ đang đi làm vì gia đình... Thực chất, khi muốn quan tâm, chúng ta có vô vàn cách khác nhau tùy điều kiện hoàn cảnh. Vấn đề chính là có đủ yêu thương hay không?

Các trường hợp gia đình có nguy cơ tan vỡ khi đến phòng tham vấn đều than thở gần giống nhau: Tôi thấy vợ/chồng tôi dạo này nhạt nhẽo với tôi. Tôi không thấy chồng/vợ tôi quan tâm đến tôi khi tôi ốm, tôi mệt, họ bỏ mặc tôi, họ phớt lờ các vấn đề tôi nói, họ đi làm suốt ngày, họ ôm điện thoại nhiều hơn ôm tôi…

Bí kíp rút ra là nếu bạn muốn hạnh phúc, hãy tận tâm chăm sóc quan tâm bằng tình yêu thương tới người bạn đời của bạn. Chồng chăm vợ, chiều vợ, vợ sẽ ngày càng khỏe mạnh, xinh đẹp và chiều chồng hơn. Vợ chăm chồng, quan tâm đến chồng sẽ khiến chồng tự tin hơn, thành công trong công việc hơn. Và cho đi một bạn sẽ nhận lại mười đấy. 

3. Nguyên nhân thứ 3, dở trong giao tiếp vợ chồng. Biểu hiện cụ thể ở các cặp vợ chồng này là chồng/vợ hay nói với nhau kiểu nhát gừng, nói lời chê bai, chỉ trích, phán xét, mỉa mai, kiệm lời hoặc lắm lời, “nhảy vào miệng người khác” để nói, không chịu lắng nghe…

Nguyên nhân này tôi chỉ muốn khoanh vùng nói đến các cặp có tình cảm với nhau, không có người thứ 3, chỉ là do 1 trong 2 người vụng về trong giao tiếp, thiếu kỹ năng, do thói quen từ bé, ảnh hưởng từ kiểu giao tiếp của cha mẹ họ… Hậu quả là họ rất khó trò chuyện, khó đối thoại giải quyết khúc mắc của trăm thứ việc trong gia đình. Mỗi lần nói chuyện là mỗi lần cãi vã, cuối cùng quy cho cái nợ… khắc khẩu, rồi một trong hai người chọn cách né giao tiếp trực tiếp, hiểu lầm mâu thuẫn vì thế càng tăng lên, tình cảm nhạt phai dần do những tổn thương chồng chất sau bao năm sống chung. 

Bí kíp rút ra là muốn vợ chồng hạnh phúc, hãy luôn ôn bài ông bà xưa dạy: Nói ngọt lọt đến xương, chồng giận thì vợ bớt lời, thường xuyên thành thật khen và cảm ơn nhau… Chuyện gì muốn giỏi cũng phải học, chuyện vợ chồng ảnh hưởng hạnh phúc cả đời, ảnh hưởng đến thế hệ con cháu, sao ta không chịu học một khóa kỹ năng giao tiếp vợ chồng đúng không các bạn?

4. Nguyên nhân thứ 4, ái ân lạnh lẽo. Đây là nguyên nhân, phổ biến và cũng ẩn giấu nhất khiến các gia đình đánh mất hạnh phúc. Tôi xin so sánh mối quan hệ giữa chuyện tình dục vợ chồng với chuyện giải quyết mâu thuẫn xung đột vợ chồng: mọi mâu thuẫn xung đột ngày hôm trước qua một đêm ân ái vui vẻ thì chuyện to hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. Nhưng sau một đêm ân ái nhạt nhẽo, tệ hơn nữa là không có đáp ứng từ vợ/chồng thì chuyện nhỏ hóa to, chuyện to hóa kinh khủng.

Tôi hỏi các thân chủ trong các cặp vợ chồng mâu thuẫn rằng chuyện quan hệ vợ chồng diễn ra đều đặn không thì hầu hết tôi nghe được tâm sự: “Lâu lắm rồi vợ chồng em không đụng chạm nhau…”. Có cặp kéo dài đến vài năm. Có nhiều lý do ẩn phía sau tình trạng này. Có cặp do sức khỏe của 1 trong 2 người không tốt; có cặp do cách thức quan hệ không phù hợp của đối tác nên lâu dần chán; có cặp công việc bận, áp lực nên thường xuyên quên… yêu; có cặp do sự thiếu tế nhị nên mất hứng như mùi rượu, sự thô lỗ của chồng hay sự rụt rè thụ động của vợ…

Bí quyết rút ra là vợ chồng nên học cách chiều nhau trong chuyện yêu. Chuyện này không thể xem nhẹ. Trò chuyện, quan sát để hiểu nhu cầu, cảm xúc của nhau để tìm ra cách hòa hợp trong quan hệ tình dục vợ chồng là điều đáng làm nhất để giữ lửa yêu. 

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ xin điểm danh vài nguyên nhân mất lửa để giúp mọi người nhận ra chút bí kíp giữ lửa hạnh phúc gia đình, ứng dụng sáng tạo phù hợp với bạn đời của chúng ta. Mong rằng mỗi cặp vợ chồng đều đầu tư xứng đáng cho hành trình cùng nhau tạo dựng hạnh phúc lứa đôi, để mỗi gia đình là tổ ấm tràn đầy yêu thương.

TS PHẠM THỊ THÚY

 

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/giu-lua-hanh-phuc-gia-dinh-669836.html

Cha mẹ cần trang bị kiến thức để nuôi dưỡng và dạy dỗ con cái nên người. Trở thành cha mẹ thông thái nhất, biết cách dạy con, cho con một giá trị sống đó mới thực sự là yêu thương.

Người xưa có câu “Dạy con từ thuở còn thơ”, các nhà tâm lý hiện đại cũng cho rằng “Nếu con sinh ra đến ngày thứ ba cha mẹ mới dạy là đã muộn mất hai ngày”.

Bo sach nuoi day con cua tien si Pham Thi Thuy anh 1

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy, tác giả của những cuốn sách nuôi dạy con hữu ích cho cha mẹ. Ảnh: NVCC.

Thực vậy, yêu thương và chăm sóc cho con cái không chỉ là bản năng, mà cần đến sự hiểu biết, trí tuệ.

Trong vai trò là một người mẹ, đồng thời là nhà giáo dục, nhà tham vấn tâm lý, Tiến sĩ Phạm Thị Thúy cùng các cộng sự của mình đã luôn đi tìm câu trả lời cho câu hỏiLàm sao giúp các phụ huynh tháo gỡ khó khăn và có định hướng phù hợp trong việc giáo dục trẻ?

Kết quả của cuộc tìm kiếm ấy là sự ra đời của những cuốn sách như: Nghề làm cha mẹ, Phúc nuôi dạy con, Cẩm nang phương pháp sư phạm, Kỹ năng phòng vệ dành cho học sinh, Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con, Chăm trái tim con ấm, Dưỡng trí não con tinh...

“Nghề” làm cha mẹ: Hành trình khó khăn và hạnh phúc

Ngày nay, hiện tượng gia đình tan vỡ, con cái hư hỏng ngày càng nhiều. Đó cũng là biểu hiện của tình trạng khủng hoảng và thiếu kết nối trong giáo dục giữa gia đình và xã hội. Việc bảo vệ con cái khỏi các tác động xấu, giúp chúng trở thành những đứa con ngoan quả là thành công, niềm hạnh phúc, đồng thời là thách đối đối với các bậc cha mẹ.

TS. Phạm Thị Thúy cho rằng: Ngựa chứng thường là ngựa hay, nếu chúng ta khéo tập luyện. Bởi vậy thấy con bướng bỉnh, chúng ta không nên lo mà nên mừng.

Điều quan trọng là cách giáo dục, hướng dẫn của chúng ta sao cho con trẻ phát triển đúng mức, trở thành những con người độc lập, sáng tạo, có ích cho đời.

Trong cuốn sách Nghề làm cha mẹ, tác giả đem đến cho bạn đọc nhiều kinh nghiệm về việc làm cha mẹ trong thời đại mới: từ việc cha mẹ làm gì khi con bướng bỉnh, giúp trẻ hạn chế xem tivi đến phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ.

Phần hỏi đáp, gỡ rối trong cuốn sách là điểm nổi bật và hữu ích, giải đáp được mọi thắc mắc cha mẹ thường gặp khi giáo dục trẻ sơ sinh đến trước khi bước vào lớp một.

Bo sach nuoi day con cua tien si Pham Thi Thuy anh 2

Nuôi con vừa là "nghề", vừa là "phúc" của cha mẹ. Ảnh: Hà Lê.

Cha mẹ hạnh phúc là điều con cần nhất

Là một người từng muốn tử tự khi chứng kiến mâu thuẫn trong gia đình lúc còn nhỏ, lớn lên khi lập gia đình, có những xung đột va chạm khiến đau khổ.

Hơn ai hết, tác giả Phạm Thị Thúy hiểu rằng, hành trình làm cha mẹ đầy khó khăn thử thách. Việc giữ lửa được mái ấm ấy đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào tình yêu thương của cha mẹ dành cho nhau.

Trong Phúc nuôi dạy con, chị cho rằng: Khi cha mẹ khăng khít yêu thương nhau, trẻ sẽ có cảm nhận về một tổ ấm hạnh phúc, trẻ thấy mình được yêu thương, an toàn.

Cuốn sách cũng mang đến cho bạn đọc nhiều kinh nghiệm hữu ích như: Dạy con sự tử tế, trách nhiệm, hiếu thảo, để con có quyền được bày tỏ ý kiến, cho con quyền thất bại...

Bo sach nuoi day con cua tien si Pham Thi Thuy anh 3

Bộ sách Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con, trang bị cho trẻ những kiến thức quan trọng để có cuộc sống an toàn khỏe mạnh. Ảnh: Hà Lê.

Phòng chống xâm hại: Cha mẹ cần biết trước khi quá muộn

“Từ những câu chuyện người thật việc thật, nhất là trong hoàn cảnh xã hội đang đặt ra những nguy cơ về xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em hiện nay, tôi đã quyết tâm lên tiếng và hành động để mọi trẻ em được an toàn. Tôi đã bắt tay cùng các cộng sự để thực hiện cuốn sách Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con", tác giả chia sẻ.

Trong Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con, cung cấp những hiểu biết cơ bản về vấn đề XHTD trẻ em, cách dạy trẻ phòng chống XHTD, những việc cần làm khi thấy trẻ có dấu hiệu bị XHTD, tâm sự của những người từng bị XHTD...

Đặc biệt, sách còn một phần dành cho trẻ em “Những bảo bối của Hiệp sĩ TANI - Trẻ em bảo vệ trẻ em!” do cô bé Trần Lê Thảo Nhi viết khi mới 9 tuổi từ những điều đã trải qua.

Đó là những kỹ năng phòng tránh XHTD với những câu thơ dễ thuộc, dễ nhớ; nhiều câu chuyện thoát hiểm thiết thực và tranh minh họa sinh động. Cuốn sách nhỏ này sẽ là phương tiện kết nối, giúp cha mẹcùng tâm tình, cùng thực hành với con những kỹ năng tự vệ, tránh những nguy hiểm.

Bo sach nuoi day con cua tien si Pham Thi Thuy anh 4

Mong muốn của cha mẹ là con trưởng thành được hạnh phúc, vui vẻ. Ảnh: Saigonbooks.

Dạy con có trái tim bao dung và sống đời hữu dụng

Trong quá trình nuôi dạy con trẻ, điều kiện đầu tiên là phụ huynh phải thật bình tĩnh và kiên nhẫn, tránh nói những lời tiêu cực, sẽ tác động đến tâm lý của trẻ.

Chăm trái tim con ấm và Dưỡng trí não con tinh chính là một bộ sách cha mẹ nào cũng cần có để hiểu con mình hơn. Bộ sách đưa ra nhiều tình huống thực tế để trẻ hình thành các kỹ năng và thói quen tốt.

Đôi khi nuôi dạy con là một cuộc chiến mà cha mẹ là những “chiến binh” cần rất nhiều thời gian xây dựng sự kiên trì, bền bỉ trong việc giáo dục con cái.

Bộ sách Chăm trái tim con ấm và Dưỡng trí não con tinh góp phần giúp phụ huynh có ý niệm về những giá trị nền tảng cả về trái tim và trí não - điều cần thiết cho sự phát triển toàn diện của mọi đứa trẻ.

Phạm Thị Thúy sinh năm 1977, tại Nam Định. Chị là tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ thực hành phương pháp sư phạm, thạc sĩ tâm lý trị liệu. Hiện là giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, Phân viện tại TP.HCM; chuyên viên tham vấn tâm lý tại Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM. Chị có rất nhiều công trình nghiên cứu giá trị, chủ trì hoặc tham gia biên soạn 15 cuốn sách như: Thai giáo - phương pháp khoa học dạy con từ trong bụng mẹ, Nghề làm cha mẹ, Phúc nuôi dạy con, Cẩm nang phương pháp sư phạm, Kỹ năng phòng vệ dành cho học sinh, Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con…

 

Nguồn: https://zingnews.vn/vi-sao-nhung-dua-tre-ngo-nguoc-thuong-thanh-cong-khi-truong-thanh-post1094042.html

Nửa tháng qua, chỉ thị cách ly xã hội được công bố, đường sá trở nên vắng vẻ hơn, những thành phố sôi động như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng cũng tĩnh lặng. Mọi người bị hạn chế về không gian, nhưng rộng rãi về thời gian. Bởi lẽ, đây là lúc để các gia đình Việt dành nhiều thời gian cho nhau, cùng sống chậm và yêu thương nhiều hơn.

Dịch Covid-19 gây ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của đất nước, trường học thì đóng cửa, nhiều người mất việc làm, số ca dương tính ngày một tăng… Nhưng nhìn ở khía cạnh khác, chính lúc khó khăn này, nhiều gia đình thay vì những suy nghĩ tiêu cực, hoang mang thì họ hướng về tổ ấm của mình, dành sự quan tâm cho nhau, chăm sóc nhau về sức khoẻ và tinh thần. Họ xem dịch bệnh là "sửa chữa tự nhiên" giúp các thành viên nhận ra các giá trị gia đình mà bấy lâu nay bị bỏ quên do chạy theo cơm áo gạo tiền. Từ đó, mọi người bù đắp yêu thương để cùng nắm tay vượt qua mùa Covid-19 an toàn.

Dịch covid-19 là “sửa chữa tự nhiên” dành cho các gia đình - Ảnh 1.

Các gia đình Việt có nhiều thời gian dành cho nhau, cùng sống chậm và yêu thương nhiều hơn

Chị Đỗ Thị Lan Vy (Thủ Đức, TPHCM) cho biết, vợ chồng chị cưới nhau được gần 4 năm, nhưng số lần ăn cơm tối cùng nhau là rất ít. Bởi vì chồng chị làm bên lĩnh vực kinh doanh và giới thiệu bia nên làm ca từ 17h-23h. Từ khi có lệnh cách ly xã hội, các quán nhậu cũng đóng cửa nên chồng được nghỉ và có nhiều thời gian dành cho con hơn.

"Về kinh tế thì lương chồng tôi có giảm, nhưng đổi lại đây là thời gian chúng tôi quan tâm nhau nhiều hơn, chơi với con nhiều hơn. Vợ chồng hay nấu các món ăn yêu thích hoặc cùng con xem hoạt hình, bù đắp cho con những điều ít làm trước đây. Tranh thủ lúc rảnh, anh ấy còn phụ tôi làm hoa giấy để bán online. Giờ kinh tế khó khăn thì ai cũng bị ảnh hưởng cả, nhưng nhìn lạc quan thì sẽ thấy vui hơn".  

Còn chị Nguyễn Thị Ngọc Linh - Chủ tịch Hội LHPN phường 13, quận 6, TPHCM cho biết, không khí gia đình 3 thế hệ ở chung một nhà của chị những ngày này sum vầy hơn cả ngày Tết. Mọi người gặp mặt nhau thường xuyên cũng có lúc tranh luận về các vấn đề nhưng cũng dành cho nhau nhiều sự quan tâm hơn. Gia đình không còn cảnh "mạnh ai nấy lo", có nhiều hoạt động chung nên gần gũi nhau hơn. Cho dù đang khá lo lắng vì dịch, việc làm, thu nhập nhưng cuộc sống đã bớt bon chen, xô bồ.

"Bình thường, sáng sớm mạnh ai người ấy đi làm, buổi tối thì lâu lâu cả nhà mới ngồi ăn cơm chung. Từ khi có chỉ thị cách ly xã hội, một số thành viên trong gia đình tạm thời ở nhà làm việc. Thời gian ở cạnh nhau nhiều hơn nên cũng có cự cãi, tranh luận nhưng cãi xong thì bỏ qua và vui cười trở lại. Cuộc sống phải có lúc này lúc kia ấy mà. So với ngày Tết mọi người cũng ở nhà nhiều nhưng thời gian bị phân bổ, các thành viên chia nhau đi chúc Tết với các mối quan hệ bên ngoài. Còn dịch bệnh mọi người ở nhà hết, tự phân công nhau công việc, biết nghĩ cho nhau hơn, ai đi ra ngoài là nhắc đeo khẩu trang, nhắc cẩn thận. Không phải gia đình riêng của tôi mà nhiều nhà ở Sài Gòn bận rộn này cũng vậy, mọi người tự biết sống chậm hơn yêu thương nhiều hơn", chị Linh cho hay.

Dịch covid-19 là “sửa chữa tự nhiên” dành cho các gia đình - Ảnh 2.

Một mẹ trẻ khoe khoảng thời gian hạnh phúc bên gia đình “thời Covid”

Còn trên thế giới ảo, có không ít chị em tranh thủ đăng lên dòng thời gian khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình nhỏ trong mùa dịch với các nội dung như: "Trổ tài khéo làm món ăn cho con"; "Khoảnh khắc vui chơi cùng cả gia đình"; "Góc hài hước của bố và con"; "Lớp của "Cô giáo ngoại" mùa Covid …văn thể mỹ đầy đủ cả"; "Nhật ký cách ly 14 ngày bên gia đình"…

Có thể thấy, mùa dịch sẽ tạo ra 2 khía cạnh trong góc độ tình cảm của gia đình người Việt. Khía cạnh thứ nhất, nhờ mùa dịch mà các gia đình gắn kết nhau nhiều hơn. Người ta thấy mọi thứ thật sự là vô thường, "sống nay, chết mai" không biết đâu mà lần nên người ta trân trọng nhau hơn. Nhiều người không còn quá quan trọng chuyện tiền bạc. Trong lúc này, mọi người thấy tình người mới là quan trọng. Thậm chí có những gia đình đang có mâu thuẫn nhưng nhờ mùa dịch mà họ hóa giải và tha thứ cho nhau. 

Khía cạnh thứ 2, một số cặp vợ chồng đã "cơm không lành canh không ngọt" từ trước đó thì bây giờ ở nhà nhiều nên khó chịu, giữa họ dễ phát sinh xung đột, căng thẳng hơn.

Dịch covid-19 là “sửa chữa tự nhiên” dành cho các gia đình - Ảnh 3.

Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy

Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy, nhận định: "Tôi thấy khía cạnh thứ nhất vẫn nhiều hơn khía cạnh thứ 2. Bởi lẽ, nhờ hạn chế ra đường mà phụ huynh ở nhà với con nhiều hơn. Bố mẹ cùng nấu cơm, chơi cùng con, dạy con được nhiều hơn. Vợ chồng thì gắn kết với nhau hơn. Ví dụ như gia đình tôi, từ khi có dịch bệnh vợ chồng tôi cũng hạn chế đi ra ngoài. Mỗi buổi sáng thì chúng tôi pha cà phê và cùng thưởng thức, lúc trước làm gì có thời gian để làm điều này hoặc chồng hay chọn cà phê với bạn. Rõ ràng là nhìn theo hướng tích cực, thì dịch bệnh sẽ giúp các gia đình gắn kết hơn".

Mùa dịch bệnh, cuộc sống gia đình có nhiều xáo trộn và bí bách vì ở nhà. Nhiều phụ huynh lúng túng trong việc gửi con, lo lắng trước các khoản thu nhập bị giảm sút nghiêm trọng hoặc họ phải thay đổi thói quen trong thời gian ngắn. Nhưng có sao đâu, khi chúng ta còn được ở trong mái ấm của mình, còn có thể ôm ôm những người thân yêu, kể cho nhau nghe về những kỷ niệm, nói với nhau về những kế hoạch tương lai… Bên ngoài, đường sá vắng vẻ nhưng đổi lại bên trong ô cửa sổ của mỗi gia đình lại rộn ràng của tiếng cười trẻ thơ, là bù đắp cho nhau những yêu thương vốn bị lãng quên trước đó.

 

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/dich-covid-19-la-sua-chua-tu-nhien-danh-cho-cac-gia-dinh-20200415110713728.htm

Trẻ con là trẻ con. Nhưng nhiều người lớn cư xử với trẻ như trẻ là người lớn thu nhỏ.

Cha mẹ muốn con phải gọn gàng, chỉn chu, phải biết cư xử, phải phát triển tài năng, phải thành công… tóm lại là trẻ phải phát triển toàn diện thì cha mẹ mới thấy mình nuôi dạy con tốt, mới nở mày nở mặt, mới yên tâm về tương lai của con. Nhưng rất tiếc, tưởng tốt cho con mà hại con.

Trường hợp đầu tiên tôi muốn chia sẻ là một bà mẹ đến phòng tham vấn than con nhút nhát thu mình không muốn giao tiếp với ai, hay nổi giận với mẹ. Đó là kết quả của bà mẹ hoàn hảo, cầu toàn luôn bắt con theo ý mình uốn nắn từng li từng tí, con không được phép sai sót, sai là la mắng…

Trường hợp thứ hai, mẹ ép con học đàn vì gia đình có truyền thống cha là nhạc sĩ, thấy con cũng có chút năng khiếu nên đã cho con đi học piano từ năm tuổi, luôn thúc ép con học nhiều, tập chăm để mau tiến bộ. Kết quả bé từ lúc đầu thích đàn, nhưng sau vài năm, cháu sợ và ghét đàn, luôn mệt mỏi khi bị mẹ ép tập, mất tập trung khi ngồi vào đàn.

Áp lực từ việc học đàn cùng với nỗi sợ sự thúc giục của mẹ luôn muốn con thi các cuộc thi đàn nên cháu bất mãn và chống đối.

Trường hợp thứ ba, tôi quan sát được từ một cuộc thi tài năng nhí, bé múa rất giỏi, nhưng hết giờ biểu diễn là một gương mặt mệt mỏi, trống rỗng, lúc nào cũng như thiếu ngủ hoặc dán mắt vào màn hình điện thoại. Bé thường không quan tâm đến xung quanh, không chơi với các bé khác cùng thi. Tôi không nhìn thấy sự vui vẻ hay thích thú của bé đối với môn múa.

Bé biểu diễn như một cái máy, vô hồn, dù động tác rất chuyên nghiệp. Trò chuyện với mẹ bé, chị lại rất tự hào vì bé tài năng, khoe bé học múa từ năm bốn tuổi ở nhà văn hóa thiếu nhi gần nhà. Thầy cô thấy cháu có năng khiếu nên khuyến khích chị cho bé đi học. Lúc đầu bé cũng thích, nhưng càng ngày lại càng thờ ơ với các cuộc thi.

Chị tâm sự: “Hình như nó ghét thi”, nhưng thầy cô, cha mẹ đều muốn cháu tỏa sáng nên vừa thúc vừa ép.

Trường hợp thứ tư thì ngược lại, cháu rất hào hứng với môn nhảy, tham gia hết cuộc thi này đến cuộc thi khác, đạt nhiều giải, nhưng cháu không thích bạn bè, bởi đã mắc bệnh ngôi sao, luôn cho mình giỏi nhất, thi không được giải là buồn chán, chê bai các bạn đối thủ…

Tôi tự hỏi những em bé đó có còn tuổi thơ không, đâu rồi sự hồn nhiên vô tư trong sáng, đâu rồi nhu cầu thích chơi đùa của trẻ con, đâu rồi nụ cười trẻ thơ trên gương mặt các em, đâu rồi quyền được sai, quyền được làm cái mình thích và từ chối điều không thích…?

Các em bị thúc ép làm theo ý người lớn, những điều người lớn cho là tốt. Liệu tốt cho con, hay chỉ tốt cho thành tích nuôi dạy con của cha mẹ trong mắt người thân, bạn bè?

Người Trung Quốc có câu đại ý: “Thiếu nhi đăng quang đại bất hạnh”. Rất chí lý. Phát triển toàn diện, hay giúp trẻ thành thần đồng, thiếu nhi xuất chúng là những cụm từ chúng tôi rất quan ngại khi nghe ai đó thổi phồng các dịch vụ dạy con, rèn trẻ tài năng…

Tài năng phát triển sớm nở sớm tàn, hậu quả là con đánh mất tuổi thơ, già sớm. Và quan trọng là trẻ không thể hạnh phúc khi bị tước đi quyền được sống đúng tuổi, đúng cá tính, đúng sở thích…

Cho con được là chính con, tưởng dễ mà lại quá khó với các cha mẹ đầy tham vọng.

Sau cùng, mỗi cha mẹ cũng nhận ra mình không mong gì hơn là con khỏe mạnh, hạnh phúc. Thì ra tất cả những gì gọi là tài năng, thành tích, lời khen chỉ là thứ yếu. Nó không giúp con họ vui vẻ với bạn bè, người thân, hòa đồng với mọi người xung quanh, thậm chí còn khiến chúng bất an, khổ sở, mệt mỏi…

Mong cho mỗi trẻ em luôn được là trẻ em!

(Tiến sĩ Phạm Thị Thúy)

 

Nguồn: https://www.facebook.com/phunuonline.com.vn/photos/a.588081344548367/3138131759543300/?type=3&theater

Những ngày dịch Covid-19, phần lớn chúng ta được hay bị nghỉ ở nhà, trải nghiệm quãng thời gian 24/24 bên nhau, vừa thú vị vừa đầy thử thách.
 

Ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dưỡng tình yêu thương phải đến từ các thành viên trong gia đình. Ảnh: CA DAO

Ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dưỡng tình yêu thương phải đến từ các thành viên trong gia đình. Ảnh: CA DAO

1. Đúng là trong nguy có cơ. Nguy hay cơ cũng tùy người. Bên cạnh nỗi lo dịch bệnh, công việc, thu nhập suy giảm, con cái gián đoạn việc học… thì cũng là lúc người ta nhận thấy chưa bao giờ mình có nhiều thời gian cho bản thân, cho gia đình nhiều thế. Nhiều đến nỗi nhiều người than đi ra đi vào không biết làm gì. Có người thì quên luôn hôm nay thứ mấy. Có người biết tận hưởng thời gian này, có người đã để nó trôi qua lãng phí. Có người biến nó thành “thảm họa” vì những va chạm, tranh cãi giữa vợ và chồng, giữa những người sống chung và thậm chí cả ngày lo la mắng con cái… Có người lại biến thành cơ hội vàng để chăm sóc những người mình yêu thương, gần gũi, chơi cùng con cái, nâng cao sức khỏe và tri thức cho bản thân qua việc rèn luyện sức khỏe, học tập không ngừng để thích ứng với sự thay đổi sau dịch…

Trong thời gian nghỉ dịch này, tôi vẫn làm công việc tham vấn miễn phí cho cộng đồng qua Facebook nên được nghe rất nhiều câu chuyện sống động, thú vị. Một chị vợ phàn nàn ở cùng chồng tối ngày mệt mỏi quá, trước ai đi đường nấy đến cơ quan, chỉ đến tối có vài giờ gần nhau rồi đi ngủ đã nhiều lúc cãi vã. Nay vợ chồng cùng phải ở nhà, người không có việc làm, người cơ quan cho nghỉ vì dịch bệnh. Vợ đi ra đi vào thở ngắn than dài, âu lo về thu nhập, chi tiêu, cả ngày mệt mỏi vì lo 3 bữa cơm và lo phân xử các con tranh giành đồ chơi. Chồng thì ngủ tối ngày không giúp vợ việc nhà, không trông coi 2 con nhỏ cho vợ. Hết ngủ lại ôm điện thoại chơi game. Vậy là cãi vã to tiếng. Chị mệt mỏi không biết phải làm sao.  

Nhưng cũng cùng hoàn cảnh như chị ở trên, một gia đình khác lại có cách sống mùa dịch khác hẳn. Vợ ráng làm những món phù hợp đồng tiền nhưng ngon miệng cho chồng con, bù cho những ngày trước đi làm, ít bữa nấu nướng chu đáo mà toàn nấu nhanh, ăn qua quýt. Chị lo làm sữa hạt, bánh các loại cho con… Cả nhà được ăn uống cải thiện nên bữa cơm nào cũng vui, dù đồ ăn cũng không phải cao lương mỹ vị, rất bình dân nhưng chế biến khéo nên rất ngon mắt, ngon miệng. Chồng cũng có lúc ngủ quá giờ, bù cho những ngày làm công nhân vất vả. Nhưng vợ không cằn nhằn mà còn động viên chồng tranh thủ nghỉ lại sức, mấy khi mới được nghỉ dài ngày, công việc từ từ tính. Người chồng cũng biết ý, tích cực phụ giúp vợ sắp xếp nhà cửa, sửa chữa góc bếp, chăm vài chậu cây, dạy con vài việc nhà cùng vợ. Nhờ vậy mà không khí gia đình yên ấm, an vui. Dù chưa biết khó khăn trước mắt sẽ như thế nào nhưng họ tin “đồng vợ đồng chồng” không khó khăn nào làm khó họ được. Chị vợ tâm sự xúc động: Em nghĩ dịch bệnh này chả thay đổi được, thôi thì chấp nhận đi, tìm niềm vui cho cả nhà, may ra như chị nói, tinh thần vui sẽ tăng sức đề kháng, chứ lo cũng có giải quyết được gì đâu. 

2. Một nam thân chủ lại tâm sự, mùa dịch này làm trầm trọng hơn căn bệnh trầm cảm của anh. Anh bị bệnh trước khi dịch, đang uống thuốc và có người giới thiệu nên tìm đến tôi tham vấn tâm lý thêm. Anh không dám cập nhật Facebook hay nghe thời sự vì những con số người nhiễm, người chết trên thế giới tăng chóng mặt, rồi ở Việt Nam những ngày tháng 3, người nhiễm cũng tăng từng ngày nên anh lo lắng, căng thẳng hơn khi đọc tin tức. 

Tôi đề nghị anh suy nghĩ, thời gian nghỉ dưỡng bệnh anh nhận ra điều gì có ích cho mình? Anh trả lời: “Nhờ thời gian bệnh tôi hiểu vợ rất yêu thương chăm sóc tôi, các con tôi luôn quan tâm đến bố. Tôi có thời gian trị bệnh ở nhà nên gần gũi các con mùa dịch, vì các cháu cũng được nghỉ ở nhà. Tôi nhận ra tôi yêu vợ con tôi rất nhiều, tôi muốn sớm hết bệnh để giúp vợ...”. Anh đã ráng trị liệu tích cực, hàng ngày anh tập thể dục cùng con, nấu ăn cho vợ con, chơi và dạy con học cho vợ đi làm. Tôi tin người đàn ông này đang có sự đồng cảm và giúp đỡ từ gia đình, bản thân anh cũng nỗ lực sống tích cực để sớm khỏi bệnh. Nhiều người khác không có may mắn như anh, họ không được gia đình hiểu và chăm sóc… 

Gia đình luôn là tổ ấm nâng đỡ những ai đang cần sự quan tâm chăm sóc yêu thương. Gia đình là nơi con cái sống, nhìn và học qua quan sát hành vi của cha mẹ. Cha mẹ mùa dịch có suy nghĩ, thái độ, hành vi tích cực sẽ dạy con bài học ứng phó với biến cố. Và ngược lại, trước biến cố, họ bất an, họ căng thẳng, họ tạo xung đột sẽ chỉ làm gia đình ngày càng biến thành “tổ lạnh”, khiến tất cả những ai sống trong đó đều thấy lạnh lẽo, cô đơn… Có lẽ hậu mùa dịch sẽ còn nhiều biến cố, nhiều khó khăn, ai biết tìm về nương tựa gia đình, ai biết tạo nên một gia đình như một pháo đài vững chắc, ấm áp cho mỗi thành viên an tâm quay về, dù nghèo khó nhưng vui vầy bên nhau, chắc chắn họ sẽ cùng nhau đi qua mùa dịch, đi qua những khó khăn thử thách.

“Dù là vua hay dân cày, ai tìm được hạnh phúc gia đình, người đó mới thực sự hạnh phúc”. Câu nói của Benjamin Franklin luôn đúng, nhất là trong khó khăn thử thách như mùa dịch này. Mong cho mỗi người luôn ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dưỡng tình yêu thương, dành thời gian quý báu quay về chăm sóc yêu thương chính mình và những người thân yêu. Vì họ mới chính là những người ở bên bạn dù bạn thành công hay thất bại. Tình gia đình mùa dịch sẽ chính là loại “thần dược” tăng sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch cho tất cả chúng ta. 

TS PHẠM THỊ THÚY Chuyên viên tham vấn tâm lý

 

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/tinh-gia-dinh-mua-dich-659319.html

Ở giai đoạn tuổi mới lớn, con bắt đầu thay đổi về tâm sinh lý và khó dạy bảo hơn. Nhiều cha mẹ than rằng bất lực và nhiều khi không biết phải làm thế nào.
Cha mẹ tham gia các lớp học kỹ năng /// Phạm Thị Thúy 
Cha mẹ tham gia các lớp học kỹ năng
PHẠM THỊ THÚY
 
 
 
Khổ như nuôi dạy con tuổi mới lớn !
Với nhiều phụ huynh nuôi dạy con ở tuổi dậy thì, họ có chung một nỗi bận tâm: Con thay đổi và rất khó dạy bảo.
Chị Q. có con đang học lớp 8 Trường THCS Minh Đức (Q.1, TP.HCM), mặc dù sau 16 giờ 30 con mới tan trường nhưng chị đến đón con từ rất sớm. Gặp chị Q. ở cổng trường, lúc đó còn vài phút mới đúng 16 giờ, tôi hỏi: “Sao chị đón con sớm thế?”, chị Q. nói: “Cả tuần nay phải đón sớm, vì tuần trước hầu như buổi chiều mình đều bận việc rồi đi trễ nên kẹt xe, thế là đến đón con trễ. Về nhà nó giận lẫy rồi không nói chuyện gì hết. Mình phải nói nhỏ nhẹ với con là từ nay sẽ đón đúng giờ”.
Nhưng rồi chị Q. lại than rằng: “Nuôi con ở tuổi này vất vả quá. Tôi đau hết cả đầu, nhiều khi bị tâm lý luôn. Con bướng bỉnh, khó dạy. Nói gì cũng cãi lại được. Mới lớp 6 còn nghe lời, mà kể từ khi lên lớp 7 đến giờ là tôi và chồng đều bó tay”.
Còn chị N.M (Q.1, TP.HCM), cũng có cậu con trai đang học lớp 7 Trường THCS Minh Đức, tâm sự: “Con thích gì là làm nấy, áo quần, tóc tai toàn phải theo ý con, mình chẳng thể nào can thiệp được. Mua áo quần về con không thích là tuyệt đối không mặc dù chỉ một lần. Ba nó đi công tác, muốn mua cho nó đôi giày nên chụp hình gửi về, con xem vừa ý rồi mới mua. Thế mà về nhà nó lại đổi ý không thích, thế là không chịu mang. Mình thì tiếc của nên nổi cáu. Mà mỗi lần như thế là nó giận lẫy, lên phòng đóng cửa ở một mình”.
Chị M. cũng kể thêm: “Mình còn may mắn là con dù khó bảo nhưng cũng không hư đốn. Còn đứa em của mình, có đứa con gái ở tuổi dậy thì mà chẳng thể nào dạy bảo được. Lên trường giao du với mấy đứa bạn ăn chơi nên mẹ nó cấm đoán. Thế là mỗi lần mẹ nó mắng là nó lại bỏ nhà đi. Thiệt khổ”.
Chờ đón con đang học tại Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM), chị L.T.T chia sẻ: “Khổ như nuôi dạy con. Tuổi nó mới lớn đủ thứ để lo và sợ, rồi thêm tính tình nó thay đổi, khó dạy nên nhiều khi tôi cũng bất lực. Nó giận gì là đóng sầm cửa ngay trước mặt mình, nhịn ăn, không thèm nói chuyện. Lúc bất lực quá thì tôi chỉ mong con nhanh lớn, qua giai đoạn này chắc con sẽ thay đổi và dễ dạy bảo hơn”.
Học kỹ năng làm cha mẹ
Theo tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy, chuyên viên tham vấn tâm lý Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM, đây là hiện tượng rất phổ biến và hầu như ông bố bà mẹ nào cũng gặp phải.
“Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là cha mẹ còn quá thiếu kỹ năng. Không đủ cập nhật sự phát triển của con trong giai đoạn hiện tại. Tức là tuổi dậy thì bây giờ so với cách đây mấy chục năm khác quá xa. Vốn dĩ cảm xúc giai đoạn này của các em đã không ổn định cộng xã hội bây giờ thay đổi nhiều, các con làm bạn với internet có cả những vấn đề tốt và xấu nên biến đổi tâm sinh lý rất nhanh”, bà Thúy nhìn nhận.
Không những thế, bà Thúy còn cho rằng bố mẹ ngày nay quá bận, con cũng bận (bận học, bạn bè, mạng xã hội) nên khoảng cách cha mẹ và con cái ngày càng xa. “Mình muốn dạy được thì phải hiểu con. Chính vì thế, cha mẹ cần phải quay trở lại để học cách hiểu con, gần con, làm bạn cùng con. Cha mẹ phải thu xếp cuộc sống, sắp xếp công việc. Giai đoạn con ở tuổi dậy thì, cha mẹ cần xem lại mục tiêu để có thời gian gần con, hiểu con”, bà Thúy phân tích.
Bà Thúy đặc biệt nhấn mạnh: “Nghề làm cha mẹ là nghề cần phải học nhất. Bây giờ muốn làm nghề gì cũng phải học vì cuộc sống mỗi ngày một thay đổi, vậy tại sao kỹ năng làm cha mẹ lại không học?”.
Bà Thúy khuyên hãy tìm đến những tài liệu, khóa học về tâm lý tuổi dậy thì để cập nhật, hiểu con. Rồi đặt mình vào vị trí của con để xem con có những tâm tư, nguyện vọng gì. Luôn phải hiểu rằng mình là một người độc lập với con và con là một người độc lập với mình. Nếu không đặt vào vị trí của con, để hiểu con thì không bao giờ dạy được con.
“Có hiểu mới có thương, cứ nghĩ là tôi không thương con tôi thì thương ai, nhưng thật ra cha mẹ ngày nay không biết thương con. Vì không hiểu con nên áp đặt tình thương theo kiểu độc đoán”, bà Thúy nói.
Đặc biệt, khi trẻ ở tuổi dậy thì, cha mẹ không được nói theo kiểu ra lệnh hoặc cấm đoán. Càng như thế thì càng gặp phản lực mạnh từ phía con. Tâm lý của con ở tuổi này là thích chứng minh bản thân, thích mọi người lắng nghe và tôn trọng ý kiến. Mà mình càng bắt ép thì con sẽ càng chống đối lại. “Cách nói chuyện với con ở giai đoạn này là biết đặt câu hỏi để con nói, rồi sau đó đặt câu hỏi để gợi mở cho con cách nào là tốt hơn”, bà Thúy khuyên.
Bên cạnh đó phải biết điều hòa cảm xúc khi dạy con. Cha mẹ luôn phải nhớ một nguyên tắc là nếu không bình tĩnh thì không bao giờ dạy được con. Giận quá mất khôn, mình sẽ nói những câu xúc phạm, độc đoán với con. Từ đó, con quay trở lại để chống đối mình.
 

TTO - Tổ ấm cuối tháng 4 này có cuộc trao đổi với TS xã hội học Phạm Thị Thúy về việc vun bồi trái tim lẫn trí não cho con. TS Thúy nhấn mạnh ý thức chuẩn bị chu đáo trước khi có con của cha mẹ chính là món quà quý cho con và cho chính họ.

Con trẻ cần được chăm sóc cả trí lẫn tâm - Ảnh 1.
 

Sự chuẩn bị kỹ lưỡng để bước vào hành trình làm cha mẹ là món quà quý cho chính các bậc cha mẹ và con trẻ - Ảnh minh họa: T.T.D.

Theo TS Thúy, khi có sự chuẩn bị, các bậc cha mẹ sẽ có sự sẵn sàng về mọi phương diện: sức khỏe thể chất, tâm lý, kiến thức làm cha mẹ, tài chính...

Cha mẹ có sự chuẩn bị để làm cha mẹ

* Chào tiến sĩ, cụ thể các bậc cha mẹ cần chuẩn bị như thế nào trước khi bước vào lộ trình sinh và nuôi con?

- TS PHẠM THỊ THÚY: Chuẩn bị về sức khỏe thể chất của cả cha và mẹ là điều đầu tiên quan trọng. Cơ thể cha và mẹ khỏe sẽ góp phần tạo nên những thai nhi khỏe mạnh, những em bé khỏe mạnh trong tương lai. Chuẩn bị về tâm lý, tâm lý sẵn sàng làm cha mẹ, sẵn sàng đón nhận đứa trẻ bằng tình yêu thương, mong muốn có con.

Chuẩn bị kiến thức làm cha mẹ, vợ chồng cùng trao đổi những cách dạy của cha mẹ đã từng dạy mình; cùng học hỏi qua đọc sách, qua quan sát các cha mẹ khác... Việc cùng trao đổi, cùng học hỏi sẽ tạo nên sự thống nhất về phương pháp giáo dục con sau này. 

Vợ chồng ý thức được vai trò quyết định của cha mẹ, ý thức được cha mẹ là người thầy đầu tiên và suốt đời góp phần tạo dựng nhân cách cho con ngay khi tượng hình trẻ từ trong bào thai. Con vào dạ mạ đi tu là lời dạy tuyệt vời của người xưa để nhắc nhở cha mẹ hoàn thiện chính mình trong hành trình làm cha mẹ.

Cuối cùng là chuẩn bị tài chính tạm đủ cho việc mang thai và sinh con theo hoàn cảnh của cha mẹ.

* Một người để lớn lên khỏe mạnh cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng cần được chăm sóc thế nào, thưa chị?

- Muốn con lớn lên khỏe mạnh, điều cần nhất ở cha mẹ là tình yêu thương, sự chấp nhận và sự ổn định trong mối quan hệ với con. Trong quá trình nuôi dạy phải chú ý chấp nhận con như con là, không so sánh con với người khác, không bắt ép con làm theo ý cha mẹ mà không có sự trao đổi thỏa thuận với trẻ. Sự chấp nhận trẻ trong tình yêu thương vô điều kiện sẽ tạo nên những bậc cha mẹ ứng xử ôn hòa với con.

Nuôi dưỡng con bằng sách

* Tháng 4 có những ngày gợi nhắc về sách và việc đọc sách (Ngày sách Việt Nam và Ngày sách thế giới - PV). Tuy nhiên, theo nhiều số liệu, Việt Nam hiện có số người đọc sách khá ít. Chị có chia sẻ nào để giúp phụ huynh lẫn con em mình có thể xây dựng thói quen đọc sách?

- Cha mẹ muốn con có thói quen đọc sách thì chính cha mẹ cần là người yêu thích sách, đọc sách mỗi ngày để trong tầm mắt của trẻ luôn nhìn thấy cha mẹ học hỏi, chăm chỉ đọc sách. Thói quen này cần xây dựng từ trong bào thai, thai giáo bằng cách đọc sách cho con nghe.

Sau sinh tiếp tục duy trì thói quen này dù em bé còn rất nhỏ chưa biết nói nhưng cha mẹ đọc sách ngâm nga những đoạn thơ văn hay trong sách sẽ tạo nên sự kết nối giữa trẻ với sách. Khi trẻ lớn lên, cha mẹ đưa con đi nhà sách cho trẻ tự chọn sách, hướng dẫn trẻ cách chọn sách, cách đọc sách... 

Tiếp tục duy trì thói quen đọc, trao đổi về sách giữa các thành viên trong gia đình. Thói quen sẽ dần hình thành theo năm tháng, từ chính tình yêu của cha mẹ với sách.

* Đọc sách ngoài việc giúp tăng trưởng kiến thức, mặt nào đó giúp gắn kết thành viên trong nhà lại với nhau. Tiến sĩ có xem đây là một trong những bí quyết xây dựng hạnh phúc gia đình mang lợi ích kép?

- Tôi đồng ý đây là bí quyết xây dựng hạnh phúc gia đình. Những giờ cùng đọc sách trước khi đi ngủ, những phút giây cùng nhau đi chọn sách, mua sách, những khoảnh khắc vợ chồng con cái tranh luận chia sẻ về một cuốn sách nào đó thật sự quý giá trong việc kết nối trái tim giữa các thành viên trong gia đình.

Tôi luôn cổ vũ việc đọc sách bằng cách thường xuyên giới thiệu, đọc sách hay trên kênh Facebook cá nhân của tôi. Các cha mẹ hỏi tôi nhiều về việc chọn sách cho con và chương trình chia sẻ với cha mẹ nào tôi cũng giới thiệu sách với các cha mẹ, tặng sách cho các cha mẹ. Đó là hạnh phúc của tôi. Và cũng là trả ơn sách. Có nhiều cách học, nhưng học qua sách là nhanh nhất và... rẻ nhất (cười).

* Trong bộ sách gồm hai cuốn: Chăm trái tim con ấm và Dưỡng trí não con tinh - do NXB Phụ Nữ Việt Nam ấn hành - mà chị là đồng tác giả, chị có thể chia sẻ, làm thế nào để con cái chúng ta lớn lên thành người hữu dụng, vui vẻ và hạnh phúc?

- Cuốn sách được viết chung bởi 4 tác giả: Vũ Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Thu Huyền, Tô Thị Hoàng Lan và tôi. Mục tiêu của nhóm tác giả là giúp cha mẹ cùng con lớn lên thành người hạnh phúc và hữu dụng, là người có giá trị với bản thân và xã hội.

untitled-2 copy

Bộ đôi sách dưỡng trí và tâm do nhóm tác giả, trong đó có TS Phạm Thị Thúy đóng góp nội dung - Ảnh: DƯƠNG NGỌC HÂN

Khi có trái tim biết yêu thương, biết sống với giá trị đúng, con trẻ sẽ phát huy được tiềm năng trí tuệ của trẻ, từ đó trẻ thành người có đức có tài, sẽ tạo ra giá trị đóng góp cho đời và trẻ sẽ thành công hạnh phúc.

 
LƯU ĐÌNH LONG thực hiện
 
 

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.