Cẩm nang phương pháp sư phạm : những phương pháp và kỹ năng sư phạm hiện đại, hiệu quả từ các chuyên gia Đức và Việt Nam / Cố vấn, GS. TS. Đinh Văn Tiến, Ulrich Lipp ; tác giả, Ths. Nguyễn Thị Minh Phượng, Ths. Phạm Thị Thúy ; hiệu đính, GS. TS. Đinh Văn Tiến.

 

 

Cẩm nang phương pháp sư phạm là tổng hợp những phương pháp giảng dạy phổ biến và hữu ích nhất đã được các thầy, cô giáo tại Việt Nam áp dụng và đúc kết qua quá trình dạy học.

Cuốn sách này sẽ không có những lập luận thiên về khoa học hàn lâm, mà bạn sẽ hài lòng với các chỉ dẫn thiết thực, dễ hiểu và dễ áp dụng. Bạn sẽ biết cách mở đầu bài giảng như thế nào để thu hút sự chú ý của người học ngay từ những giây phút đầu tiên của giờ học, cách neo chốt kiến thức giúp người học nhớ được bài lâu hơn, cách lập kế hoạch bài giảng chi tiết sao cho phù hợp giữa nội dung - phương pháp - phương tiện và thời gian cho một tiết giảng/bài giảng, cách trực quan hóa bài giảng để cho giờ học trở nên sinh động hơn, hiệu quả hơn…

Cuốn sách cũng gây ấn tượng với quan điểm về về ứng xử văn hóa của người thầy – bài học quý nhất đối với học trò, Khi mà hình ảnh người thầy trong xã hội ngày một bình thường hóa, phức tạp hóa, thì việc xác định lại tác phong, ứng xử của người Thầy là điều rất quan trọng. Làm sao để học sinh gìn giữ lòng tôn trọng tuyệt đối với người Thầy mà vẫn gần gũi thân thiện? Làm sao để đi đến sự bình đẳng trong giao thoa tư tưởng mà vẫn giữ được tôn ti thầy trò? Đó là câu hỏi hỏi khó nhưng cuốn sách này đã làm được điều đó: trả lời bằng các gạch đầu dòng đơn giản.

 

(BDO) Ngày 10-9, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức Hội nghị Báo cáo viên, tuyên truyền viên Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2018 – 2027” cho các chủ tịch, phó chủ tịch Hội Phụ nữ, cán bộ chuyên trách của các huyện, thị, thành phố.


Tiến sĩ Phạm Thị Thúy, Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia trình bày các nội dung tuyên truyền tại hội nghị

Nội dung tuyên truyền gồm: hướng dẫn kỹ năng làm cha mẹ trong thời đại mới, tư vấn cách dạy con; tuyên truyền Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật An toàn vệ sinh thực phẩm; hướng dẫn cán bộ, hội viên sản xuất, chọn mua, chế biến, bảo quản, sử dụng thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng.

Hội nghị nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và kỹ năng tham gia giải quyết có hiệu quả một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay, thiết thực cho chị em phụ nữ.

THANH LÊ

 

Nguồn: http://baobinhduong.vn/nang-cao-kien-thuc-ky-nang-giai-quyet-mot-so-van-de-lien-quan-den-phu-nu-a208026.html?fbclid=IwAR3Hs7HosJ16IuEfPlRRZEFJSXSrCl9V92jGJdHMt5wCXCubIaJj-hlhVoM

Các khóa tập huấn cho giảng viên, giáo viên các cấp Thúy từng làm:
- Phương pháp sư phạm tích cực: từ 2-5 ngày (có ct gửi kèm theo, sách giáo trình Cẩm nang Phương pháp sư phạm)
- PP kỷ luật tích cực (theo tài liệu của Save the children cung cấp tấp huấn cho gv)
- Phòng tránh xâm hại và bạo lực học đường cho hs (đã tập huấn tại An Giang, Bình Dương cho hơn 1000 gv)
- Giáo dục giới tính, tình bạn, tình yêu cho học sinh
- Đạo đức nhà giáo
- Kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử dành cho GV
- Kỹ năng thuyết trình/ Kỹ năng truyền cảm hứng
- Kỹ năng chuyển hóa cảm xúc, tạo cảm xúc tích cực trong lớp học
- Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm
- Sống hạnh phúc/ An - lớp dành riêng cho GV

 

Các chuyên đề Thúy đã và đang chia sẻ cùng phụ huynh có con dưới 6 tuổi:
- Thai giáo- phương pháp khoa học dạy con từ trong bụng mẹ (có sách Thúy chủ biên)
- Thai giáo và dạy con sau sinh
- Dạy con từ 0-6 tuổi
- Dạy con thời hiện đại
- Kỹ năng làm cha mẹ/ nghề làm cha mẹ (có bộ sách Nghề làm cha mẹ - phúc nuôi dạy con Thúy cùng các tác giả soạn )
- Cùng con hạnh phúc
- Kỹ năng giao tiếp với con
- Nghe sao cho con muốn nói - nói sao cho con muốn nghe
- Làm bạn với con
- Quản lý cảm xúc nóng giận khi dạy con
- Giúp con quản lý cơn giận (ăn vạ...)
- Cha mẹ làm gì khi con bướng bỉnh?
- Dạy con tự lập
- Chuẩn bị cho con vào lớp 1
- Dạy con tính trách nhiệm
- Giúp con tự tin
- Dạy con về tiền
- Kỷ luật tích cực (Phạt con sao cho đúng)
- Dạy con tự bảo vệ bản thân (phòng tránh xâm hại và các tai nạn, nguy hiểm...) (có sách Kỹ năng phòng vệ dành cho học sinh)
- Yêu mình hay yêu con
- Hiểu tâm lý của trẻ qua các giai đoạn để phát triển tối ưu
- Giáo dục giới tính cho con giai đoạn dưới 6 tuổi

Đơn vị, tổ chức, trường nào cần Thúy luôn sẵn sàng chia sẻ!

Khoa học nghiên cứu về hạnh phúc tại Việt Nam đến nay hầu như còn bỏ trống. PGS. TS Lê Ngọc Văn (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) bày tỏ tham vọng xây dựng môn khoa học có tên "Hạnh phúc" đưa vào các trường đại học, học viện ở Việt Nam. 

Vấn đề được PGS. TS Lê Ngọc Văn nhấn mạnh tại buổi ra mắt cuốn sách khoa học "Hạnh phúc của người Việt Nam: Khái niệm, cách tiếp cận & chỉ số đánh giá" diễn ta tại TPHCM ngày 24/8.

Đề xuất đưa môn “Hạnh phúc” vào các trường đại học - 1
 

PGS.TS Lê Ngọc Văn

TS. Lê Ngọc Văn cho hay, hiện nay rất nhiều trường đại học trên thế giới quan tâm đến môn học Hạnh phúc. Như ở Harvard năm học vừa rồi có đến 900 sinh viên chọn học môn Hạnh phúc. Ở Ấn Độ, riêng ở thủ đô New Delhi, năm học vừa rồi đã yêu cầu 20.000 giáo viên của 1.000 trường tập trung học môn hạnh phúc để giảng dạy lại cho học sinh phổ thông.

Hay như tin ông Văn mới nắm được qua tổ chức quốc tế ở Việt Nam, tại Trường ĐH Canada, tất cả các khoa đều phải có Giám đốc Hạnh phúc với lý do, học sinh đến trường không nhất thiết cứ phải căn cứ vào điểm số. Học sinh phải được thoải mái thì trí tuệ, sáng tạo tăng lên; học sinh hạnh phúc thì bạo lực học đường giảm đi. 

Một điều rõ ràng, muốn học sinh hạnh phúc, cô giáo phải hạnh phúc. Tác giả Lê Ngọc Văn nhấn mạnh, đưa môn này vào giảng dạy ở các trường ĐH thì lợi ích xã hội vô cùng lớn.  

Ông ham muốn, các các trường ĐH, học viện ở Việt Nam sẽ học môn học này. Về mặt nghiên cứu, chủ đề hạnh phúc cực kỳ sôi động, nóng bỏng, đồ sộ với rất nhiều đề tài... Gần như tất cả mọi vấn đề đều có thể gắn vào hạnh phúc để nghiên cứu.

Nếu chưa thể đưa vào như một môn khoa học chính thức, theo TS Lê Ngọc Văn, có thể đưa vào theo chuyên đề ở trường ĐH, học viện để sinh viên, học viên tự chọn.

TS. Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính Quốc gia TPHCM) cho rằng tham vọng đưa môn học hạnh phúc vào trường ĐH, học viện ở Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở. Bộ GD-ĐT đã phát động trường học hạnh phúc, mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Hạnh phúc của học sinh khi đến trường bắt nguồn từ hạnh phúc của giáo viên.  

Đề xuất đưa môn “Hạnh phúc” vào các trường đại học - 2


Nhiều chuyên gia, diễn giả đồng tình với việc đưa môn khoa học "Hạnh phúc" vào trường ĐH 

3 năm gần đây, TS Phạm Thị Thúy cùng nhóm cộng sự đã tổ chức khóa học An cho giáo viên, khóa gần nhất là đợt hè vừa rồi tại Đà Lạt. Hiệu trưởng nhiều trường học thấy được giá trị này đã mời bà đến nói chuyện về chuyên đề hạnh phúc cho giáo viên.  

Bà Phạm Thị Thúy nêu ý kiến, nếu ngành Giáo dục không kịp thời vào cuộc thì sẽ đi rất chậm, rất xa. Hiện các doanh nghiệp tư nhân, các tập đoàn nước ngoài ở Việt Nam họ rất quan tâm đến vấn đề này.

Họ mời các chuyên gia về nói chuyện, chia sẻ về hạnh phúc cho nhân sự rất nhiều. Họ muốn nhân viên hạnh phúc, chuyển hóa cảm xúc nóng giận, để bình an hơn... Qua đó, xây dựng môi trường làm việc tích cực cực, tăng năng suất lao động. 

Vào tháng 4/2019, tại Hà Nội, Công đoàn Giáo dục Việt Nam cùng Bộ GD-ĐT phát động "Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc". 
 
Với thông điệp, thầy cô giáo thay đổi để hướng đến một môi trường sư phạm văn minh, thân thiện. Trường học hạnh phúc được tạo nên  bởi các hành vi chuẩn mực, trước hết là của thầy, cô giáo có đạo đức trong sáng, yêu nghề, tận tâm, tận lực. 
 
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT nhấn mạnh đến 3 tiêu chí để xây dựng trường học hạnh phúc gồm: yêu thương, an toàn, tôn trọng. 
 

Hoài Nam

Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/de-xuat-dua-mon-hanh-phuc-vao-cac-truong-dai-hoc-20190824232422110.htm?fbclid=IwAR0YuDdzYG84FxyrFethC__caVtWevH55jr73K1kW2vcY7ol1lnqmdETRaI

(PL)- Những chuyên gia xã hội học đều nhìn nhận rằng những người sống hạnh phúc đều mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho người xung quanh, giúp đất nước phát triển bền vững.

Anh Đặng Huy Thông, một hướng dẫn viên du lịch quốc tế, chia sẻ rất nhiều du khách nước ngoài thích tham quan miền Tây. Họ nói với anh: “Tôi thích nơi này vì người dân sống hạnh phúc quá. Họ có thể mời cơm bất cứ ai mà không cần thân quen. Đi chợ mua bán, bị cự nự họ vẫn cười vui được”. Anh Huy Thông nhận ra rằng tính cách cởi mở, lối sống hạnh phúc của người dân chính là “tài sản quốc gia”. Anh đặt câu hỏi: Các chuyên gia có giải pháp nào để có thể làm người Việt sống hạnh phúc hơn?

Câu hỏi của anh khiến nhiều người dự khán thích thú trong buổi ra mắt sách Hạnh phúc của người Việt Nam của PGS-TS xã hội học Lê Ngọc Văn.

Người Việt dễ hài lòng

Theo kết quả khảo sát trên 2.000 người thuộc các địa phương, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp khác nhau trên cả nước, TS Lê Ngọc Văn nhận thấy rằng có đến gần 82% người dân cảm thấy hài lòng về cuộc sống đang có ở các mức độ rất hài lòng, hài lòng và tương đối hài lòng.

Để cảm thấy hạnh phúc, đa số người dân Việt chỉ cần đáp ứng được các nhu cầu như thu nhập ổn định, gia đình hòa thuận và có sức khỏe tốt là đủ để cảm thấy hạnh phúc. Các vấn đề khác như sự thân thiện của chính quyền, xã hội tự do dân chủ, sự phát triển văn hóa, sự tự chủ, tự quyết của bản thân đều xếp sau khá xa các nhu cầu vừa kể trên.

TS Lê Ngọc Văn trả lời anh Huy Thông: “Đúng như bạn nhận xét, người Việt có sẵn gen hạnh phúc. Họ dễ hài lòng về các nhu cầu cơ bản cá nhân”.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng gần một nửa số dân cho biết họ vẫn chưa hài lòng về yếu tố tiền bạc. Tiền bạc dường như là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự hạnh phúc của người Việt.

Yếu tố tiền bạc trong chỉ số hạnh phúc - ảnh 1
PGS-TS Lê Ngọc Văn cùng độc giả tại buổi ra mắt cuốn sách của ông. Ảnh: H.MINH

Không phải giàu có mới có thể hạnh phúc

Theo TS Văn, nỗi lo lắng về tiền bạc khiến người dân Việt dễ hạnh phúc khi đời sống nâng lên nhưng cũng sẽ cảm thấy bất hạnh nếu đời sống bị sa sút. Đây cũng có thể là nguyên nhân của nhiều tệ nạn xã hội như tham nhũng, hối lộ, buôn lậu, mại dâm, trộm cắp...

Bà Phạm Phương Thảo, cựu chủ tịch HĐND TP.HCM, chia sẻ người dân ở một số quốc gia như Bhutan hoặc Myanmar có thái độ sống hạnh phúc đáng ngưỡng mộ dù các quốc gia này còn nghèo khó.

 

Bà cho biết trước đây nhiều cơ quan ở TP.HCM có những chỉ dẫn mang tính mệnh lệnh, ví dụ như “Xuống xe, tắt máy, xuất trình giấy tờ”. Sau đó họ đã đổi thành những chỉ dẫn thân thiện: “Vui lòng tắt máy xe, vui lòng liên hệ tại trực ban”. Sự thay đổi cách thức giao tiếp đó khiến người dân hài lòng hơn. Sự tử tế, thân thiện đều có thể khiến mọi người xung quanh gia tăng hạnh phúc.

Cuốn sách Hạnh phúc của người Việt Nam là thành quả của một công trình nghiên cứu khoa học trong năm năm của PGS-TS xã hội học Lê Ngọc Văn, đã được Hội đồng nghiệm thu Quốc gia đánh giá ở mức cao nhất: Xuất sắc. 

Hạnh phúc khiến con người sống tử tế hơn

TS xã hội học Phạm Thị Thúy cho biết bà đã mở nhiều khóa học cho các giáo viên, giúp họ có được suy nghĩ tích cực, lạc quan và cân bằng. Theo TS Thúy, một giáo viên vui vẻ, hạnh phúc sẽ giúp các học trò của mình vui vẻ, hạnh phúc. Các mối quan hệ xung quanh đều trở nên tích cực hơn.

Một số doanh nghiệp cũng đã mời bà tập huấn các khóa “Học hạnh phúc” cho nhân viên. Họ nhận ra rằng khi nhân viên họ hạnh phúc, họ làm việc sáng tạo và hiệu quả hơn, mọi người đối xử với nhau tốt đẹp hơn ngay cả khi có bất đồng.

TS Văn cho biết ông đã từng đi thăm một khách sạn năm sao ở Hà Lan xây dựng trên nền của một nhà tù. Tỉ lệ tội phạm của Hà Lan thấp đến mức các nhà tù bị “ế”, phải cho nước ngoài thuê hoặc chuyển sang làm công trình khác. Một trong các kinh nghiệm của họ là xây dựng xã hội mà người dân cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. TS Văn nói: “Người sống hạnh phúc thì sẽ giảm bạo lực đi, sống tử tế và lành mạnh hơn. Môn học hạnh phúc thật sự là một môn khoa học mang rất nhiều lợi ích cho cá nhân người học, cho xã hội và cho quốc gia”.

TS Văn cho biết nhiều trường đại học trên thế giới đã đưa môn học này vào dạy cho các sinh viên. Nhiều trường học quốc tế, một số tập đoàn có chức danh “giám đốc hạnh phúc” để giúp nhân viên có năng lực sống hạnh phúc.

Mong muốn sẽ có môn học hạnh phúc trong nhà trường

Môn học hạnh phúc chưa có mã ngành riêng để đào tạo nên trong trường đại học, tôi dạy cho các em sinh viên dưới hình thức là những chuyên đề. Tôi có tham vọng là môn học này sẽ được đưa vào các trường đại học, trường phổ thông để dạy cho các em. Con người cần giao tiếp được với nội tâm của mình, vượt qua những giai đoạn khó khăn, sống hạnh phúc, tử tế.

PGS-TS LÊ NGỌC VĂN

HỒNG MINH

TTO - Đó là nhận định của TS PHẠM THỊ THÚY - giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, chuyên viên tham vấn tâm lý Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM - sau gần 20 năm lắng nghe chuyện từ các bậc cha mẹ trong cách dạy con.

TS Thúy nói: "Tôi theo nghề tham vấn tâm lý và giảng dạy nên thường được gặp và nghe nhiều tâm tư, vướng mắc của các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con".

 

“Thương con đúng cách là dạy con dựa trên sự hiểu biết về tâm sinh lý của trẻ, đáp ứng nhu cầu của trẻ trên quyền lợi lâu dài cho trẻ chứ không phải quyền lợi trước mắt, giúp trẻ nhận ra những điều đúng và sai, điều nên làm và không nên làm dựa trên sự tôn trọng trẻ chứ không áp đặt.

 

Ranh giới giữa thương và chiều con

 

* Một thực tế thường thấy trong các gia đình hiện nay là việc xác định ranh giới giữa thương con và chiều con. Chị chia sẻ gì với những bậc phụ huynh về chuyện này?

 

- Có thể nói cha mẹ nào cũng thương con. Mỗi cha mẹ lại thương con theo mỗi cách khác nhau tùy thuộc vào hiểu biết, tính cách, hoàn cảnh sống và trải nghiệm thời thơ ấu... của cha mẹ. Nhiều cha mẹ thương con chưa đúng cách nên sa vào chiều con và vô tình làm hư con. Hoặc có nhóm cha mẹ thì ngược lại, thương con một cách nghiêm khắc, độc đoán cũng khiến con bị tổn thương.

 

* Vậy thương con đúng cách là như thế nào, thưa chị?

 

- Thương con đúng cách là dạy con dựa trên sự hiểu biết về tâm sinh lý của trẻ, đáp ứng nhu cầu của trẻ trên quyền lợi lâu dài cho trẻ chứ không phải quyền lợi trước mắt, giúp trẻ nhận ra những điều đúng và sai, điều nên làm và không nên làm dựa trên sự tôn trọng trẻ chứ không áp đặt.

 

Còn chiều con là đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ theo đòi hỏi của trẻ, vì lợi ích trước mắt của trẻ và của cả cha mẹ mà không cân nhắc hậu quả lâu dài. 

 

Ví dụ khi trẻ đòi xem tivi quá giờ quy định, cha mẹ đã nhân nhượng khi trẻ tỏ ra khổ sở vì không được xem, la lối ăn vạ khi không được xem, hay bản thân cha mẹ cũng vì bận việc riêng mà dễ dàng nhân nhượng cho con xem tivi/thiết bị điện tử nhiều. 

 

Đôi khi chỉ vì cha mẹ đang bận "tám" với bạn trên mạng... Các phụ huynh chiều con hiếm khi dạy kỷ luật cho con, đáp ứng nhiều hơn đòi hỏi.

 

Trong Bạch vân gia huấn có câu "Chiều con lắm con hư, của cải dư con hỏng" để nói về tác hại của việc chiều con. 

 

Những đứa trẻ được nuông chiều sẽ không có nề nếp, thiếu kỷ luật, ích kỷ... thường được xếp hạng thấp về hạnh phúc và tự điều hòa, kiềm chế cảm xúc kém. Các trẻ này không có kinh nghiệm với các vấn đề về thẩm quyền và có khuynh hướng học kém ở trường.

 

* Thương con và chiều con trong gia đình chị ra sao?

 

- Gia đình tôi luôn có sự điều chỉnh lẫn nhau giữa vợ và chồng để nhắc nhau không chiều con. Khi tôi chiều không đúng, chồng sẽ nhắc tôi và ngược lại. 

 

Nhưng quả thật ranh giới giữa thương và chiều không dễ phân biệt và cha mẹ thường có khuynh hướng dễ dãi với con, nhất là khi con còn bé. Cha thường dễ chiều con gái, mẹ thường dễ chiều con trai. Gia đình tôi cũng nhiều lúc còn chiều con (cười).

 

Nuông chiều và độc đoán - hai cách dạy gây hại trẻ - Ảnh 3.

nhiên để giảm sự phụ thuộc vào công nghệ - Ảnh: Tatuplay

 

Làm gương cho trẻ

 

* Vấn đề khiến nhiều phụ huynh "đau đầu" hiện nay là trẻ đòi xem điện thoại và máy tính quá mức...

 

- Trẻ xem các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính nhiều phần lớn có nguyên nhân từ cha mẹ. Bản thân cha mẹ không làm gương, xem nhiều nên con bắt chước. Hoặc do cha mẹ từ bé đã cho con dùng các thiết bị điện tử này như một trò chơi giải trí của con, như một người trông coi con giùm để cha mẹ rảnh rang làm việc...

 

Nhiều cha mẹ nhầm tưởng trẻ sử dụng thành thạo các thiết bị này là trẻ thông minh nên đã khuyến khích, thậm chí khen ngợi trẻ khi trẻ sử dụng tốt... 

 

Hoặc nhiều cha mẹ dùng các thiết bị này như một phương tiện dạy trẻ học ngoại ngữ, học hát hay học nhiều thông tin khác trên mạng. Nhưng không may, phần lớn trẻ dùng nhiều dễ bị phụ thuộc vào các thiết bị này nên thường đòi sử dụng quá mức cần thiết gây nhiều tác hại cho trẻ.

 

* Khi có phụ huynh nhờ tham vấn việc này, chị sẽ nói gì?

 

- Tôi thường cùng cha mẹ phân tích nguyên nhân và đánh giá mức độ phụ thuộc của trẻ vào các thiết bị điện tử. Cha mẹ hiểu rõ vấn đề của chính con mình sẽ cùng thống nhất cách giảm dần sự phụ thuộc này. Hầu hết các giải pháp phải bắt đầu từ chính cha mẹ. 

 

Cha mẹ thay đổi hành vi sử dụng thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng tích cực lên các con. Ngoài ra, cha mẹ cần có những trò chơi thú vị thay thế sức hấp dẫn của điện thoại, máy tính...

 

Tôi thường khuyến khích cha mẹ đưa con đi chơi ngoài trời, nơi đông người để vừa tách trẻ khỏi các thiết bị điện tử, vừa rèn luyện nhiều kỹ năng sống cho trẻ, tăng cơ hội giao tiếp, gần gũi với con.

 

* Từ kinh nghiệm của mình, chị thấy có những cách dạy con nào của cha mẹ Việt cần phải thay đổi để phù hợp hơn?

 

- Cách dạy con cần thay đổi đó là nuông chiều và độc đoán. Cả hai cách này gây hại cho trẻ. Cách nuông chiều tôi đã phân tích ở trên. Cách dạy con của phụ huynh độc đoán là yêu cầu trẻ phải tuân theo các nội quy chặt chẽ do phụ huynh đề ra, không giải thích các nội quy. 

 

Những phụ huynh đó có những đòi hỏi cao nhưng không đáp ứng nhu cầu của trẻ, không quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Nhiều cha mẹ vẫn nghĩ cách dạy độc đoán sẽ tốt cho con, giúp con nên người. Họ đánh con nhân danh tình yêu. 

 

Tuy nhiên, kiểu nuôi độc đoán thường dẫn đến những trẻ vâng lời và thành đạt, nhưng lớn lên trẻ xếp hạng thấp hơn về hạnh phúc, năng lực xã hội và tự tin.

 

Kỹ năng yêu thương con đúng cách

yeu thuong con

Một người mẹ động viên con sau khi hoàn thành bài thi THPT quốc gia 2019 - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

* Theo chị, đâu là những kỹ năng cha mẹ cần chuẩn bị tốt để giáo dục con cái cách tốt hơn trong thời đại ngày nay?

- Kỹ năng cần có để cha mẹ dạy con trong thời đại ngày nay quan trọng nhất là kỹ năng yêu thương con đúng cách. Cha mẹ yêu đúng cách sẽ dạy con kiểu dân chủ, là cha mẹ có thẩm quyền, sửa lỗi cho con theo kỷ luật tích cực với tấm lòng bao dung, độ lượng... Cha mẹ yêu con sai cách sẽ nuông chiều hay độc đoán.

Bên cạnh kỹ năng yêu con còn cần nhiều kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chơi cùng con, kỹ năng làm bạn với con...

Và trên hết là kỹ năng sửa mình của chính cha mẹ. Sinh con rồi mới sinh cha! Nhờ có con, ta tự điều chỉnh chính mình để làm gương. Muốn dạy con điều gì thì chính cha mẹ phải làm được điều đó thì việc dạy mới thực sự có hiệu quả. Đó chính là THÂN GIÁO.

 

HÀ BÌNH thực hiện

 

Viết sách, giảng dạy, nghiên cứu và liên tục tham gia các hoạt động truyền thông chống bạo lực học đường và bảo vệ bà mẹ trẻ em, chia sẻ với phóng viên báo TGTT, Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thuý cho rằng chưa bao giờ việc học làm cha mẹ lại cấp thiết như lúc này.

Hiện cô Phạm Thị Thuý đang tham gia chương trình Tập huấn kỹ năng làm cha mẹ tại Củ Chi – dự án của SCI – tổ chức Cứu trợ trẻ em Quốc tế (SCI) cùng với UBND huyện Củ Chi, quận Gò Vấp, quận Thủ Đức, quận Bình Tân phối hợp thực hiện dự án Trường học thân thiện và bảo vệ trẻ em dễ bị tổn thương.

– Một trong những vấn đề giáo dục nổi cộm hiện nay là vấn đề đạo đức. Môi trường giáo dục từ gia đình đến nhà trường dường như đã đánh mất dần những chuẩn mực về việc giáo dưỡng trẻ em thành người. Cô nghĩ sao về điều này?

– Ở đâu cũng có câu khẩu hiệu “Tiên học lễ hậu học văn”, nhưng bài học làm người như học cách yêu thương con người, học cách tôn trọng con người dường như bị bỏ quên quá lâu rồi. Vì thành tích hay vì cái gì mà người lớn: nhà quản lý giáo dục, thầy cô, cha mẹ sẵn sàng nhồi nhét, bắt trẻ học đủ mọi thứ, đối xử với trẻ như những robot… Và khi những người lớn nhân danh giáo dục để dùng bạo lực với trẻ, thì đâu còn tính nhân văn trong cách hành xử của chính người lớn.

Trẻ học qua tấm gương từ người lớn, thầy cô giáo.Làm gương mới là cách dạy tốt nhất, nhưng trẻ học được gì từ những hành xử bạo lực bởi chính cha mẹ, thầy cô? Và rất nhiều người trong xã hội cũng đang kêu gọi sự nhân văn, giáo dục đạo đức bằng hình thức ném đá trên mạng, chửi bới nhục mạ những hành vi, những người thầy cô phạm lỗi mà quên đi cách hành xử nhân văn trước cái sai, cái xấu. Nói về giáo dục đạo đức bằng chính thái độ, hành vi đầy bạo lực thì có hợp lẽ không?

– Cũng chỉ vài năm vừa qua, đã có những cha mẹ và thầy cô với nỗ lực hết sức mình, nghĩ rằng “gieo mầm thiện, sống thân giáo” sẽ giúp cho con cái họ vượt qua những hoàn cảnh xã hội hiện tại. Xin cô cho biết những bước tiếp theo của quá trình làm thay đổi tiêu cực xã hội của chính cô và những đồng nghiệp?

– Cá nhân tôi cũng nhìn thấy rất nhiều người tốt, nhiều đồng nghiệp, thầy cô, cha mẹ đang nỗ lực hết sức mình “gieo mầm thiện, sống thân giáo” để mong giúp cho con trẻ vượt qua những tiêu cực, những thử thách của hoàn cảnh xã hội hiện tại. Tôi biết vài nhóm như nhóm triết học của thầy Bùi Văn Nam Sơn, thầy Trần Hữu Quang, nhóm cô Nguyễn Thuý Uyên Phương trường Tomato với dự án Design for Change, nhóm ALL của bạn tôi cô Nguyễn Hoàng Chiêu Anh với dự án Trường học hạnh phúc, nhóm Không gian đọc của bạn Trần Thiện Tùng với vài chục thư viện miễn phí khắp các tỉnh, thành, gieo mầm văn hoá đọc trong dân và nhóm chúng tôi – nhóm AN – gồm có cô Nguyễn Thị Thu Huyền, cô Tô Thị Hoàng Lan và tôi, với dự án giúp giáo viên hạnh phúc để học sinh được hạnh phúc.

Cá nhân tôi đã và đang kiên trì hơn mười năm nay với công việc tập huấn phương pháp sư phạm tích cực cho giáo viên các cấp, để giúp giáo viên tạo nên lớp học sinh động, hấp dẫn giúp người học được học chủ động, sáng tạo và được thực hành. Và với công việc thứ hai của tôi song song với nghề giáo là tham vấn tâm lý, tôi đang đến với các cha mẹ ở nhiều tỉnh, thành qua các khoá học Kỹ năng làm cha mẹ, qua các buổi nói chuyện chuyên đề về tâm lý trẻ, về phòng tránh bạo lực và xâm hại trẻ… để giúp các cha mẹ nuôi dạy con trong sự tôn trọng và yêu thương trẻ.

Tôi quan niệm muốn trẻ hạnh phúc phải bắt đầu từ chính người lớn. Thầy cô cha mẹ sống hạnh phúc, hành xử đúng như những giá trị họ đang dạy trẻ, với cách dạy trẻ dựa trên sự thấu hiểu trẻ và cùng hợp tác trẻ sẽ tự do được là chính mình, và từ đó chúng ta dần vun trồng những tâm hồn trẻ sống hạnh phúc và biết yêu thương.

– Thưa cô, vậy cô muốn con mình sau này sẽ trở thành người thế nào và cách nào để đạt được điều đó?

– Tôi có hai con, và điều tôi mong muốn nhất con tôi được hạnh phúc, được tự do là chính mình và biết sống tử tế, sống có ích. Tôi dạy con từ trong thai với phương pháp thai giáo bằng những câu hát ru, bằng những câu chuyện kể giáo dục đạo đức, bằng âm nhạc thiện lành, bằng tâm trạng bình an… Và khi cùng con lớn lên tôi học cách làm bạn cùng con, tôn trọng cá tính, con người bên trong của con… Tôi học cách chuyển hoá chính mình để hạn chế tối đa những cảm xúc xấu, những hành vi bạo lực với con… Quan trọng nhất, tôi hiểu tôi cần dạy con bằng thân giáo. Tôi muốn con tôi sống hạnh phúc tự do là chính mình, tôi cần tập mỗi ngày tự tin sống bình an. Tôi muốn con tôi sống tử tế, sống có ích, thì tôi và chồng cần nỗ lực sống tử tế với chính mình, với gia đình, hàng xóm, cộng đồng, cơ quan…

Dạy con chính là hành trình dạy mình, hoàn thiện bản thân mình. Thực sự nhờ con mà tôi đang tập vượt qua những yếu đuối, những sai lầm, những hạn chế để sống tốt hơn mỗi ngày, điều này có ý nghĩa với chính tôi và với các con. Tôi cảm ơn chồng và các con tôi nhiều lắm vì nhờ họ mà tôi được sống an vui.

Ngân Hà thực hiện (theo TGTT)

Nguồn: http://thegioihoinhap.vn/van-hoa-giao-duc/giao-duc/ts-pham-thi-thuy-day-con-la-hanh-trinh-hoan-thien-chinh-minh/

"Khi bị xâm hại tình dục, đứa bé rất sợ phải nhớ đến những chuyện kinh khủng đó. Chính vì trẻ em sợ phải nhớ nên không dám nhắc lại chuyện mình bị xâm hại. Có rất nhiều đứa bé sợ hãi nếu bản thân chia sẻ cho bố mẹ, người khác thì sẽ không còn được yêu thương, chăm sóc nữa..." - TS Phạm Thị Thúy.

Những vụ nghi vấn xâm hại trẻ em liên tiếp xảy ra khiến các bậc cha mẹ vô cùng hoang mang. Chúng tôi đã trò chuyện với TS xã hội học Phạm Thị Thúy - Chuyên viên tham vấn tâm lý NVH Phụ nữ TP.HCM, để hiểu rõ hơn về hành vi, tâm lý của những kẻ biến thái cũng như cách giúp con trẻ vượt qua nỗi sợ hãi khi bị xâm hại.

PV: Chào Tiến sĩ Phạm Thị Thúy, xin Tiến sĩ cho biết làm thế nào để có thể nhận diện được những kẻ biến thái xâm hại tình dục trẻ em?

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy: Việc xâm hại tình dục ở trẻ em có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào, ở bất kỳ địa điểm nào, đối tượng xâm hại có thể có cả nam và nữ. Nhưng theo số liệu của tổ chức UNFPA có đến 93% các vụ xâm hại tình dục trẻ em diễn ra từ phía những người thân quen (chú, cậu, anh ruột, hàng xóm…) nên rất khó nhận biết. Nếu việc xâm hại là những người quen thì nó sẽ diễn ra rất nhiều lần cùng một đối tượng, hoặc có thể nhiều hơn. Còn đối với người lạ, chỉ diễn ra một lần nhưng đối tượng này sẽ thực hiện việc xâm hại với nhiều trẻ em khác nhau.

Đặc điểm chung của những kẻ ấu dâm, biến thái là họ thường có ánh mắt nhìn cơ thể trẻ không được đàng hoàng, ánh mắt láo liên, nhìn chằm chằm vào đồ lót, vùng kín của trẻ hoặc tìm cơ hội để được đụng chạm, sờ mó trên thân thể của trẻ em.

Tuy nhiên, việc đụng chạm, sờ mó cơ thể trẻ cũng rất khó để phân biệt đâu là kẻ ấu dâm, đâu không phải khi văn hóa Việt Nam, những người thân trong gia đình cũng thường có những biểu hiện yêu thương trẻ bằng cách ôm ấp, sờ soạng thân thể, bộ phận sinh dục trẻ nhỏ. Chính vì văn hóa này mà đa phần các vụ lạm dụng tình dục, xâm hại trẻ em ở Việt Nam phần lớn là những người thân quen, gần gũi với trẻ em.

PV: Việc phân biệt những kẻ biến thái rất khó, vậy thưa Tiến sĩ, đâu là điểm mấu chốt để các bậc phụ huynh có thể phát hiện nguy cơ con trẻ bị xâm hại để phòng tránh?

Tiến sĩ  Phạm Thị Thúy:

Thông thường, những kẻ ấu dâm thường có những biểu hiện tâm lý khác biệt mà chúng ta có thể nhận ra như ánh mắt cử chỉ không đàng hoàng, hay tìm cách tiếp cận trẻ em khi ở một mình. Có những biểu hiện nựng trẻ, âu yếm và đòi trẻ cho sờ mó bộ phận sinh dục hoặc bảo trẻ sờ mò vào bộ phận sinh dục của họ... Sự chăm sóc và đụng chạm của người lớn mang lại cho trẻ cảm giác được yêu thương nên kẻ xâm hại sẽ sử dụng những hình thức này để tiếp cận và làm mất đi sự cảnh giác của trẻ và gia đình trẻ. Bình thường, những kẻ ấu dâm vẫn tỏ ra đàng hoàng, tử tế nhưng khi có cơ hội như trẻ ở một mình, hay kẻ ấu dâm bị kích thích bởi xem phim sex sẽ khiến kẻ ấu dâm tiến hành làm việc xấu. Chính vì việc xâm hại có thể diễn ra bất kỳ nơi nào, thời gian, đối tượng nào nên cha mẹ cẩn phải cẩn trọng hết sức để tránh những việc đáng tiếc xảy ra. 

Chuyên viên tham vấn tâm lý chỉ ra các dấu hiệu nhận biết những kẻ ấu dâm đội lốt người bình thường - Ảnh 1.

Tiến sĩ XHH Phạm Thị Thúy - Chuyên viên tham vấn tâm lý NVH Phụ nữ, Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP.HCM (Ảnh NVCC)

PV: Tại sao những kẻ biến thái khi bình thường thì tỏ ra rất đàng hoàng nhưng ở nơi kín đáo lại có những hành vi xâm hại đến cơ thể trẻ em, thưa Tiến sĩ?

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy:

Trong tâm lý tội phạm liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em, nó rất phức tạp vì tùy theo trường hợp cụ thể mà những đối tượng đó biến thành kẻ xấu. Đa phần những kẻ biến thái thường có vấn đề về tâm sinh lý, không được bình thường trong cách suy nghĩ. Có thể những đối tượng này đã từng bị tổn thương to lớn về mặt tâm lý trong quá khứ, thiếu thốn tình cảm, có những nỗi đau không thể nào quên được trong kí ức khiến họ cảm thấy căm phẫn, chán ghét cuộc sống để từ đó dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc về đạo đức, trở thành những kẻ bệnh hoạn, ham muốn xâm hại tình dục trẻ em.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp kẻ biến thái nhận thức được việc xâm hại tình dục trẻ em là xấu xa, là bệnh hoạn nhưng lại không kiềm chế được bản thân mình. Tất nhiên, tùy vào mỗi trường hợp cụ thể, khi điều tra, nghiên cứu mới biết được chính xác.

PV: Thưa Tiến sĩ, làm thế nào để các bậc phụ huynh phát hiện con mình có những dấu hiệu đã bị xâm hại tình dục?

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy:

Đầu tiên, về tâm lý của trẻ khi bị xâm hại tình dục thường có những biểu hiện sống khép mình, hay cáu gắt, sợ hãi, sa sút trong học tập, thường gặp những cơn ác mộng hoặc sợ hãi một điều gì đó. Nếu kẻ xâm hại tình dục là người thân quen trong gia đình thì trẻ em rất sợ sệt khi nhắc đến kẻ đó hoặc thường khép mình, sợ hãi khi gặp trực tiếp kẻ đã xâm hại tình dục.

Thứ hai, trẻ em sẽ có những tổn thương về cơ thể khi bị xâm hại như chảy máu, vết bầm, quần áo bị rách hoặc vùng kín có những bất thường.

Khi phát hiện con cái có những biểu hiện bất thường như vậy, điều đầu tiên là các bậc phụ huynh phải hết sức bình tĩnh, không được hoảng loạn vì nếu phụ huynh hoảng loạn thì đứa bé bị xâm hại sẽ rất hoang mang, lo sợ theo.

Lúc này, người làm cha mẹ phải hết sức nhẹ nhàng, ôm con thật chặt vào lòng, cố giữ bình tĩnh cho cho cái của mình và nói những lời yêu thương. Các bậc cha mẹ phải cho con trẻ hiểu là con không có lỗi trong vấn đề này, người kia là người xấu, bố mẹ luôn bên con, yêu thương con để giúp con vượt qua nỗi sợ hãi này…

Sau đó, các bậc phụ huynh cần phải nhanh chóng đưa con trẻ đi đến các bệnh viện để khám bệnh, xem tình hình bị xâm hại của đứa bé để tiếp tục có những bước tiếp theo, điều trị sức khỏe cho trẻ cũng như báo cáo lên các cấp chính quyền để nhận được sự hỗ trợ.

 
Chuyên viên tham vấn tâm lý chỉ ra các dấu hiệu nhận biết những kẻ ấu dâm đội lốt người bình thường - Ảnh 2.

Những lý do khiến trẻ em dễ theo người lạ

PV: Tại sao những đứa trẻ bị xâm hại tình dục thường giấu kín bố mẹ, không dám chia sẻ, đến khi phát hiện ra thì rất có thể đứa bé đã bị xâm hại nhiều lần?

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy:

Trong tâm lý con trẻ khi xảy ra việc bị xâm hại tình dục, đứa bé rất sợ phải nhớ đến những chuyện kinh khủng đó. Chính vì trẻ em sợ phải nhớ nên không dám nhắc lại chuyện mình bị xâm hại.

Có rất nhiều đứa bé sợ hãi nếu bản thân chia sẻ cho bố mẹ, người khác thì sẽ không còn được yêu thương, chăm sóc nữa. Vì bản thân đứa trẻ nghĩ đây là một việc xấu xa, cảm thấy rất xấu hổ và tội lỗi vì mình bị xâm hại.

Đặc biệt, thường thì tâm lý trẻ em rất sợ bị bố mẹ khiển trách khi cho bố mẹ biết. Chính điều này sẽ giúp những kẻ ấu dâm lợi dụng tâm lý đó để xâm hại, đe dọa trẻ em, buộc phải im lặng mà chịu đựng.

Chính vì vậy, bố mẹ phải là những người luôn yêu thương, quan tâm lo lắng, không để con cái sống thiếu thốn tình thương. Đối với những đứa trẻ còn rất nhỏ, bố mẹ phải dạy con tránh xa những nơi vắng người, không được ở một mình cũng như không được cho bất kì ai tiếp cận, đụng chạm cơ thể. Cần phải thường xuyên theo dõi tâm lý, biểu hiện, kiểm tra quần áo, thân thể con cái để tránh được được nguy cơ bị xâm hại tình dục. Con trẻ rất cần sự yêu thương từ gia đình.

PV: Cảm ơn Tiến sĩ Phạm Thị Thúy về những chia sẻ bổ ích này!

Nguồn: http://afamily.vn/chuyen-vien-tham-van-tam-ly-chi-ra-cac-dau-hieu-nhan-biet-nhung-ke-au-dam-doi-lot-nguoi-binh-thuong-20170314112513065.chn

 

TTO - Buổi ra mắt cuốn sách Cẩm nang phương pháp sư phạm (tác giả: ThS Nguyễn Thị Minh Phượng - ThS Phạm Thị Thúy, cố vấn: GS.TS Đinh Văn Tiến - Ulrich Lipp, First News và NXB Tổng Hợp TP.HCM ấn hành) tại Thư viện Tổng hợp TP.HCM hôm nay 13-11 còn là dịp để những người quan tâm đến giáo dục bàn về cách dạy và học hiệu quả.

Thạc sĩ Phạm Thị Thúy - chuyên viên tham vấn tâm lý, giảng viên Học viện Hành chính cơ sở TP.HCM, đồng tác giả cuốn sách Cẩm nang phương pháp sư phạm - chia sẻ với sinh viên về các phương pháp học tập hiệu quả - Ảnh: Thu Thảo

 

 

Với góc nhìn một giờ giảng có hiệu quả là khi người dạy và người học đều hài lòng, Cẩm nang phương pháp sư phạmmang đến người đọc nhiều phương pháp như: hỏi đáp, neo kiến thức bằng câu đố, trực quan hóa, làm việc nhóm, nêu ý kiến ghi lên bảng...

 

"Đức tin của người Đức về một giờ giảng tốt là nó được bắt đầu từ một ví dụ trong cuộc sống thực tế" - chuyên gia huấn luyện sư phạm Ulrich Lipp, cố vấn cuốn Cẩm nang phương pháp sư phạm.

Những khía cạnh khác liên quan đến giảng dạy cũng được đề cập sinh động: các trò chơi sư phạm, tác phong của giáo viên, phương tiện trong giảng dạy, một số điều giáo viên cần biết về kỹ thuật thở để có giọng nói hay và khỏe...

Có mặt tại buổi giới thiệu sách, GS.TS Trần Văn Khê chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và thực hành dạy âm nhạc truyền thống cho học sinh với phương pháp sinh động, hấp dẫn.

 

eUQ2qDWP.jpg

Bìa cuốn Cẩm nang phương pháp sư phạm - Ảnh: Đỗ Thu Thảo

 

TR.UYÊN - ĐỖ THU THẢO
 

 

 

 

TTO - Sáng 7-3, Nhà văn hóa Phụ nữ TPHCM tổ chức chuyên đề “Bạo hành tinh thần -nguy cơ và cách ứng phó”. Theo thạc sĩ Phạm Thị Thúy, bạo hành tinh thần xảy ra ngày càng nhiều và tinh vi, đặc biệt là trong gia đình.

Thạc sĩ Phạm Thị Thúy (đứng, bìa trái) trao đổi với khán giả về vấn đề bạo hành tinh thần - Ảnh: Thái Bình

 

 

Các hành vi bạo hành của đàn ông đối với phụ nữ thường là chửi mắng, đe dọa, gia trưởng, ngoại tình, nói xấu, xâm phạm tự do cá nhân. Còn phụ nữ thường bạo hành nam giới dưới các hình thức: chửi bới, đay nghiến, hạ thấp vai trò, so sánh với đàn ông khác,…

 

Thạc sĩ Thúy cho biết bạo hành tinh thần thường đi kèm hoặc dễ dẫn tới các loại bạo hành khác như thể chất, tình dục và xã hội (cản trở phát huy quyền và trách nhiệm cá nhân).

 

Theo bà Thúy, bạo hành tinh thần thường gây ra hậu quả nghiêm trọng và kéo dài nhưng ít được chú ý. Bà Thúy giới thiệu 5 cách ứng phó với bạo lực tinh thần: sống tự tin và độc lập về mọi mặt, thái độ cương quyết không chấp nhận ngay từ lần bạo hành đầu tiên, biết cách đối thoại tìm giải pháp cho các mâu thuẫn, chia sẻ và tìm sự giúp đỡ từ người khác và học kỹ năng sống.

THÁI BÌNH

Nguồn: https://tuoitre.vn/5-cach-ung-pho-voi-bao-hanh-tinh-than-481076.htm

 

Page 4 of 6

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.