Ảnh minh họa

Guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại tạo ra nhiều thách thức cho các gia đình Việt Nam.
 

Báo Phụ nữ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thuý (Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TPHCM) xung quanh vấn đề này.

PV: Xin bà cho biết vai trò của gia đình Việt Nam hiện nay đối với sự phát triển của xã hội?

Tiến sĩ Phạm Thị Thuý: Theo tôi, gia đình có vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội hiện đại. Nếu chúng ta làm tốt việc xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững thì nó sẽ là một giải pháp tuyệt vời cho tất cả các vấn đề của xã hội hiện đại.

PV: Theo bà, gia đình hiện đại có những điểm gì khác so với trước đây?

Tiến sĩ Phạm Thị Thuý: Có thể thấy gia đình thời nay đã có nhiều tiến bộ, thể hiện trước hết ở sự bình đẳng hơn trước, phụ nữ được ra ngoài làm việc, mối quan hệ giữa chồng và vợ bình đẳng hơn, tôn trọng nhau hơn. 

Thứ hai là việc đầu tư nuôi dạy con cái ngày càng được quan tâm. Đặc biệt là gia đình trẻ, nhiều cặp đôi quan tâm đầu tư cả về tài chính, sức khoẻ, tri thức và những yếu tố khác để có những đứa con khoẻ mạnh, thông minh. 

Thứ ba, so với gia đình truyền thống thì sự tự do, độc lập cá nhân của mỗi người trong gia đình hiện đại ngày càng cao hơn, không còn "chồng chúa, vợ tôi" hay bố mẹ nói con phải nghe lời, áp đặt, độc đoán, gia trưởng như trước nữa.

PV: Vậy vai trò của người phụ nữ trong gia đình có những thay đổi như thế nào, thưa bà?

Những thách thức đặt ra và gia đình Việt Nam hiện nay - Ảnh 1.

Tiến sĩ Phạm Thị Thuý chia sẻ nội dung chuyên đề “Trường học hạnh phúc” cho hiệu trưởng các trường trên địa bàn huyện Củ Chi, TPHCM

Tiến sĩ Phạm Thị Thuý: Người phụ nữ trong gia đình hiện đại đang được giải phóng khỏi những ràng buộc theo lễ giáo cũ. Họ cùng tham gia làm kinh tế, xây dựng gia đình. Ngày trước, "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" còn bây giờ xây nhà, xây tổ ấm là chồng-vợ cùng làm. 

26,1% là tỷ lệ dân số già của Việt Nam vào năm 2050, theo dự báo của Liên hợp quốc. Theo số liệu năm 2016, tỷ lệ người cao tuổi sống ở mức nghèo đói là khoảng 10%. Điều đáng lo ngại là các hành vi bạo lực về thể chất, tinh thần và kinh tế do con cháu gây ra đối với một bộ phận người cao tuổi. Một khảo sát với 922 người cao tuổi cho thấy, khoảng 8,1% từng bị bạo lực. Hình thức bạo lực xảy ra nhiều nhất là hỗn láo, lăng mạ, sỉ nhục người cao tuổi. Người gây ra bạo lực thường là con đẻ (chiếm 88,3% trong số các vụ).

Phụ nữ thời nay rất năng động. Họ có tri thức, nỗ lực để thành công. Tôi cũng thấy rõ sự khác biệt trong nuôi dạy con. Phụ nữ hiện đại rất chú trọng đến việc làm sao để chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái. Họ có hiểu biết nên họ có nhiều cơ hội để tìm hiểu, tham gia các khoá học. Đó là một thay đổi rất lớn. 

Theo cách ngày xưa, phụ nữ chỉ chăm con còn việc dạy con, định hướng nghề nghiệp cho con phụ thuộc vào chồng. Thời nay, người phụ nữ chủ động học cách nuôi dạy và định hướng nghề nghiệp cho con. 

Trong tình yêu, hôn nhân, phụ nữ thời nay cũng khá độc lập. Nhiều phụ nữ không còn cam chịu sống cùng người chồng bạo lực, không vì cố giữ cái vỏ "gia đình hạnh phúc" mà nhẫn nhịn, bỏ qua cảm xúc bản thân. Đó là một trong những lý do hiện nay phụ nữ đứng đơn ly hôn cao.

PV: Qua thực tế nghiên cứu của bà và đồng nghiệp, theo bà, những thách thức đặt ra với gia đình Việt Nam hiện nay là gì?

Tiến sĩ Phạm Thị Thuý: Gia đình đang đối mặt với nhiều thách thức. Trước tiên là sự mất cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình. Con người của xã hội hiện đại vẫn đề cao gia đình. Họ rất muốn gia đình hạnh phúc nhưng nhiều người lại mắc kẹt, không cân bằng được công việc và gia đình. 

Nhiều gia đình, cả vợ và chồng cùng lao ra bươn chải, làm kinh tế, ít thời gian dành cho nhau và cho con cái. Đó là cái khó đến từ điều kiện khách quan.

Thách thức thứ hai là việc nuôi dạy con an toàn trong thời đại kỹ thuật số. Nhiều cha mẹ lo lắng vì con em mình có quá nhiều sự kết dính với các thiết bị công nghệ, ít vận động, giảm các giao tiếp trực tiếp trong gia đình, khiến lối sống, cảm xúc, ứng xử, hệ giá trị của con người, đặc biệt là sự duy trì các quan hệ xã hội ít nhiều bị đảo lộn.

Thách thức thứ ba là về sự bền vững trong hôn nhân đang bị lung lay, tỷ lệ ly hôn tăng. Có nhiều cặp đôi bỏ nhau vì những lý do rất đơn giản.

Một thách thức nữa là chăm sóc người cao tuổi trong gia đình. Đây là câu chuyện của Việt Nam sắp tới, không cần chờ 5-10 năm nữa khi già hóa dân số. Bố mẹ già ở quê, con cái thì đi làm xa không chăm sóc được cha mẹ hay con U70 chăm sóc cha mẹ U90… 

Những vấn đề này đòi hỏi sự phát triển của viện dưỡng lão, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi…

PV: Vậy các thành viên trong gia đình cần chuẩn bị hành trang cho mình như thế nào?

Tiến sĩ Phạm Thị Thuý: Chúng ta phải chuẩn bị nhiều hành trang, bắt đầu từ những điều đơn giản để giải quyết các thách thức đã nêu ở trên. Để cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình, mỗi người phải xác định trong mỗi giai đoạn, mục tiêu của mình là gì để cân nhắc ưu tiên gia đình hay sự nghiệp? 

Nếu không thì sẽ luôn bị rối trong sự mất cân bằng, đi làm thấy mình có lỗi với con nhưng ở nhà, lo cho người thân thì lại thấy mình đang tụt hậu so với xã hội.

Giải pháp thứ hai, làm thế nào để hiểu và dạy con. Thế mạnh của gia đình trẻ là có hiểu biết, điều kiện kinh tế nhưng nhiều cha mẹ chưa chấp nhận sự khác biệt của thế hệ trẻ bây giờ.

Đáng lo ngại hơn là cứ 4 cặp vợ chồng đăng ký kết hôn thì có 1 đôi ly hôn sau đó. Theo phân tích kết quả Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, các cặp vợ chồng ly hôn tuổi từ 40 đến 50 chiếm khoảng 15%, các cặp vợ chồng trên 50 tuổi (thậm chí nhiều người đã lên chức ông bà) chiếm khoảng 9%.

Cha mẹ phải đặt mình vào địa vị của đứa trẻ để hiểu con, kết nối với con và dạy con theo cách phù hợp với con trẻ. Nhiều cha mẹ đi tìm kiếm, học cách dạy con của người khác, càng chạy theo tìm kiếm giải pháp bên ngoài mà không quay về gần gũi con mình hơn thì họ càng mắc kẹt trong việc dạy con. 

Đối với các gia đình khó khăn, họ cũng có khoảng cách với con cái. Họ phải bươn chải để mưu sinh, gần như phó mặc việc dạy con cho nhà trường. Đứa trẻ ít nhiều cập nhật công nghệ, nó sẽ có thông tin và hiểu biết hơn cha mẹ. 

Thế là họ cũng không hiểu con mình. Cả hai nhóm đều rơi vào tình trạng mất kết nối với con. Điều này sẽ được tháo gỡ nếu họ nhìn nhận lại quan điểm dạy con.

Với thách thức thứ ba, quan điểm của tôi là chúng ta phải học cách làm vợ, làm chồng. Muốn giữ mối quan hệ vợ chồng tốt đẹp thì bạn phải nuôi dưỡng nó. Nuôi dưỡng không phải là giữ chặt người bạn đời mà bạn phải nuôi dưỡng chính bạn. Không gì bằng đầu tư vào bản thân.

 Chúng ta cần đầu tư vào sức khoẻ, kiến thức, trình độ, năng lực, đầu tư vào cảm xúc của mình. Mình mà dậm chân tại chỗ trong khi bạn đời không ngừng tiến lên thì khoảng cách giữa hai người ngày càng xa. 

Khi có người thứ ba xen vào cuộc hôn nhân, nhiều người chọn cách xử lý là đánh ghen, lo kiểm soát tiền bạc, thời gian của bạn đời. Họ quên mất đó không phải là cách bền vững để giữ hôn nhân. 

Chúng ta phải làm mới mình, khi bản thân phát triển thì nếu tình yêu không còn nữa, mình vẫn có thể ung dung, tự tại, độc lập để rời bỏ mối quan hệ hôn nhân độc hại đó, để trong trường hợp nào bạn cũng có thể hạnh phúc.

30% phụ nữ tin rằng nam giới phải là người ra quyết định và là chủ gia đình; 52% phụ nữ đồng tình và chấp nhận rằng nếu họ không trông con hoặc không làm tốt việc nội trợ thì bị chồng đánh (Tổng cục Thống kê, 2020).

Phụ nữ dành gần 39 giờ một tuần cho công việc, cộng thêm 18,9 giờ làm việc nhà, trong khi nam giới làm việc 40 giờ một tuần và có 8,9 giờ làm việc nhà. Như vậy, thời gian làm việc nhà của phụ nữ cao gấp 2,1 lần so với nam giới (Tổng cục Thống kê, 2019).

 

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/ts-pham-thi-thuy-gia-dinh-viet-nam-dang-doi-mat-nhieu-thach-thuc-20230628091804647.htm

Đội ngũ nhân viên y tế đã và đang chiến đấu tại tuyến đầu trong cuộc chiến phòng, chống Covid-19, rất nhiều người là nữ. Họ được nhiều người biết đến với tên gọi “nữ chiến binh áo trắng”, cùng đó là những câu chuyện vô cùng cảm động.      

Nữ chiến binh trong tâm dịchCác nữ nhân viên y tế không chỉ hy sinh sức khỏe, tâm lý mà cả hạnh phúc gia đình để lao vào cuộc chiến chống dịch Covid-19. Ảnh: Thanh Giang.

Xung phong vào tâm dịch

Tham gia công tác phòng, chống dịch từ tháng 5 khi dịch bệnh tại Bắc Giang bùng phát, sau đó là hỗ trợ TP HCM và các tỉnh phía Nam, hơn 160 ngày chống dịch đã để lại cho điều dưỡng Nguyễn Thị Vân Anh - Khoa Nội nhi tổng hợp, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Giang rất nhiều kỷ niệm và bài học đáng quý.

Chị chia sẻ: “Khi dịch tại Bắc Giang bùng phát, công việc của chúng tôi bắt đầu từ 7h sáng và kết thúc cũng trong buổi sáng, nhưng là 3h sáng ngày hôm sau. Trong đó có 1 tiếng nghỉ trưa và 1 tiếng nghỉ buổi tối. Chúng tôi hay đùa nhau, cởi bộ đồ bảo hộ ra thì ai cũng như vừa ngã xuống giếng lên. Có thể nói, nếu không nhờ có sự hỗ trợ kịp thời từ các địa phương trên cả nước thì anh em không thể đủ sức khỏe để có thể trụ lại tiếp tục làm viêc. Cũng chính bởi tâm lý biết ơn như vậy nên khi dịch xảy ra tại các tỉnh thành phía Nam, tôi đã xung phong cùng các chị em khác để đi hỗ trợ tại Long An, khi đó đang đứng thứ 2 cả nước về số ca mắc”.

Xung phong đi chống dịch, không quản ngại hiểm nguy nhưng chị Vân Anh cũng không hề ngần ngại khi thừa nhận nỗi sợ của chính bản thân: “Sợ lắm chứ, sợ và buồn. Sợ khi dịch bệnh bùng phát với tốc độ lây lan khủng khiếp, quá nhiều ca mắc mới. Sợ không phải lo cho chính bản thân, đã đi vào đây rồi thì sợ gì nữa, nhưng tôi chỉ lo lắng nếu chúng tôi không cố hết sức, nếu dịch bệnh tiếp tục bùng phát mà chị em chúng tôi không đủ sức khỏe để tiếp tục. Và cũng có những nỗi buồn khi chứng kiến bệnh nhân ra đi khi đã làm hết sức, đặc biệt là những bệnh nhân còn rất trẻ”.

Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 năm nay đối với nữ điều dưỡng Vân Anh cũng là một ngày vui, nhưng khác mọi năm ở chỗ ngày vui không trọn vẹn. Bởi theo chị, vẫn còn rất nhiều đồng nghiệp là nữ của chị còn đang chiến đấu trên tuyến đầu, cũng còn rất nhiều nữ bệnh nhân đang đấu tranh cùng Covid-19.

“Mong sao dịch bệnh mau qua, phụ nữ đã chịu rất nhiều thiệt thòi trong dịch Covid-19, tôi đã chứng kiến nhiều phụ nữ mất chồng, mất người thân do Covid-19, có người vừa nói chuyện với chồng được hai hôm thì anh mất. Mọi thứ lại dồn lên bờ vai của những người phụ nữ”- chị Vân Anh nói.

Sát cánh cùng nhau vào tâm dịch. Ảnh: P.Sơn.Sát cánh cùng nhau vào tâm dịch. Ảnh: P.Sơn.

BSCKII Lê Công Tước, Giám đốc bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang chia sẻ rằng, sự tận tâm, tận tụy của các nữ y, bác sĩ  là điều mà ông không thể nào quên. “Đặc thù của bệnh viện Sản nhi là số lượng người lao động là nữ nhiều hơn nam. Khi cử các em, các cháu đi chống dịch, tôi cũng rất lo lắng cho sức khỏe cũng như tinh thần của họ. Nhưng các nữ chiến sĩ của chúng tôi đã rất mạnh mẽ để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao bằng sự tận tụy từ trái tim người thầy thuốc. Đó vừa là niềm xúc động, vừa là niềm tự hào của người đứng đầu tập thể”.

“Con ở nhà ngoan để mẹ đi đánh con Covid”

Không kìm nổi những giọt nước mắt, BS Nguyễn Thu Giang - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tâm sự: “2 tháng trong tâm dịch cũng là 30 ngày nhớ con da diết. Trước khi đi, tôi có dạy cho cháu là ở nhà ngoan để mẹ đi đánh con Covid, bây giờ ngày nào bé cũng hỏi tôi, mẹ ơi mẹ đánh xong con Covid chưa, mẹ về với con đi. Không có mong muốn gì hơn là dịch bệnh sớm qua đi, hiện nay dịch đã được kiểm soát và có lẽ thời gian sắp tới chúng tôi sẽ được quay về”.

May mắn hơn, BS Ngô Hồng Nhung - Trung tâm Y tế  quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) vẫn có chút thời gian chăm sóc con nhỏ, dù chị chỉ về nhà khi đã rất muộn và có những khi lên đường vào nửa đêm. Được biết hoàn cảnh của BS Nhung cũng rất khó khăn, lấy chồng năm 2018 và có 1 bé trai, nhưng đến năm 2019 thì anh đột ngột qua đời trong một vụ tai nạn, đó là một mất mát quá lớn đối với BS Nhung và gia đình. Tuy nhiên chị luôn mạnh mẽ vượt lên khó khăn trong cuộc sống để cống hiến hết mình cho công việc và nuôi dạy con nhỏ.

BS Nhung cho biết: “Từ khi dịch Covid-19 xảy ra, công việc của cán bộ Khoa Kiểm soát dịch bệnh… bận như con mọn. Bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng, khi có lệnh là anh, chị em trong khoa lên đường làm nhiệm vụ. Vất vả, nhưng chúng tôi luôn nỗ lực hết mình nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan.” 7 năm từ ngày về công tác tại Trung tâm Y tế quận Bắc Từ Liêm, chưa khi nào công việc lại phức tạp như năm nay, vừa liên tục cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh, các hướng dẫn chuyên môn, vừa phải triển khai nhanh các chỉ đạo của Trung ương và thành phố.

Chăm sóc bệnh nhân tại Khoa bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Thanh Kim Tùng.Chăm sóc bệnh nhân tại Khoa bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Thanh Kim Tùng.

Có một điều ít ai biết, tham gia chống dịch, vào vùng dịch, nơi có bệnh nhân nhiễm Covid-19, bên cạnh sự nguy hiểm phải đối mặt, cũng đồng nghĩa y, bác sĩ tự cách ly với gia đình, đối mặt với khó khăn trong quá trình tiếp nhận và áp dụng biện pháp cách ly đối với các bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19. Một số trường hợp không hợp tác, thậm chí chống đối vì cho rằng sức khỏe của họ hoàn toàn ổn định nên không phải đi cách ly.

“Có nhiều người e ngại, bất an, nhưng với chúng tôi, khi đã khoác màu áo blouse trắng lên mình thì đó là sự tận tụy vì sức khỏe nhân dân” - BS Nhung chia sẻ.

Không gì vui hơn khi bệnh nhân khỏe lại

Là bệnh viện đầu ngành sản - phụ khoa của TP HCM với 81% viên chức, người lao động là nữ, những cống hiến của Bệnh viện Hùng Vương trong Covid-19 là không thể không đong đếm. Tập thể nữ y bác sĩ, người lao động Bệnh viện Hùng Vương trở thành lực lượng đứng ở tuyến đầu chống dịch và cũng là những y tá, bác sĩ đầu tiên của TP HCM tiếp nhận bệnh nhân để khám, nhận đỡ đẻ và mổ cho các thai phụ khi sinh bị mắc Covid-19 cũng như các phụ nữ mắc Covid-19 cần can thiệp phụ khoa cấp cứu.

TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương cho biết: “Việc điều trị Covid-19 hoàn toàn khác với chuyên khoa của Bệnh viện Hùng Vương đang phụ trách là sản phụ khoa, nhi sơ sinh. Dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng các y, bác sĩ tại đây vẫn luôn dốc hết sức để cứu sống các sản phụ. Đối với các bác sĩ, không có gì vui hơn khi nhìn thấy bệnh nhân được khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông”.            

Nữ chiến binh trong tâm dịch - Ảnh 1

TS Ngọ Văn Nhân, Giảng viên bộ môn Xã hội học, Trưởng khoa Lý luận Chính trị, trường Đại học Luật Hà Nội: Phụ nữ không chỉ là người “giữ lửa” trong mỗi gia đình

Dịch bệnh Covid- 19 đã tác động tiêu cực đến cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là phụ nữ - những người được coi là “phái yếu” song lại thường vừa đảm đương công việc xã hội, vừa chăm lo cho gia đình. Với tinh thần trách nhiệm cao cả, các nữ bác sỹ, nữ điều dưỡng đều hết lòng chăm sóc, phục vụ, chữa trị, đặt nhiệm vụ chữa bệnh cứu người lên trên hết. Đối với họ, món quà khích lệ lớn nhất sau những khó khăn chồng chất trong môi trường đặc biệt này là cứu được người bệnh. Có bệnh nhân đã sát cửa tử nhưng đã được giành giật lại sự sống một cách thần kỳ. Miễn bệnh nhân khỏe lại là niềm vui và tinh thần của các bác sỹ cũng như được sống lại cùng bệnh nhân.

Có thể khẳng định, càng ngày vai trò của phụ nữ càng được coi trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những đóng góp của phụ nữ không chỉ giúp “giữ lửa” cho mỗi gia đình, mà còn góp phần tạo dựng, thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh xã hội. Trong những giai đoạn khó khăn bởi đại dịch thì vai trò của “phái yếu” lại càng được tô đậm và thể hiện mạnh mẽ.

Nữ chiến binh trong tâm dịch - Ảnh 2

TS Xã hội học Phạm Thị Thúy, giảng viên chính Học viện Hành chính Quốc gia Phân viện TP HCM: Nữ giới nắm vai trò quyết định trong cuộc chiến chống dịch Covid-19

Tôi vô cùng nể phục các nhân viên y tế nói chung và các nữ nhân viên y tế nói riêng vì những đóng góp vô cùng quan trọng của họ trong công tác phòng, chống dịch. Theo tôi, họ nắm giữ vai trò quyết định trong cuộc chiến chống dịch hiện nay. Nếu không có họ, có lẽ đã không thể khống chế được dịch bệnh như thời gian qua, đã không có hàng chục nghìn người được điều trị khỏi bệnh.

Nữ nhân viên y tế là những người cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Bởi chính họ cũng là những người đã phải hy sinh rất nhiều vì nhân dân. Bản thân tôi đã từng trao đổi trực tiếp với mẹ của một nữ bác sĩ đi chống dịch với tư cách chuyên gia tâm lý. Bà cụ chia sẻ với tôi rằng cụ rất nhớ con, con cụ đi chống dịch lâu quá, mẹ già ở nhà một mình rất buồn. Nhưng chính bà lại vô cùng tự hào về công việc mà người con gái của mình đang thực hiện. Có thể thấy được, các nữ nhân viên y tế không chỉ hy sinh sức khỏe, tâm lý của bản thân để lao vào cuộc chiến này, mà còn hy sinh cả hạnh phúc của chính gia đình họ. Tất cả vì bảo vệ sức khỏe của chúng ta.

Tôi cho rằng nhân viên y tế cần được hỗ trợ, chăm sóc về cả thể chất và tinh thần. Mong rằng sẽ có thêm những chế độ, chính sách quan tâm hơn nữa tới các “chiến binh áo trắng” của chúng ta

Nghĩa Toàn (ghi)

 

Nguồn:http://daidoanket.vn/nu-chien-binh-trong-tam-dich-5669834.html?fbclid=IwAR3CsyEi_xB3gHJTA4mixhvzbDabW0Vs_mUfaQ7oPT9RpPzTBH7z3hCGeFA

Gần đây, tình trạng bạo lực trong xã hội diễn ra ngày càng nhiều, từ chuyện con đánh mẹ, cha mẹ đánh con, đánh ghen giữa phố, chồng ra tay đánh vợ bênh bồ, học sinh gây gổ đánh nhau, trò đánh thầy, phụ huynh đánh giáo viên, nhân viên y tế cũng bị đánh khi đang cấp cứu cho bệnh nhân, thậm chí đụng xe cũng lời qua tiếng lại rồi đánh nhau. 

Thực trạng trên cho thấy một xu hướng là nhiều người đang dùng bạo lực để giải quyết vấn đề mâu thuẫn, bất chấp những giá trị đạo đức truyền thống.

Nguyên nhân, quan trọng nhất đó là vấn đề thiếu trầm trọng tình yêu thương giữa con người với con người. Trong gia đình, cha mẹ ngày càng bận rộn với áp lực công việc, mục tiêu kiếm tiền nên ít có thời gian chơi đùa, dạy dỗ con. Mỗi đứa trẻ thời nay lớn lên như “cây non thiếu nước” nên tâm hồn cằn cỗi, dễ tổn thương, nhạy cảm, đụng chuyện là hung hăng. Trong nhà trường, câu “tiên học lễ, hậu học văn” luôn được treo cao nhưng thực tế các em phải học văn nhiều nên hết thời gian học lễ. Giáo viên bị áp lực thành tích, áp lực bài vở, sổ sách, không còn thời gian quan tâm đến trạng thái cảm xúc của học trò. Trường học ngày càng ít không gian vui chơi, các trò vui chơi lành mạnh giữa thầy và trò, giữa trò và trò… Khi thiếu giao tiếp, tương tác, làm sao xây dựng được tình thương giữa thầy và trò, tình thân giữa bạn bè với nhau để đoàn kết? Vì vậy, ngày càng nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra, đôi khi chỉ vì một cái nhìn. 

Bệnh viện là nơi cứu người nhưng những hành vi tiêu cực trong bệnh viện hiện nay như sử dụng thuốc hết hạn cho bệnh nhân chỉ vì tham lợi, nâng giá các thiết bị y tế để trục lợi khiến người ta hoang mang về “y đức”. Tình trạng “phong bì” đã xâm nhập vào bệnh viện, phá hỏng chữ tâm của một số nhân viên ngành y… Con người đánh mất đi tình yêu thương, không còn biết thương mình, thương người thì dù họ ở vị trí nào cũng sẽ gây họa và kích hoạt bạo lực trong họ và trong mọi người xung quanh. 

Tình trạng bạo lực gia tăng còn do con người thiếu kỹ năng chuyển hóa cảm xúc tiêu cực. Cả giận mất khôn, nhiều người để cơn giận khống chế, đánh mất lý trí và trái tim nên đã hành xử theo bản năng. Có câu: “Khi ta giận, trí khôn đi vắng”, “Khi giận trời cũng bé” là vậy. Nhiều người đánh con, đánh cha mẹ… xảy ra hậu quả nghiêm trọng mới giật mình tỉnh cơn giận thì đã quá muộn. Nóng giận là bản năng, ai cũng có thể nóng giận để rồi gây họa nên đây là vấn đề không của riêng ai, không ai được phép chủ quan với những cảm xúc tiêu cực. Chúng ta cần học cách chuyển hóa cảm xúc nóng giận để phòng ngừa cho chính mình.

Những “tiêu cực xã hội” như tham ô, tham nhũng, chạy chức chạy quyền, chạy điểm, buôn lậu, chế biến thức ăn độc hại kiếm lời… xuất phát từ lòng tham, sự vô cảm… đang diễn ra ở cấp độ xã hội, đã và đang làm bầu không khí mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội ngày càng căng thẳng, như nồi áp suất có thể xì hơi bất cứ lúc nào. Có thể nói, việc xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức xã hội là nguyên nhân chính làm gia tăng tình trạng bạo lực. 

Vậy, hãy bắt đầu từ “giáo dục bằng tình yêu thương” trong gia đình rồi đến nhà trường. Cha mẹ cần quan tâm, yêu thương con cái bằng hành động nhiều hơn, yêu thương nhau nhiều hơn. Xây dựng một gia đình hạnh phúc là điều mà mỗi cặp vợ chồng cần quan tâm đầu tiên nếu họ yêu con và muốn con nên người. Gia đình hạnh phúc sẽ không có bạo lực. Trường học cần tạo cơ hội cho giáo viên học và thực hành cách “dạy học bằng tình yêu thương”, tạo điều kiện gắn kết tình cảm giữa thầy-trò, trò-trò sẽ giảm bạo lực học đường. Trường học hạnh phúc sẽ không có đất cho bạo lực nảy sinh. 

Truyền thông đại chúng cũng cần chú ý truyền đi thông điệp “người tốt việc tốt”, khuyến khích tình yêu thương giữa con người với con người qua phim ảnh, truyền hình thực tế, phóng sự xã hội. Hạn chế tối đa các game, phim ảnh bạo lực. Các cơ quan quản lý phải xử lý nghiêm các hành vi bạo lực bằng các biện pháp phạt không bạo lực như phạt tiền, phạt lao động công ích… và tuyệt đối nghiêm cấm hành vi đánh người, xúc phạm thân thể, nhân phẩm người khác ở bất cứ đâu và với bất cứ ai. 

Những khóa học chuyển hóa cảm xúc, học cách sống hạnh phúc, cách giao tiếp ứng xử dựa trên sự tôn trọng và yêu thương nên được lan tỏa trong nhà trường, nơi công sở, ngoài xã hội để góp phần giúp mọi người biết cách tháo ngòi thịnh nộ, tập sống hài hòa yêu thương, đoàn kết với mọi người xung quanh.

Hơn hết là cần giải pháp từ chính mỗi người chúng ta, hãy nói không với bạo lực. Ta tôn trọng người, người tôn trọng ta, như vậy mới có hòa bình và phát triển cho chính chúng ta…

TS PHẠM THỊ THÚY 
Giảng viên, chuyên viên tâm lý
 

PNO - Lựa chọn một ngành nghề nghĩa là lựa chọn một tương lai. Thế nhưng, không ít các bạn trẻ rơi vào tình trạng khủng hoảng trước nghề nghiệp mà mình lựa chọn. Xoay quanh vấn đề này, tiến sĩ chuyên ngành xã hội học Phạm Thị Thúy (giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia Phân viện TP.HCM) đã có những chia sẻ.

Phóng viên: Nhiều bạn trẻ nói rằng mình không có ước mơ, các em không biết lựa chọn ngành nghề gì, đăng ký trường nào, đại đa số lựa chọn theo số đông và sự định hướng của gia đình, tiến sĩ suy nghĩ gì về điều này?

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy: Có rất nhiều người dành ra rất nhiều thời gian trong đời để tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Ước mơ của bạn là gì?”, bởi họ không định hình được bản thân muốn gì, có thể làm những công việc gì và năng lực của mình tới đâu. Cũng rất nhiều đứa trẻ đã bị chính cha mẹ chúng vô tình dập tắt khả năng mơ ước ngay từ khi còn nhỏ hoặc trong quá trình lớn lên, khiến chúng không còn dám mơ nữa.

Cha mẹ nào cũng mong muốn những điều tốt nhất cho con, nhưng mấy bậc phụ huynh có thể ngồi lại để lắng nghe con thật sự muốn gì. Trong khi đứa trẻ nào cũng có năng lực riêng, sở thích riêng, nhu cầu riêng cần được lắng nghe, tôn trọng. Cha mẹ chỉ nên là người tư vấn, phân tích cho con những cơ hội nghề nghiệp liên quan để con nhìn ra được thực tế về công việc đó ra sao. Phụ huynh không thể sống thay con, cũng đâu thể chịu thay con những áp lực, những tiêu cực khi con không được chọn đúng ngành nghề mà mình mơ ước. 

* Và nhiều phụ huynh vì từng không thể thực hiện được những gì mình mơ ước đã áp đặt cả ước mơ của họ lên con cái?

- Điều gì sẽ xảy ra khi con dành cả thanh xuân để thực hiện ước mơ của cha mẹ mà không thể thực hiện được đam mê của mình? Những đứa trẻ sẽ không thể nào sống hạnh phúc và biết đâu cuộc đời chúng rồi sẽ lại giống cuộc đời của phụ huynh mình, là theo đuổi giấc mơ của người khác.

* Có ý kiến cho rằng, thời đại này làm sao sống theo ước mơ được nếu đam mê không nuôi sống được bản thân… 

- Khi lựa chọn một ngành nghề, một công việc, bạn nên xem xét 4 yếu tố: sở thích, năng lực, nhu cầu xã hội và điều kiện gia đình…

Có rất nhiều bạn trẻ chỉ cần làm đúng nghề mà mình thích, đúng đam mê của bản thân và ở mức độ đủ sống là đã cảm thấy hạnh phúc, vì thế chúng ta hãy quan tâm đến nhu cầu của con trẻ, hãy để trẻ tự vấp ngã, tự đứng lên để trưởng thành.

Tôi đã từng tư vấn cho trường hợp của một phụ huynh nhờ tôi gỡ rối. Hai mẹ con bắt đầu mâu thuẫn khi con vào lớp 11. Cháu nhất định chọn nghề nhiếp ảnh và thể hiện niềm đam mê bằng cách vác máy ảnh đi chụp khắp nơi. Thế nhưng mẹ cháu lại cật lực phản đối. Cháu cũng chấp nhận chọn trường theo gợi ý của gia đình nhưng đến trường như một cực hình. Nhìn con như vậy, mẹ cháu vô cùng khổ tâm nhưng không thay đổi quyết định. 

Chúng ta vô tình quên mất với con, việc lăn lê bò toài hay mình mẩy lấm lem khi chụp ảnh không phải là khổ, mà là niềm vui và cháu thấy cuộc sống ý nghĩa khi được “vất vả” như thế. Vậy thực sự cha mẹ muốn con mình có một cuộc sống hạnh phúc theo sự lựa chọn của con hay sống một cách an toàn và tẻ nhạt? Xin cha mẹ hãy đồng cảm, tin tưởng cho những ước mơ, đam mê của con. Các cháu cần sống cuộc đời của chính mình và tự lựa chọn niềm vui.

Sau khi trúng tuyển một số ngành học, trường đại học, nhiều bạn trẻ đang hoang mang với sự lựa chọn nghề nghiệp
Sau khi trúng tuyển nguyện vọng vào một số ngành học, trường đại học, nhiều bạn trẻ đang hoang mang trước cơ hội lựa chọn nghề nghiệp

* Với các bạn trẻ đang còn hoang mang với định hướng nghề nghiệp của mình thì sao, thưa tiến sĩ?

- Hãy tìm hiểu rõ bản thân bạn, bạn phải biết mình là ai, có sở trường và năng lực thế nào và bạn muốn làm gì. Ngành nghề mà các bạn chọn phải đáp ứng 4 yếu tố như đã nói ở trên. 

Bên cạnh đó, các bạn trẻ phải mở rộng lòng mình để nghe tư vấn, nghe lời khuyên từ người lớn để có cái nhìn đa chiều và thu thập thêm thông tin, có đủ thông tin chúng ta mới quyết định chính xác.

Mỗi người đều có quyền tự quyết cho cuộc đời mình, phải tự tin và tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Không ai có thể sống thay bạn. 

Thu Hiền (thực hiện)

Nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/tien-si-xa-hoi-hoc-pham-thi-thuy-lam-on-dung-song-thay-con--a1416518.html

 

TS Phạm Thị Thuý, Giảng viên Học viện Hành chính quốc gia (tại TP.HCM) cho biết: Tôi vẫn luôn nhắc nhở các con và các em sinh viên cùng như mọi người: Hãy bình tĩnh sống. Câu nói này nó thực sự có nhiều ý nghĩa. Ở trong mọi hoàn cảnh chúng ta hãy học cách bình tình. Bình tĩnh để tiếp nhận, đối mặt và tìm ra cách xử lý, giải quyết vấn đề phù hợp.
Cụ thể về dịch bệnh do virus corona, khi đọc được hàng trăm ngàn thông trin trên các phương tiện truyền thông, trên các trang mạng… chắc hẳn ban đầu phụ huynh ai cũng hoang mang. Từ việc hoang mang dẫn đến lo lắng, bất an. Chúng ta hãy bình tĩnh tiếp nhận thông tin, thì mới kiểm chứng được thông tin đó là chính xác hay bịa đặt. Và bình tĩnh để tìm hiểu kĩ về cách phòng ngừa.

Nhiều người khi nghe tin về khuyến cáo hãy đeo khẩu trang để phòng bệnh, đổ xô đi mua… tích trữ bất chấp giá cao, cũng nhiều người lợi dụng tình hình mà trục lợi từ gom hàng, đẩy giá. Không ít nghĩ tìm hiểu, lắng nghe thông tin không đầy đủ, chính xác vẫn nghĩ rằng đeo khẩu trang vô sẽ an toàn tuyệt đối mà quên đi, nó phải kết hợp với việc rửa tay thường xuyên bằng nước diệt khuẩn, phải giữ sức khoẻ tốt, ăn chính uống sôi, tập luyện thể thao… , hạn chế tụ tập đông người, hay khẩu trang vải thông thường cũng có thể sử dụng được, chỉ cần ta giặt sạch hằng ngày.

Thực ra những việc làm này, với nhiều người đó là những việc bình thường diễn ra hằng ngày để họ bảo vệ sức khoẻ. Nhưng với nhiều người… trở thành xa lạ, cho đến khi có dịch mới… chợt nhận ra: đeo khẩu trang ra đường, nơi đông người, rửa tay thường xuyên, luyện tập thể dục, ăn uống điều độ, sống khoẻ mỗi ngày… lại có thể phòng dịch bệnh.

Việc đối mặt với dịch bệnh hay là thiên tai, không phải là chuyện xa lạ ngày nay, nhưng chúng ta cần học cách để tiếp nhận nó và cùng chung tay tìm ra những giải pháp, thực hiện tốt việc của mỗi bản thân: sống khoẻ để bảo vệ chính mình và người xung quanh. Từ việc không xả rác bừa bãi, hạn chế rác thải nhựa, ăn uống hợp vệ sinh, tập luyện thể dục thường xuyên,… phải trở thành một thói quen, lối sống của từng người. Chỉ khi đó, khi dịch đến, chúng ta đều có cách để ứng phó, tiếp nhận các biện pháp một cách nhanh nhất và không hoang mang lo sợ.

 

Thảo Nguyên

Nhiều người đang tranh cãi về chuyện muôn thuở: Vợ giữ lương chồng hay tiền ai nấy giữ. Một tiến sĩ tâm lý khẳng định: “Ai có đủ năng lực giữ tiền thì người ấy giữ. Không quan trọng là vợ hay chồng, không phân biệt giới tính”.
Vợ giữ lương chồng hay tiền ai nấy giữ sẽ tốt hơn? /// Ảnh minh họa 
Vợ giữ lương chồng hay tiền ai nấy giữ sẽ tốt hơn?
Ảnh minh họa
Mới đây, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV ngày 20.11.2019 đã thông qua Bộ luật Lao động 2019 với nhiều điểm mới so với Bộ luật 2012. Đáng chú ý trong đó là quy định về nguyên tắc trả lương và thưởng đối với người lao động. "Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp", Điều 94 của Bộ luật mới nêu rõ.
Các quy định mới khiến dân mạng rần rần, bởi suy luận vợ có thể là người được ủy quyền hợp pháp để nhận lương của chồng, và dĩ nhiên tiền lương của chồng có thể được... chuyển thẳng vào tài khoản vợ!

“Lương chồng là của em, lương em vẫn là của em!”

Phương Mai (24 tuổi, Q.9, TP.HCM) khẳng định chắc nịch: “Tiền lương của chồng em là của em, tất nhiên mỗi tháng đều phải đưa cho em chứ. Không đưa để chồng em tiêu hết à?”.

Phương Mai mới lấy chồng được hơn một năm, cuộc sống vợ chồng son nom khá suôn sẻ, hạnh phúc. Nhìn bề ngoài, Mai tỏ rõ là người chủ động trong kế hoạch chi tiêu và tài chính trong gia đình.

Theo chia sẻ, mỗi tháng chồng cô có mức thu nhập khoảng 15 triệu đồng, khi có lương là tự động rút về đưa cho cô. Cô đưa lại 1 triệu để chồng cà phê… Còn lại mọi tiền chi tiêu ăn uống, cưới xin, ma chay, điện nước... cô đều nắm giữ. 

Đầu năm chuyện vợ chồng ai giữ lương: 'Ai có... năng lực thì người ấy giữ tiền' - ảnh 1
Ảnh minh họa: Shutterstock
Bạn Hải Hòa (Q.7, TP.HCM) dù hai vợ chồng mới về góp gạo thổi cơm chung chưa đầy một năm nhưng cũng thể hiện là người nắm giữ kinh tế trong gia đình. “Lương tháng và các khoản chi phí ngoài thì gửi về cho vợ hết. Mỗi tháng chồng tiêu 3 triệu. 3 triệu đó để ăn uống, cà phê, đổ xăng, tiền điện thoại thích làm gì làm. Còn tiền vợ giữ là chia ra 3 khoản: một khoản lo cho gia đình, một khoản chăm con, một khoản của vợ thích làm gì làm. Lương của vợ thì vợ vẫn giữ, nhưng vẫn chung vô để dành cho sau này nữa”, Hòa vui vẻ nói.

Theo Hòa, việc này được hai vợ chồng thống nhất trước khi cưới, bản thân cô thấy hợp lý và chồng cũng vui vẻ làm theo. Tuy nhiên, sau này có phát sinh điều gì thì... chưa biết.

“Đàn ông phải... tự lập”

Ngọc Hân (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) thẳng thắn nói: "Hân không giữ mà chồng Hân giữ". Lý do mà cô bạn đưa ra là: “Không thích quản lý kinh tế vì đau đầu, già người". "Hân không có gì trong tay cả”, cô còn đùa thêm.

Chuyện vợ giữ lương chồng thì nhiều, nhưng chồng giữ lương vợ thì hơi… hiếm. Bởi các ông chồng thường phóng thoáng, dễ bị cám dỗ nhiều thứ ngoài xã hội, nhưng Hân không quan ngại về những điều này. “Phải tin tưởng nhau chứ. Đàn ông con trai phải tự lập kế hoạch lo lắng chi tiêu”, cô nói thêm: “Mình đặt mục tiêu trong năm rồi cho chồng thực hiện. Mình giữ lại một ít làm quỹ riêng, phòng trường hợp bất trắc thôi".

 

Đồng quan điểm với Ngọc Hân, chị Thúy Anh (28 tuổi, Q. Bình Thạnh, TP.HCM) mặc dù mới chỉ sắp kết hôn nhưng dự định của chị là “nhất quyết không giữ tiền của chồng” vì “hai vợ chồng nên có một quỹ chung, ví dụ mỗi người làm được 10 triệu thì mỗi tháng bỏ vào 2 triệu, ai tiêu hết thì… nhịn, không được đụng vào. Tiền quỹ chung đó để đóng các khoản điện, nước, sinh hoạt chung… nhất là sau này có con, càng phải lo nhiều thứ”.

Chị nói thêm: “Nhiều mẹ bỉm sữa cứ đến tháng là canh me bắt chồng nộp tiền lương, rồi mỗi tuần phát cho ông vài trăm để tiêu… với chị chuyện đó quá đáng sợ. Vì chồng có kêu mình giữ mình cũng không giữ. Bản thân không rảnh để làm chuyện đó”.

Đầu năm chuyện vợ chồng ai giữ lương: 'Ai có... năng lực thì người ấy giữ tiền' - ảnh 2

Được chuyển thẳng nếu chồng đồng ý nhé các bà vợ!

Ảnh chụp màn hình

Một ông chồng từng lên mạng xã hội than thở: “Trước đây, tôi cũng từng có quan điểm để vợ giữ tiền vì nghĩ rằng vợ là người sắp xếp mọi hoạt động trong nhà, từ cơm nước, chăm sóc con gái… Vì thế, hàng tháng tôi thường đưa hết tiền cho vợ. Đến khi mỗi tháng cô đưa một khoản tiền cho tôi, cô "gấu" không quên kèm theo một loạt lời dặn dò chi tiết thế nào cho tiết kiệm, trong khi cô ấy chỉ cần vui hay buồn, đều sẵn sàng mạnh tay chi tiền mua dăm ba cái váy, đôi giày… mà tôi chẳng dám ý kiến vì sợ cô ấy dỗi. Cảm giác tiền làm ra nhưng phải ngửa tay xin vợ thật sự rất khó chịu. Có khi nào nên để đàn ông cầm tiền trong gia đình thay vì phụ nữ?”.

'Ai có năng lực thì người ấy giữ tiền'

Trả lời cho câu hỏi: “Vợ hay chồng nên giữ tiền?”, tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy nói: “Ai có đủ năng lực giữ tiền thì người ấy giữ. Không quan trọng đó là vợ hay chồng, không phân biệt giới tính”.

“Tiền là tài sản chung cho cả nhà chi tiêu mọi hoạt động chung, cho nên vợ chồng cùng kiếm tiền, ai có khả năng quản lý tài chính và biết vun vén thì người ấy giữ.

Người xưa từng ví, “đàn ông là cái giỏ, đàn bà là cái hom”. Ý muốn nói đàn bà là người giữ tiền tốt, nhưng có những gia đình thực tế cho thấy, phụ nữ giữ tiền không tốt. Ví dụ như phụ nữ không biết cách chi tiêu, có những gia đình vợ bài bạc, chồng lại phải giữ tiền chứ không thể để cho vợ được. Ngược lại, chồng cũng ăn chơi, nhậu nhẹt, cờ bạc và vợ thì nên giữ tiền chứ để cho chồng giữ thì gia đình không còn tiền để chi tiêu.

“Phải xem gia đình ấy ai là người có năng lực giữ tiền, có khả năng làm cho gia đình đó ổn định về tài chính vững vàng, như người xưa gọi là "khéo co thì ấm". Vấn đề không phải là bao nhiêu tiền mà người nào có khả năng quản lý tài chính, biết phân bổ chi phí, thì nên giao cho người ấy", bà Thúy nói.

Tiến sĩ tâm lý khẳng định thêm: “Người chồng hay người vợ không nên vì sĩ diện "tôi là chồng hay tôi phải giữ tiền" hoặc "tôi là vợ tôi phải giữ tiền”.

 

Lê Nam      

 

Nguồn: https://m.thanhnien.vn/doi-song/dau-nam-chuyen-vo-chong-ai-giu-luong-ai-co-nang-luc-thi-nguoi-ay-giu-tien-1162161.html

Các bạn ơi tất cả các cuốn sách mình đọc và giới thiệu ai cần mua mình sẽ giúp mua được ưu đãi 30% đấy nhé! Đó là sự ưu đãi của các nhà sách SAIGONBOOKS, FIRST NEWS, ANBOOKS dành riêng cho các bạn theo dõi ủng hộ live đọc sách!
Ai cần mua sách nào inbox nhé! 

Tổng kết các sách đã đọc và giới thiệu livestream 9h tối thứ 7 hàng tuần!
Từ tối 5.1.2019 đến nay mình đã đọc mỗi tuần 1 cuốn sách và mỗi tuần có 3 bạn được nhận sách tặng từ ct live! Rất cảm ơn các bạn đã luôn đồng hành cùng ct!
- Link các video: https://www.facebook.com/phamthi.thuy.5036/media_set…
Danh sách các sách đã đọc 2019 :
1. 50 thiên thần của bạn
2. Tôi Tương Lai và Thế giới
3. Hạnh phúc đến từ sự biến mất
4. Sống đời bình an và Bộ sách 7c quà tết 2019: Như mây thong dong, Sống đời bình an, An nhiên như nắng, ...
5. Gieo mầm hạnh phúc
6. Bí quyết học giỏi
7. Này cô gái, thức tỉnh đi
8. Nội tình của ngoại tình
9. Buông bỏ buồn buông
10. An nhiên giữa những thăng trầm
11. Sống thanh thản như người Thụy Điển
12. Cẩm nang phòng tránh xâm hại - Những bảo bối của hiệp sĩ Tani
13. Kỹ năng phòng vệ
14. Chữa lành nỗi đau
15. Nghệ thuật sống tối giản
16. Được học
17. Những bài học đáng giá về Hạnh Phúc!
18. Từng bước nở hoa sen
19. Lan tỏa ảnh hưởng thời kỹ thuật số
20. Như mây thong dong
21. Bí ẩn não phải
22. Cha voi
23. Chuyến tàu một chiều không trở lại
24. Bạn đang nghịch gì với đời mình?
25. Hạnh phúc của người Việt Nam
26. Dạy học với trọn vẹn yêu thương
27. Michelle Obama
28. Hỷ lạc từ tâm
29. Khoảnh khắc người sáng tạo
30. Giá trị của sự tử tế
31. Nhẹ gánh ưu phiền
32. An nhiên giữa những thăng trầm
33. Này cô gái thức tỉnh đi
34. Cuộc chiến nơi công sở
35. Kỷ luật không nước mắt
36. 277 lời khuyên dạy con
37. Cứ bay rồi sẽ sao
38. Tôi đi tìm tôi
39. Bạn muốn làm gì với đời mình?
40. Binh pháp Tôn tử dành cho phái đẹp
41. Nguyện ước yêu thương
42. Để thế giới biết bạn là ai?
43. 100 cách dạy con hạnh phúc
44. Cẩm nang phương pháp sư phạm
45. Bụi phấn
46. Tản mạn về hạnh phúc
47. Lý Tiểu Long một cuộc đời phi thường
48. Bước ra thế giới
49. Kiến tạo thế hệ VN ưu việt
50. Có một cơn đau mang tên trầm cảm
51. Sen nở trời phương ngoại
52. Hạt giống tâm hồn- tuyển chọn những câu chuyện hay nhất

Cảm ơn nhà sách FN TRÍ VIỆT, SAIGONBOOKS, ANBOOKS đã ủng hộ ct live đọc sách bằng 4 cuốn sách cho mỗi tuần (1 cuốn tặng Thúy đọc trước, 3 cuốn gửi tặng 3 người Thúy chọn tặng để cảm ơn họ đã like, share, lan tỏa sách tới mọi người!
Năm 2020 mình mong có thêm nhiều sách hay để đọc và giới thiệu cùng cbạn face, có thêm nhiều nhà sách đồng hành, có thêm nhiều bạn yêu sách vào theo dõi và cùng đọc cùng chia sẻ...!
Cùng nhau tạo niềm vui cho nhau qua FACE nhé!
Các bạn ơi tất cả các cuốn sách mình đọc và giới thiệu ai cần mua mình sẽ giúp mua được ưu đãi 30% đấy nhé! Ai cần mua sách nào inbox nhé!

Trong một thời gian ngắn, từ các ngôi sao thần tượng đến các bạn trẻ đang ở độ tuổi học đường liên tục tự vẫn. TS chuyên ngành xã hội học Phạm Thị Thúy cảnh báo, nhiều người trẻ đang cô đơn trong cuộc sống của chính mình.

 

Chỉ chưa đầy ba tháng, dư luận châu Á chấn động trước thông tin một số thần tượng Hàn Quốc tự tử vì căn bệnh trầm cảm. Không chỉ ở Hàn Quốc, ở Việt Nam, thời gian gần đây, liên tục nhiều trường hợp học sinh tự vẫn, gần nhất là hai nam sinh tại TPHCM.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại đến sức khỏe của con người chỉ sau tim mạch. Trong đó, ở Việt Nam, trầm cảm hiện đang có chiều hướng ngày càng trẻ hóa.

TS chuyên ngành Xã hội học Phạm Thị Thúy (Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia Phân viện TPHCM) có những chia sẻ về căn bệnh giết người thầm lặng này.

Vô cảm là "kẻ" đứng sau trầm cảm 

Hiện nay, bệnh trầm cảm ngày càng có chiều hướng gia tăng, thậm chí có xu hướng trẻ hóa. Những nguyên nhân nào dẫn đến trầm cảm, thưa bà? 

Có rất nhiều nguyên nhân đã đẩy con người đến trầm cảm. Theo tôi, có 3 mảng nguyên nhân lớn:

Thứ nhất là yếu tố về tâm lý. Khi chúng ta gặp những khó khăn, đổ vỡ trong cuộc sống, áp lực, thất bại và những vấn đề bên trong liên quan đến sự bi quan, tuyệt vọng, chúng ta sẽ dễ gặp phải vấn đề về tâm lý và nhiều khả năng dẫn đến bệnh trầm cảm.

Chuyên gia cảnh báo: Vô cảm đẩy người trầm cảm đến cái chết nhanh hơn - 1

 

Nhấn để phóng to ảnh

TS Phạm Thị Thúy 

Nguyên nhân thứ hai là nguyên nhân về bệnh lý nó sẽ liên quan đến hệ thần kinh, liên quan đến cơ thể của họ, đó là lý do tại sao người ta gọi trầm cảm là một loại bệnh và có những lúc phải điều trị bằng thuốc.

Thứ ba là về các mối quan hệ xã hội xung quanh khi chúng ta thiếu sự kết nối, không có người đưa tay ra nâng đỡ, không có người hiểu và chia sẻ. Khi đó, con người dễ trở. Từ đó, dễ rơi vào trạng thái cô đơn, bế tắc và có thể bị trầm cảm.

Phải chăng, con người ngày càng sống vô cảm với nhau là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trầm cảm và thúc đẩy người bệnh đến những suy nghĩ tiêu cực?

Đúng vậy, vô cảm chính là "kẻ" đứng sau trầm cảm. Mọi áp lực đều có thể được giải tỏa, nếu như có ai đó cùng san sẻ với họ, tâm sự với họ. Như trường hợp hai ca sĩ thần tượng Sulli và Goo Hara ở Hàn Quốc, hai cô gái đã không may mắn có được điều đó mà xung quanh họ là sự vô cảm, thờ ơ, thiếu sự gắn kết, quan tâm. 

Có một câu nói rất nổi tiếng trích dẫn từ cuốn sách “Tự Tử” của Emile Durkheim: “Tự tử là hiện tượng cá nhân, nhưng tỉ lệ tự tử, nạn tự tử là hiện tượng xã hội và có mối liên hệ tỉ lệ nghịch với mức độ đoàn kết, gắn kết, hội nhập xã hội".

Tức là ở đâu có tỉ lệ đoàn kết xã hội càng cao thì ở đó tỉ lệ tự tử càng thấp. Câu này đang muốn nói đến nơi nào càng có nhiều mối quan hệ rạn nứt, giống như là vô cảm thì ở đó nguy cơ tự tử càng cao. 

Chuyên gia cảnh báo: Vô cảm đẩy người trầm cảm đến cái chết nhanh hơn - 2

 

Nhấn để phóng to ảnh

Trầm cảm là một trong những nguyên nhân gây hại đến sức khỏe con người (Ảnh minh họa)

Khi con người không quan tâm với nhau, vô cảm với nhau sẽ làm cho thế giới của con người trở nên lạnh lẽo. Nơi lạnh lẽo không phải ở Bắc cực mà là trong trái tim của những con người vô cảm. Vô cảm là một trong những nguyên nhân đẩy những người trầm cảm đến cái chết nhanh hơn.

Trường học là nơi nhiều áp lực

Xã hội hiện đại, con người đang phải đối diện với dòng chảy mưu sinh, tác động của công nghệ đẩy chúng ta cách xa nhau hơn, khó bộc lộ, chia sẻ với cộng đồng, thậm chí ngay cả với những người thân bên cạnh. Điều này, theo bà, tác động lên người trẻ như thế nào?

Xã hội ngày càng hiện đại, người trẻ càng ngập tràn trong một bể thông tin. Trong đó, có những thông tin vô tình tạo ra áp lực cho họ, chưa kể đến nạn bạo lực ngày càng gia tăng.

Ở xã hội sống nhanh và gấp như thế này, sự cạnh tranh, bất mãn, đều tạo thành những áp lực không tên. Chưa kể, mạng xã hội và tâm lý “sống ảo" lúc này càng đẩy những người trẻ cách xa nhau hơn, cách xa với thế giới thật hơn. 

Tình trạng thất nghiệp ngày nay không ít, công việc không có, áp lực từ gia đình ập đến, mọi thứ đều có thể đánh quỵ tâm lý của một con người, khiến họ chẳng thể đứng vững được nữa. Ngay cả khi đã có cho mình một công việc, mọi áp lực, khó khăn vẫn chưa dừng lại.

Rất nhiều trường học các bạn trẻ tự vẫn đang ở độ tuổi đi học – độ tuổi mà chúng ta vẫn hay nói “chỉ mỗi ăn và học”?

Chuyên gia cảnh báo: Vô cảm đẩy người trầm cảm đến cái chết nhanh hơn - 3

 

Nhấn để phóng to ảnh

Trường học là một trong những nơi nhiều áp lực với người trẻ (Ảnh minh họa)

Với những bạn trẻ còn đang đi học, phải nói trường lớp là một trong những nơi khiến họ gặp áp lực nhất. Bị bắt nạt, nỗi ám ảnh về điểm số, niềm khao khát xây dựng hình ảnh của bản thân, học tập theo mong muốn của cha mẹ, áp lực thi cử... tất cả đều là nguyên nhân khiến nhiều bạn trẻ rơi vào trạng thái bức bối, lo lắng và tuyệt vọng.

Mới đây, nhiều người hoang mang trước thông tin hai nam sinh tại TPHCM tự sát vì trầm cảm, trước đó nhiều trường hợp học trò tự vẫn. Đây là lời cảnh báo đến các phụ huynh và cả giáo viên hãy quan tâm đến con em của mình nhiều hơn, để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Đôi khi chỉ cần chúng ta lắng nghe, một cái nắm nay hay chúng ta cho nhau thêm một cơ hội...

Hãy tập yêu thương chính mình

Bà có thể gợi ý một số phương pháp giúp người bệnh trầm cảm giảm bớt lo lắng, chán nản trong cuộc sống để sống tích cực hơn?

Đối với người trầm cảm, chúng ta phải điều trị đồng thời cả ba: Tâm lý, thể lý và xã hội. Người trầm cảm cần cả nội lực và ngoại lực để vượt qua căn bệnh của họ. 

Tôi gặp nhiều người, đã tự viết ra cho mình kế hoạch mỗi ngày để vượt qua căn bệnh trầm cảm.

Họ động viên mình mỗi buổi sáng, sử dụng biện pháp tự kỷ ám thị, giúp người trầm cảm khơi gợi ra cái họ đang có, giúp họ tự tin, họ mới là người cứu được họ. Có người tìm đến âm nhạc, Yoga, thiền... để tìm sự bình an, mạnh mẽ từ bên trong. 

Trầm cảm đôi khi không hẳn là một điều gì tồi tệ, mà nó là một người thầy đến để dạy mình, và mỗi một biến cố đến trong cuộc đời mình là cơ hội để mình học được một cái gì đấy.

Chúng ta cũng có thể đọc sách hoặc tập một môn thể thao để giúp cho cuộc sống tràn đầy năng lượng hơn. Và hãy đến với những người tích cực, những người có thể cho mình động lực, niềm vui trong cuộc sống.

TS có lời khuyên nào với mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ để ngăn ngừa bệnh trầm cảm?

Trầm cảm là hồi chuông cảnh báo tất cả chúng ta về mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này. Nếu những mối quan hệ xã hội xung quanh có sự đoàn kết, sự trợ giúp thì những vấn đề trầm cảm sẽ được giải quyết sớm và có thể không gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Hãy tập yêu thương bản thân mình, hít thở sâu mỗi ngày, tập luyện thể thao, học cách biết ơn và hãy làm những điều bạn thích mỗi ngày.

Có ba cấp độ của hạnh phúc, cấp độ một là sự hài lòng, cấp độ hai là sự bình yên bên trong và cấp độ ba là cho đi vô điều kiện, giúp đỡ người khác là cấp độ cao nhất của hạnh phúc.

Hãy cho đi và sống tích cực bạn sẽ thấy cuộc sống này còn rất nhiều điều tươi đẹp, ý nghĩa.

Trân trọng cảm ơn bà về những trao đổi!

Thu Hiền

 

Nguồn: https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/chuyen-gia-canh-bao-vo-cam-day-nguoi-tram-cam-den-cai-chet-nhanh-hon-20200103070301227.htm

Lưu tư liệu và chia sẻ cho ai cần ạ:

07/2019:
Web:
1. Đừng Biến Gia Đình Thành Nơi Ở Trọ - PV Của Báo chinhphu.vn
http://phamthithuy.vn/…/113-ts-pham-thi-thuy-voi-bao-chinh-…
2. Dạy con biết 'cãi'
http://phamthithuy.vn/…/ky-nang-lam-ch…/595-d-y-con-bi-t-cai
3. MÔN HỌC HẠNH PHÚC
http://phamthithuy.vn/in…/tai-lieu-hay/596-mon-h-c-h-nh-phuc
4. 'Cô gái tử vong bên vỉa hè Sài Gòn': Thói vô cảm, đừng chỉ ngụy biện!
http://phamthithuy.vn/…/115-ca-ga-i-ta-vong-ba-n-va-a-ha-sa…
5. BBC Việt cùng thầy Trương Nguyện Thành
http://phamthithuy.vn/…/116-bbc-via-t-ca-ng-tha-y-truong-ng…

Youtube: ĐỌC SÁCH CÙNG PHẠM THỊ THÚY
1. VAI TRÒ CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC GIÁO DỤC CON GIAI ĐOẠN 0-6 TUỔI
https://youtu.be/93jqV9eOPAg
2. 50 THIÊN THẦN CỦA BẠN
https://youtu.be/1U6JoIvX3fQ
3. TÔI, TƯƠNG LAI &THẾ GIỚI
https://youtu.be/HxnhjZDZ4Jc
4. HẠNH PHÚC ĐẾN TỪ SỰ BIẾN MẤT
https://youtu.be/CsIyV2oKTE0
5. SỐNG ĐỜI BÌNH AN
https://youtu.be/i7GcpCxr94g
6. GIEO MẦM HẠNH PHÚC
https://youtu.be/Nh9-Wj2UgiA
7. THVL | P/vấn Tiến sĩ tâm lý Phạm Thị Thúy về Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em
https://youtu.be/l5nnixmReRE
8. VƯỢT QUA MẶC CẢM SỐNG ĐỜI AN VUI
https://youtu.be/ApKnvaI5TIY
9. Thực hành Phương Pháp Sư Phạm
https://youtu.be/RFgPsnRXC4k
10. Đổi mới giáo dục phải đến từ người Thầy
https://youtu.be/ho2QEKbWt9k
11. BÍ QUYẾT HỌC GIỎI
https://youtu.be/1Roffov85aY
12. NÀY CÔ GÁI, THỨC TỈNH ĐI
https://youtu.be/dMCORHfewJY
13. NỘI TÌNH CỦA NGOẠI TÌNH
https://youtu.be/3xAJ19LbwC4
14. BUÔNG BỎ BUỒN BUÔNG
https://youtu.be/yu3ukCwE7bw
15. Phương Pháp Thai Giáo Trực Tiếp
https://youtu.be/eMuxGY92qXU
16. AN NHIÊN GIỮA NHỮNG THĂNG TRẦM
https://youtu.be/ZS30AcJ78Eg
17. SỐNG THANH THẢN NHƯ NGƯỜI THỤY ĐIỂN
https://youtu.be/cn2Znkt-TIA
18. NGHỆ THUẬT TỐI GIẢN, CÓ ÍT ĐI SỐNG NHIỀU HƠN
https://youtu.be/QzZHWA8USck
19. ĐƯỢC HỌC
https://youtu.be/XNvvYC-r-xs
20. NHỮNG BÀI HỌC ĐÁNG GIÁ VỀ HẠNH PHÚC
https://youtu.be/vdNQkvyBPuM
21. TỪNG BƯỚC NỞ HOA SEN
https://youtu.be/mkUOlstWYbI
22. LAN TỎA ẢNH HƯỞNG THỜI KỸ THUẬT SỐ
https://youtu.be/8EgD5E757ko
23. NHƯ MÂY THONG DONG
https://youtu.be/2ofbHgiowbI
24. BÍ ẨN CỦA NÃO PHẢI, MỖI ĐỨA TRẺ LÀ MỘT THIÊN TÀI
https://youtu.be/KGv45A9Ax20
25. CHA VOI
https://youtu.be/brVxRfCgnrY
26. Phương pháp sư phạm tích cực và Các nguyên tắc giảng dạy với nhóm sv quốc tế thuộc tổ chức AIESEC 01
https://youtu.be/R_JXQrekDPI
27. Phương pháp sư phạm tích cực và Các nguyên tắc giảng dạy với nhóm sv quốc tế thuộc tổ chức AIESEC 02
https://youtu.be/qOJy554HJ0Y
28. CHUYẾN TÀU MỘT CHIỀU KHÔNG TRỞ LẠI
https://youtu.be/72FdBIYG_g8
29. BẠN ĐANG NGHỊCH GÌ VỚI ĐỜI MÌNH
https://youtu.be/P-9mLa-xbWE
30. DẠY HỌC VỚI TRỌN VẸN YÊU THƯƠNG
https://youtu.be/tl9EDo9Y_Co
31. CHẤT MICHELLE
https://youtu.be/tsmEluWpyy8
32. HỶ LẠC TỪ TÂM
https://youtu.be/-Nqfta6nmAs

Youtube: Tám Cuối Tuần
1. NGOẠI TÌNH & LĂNG NHĂNG
https://youtu.be/lzAUEl_A7v0
2. ĐIỂM SỐ - ĐỘNG LỰC HAY ÁP LỰC ?
https://youtu.be/6rN88lhwEBY
3. KHI CHIẾC GIƯỜNG CÓ... BA NGƯỜI!
https://youtu.be/185-rnGjDjM
4. LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ CON TRẺ TRƯỚC VẤN NẠN BẠO LỰC
https://youtu.be/yBpd4ZHxSwI
5. Bảo Vệ Phụ Nữ và Trẻ Em Trước Nạn Bạo Hành Gia Đình
https://youtu.be/LJKpSJbTXiY
6. KHI CON YÊU SỚM
https://youtu.be/z6PY6tXyDRk
7. TRÁNH “MUỐI MẶT” DỊP TẾT
https://youtu.be/RKTQUUynIUE
8. ĐỘC THÂN VÀ "Ế"
https://youtu.be/RL9r-vOFoXE
9. ĐIỀU HÒA CẢM XÚC KHI DẠY TRẺ
https://youtu.be/Czm3Xa0PO4I
10. NỘI LỰC THỔI BAY ÁP LỰC
https://youtu.be/0j3GdWm91oI
11. QUAN TRỌNG LÀ THẦN THÁI
https://youtu.be/aj7qNb7iPzE
12. THẦN THÁI - 3 PHẦN NGOẠI HÌNH SAO CHO ĐẸP?
https://youtu.be/sB3kl20xDfQ
13. THẦN THÁI - TÂM SINH TƯỚNG
https://youtu.be/Hq05pjCFCv4
14. QUẤY RỐI TÌNH DỤC NƠI CÔNG SỞ
https://youtu.be/AwzRpkSKfuA
15. PHÒNG CHỐNG QUẤY RỐI TÌNH DỤC CÔNG SỞ
https://youtu.be/ywuux7iT3MI
16. VÀI TÂM SỰ VỀ TƯ DUY PHẢN BIỆN THỜI ... FACEBOOK
https://youtu.be/6HBzX7jH090
17. PHỤ NỮ CÓ NÊN GIỮ CHỒNG
https://youtu.be/-6tADqf0di8
18. Làm thế nào để THẦY CÔ HẠNH PHÚC trong mỗi giờ giảng?
https://youtu.be/Ruf5hs6URME
19. LÀM BẠN VỚI CƠN GIẬN
https://youtu.be/ENSVCaCGz8s
20. VUI BUỒN MỘT NĂM “LÊN SÓNG”
https://youtu.be/899RFuGRfD4
21. LUÔN LUÔN MỈM CƯỜI MAY MẮN TỰ NHIÊN ĐẾN
https://youtu.be/B9xcTh6EWH8
22. NGOẠI TÌNH
https://youtu.be/kP2fBInG_60
23. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA CÁC CAO THỦ VÕ LÂM trong tiểu thuyết kiếm hiệp của KIM DUNG
https://youtu.be/2wIPJkeExKs
24. Giúp con yêu sách - đọc sách trong hè như thế nào?
https://youtu.be/wGbdhjEM_Bw
25. Yêu thương bản thân - Self- Compassion
https://youtu.be/MzpC07N2AMY

*************************************
08/2019:
Web:
1. Từ thiện đang bị hiểu méo mó, bị lạm dụng chiêu trò
http://phamthithuy.vn/…/117-ta-thia-n-dang-ba-hia-u-ma-o-ma…
2. Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy: “Ném đá trên mạng - sự cuồng nộ đến mất lý trí của đám đông”
http://phamthithuy.vn/…/118-tia-n-si-xa-ha-i-ha-c-pha-m-tha…
3. Tiến sĩ Tâm lý Phạm Thị Thúy: Đừng để phụ nữ “quay cuồng” trong Tết
http://phamthithuy.vn/…/119-tia-n-si-ta-m-la-pha-m-tha-tha-…
4. Hạnh phúc của tôi đơn giản lắm
http://phamthithuy.vn/…/120-ha-nh-pha-c-ca-a-ta-i-don-gia-n…
5. Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy: Hạnh phúc của tôi đơn giản lắm!
http://phamthithuy.vn/…/121-tia-n-si-xa-ha-i-ha-c-pha-m-tha…
6. Các cô gái tự bảo vệ thế nào khi chủ động chia tay người yêu
http://phamthithuy.vn/…/122-ca-c-ca-ga-i-ta-ba-o-va-tha-na-…
7. Truyền thông 'Vì cuộc sống an toàn của trẻ em' cho công nhân
http://phamthithuy.vn/…/124-truya-n-tha-ng-va-cua-c-sa-ng-a…
8. Dũng cảm tố cáo để kẻ xâm hại tình dục trẻ em bị trừng trị
http://phamthithuy.vn/…/123-dung-ca-m-ta-ca-o-da-ka-xa-m-ha…
9. TS. Xã hội học Phạm Thị Thúy: “Bạo lực bùng phát vì thiếu tình yêu thương”
http://phamthithuy.vn/…/125-ts-xa-ha-i-ha-c-pha-m-tha-tha-y…
10. Bí kíp dạy con bớt ích kỉ
http://phamthithuy.vn/…/i…/126-ba-ka-p-da-y-con-ba-t-a-ch-ka
11. 5 cách ứng phó với bạo hành tinh thần
http://phamthithuy.vn/…/127-5-ca-ch-a-ng-pha-va-i-ba-o-ha-n…
12. Phát hành Cẩm nang phương pháp sư phạm
http://phamthithuy.vn/…/128-pha-t-ha-nh-ca-m-nang-phuong-ph…
13. Chuyên viên tham vấn tâm lý chỉ ra các dấu hiệu nhận biết những kẻ ấu dâm đội lốt người bình thường
http://phamthithuy.vn/…/129-chuya-n-via-n-tham-va-n-ta-m-la…
14. TS Phạm Thị Thuý: Dạy con là hành trình hoàn thiện chính mình
http://phamthithuy.vn/…/130-ts-pha-m-tha-thua-da-y-con-la-h…
15. Nuông chiều và độc đoán - hai cách dạy gây hại trẻ
http://phamthithuy.vn/…/131-nua-ng-chia-u-va-da-c-doa-n-hai…
16. Yếu tố tiền bạc trong chỉ số hạnh phúc
http://phamthithuy.vn/…/132-ya-u-ta-tia-n-ba-c-trong-cha-sa…
17. Đề xuất đưa môn “Hạnh phúc” vào các trường đại học
http://phamthithuy.vn/…/133-da-xua-t-dua-ma-n-a-ha-nh-pha-c…

Youtube:
1. HỶ LẠC TỪ TÂM
https://youtu.be/-Nqfta6nmAs
2. Chia sẻ về HẠNH PHÚC
https://youtu.be/BI8rr0n5ElI
3. Cùng Con Hạnh Phúc
https://youtu.be/VI38N-S6I_k
4. Hạnh Phúc trong Đời Sống Vợ Chồng
https://youtu.be/Adi6x-ZsDFA
5. CHUYỆN ĐẠO - CHUYỆN ĐỜI - ĐỂ HIỂU NỖI LÒNG CON TRẺ
https://youtu.be/-XJOmKge69o
6. Kế Hoạch Hạnh Phúc Cho 2017
https://youtu.be/nOupY_UQalE
7. Dạy Trẻ Tự Bảo Vệ Bản Thân
https://youtu.be/-3SKyhqPTRc
8. Cha Sao Hỏa Mẹ Sao Kim
https://youtu.be/ovDL_bkMtSA
9. KHOẢNH KHẮC NGƯỜI SÁNG TẠO
https://youtu.be/CSgCyUOnVzQ
10. Ngoại Tình
https://youtu.be/pLR4OA87w3Y
11. PHÒNG TRÁNH NGUY CƠ XÂM HẠI & KHI CON BƯỚNG BỈNH
https://youtu.be/clX_6cIpceE
12. HẠNH PHÚC THEO CÁCH CỦA BẠN
https://youtu.be/nLLrDG2K_UY
13. Buổi giao lưu tại Bv Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai
https://youtu.be/DYAhM3mEc_Y
14. Mối Quan Hệ Vợ Chồng
https://youtu.be/IDgbcDkZIM0
15. Dạy Con
https://youtu.be/Yn6x8sk95YQ
16. Giúp Con Tự Tin
https://youtu.be/5TT3Sf2B8J8
17. NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI DẠY CON VỀ PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI
https://youtu.be/vi7i5k1MP-g
18. MÙA HÈ CHO CON
https://youtu.be/scfKeWrxKCo
19. Con đi học bị GV đánh
https://youtu.be/eZkTnB9-WQQ
20. GIÁO DỤC TRẺ: QUYỀN LỰC HAY QUYỀN UY?
https://youtu.be/dKiCtDNqMd4
21. MUỐN AN ĐƯỢC AN
https://youtu.be/L1qij7GLG_o
22. GIÁ TRỊ CỦA SỰ TỬ TẾ
https://youtu.be/iXn8g4X0Pe0
23. Hạnh Phúc Gia Đình
https://youtu.be/9QBfh0p6_2s
24. Chia Sẻ Kỹ Năng Sống trong khóa tu TUỔI TRẺ HƯỚNG PHẬT
https://youtu.be/iAlxCiCdJfQ
25. Thai giáo: Dạy con từ trong bụng mẹ - Bv Quốc Tế Vinh
https://youtu.be/z9Xk4E70V90
26. THAI GIÁO THEO QUAN ĐIỂM ĐẠO PHẬT
https://youtu.be/TSl8tITePUA
27. Trẻ em bị bạo hành: Cha mẹ phải làm gì?
https://youtu.be/Www4QrWbnYw
28. Live trò chuyện về chủ đề HẠNH PHÚC
https://youtu.be/WIajimkrQBo
29. Buổi giao lưu giới thiệu sách HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
https://youtu.be/38O5susvc70
30. NHẸ GÁNH ƯU PHIỀN - ĐỌC SÁCH CÙNG PHẠM THỊ THÚY
https://youtu.be/yjTzPdNN2No
31. Hạnh phúc theo quan niệm Phật giáo
https://youtu.be/Ua1t-QNUoLo
32. Bạo hành gia đình: Ký ức đen tối đeo bám suốt đời con trẻ
https://youtu.be/AtYD7g0ll1k
33. CUỘC CHIẾN CÔNG SỞ
https://youtu.be/1JaWQFB7038
34. Đẳng cấp quý cô - 21/08/2019
https://youtu.be/zokMHDZKo-w
*******************************

09-10/2019:
Web:
1. Các chuyên đề Phạm Thị Thúy giảng cho giáo viên và cha mẹ
http://phamthithuy.vn/…/134-ca-c-chuya-n-da-pha-m-tha-tha-y…
2. Nâng cao kiến thức, kỹ năng giải quyết một số vấn đề liên quan đến phụ nữ
http://phamthithuy.vn/…/135-na-ng-cao-kia-n-tha-c-ka-nang-g…
3. Sách Cẩm Nang Phương Pháp Sư Phạm, biên mục tại thư viện Quốc hội Mỹ
http://phamthithuy.vn/…/136-sai-ch-ca-i-m-nang-phuong-phai-…
4. Dạy trẻ làm chủ đồng tiền
http://phamthithuy.vn/…/i…/137-da-y-tra-la-m-cha-da-ng-tia-n
5. Tình yêu tuổi học trò: Đừng đánh mất chính mình!
http://phamthithuy.vn/…/138-ta-nh-ya-u-tua-i-ha-c-tra-da-ng…
6. Học sinh sợ đến trường vì bị bắt nạt: Rối loạn tâm thần và những hành vi tiêu cực
http://phamthithuy.vn/…/139-ha-c-sinh-sa-da-n-trua-ng-va-ba…
7. Giữa vòng xoáy trầm cảm
http://phamthithuy.vn/…/it…/140-gia-a-va-ng-xoa-y-tra-m-ca-m
8. Bạo lực học đường liên tục xảy ra: Chuyên gia tâm lý phân tích căn nguyên
http://phamthithuy.vn/…/141-ba-o-la-c-ha-c-dua-ng-lia-n-ta-…
9. 'Sốc' vì con gái lớp 6 yêu sớm, xưng hô vợ chồng với đàn ông lớn tuổi
http://phamthithuy.vn/…/142-sa-c-va-con-ga-i-la-p-6-ya-u-sa…
10. Bỏ đại học chọn nghề, có sao đâu!
http://phamthithuy.vn/…/143-ba-da-i-ha-c-cha-n-ngha-ca-sao-…

Youtube:
1. Live - Áo dài trong đời sống
https://youtu.be/SaobJnjwWRI
2. Live - Tại sao người ta ngoại tình?
https://youtu.be/xud0wOdGTxM
3. Live - Giáo Dục Có Nên Phạt Học Sinh
https://youtu.be/hz3R_EYsOQY
4. Live - Thầy cô đã hạnh phúc chưa?
https://youtu.be/Bd_B7vAjIrI
5. TÌNH DỤC TRONG HÔN NHÂN
https://youtu.be/RfBiHW7MTnU
6. KỶ LUẬT KHÔNG NƯỚC MẮT - ĐỌC SÁCH CÙNG PHẠM THỊ THÚY
https://youtu.be/QyypMz2duhE
7. Live - Đưa “hạnh phúc” trở thành môn học trong trường học
https://youtu.be/wAwG2-MIvyw
8. 277 LỜI KHUYÊN DẠY CON - ĐỌC SÁCH CÙNG PHẠM THỊ THÚY
https://youtu.be/A9qBqnc5syA
9. Vai trò của người chồng khi vợ mang thai
https://youtu.be/epEQw42H7nI
10. CỨ BAY RỒI SẼ CAO - ĐỌC SÁCH CÙNG PHẠM THỊ THÚY
https://youtu.be/fmVjcMdLa7g
11. TÔI ĐI TÌM TÔI - ĐỌC SÁCH CÙNG PHẠM THỊ THÚY
https://youtu.be/SQrB2NH1Uf8
12. Trả lời pv VOH về Bạo lực gia đình 1
https://youtu.be/y1w9ouRxqV0
13. Trả lời pv VOH về Bạo lực gia đình 2
https://youtu.be/k9z0_g0fUmw
14. BẠN MUỐN LÀM GÌ VỚI ĐỜI MÌNH? - ĐỌC SÁCH CÙNG PHẠM THỊ THÚY
https://youtu.be/DysRPdrU2AE
15. BINH PHÁP TÔN TỬ DÀNH CHO PHÁI ĐẸP - ĐỌC SÁCH CÙNG PHẠM THỊ THÚY
https://youtu.be/uI3uFmwjRB0
16. Sống Hạnh Phúc
https://youtu.be/tGIPaez6MZM
17. NGUYỆN ƯỚC YÊU THƯƠNG - ĐỌC SÁCH CÙNG PHẠM THỊ THÚY
https://youtu.be/FfHgh98LT54
**************************************

11-12/2019:
Web:
1.Thầy giáo làm nữ sinh mang thai có thoát tội khi 'bản tự nguyện yêu' bỗng xuất hiện?
http://phamthithuy.vn/…/144-tha-y-gia-o-la-m-na-sinh-mang-t…
2. Xuống cấp văn hóa ứng xử cộng đồng: “Căn bệnh” dễ lây lan, cần loại bỏ sớm
http://phamthithuy.vn/…/145-xua-ng-ca-p-van-ha-a-a-ng-xa-ca…
3. Bé gái 13 tuổi nhảy lầu vì mẹ xem điện thoại: Không xâm phạm quyền riêng tư của con!
http://phamthithuy.vn/…/146-ba-ga-i-13-tua-i-nha-y-la-u-va-…
4. Ghét ai thì bầu người đó làm lớp trưởng !
http://phamthithuy.vn/…/147-gha-t-ai-tha-ba-u-ngua-i-da-la-…
5. Làm sao ngặn chặn nạn xâm hại trẻ em?
http://phamthithuy.vn/…/148-la-m-sao-nga-n-cha-n-na-n-xa-m-…
6. “Chính người lớn đang rất thiếu kỹ năng sống”
http://phamthithuy.vn/…/149-a-cha-nh-ngua-i-la-n-dang-ra-t-…
7. Câu chuyện đau thương sau cảnh bà nội gần 80 tuổi gồng gánh nuôi cháu và chắt
http://phamthithuy.vn/…/150-ca-u-chuya-n-dau-thuong-sau-ca-…
8. Để không chìm trong stress
http://phamthithuy.vn/…/it…/151-da-kha-ng-cha-m-trong-stress
9. Muốn xây tổ ấm phải dạy con ngoan
http://phamthithuy.vn/…/153-mua-n-xa-y-ta-a-m-pha-i-da-y-co…
10. Tan vỡ hôn nhân, ngại lập gia đình, 'một mình xây tổ'...
http://phamthithuy.vn/…/152-tan-va-ha-n-nha-n-nga-i-la-p-gi…
11. Mùa lễ hội, dịp để dạy con biết yêu thương và chia sẻ
http://phamthithuy.vn/…/154-ma-a-la-ha-i-da-p-da-da-y-con-b…

Youtube:
1. NAPOLEON HILL, ĐỂ THẾ GIỚI BIẾT BẠN LÀ AI - ĐỌC SÁCH CÙNG PHẠM THỊ THÚY
https://youtu.be/VaPgHsTrUEo
2. 100 CÁCH GIÚP CON HẠNH PHÚC - ĐỌC SÁCH CÙNG PHẠM THỊ THÚY
https://youtu.be/bWtOUl-HaVU
3. CẨM NANG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM - BỤI PHẤN - ĐỌC SÁCH CÙNG PHẠM THỊ THÚY
https://youtu.be/oPDc2YPFWk0
4. NIỀM VUI NHÀ GIÁO
https://youtu.be/V8UVBYK-d2g
5. Để có một lớp học hạnh phúc - Pv với First News
https://youtu.be/2UJSXsD48WA
6. TẢN MẠN VỀ HẠNH PHÚC - ĐỌC SÁCH CÙNG PHẠM THỊ THÚY
https://youtu.be/ZEIyRpUTF1c
7. LÝ TIỂU LONG - MỘT CUỘC ĐỜI PHI THƯỜNG
https://youtu.be/jiLxyUF8jBc
8. Văn hóa ứng xử học đường & Kỹ năng tự bảo vệ bản thân - THCS TÂN THỚI, LÁI THIÊU THUẬN AN BD
https://youtu.be/m6HWUY4iN9w
9. KIẾN TẠO THẾ HỆ VIỆT NAM ƯU VIỆT - ĐỌC SÁCH CÙNG PHẠM THỊ THÚY
https://youtu.be/lk1UnYuT0KM
10. Pv với Webtretho
https://youtu.be/EPyOPTqRCMM
11. CÓ MỘT CƠN ĐAU MANG TÊN TRẦM CẢM - ĐỌC SÁCH CÙNG PHẠM THỊ THÚY
https://youtu.be/afQXrGF24y8
12. SEN NỞ TRỜI PHƯƠNG NGOẠI - ĐỌC SÁCH CÙNG PHẠM THỊ THÚY
https://youtu.be/nSHx-MmTv60
13. HẠT GIỐNG TÂM HỒN - ĐỌC SÁCH CÙNG PHẠM THỊ THÚY
https://youtu.be/CNtXzY34aPI

Page 1 of 6

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.