Tiến sĩ xã hội học - thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy khẳng định có một khoảng cách rất xa giữa việc người lớn hiểu và thực sự con đang phát triển thế nào. Nhiều người đang lấy kinh nghiệm cách đây 20-30 năm để nhận định về bạo lực học đường hiện nay. Đồng thời, sự chủ quan của nhà trường, phụ huynh trước dấu hiệu của bạo lực học đường cũng dẫn đến những kết
Vụ việc nữ sinh lớp 10 của Trường THPT chuyên Đại học Vinh (ở tỉnh Nghệ An) quyên sinh tại nhà riêng gây xôn xao dư luận. Người nhà nữ sinh cho rằng nữ sinh này bị ức chế do bạo lực học đường.
Theo bài viết trên Facebook, mẹ của nữ sinh đã đến trường để xin chuyển lớp cho con, tìm đến cô chủ nhiệm để xin được can thiệp. Tuy nhiên, nhà trường không cho nữ sinh chuyển lớp và hứa sẽ tìm hiểu và xử lý nghiêm. Phụ huynh tạm yên tâm theo lời nhà trường và động viên con hằng ngày. Cuối cùng, sự việc đáng tiếc vẫn xảy ra.
Tiến sĩ xã hội học - thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy đưa ra một số dấu hiệu để phụ huynh chủ động nhận biết con em mình đang là nạn nhân của bạo lực học đường.
Tiến sĩ xã hội học - thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy
Lê Nam
Trong buổi họp báo thông tin mới đây, cô Đặng Việt Hà, giáo viên chủ nhiệm lớp 10A15 đánh giá nữ sinh ngoan, học giỏi. Về thông tin nữ sinh bị "bạo lực học đường" và gia đình đã đề nghị được chuyển lớp nhưng giáo viên không đồng ý, cô Hà cho biết trước đây, nữ sinh xấu số có chơi thân với một nhóm bạn trong lớp, nhưng sau đó thì không chơi với nhóm này nữa. Cô giáo cũng nói không nắm được nội tình bên trong và vấn đề của nữ sinh này cũng không được giải quyết đến cùng.
Tiến sĩ Phạm Thị Thúy nói: "Đây không phải là câu chuyện đổ lỗi mà nhìn vào câu chuyện khách quan mà chúng ta biết được qua những thông tin báo chí phỏng vấn, cô giáo, lãnh đạo nhà trường và phụ huynh chúng ta hiểu câu chuyện của em bé Nghệ An để chúng ta rút ra bài học cho những em bé tiếp theo để bảo vệ tất cả những đứa trẻ khác. Nên vì thế tôi xin phép được nói thẳng.
Cô giáo đã nhận được lời đề nghị lấy mẫu đơn xin chuyển lớp của con nhưng cô giáo đã không tìm hiểu xem tại sao con muốn chuyển lớp, tại sao con muốn chuyển trường. Tôi nhận thấy có thể nói hơi thiếu quan tâm, có thể cô giáo hơi bận chuyện này chuyện kia vì giáo viên bây giờ thật sự rất nhiều áp lực… nhưng rất mong các giáo viên hãy quan tâm đến những biểu hiện của trẻ bất thường như tôi vừa nói với phụ huynh.
Lãnh đạo Trường THPT chuyên ĐH Vinh thông tin với báo chí về sự việc
K.HOAN
Giá như có sự quan tâm hơn một chút, một câu hỏi thăm thôi “vì sao con lại muốn chuyển” thì cô giáo đã biết được, và em cũng đã có cơ hội tâm sự nhiều hơn với cô giáo rồi và biết đâu, vấn đề này đã không xảy ra. Có thể đằng sau câu chuyện tự tử của em còn nhiều chuyện khác nên tôi xin nhắc lại, tôi không hề đổ lỗi cho cô giáo, hay nhà trường hay phụ huynh mà chúng ta phải nhìn ra những chi tiết trong đó để rút ra kinh nghiệm, rút ra bài học.
Quy định là cứng nhưng tình người là mềm, nếu như nhà trường quan tâm đến lý do tại sao con muốn chuyển thì sẽ biết đằng sau câu chuyện muốn chuyển là những sự bức xúc, sự bị bạo lực, bị tẩy chay của con, không chỉ trên lớp mà còn trên mạng xã hội".
Bạo lực học đường đã bị lên án nhiều năm qua, là vấn đề nhức nhối cả xã hội. Tuy nhiên, nhiều nhà trường, giáo viên vẫn chủ quan trước những dấu hiệu thay đổi tâm lý của học sinh và coi nhẹ chuyện này. Tiến sĩ Thúy nói chính nhận thức mơ hồ về sự khó khăn của trẻ thời nay đã dẫn đến những kết cục đau lòng.
Nguồn:
https://thanhnien.vn/vu-nu-sinh-o-nghe-an-tu-tu-quy-dinh-cung-nhung-tinh-nguoi-la-mem-185230421140558805.htm