Kỹ Năng Làm Cha Mẹ

Xử lý khi trẻ lười học

Posted in Kỹ Năng Làm Cha Mẹ

luoi

Tôi có cậu cháu trai năm nay 6 tuổi. Hết hè này, cháu sẽ vào lớp 1. Trong thời gian này, anh chị tôi cho cháu đi học hè bán trú ở nhà một giáo viên mà sau này cháu theo học.

Sai lầm khi không dạy con từ bé

Posted in Kỹ Năng Làm Cha Mẹ

 

tranh-1370223642_500x0.jpg

Năm nay con tôi sẽ vào lớp 1, tôi có cho con đi học trước vì thấy bé chỉ thích chơi chứ không thích học như anh Hai, sợ bé không theo kịp chương trình. Học được mấy ngày, cô giáo nói bé không tập trung, lại nhìn rất gần quyển vở. Về nhà cũng vậy, mỗi lần bắt bé ngồi vào bàn học bé cứ khóc. Lúc này tôi mới cương quyết nói với chồng phải cho con đi khám mắt.

Chào mừng Quốc Tế Thiếu Nhi

Posted in Kỹ Năng Làm Cha Mẹ

 quoctethieunhi

Bộ ảnh được thực hiện nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6, hòng thu hút sự quan tâm của các bậc làm cha làm mẹ, anh chị trong gia đình cũng như những người có trách nhiệm giáo dục, bảo vệ trẻ em trong xã hội. Qua đó, tác giả Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu và êkíp của mình phản ánh thực tế về thái độ, hành vi không chuẩn mực của người lớn đối với con trẻ ngày nay.

Nên cho trẻ tham gia vận động ngoài trời

Posted in Kỹ Năng Làm Cha Mẹ

Một nghiên cứu của Austraulia về trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 12 phát hiện rằng, có đến 37% trẻ em chỉ dành ít hơn 30 phút hoạt động thể chất ngoài trời trong ngày và hơn 43% trẻ lại dành hơn 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày để xem ti vi hoặc chơi các trò chơi điện tử trên máy tính.

IMG-3959-JPG-1369843155_500x0.jpg

Việc vận động ngoài trời mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho trẻ. Ảnh: Lê Phương.

Những điều cần biết khi tiêm phòng cho trẻ

Posted in Kỹ Năng Làm Cha Mẹ

tiem-phong-benh-cho-tre

Trẻ cần được thăm khám đầy đủ với mục tiêu sàng lọc bệnh trước khi quyết định tiêm phòng. Không nên thoa lòng trắng trứng gà hay dán miếng hạ sốt trực tiếp lên vết chích.

Thạc sĩ, bác sĩ Tống Thanh Sơn, Khoa Trẻ em lành mạnh, Bệnh viện Nhi Đồng 2 lưu ý một số điều khi đi tiêm ngừa cho trẻ như sau:

Không nên tiêm ngừa cho trẻ khi:

- Trẻ đang có bệnh lý cấp tính, liên quan đến bệnh nhiễm hoặc bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, viêm hô hấp dưới, tiêu chảy cấp có mất nước.

- Trẻ dùng thuốc có tính ức chế miễn dịch, trẻ đang truyền Gamma globulin để điều trị bệnh Kawasaki, trẻ mắc bệnh hội chứng thận hư, suyễn, viêm phổi, hoặc các bệnh tự miễn.

- Bệnh lý liên quan đến đường tim, giảm tiểu cầu, sốt xuất huyết gây chảy máu khó cầm.

- Trẻ đang truyền Gamma globulin để điều trị bệnh Kawasaki.

- Những trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ C. Với những trẻ hơi sốt thì cũng nên tạm hoãn vì trong những trường hợp này, thông thường nếu như có phản ứng sau tiêm thì các bà mẹ hay ghép vào việc tiêm phòng.

- Tùy từng loại văcxin mà có những chỉ định riêng, như văcxin ho gà thì các trẻ co giật đang tiến triển, bệnh đường tiêu hóa như teo ruột bẩm sinh, hội chứng ruột ngắn…

IMG-3114-JPG-1356253800_500x0.jpg
Quyết định có chủng ngừa cho trẻ hay không là băn khoăn của không ít bố mẹ hiện nay, sau nhiều vụ tai biến do văcxin khiến nhiều bé tử vong. Ảnh: Lê Phương

- Những trẻ có tình trạng dị ứng, phản ứng sau tiêm của những đợt tiêm trước.

Do đó, trẻ cần được thăm khám tầm soát đầy đủ với mục tiêu sàng lọc những bênh lý cấp tính trẻ có thể đang mắc phải, những bệnh lý bẩm sinh, dị tật, di truyền đã có, tiền căn sản khoa của trẻ, tình trạng tiền căn sức khỏe của mẹ…

Trong một số trường hợp việc tiêm chủng có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm  nên bố mẹ cần trao đổi với bác sĩ về tình hình sức khỏe của trẻ trước khi tiêm phòng. Trong từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ xem xét cụ thể tình trạng của bé để cân nhắc, quyết định có nên tiêm ngừa hay không hoặc sẽ chuyển đổi chọn lựa loại vắc xin phù hợp. 

Về những sự cố tai biến do tiêm phòng trẻ em gần đây, thạc sĩ Sơn cho biết, khi có sự cố xảy ra, điều đầu tiên người ta nghi ngờ là chất lượng văcxin, trước khi tính đến chu trình chích và việc bảo quản. Trước đây tại quận 5 TPHCM từng có một trường hợp trẻ em chết do tiêm phòng, ban đầu người ta cũng bàn tán đến chất lượng văcxin nhưng sau khi sau điều tra tìm hiểu thì nguyên nhân là do quá trình bảo quản thuốc không đạt chuẩn, khiến cho văcxin nhiễm vi khuẩn ngoại lai.

Do đó, bác sĩ, y tá ở các trạm tiêm phòng cần chú ý tầm soát cho kỹ các vấn đề bệnh tật của trẻ, tuân thủ chu trình bảo quản văcxin, tuân thủ các bước chuẩn bị, thực hành tiêm chủng, theo dõi và biết cách xử lý phản ứng sau tiêm, thạc sĩ Sơn lưu ý.

Bố mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng trước khi tiêm cần cảnh báo cho nhân viên y tế tình hình sức khỏe của trẻ. Sau khi chích văcxin cần phải ở lại cơ sở y tế để theo dõi tối thiểu 30 phút, nên theo dõi tình trạng dị ứng, sốc phản vệ của trẻ trong vòng 2 ngày, nếu có các triệu chứng đỏ da, dị ứng, có các biểu hiện ói mửa, tím tái, sốt cần quay lại khám ngay.

Một số lưu ý khi xử trí trẻ sốt sau tiêm:

- Sau khi chích không nên thoa lòng trắng trứng gà lên vết chích, bản thân trứng gà có mầm bệnh.

- Không đắp miếng dán hạ sốt trực tiếp lên chỗ tiêm vì việc này không có hiệu quả.

- Nên chườm mát bằng nước ấm (không dùng nước lạnh hay nước đá) và sử dụng thuốc hạ sốt. Nên dùng khăn lau mát toàn thân cho trẻ và đắp khăn ướt ở những vùng có mạch máu lớn nằm sát da như cổ, nách, bẹn. Không nên quá khô mà nên để da trẻ hơi ẩm, phần nước còn dính trên da sẽ bốc hơi làm mát trẻ. 

Việc tiêm ngừa cho trẻ luôn luôn là cần thiết, đem lại lợi ích to lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ của trẻ. Các bà mẹ cũng không vì lo lắng mà không đưa trẻ đi tiêm phòng bởi nếu bệnh đó mà không tiêm thì hậu quả còn nặng nề hơn.

Lê Phương

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.