Vai trò của người cha trong quá trình giáo dục thai nhi

Posted in Kỹ Năng Làm Cha Mẹ

lamchaBên cạnh việc chăm sóc vợ trong thời gian mang thai thì người cha còn hoàn toàn có thể góp sức mình vào giáo dục thai nhi cùng với vợ.

Ngay từ khi biết vợ mang thai các ông bố tương lai đã có thể giúp vợ thu thập các tài liệu giáo dục thai nhi và tìm cách để cùng vợ có cách giáo dục và nuôi dưỡng tốt nhất dành cho bé yêu ngay từ những ngày tháng bé còn trong bụng mẹ.

- Giúp người vợ ổn định tâm lý: Sau khi người vợ mang thai, do có sự thay đổi về các mặt sinh lý nên tâm lý cũng có sự thay đổi rất nhiều, tinh thần của người vợ mang thai thường không ổn định, hay khó chịu, thường xảy ra mệt mỏi, dễ kích động, buồn phiền, dễ giận dỗi… thậm chí đối với người trong nhà cảm thấy buồn chán khi nghe tin. Tinh thần không thường xuyên này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, dẫn đến sảy thai, đẻ non, thậm chí sinh ra con dị hình dạng, như răng hơ, môi sứt... Do đó, người vợ trong giai đoạn mang thai, người chồng nên bao dung độ lượng yêu thương, quan tâm vợ mình, nhất định cần chú ý đến ngôn ngữ lời nói, không được cãi nhau với vợ, sinh ra lòng buồn phiền, làm thế nào để người vợ giữ được tinh thần ổn định, tâm tình vui vẻ, để người vợ cảm thấy gia đình ấm cúng, hạnh phúc.

Người chồng cần học hỏi cách điều tiết tinh thần của người vợ, tâm lý người vợ không tốt, cần kiên nhẫn an ủi động viên, có thể cùng vợ nói chuyện thật nhiều về tình yêu, giúp đỡ cho vợ tham gia hoạt động xã hội, đi du chơi ngắn hạn, đi tản bộ, nghe nhạc… thường cùng vợ nói chuyện với thai nhi, thường xuyên nói chuyện với thai nhi, hỏi han thai nhi, nhắc nhở vợ chú ý các tình huống khi thai nhi tỉnh dậy. Cùng vợ tưởng tượng hình ảnh đứa con khi đã chào đời… Chủ động giải quyết gánh nặng gia đình, không để vợ làm các việc nặng nề trong gia đình, đảm bảo cho vợ được ngủ nghỉ và cuộc sống đầy đủ.

 - Chăm sóc vợ trong thời gian mang thai: Người chồng phải gánh trách nhiệm làm người chọn dinh dưỡng cho người vợ, cung cấp đầy đủ các thức ăn, nước uống cho vợ. Đồ ăn uống cần đa dạng hóa, cần lượng chất có hàm lượng lòng trứng trắng thật nhiều, giàu chất Vitamin, cùng các đồ dùng có hàm lượng chất khoáng sản, nhằm đầy đủ về dinh dưỡng để đảm bảo cuộc sống phát triển cho thai nhi. Không những ở vấn đề ăn uống, đối với thân thể, quần áo, đi dạo chơi của người vợ cũng cần chú ý, trong sinh hoạt cần có quy luật, cần chăm sóc cho người vợ trong từng trường hợp nóng lạnh của thời tiết mà ăn mặc cho hợp lý. Đi dạo bên ngoài nên tránh đi chỗ chen lấn nhiều xe cộ. Ngoài ra, tránh hút thuốc trước mặt vợ đang mang thai, để tránh vợ và thai nhi bị động thai. Đặc biệt, cần chú ý là trong giai đoạn đầu và cuối của quá trình mang thai không nên sinh hoạt giao hợp vợ chồng, để phòng tránh sinh non, sẩy thai hoặc âm đạo bị viêm nhiễm. Khi người vợ mang thai để khắc phục và chế ngự chuyện chăn gối là trách nhiệm của người chồng, cũng nên nhận thức rằng, sinh hoạt vợ chồng không chỉ qua quan hệ tính giao, tính giao chỉ là một loại sinh hoạt vợ chồng, vì thế có thể thay thế bằng ôm ấp, âu yếm, cũng có thể dùng sự tiếp xúc của cơ thể để tạo nên cảm xúc của cơ thể.

- Tham gia giáo dục thai nhi: Sau khi biết là đã mang thai, người chồng cần hợp tác với vợ, vạch ra một kế hoạch cụ thể để giáo dục thai nhi cho tốt, nắm vững các tri thức về giáo dục thai nhi, ghi nhớ thật kỹ về giáo dục thai nhi. Người chồng nên tạo ra không khí hữu ích cho quá trình giáo dục thai nhi tạo ra một môi trường lành mạnh để giáo dục thai nhi. Mang thai giai đoạn đâù người chồng nên chọn mua âm nhạc thích hợp với thai nhi, mua các câu chuyện cổ tích cho trẻ nhỏ, các băng đĩa nhi đồng ca hát… Mỗi ngày nên giúp vợ sắp xếp các đồ dùng cho giáo dục thai nhi, mở âm nhạc, khích lệ vợ nghe nhạc, để vợ lắng nghe âm điệu du dương của nhạc khúc, khuyến khích nỗ lực học tập xem nhiều sách, học nhiều vấn đề liên quan đến bảo vệ sức khỏe người mẹ và thai nhi, các tri thức về giai đoạn mang thai, đọc nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Đặc biệt là cuối giai đoạn mang thai, thì nên cùng vợ xem đồ chơi trẻ nhỏ, xem sách trẻ nhỏ, cung cấp về tinh thần cho đứa trẻ tương lai.

Vấn đề quan trọng là người chồng nên trực tiếp giáo dục thai nhi, nói chuyện cho thai nhi, hát cho thai nhi nghe, huấn luyện cho thai nhi vận động… Theo nghiên cứu thính giác của thai nhi dễ tiếp thụ âm thanh ở tần độ thấp, mà rất dễ nghe âm thanh của người cha. Dùng âm thanh trầm, sâu... có phần đặc trưng nam tính của người cha huấn luyện khả năng thính giác của thai nhi, để thai nhi có các phản ứng tích cực, ở điểm này người mẹ không có cách nào thay thế được.

Người chồng nên định trước thời gian, đặc biệt là trước khi lên giường đi ngủ, nên cùng vợ vuốt ve, kêu gọi, nói chuyện cho thai nhi nghe, người vợ mong người chồng thể hiện hết mực tình cảm của mình không chỉ đối với tâm lý của người mang thai là sự cổ vũ, khích lệ và an ủi rất lớn, mà còn đối với quá trình giáo dục thai nhi lại có tác dụng tích cực, có ích lợi lớn cho sự phát triển thai nhi.

Chúng ta hi vọng mỗi người cha tương lai đều biết rõ trách nhiệm cao cả của mình, để kịp thời, chính xác, tiến hành dùng tình yêu thương bao la của người cha dậy dỗ đứa con tương lai, cùng người vợ đợi một ngày tốt đẹp để đứa bé chào đời.

     Nguồn: vuongtron  

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.