I forgive you but I won't foget.

Viết bởi Phạm Thị Thúy. Posted in Kỹ năng hợp tác

tranvkhe

"Chuyện kể là có một cơ đốc người Pháp được mời đến nói chuyện về văn hóa trong một hội thảo quốc tế được tổ chức tại Nhật.

Để mở đầu bài nói chuyện về văn hóa Nhật Bản của mình, vị này nói: "Tôi đã ở Việt Nam được 20 năm nhưng không thấy nền văn chương nước này có một áng văn nào đáng để đọc và suy ngẫm. Ngược lại, mới chỉ đến Nhật 2 tháng, tôi đã thấy Nhật Bản có cả một rừng văn chương với những tác phẩm bất hủ, thể hiện đậm chất văn hóa của nước này."

Sau đó, viên cơ đốc tiếp tục bài nói chuyện của mình về dân ca, ca dao Nhật. Cuối buổi, đến phần khán giả đặt câu hỏi, rất nhiều người muốn biết và tìm hiểu thêm về dân ca Nhật Bản. Cuối cùng, khi đã giải đáp hết tất cả các thắc mắc của mọi người thì viên cơ đốc lại nhận thấy một cánh tay nữa từ hàng ghế khán giả. Vị khán giả đứng lên khảng khái:
- Tôi không định đặt câu hỏi nào cho ngài cả. Tôi là người Việt Nam. Người ta thường nói con người chúng ta như thế nào thì sẽ giao lưu và xây dựng mối quan hệ với những người như thế đó. Kẻ uống rượu, nói khoát thì bạn bè cũng trộm cướp, tội phạm; người nho nhã, lịch thiệp thì bạn bè tất yếu cũng thanh cao, quý phái. Tôi không biết khi ở Việt Nam, ngài đã giao lưu với những ai, tiếp xúc với những hạng người nào mà không ai nói cho ngài biết về văn hóa nước chúng tôi. Phải chăng là các ngài toàn trao đổi những thứ tầm thường, vô bổ. Hoặc giả dụ như ngài có tiếp xúc với những người có hiểu biết đi chăng nữa thì người Việt Nam chúng tôi rất biết chọn mặt gửi vàng, họ sẽ lựa những người phù hợp để nói những câu chuyện, những nội dung xứng tầm. Liệu tầm của ngài đã đủ để lĩnh ngộ được văn hóa nước chúng tôi chưa, hay nếu đã đủ tầm thì ngài có sẵn sàng mở tai ra để học hỏi, tiếp thu thay vì phê bình vô thưởng vô phạt như vậy không. Hơn nữa, việc ngài phủ định nền văn học của Việt Nam chúng tôi để làm một mở đầu ấn tượng cho bài nói chuyện của ngài, để sau đó ca ngợi một nền văn hóa khác, đó chính là sự thoái mạ to lớn, xúc phạm không chỉ bản thân tôi mà còn đối với cả dân tộc tôi nữa.

Nói rồi, vị khán giả đưa ra hàng loạt ví dụ chứng tỏ rằng văn học Việt Nam không thua kém bất cứ nền văn học nào khác trên thế giới. Cả hội trường lặng im. Mặt viên cơ đốc đanh lại. Ông đứng ra giữa sân khấu, cúi đầu nói lời xin lỗi người khán giả Việt Nam, đất nước Việt Nam và nhìn nhận sự thiếu hiểu biết, ngu muội của mình.

Sau khi buổi hội thảo kết thúc, viên cơ đốc mời vị khán giả người Việt Nam ở lại dùng cơm trưa. Người này từ chối và nói: "Người Việt Nam chúng tôi thường rất thân thiết mới về nhà người khác dùng cơm. Tôi nghĩ chúng ta chỉ vừa mới gặp, mức độ thân thiết chưa đến mức khiến cơ đốc phải mời tôi dùng bữa. Tôi hy vọng chúng ta sẽ có cơ hội tìm hiểu nhau kĩ hơn, đến lúc đó dùng bữa cũng chưa muộn."
Viên cơ đốc nói:
- Vậy là ngài vẫn chưa tha lỗi cho tôi rồi.
Vị khán giả người Việt chậm rãi trả lời:
- Người Anh có một câu nói rất hay và tôi thấy đúng trong trường hợp hôm nay. Câu nói là: "I forgive you but I won't foget." Tôi tha lỗi cho ngài nhưng tôi sẽ luôn tự nhắc và nói với những người Việt Nam mà tôi gặp rằng: Nỗi nhục lớn nhất của người con trên đất khách là không biết chúng ta từ đâu đến, nền văn hóa của chúng ta ra sao và im lặng cam chịu khi nghe một người nước ngoài hạ thấp đi giá trị của mình!"

(Vị khán giả Việt Nam trong câu chuyện trên là GSTS Trần Văn Khê, câu chuyện đã xảy ra cách đây gần 20 năm)."

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.