Nghệ thuật từ chối – kỹ năng giao tiếp hoàn hảo

Viết bởi Phạm Thị Thúy. Posted in Kỹ năng làm việc

no

Trong kỹ năng giao tiếp sự tôn trọng đối với đối phương là điều quan trọng và rất cần thiết. Tuy nhiên sự tôn trọng không phải lúc nào cũng đồng ý với những điều người khác nói. Có những lúc ta cũng phải biết nói “không”, và để từ chối một người, một yêu cầu là cả một nghệ thuật.

Người Việt Nam nói chung thường sống tình cảm, cách giải quyết công việc hay trong giao tiếp cũng thường dựa vào tình cảm. Khi được một ai đó nhờ giúp đỡ thường “cả nể” chấp nhận một cách gượng ép vì sợ làm mất lòng người khác. Đó đôi khi là một thói quen rất xấu, vì kết quả không tốt có thể làm mất lòng thêm hoặc đơn giản chỉ là bạn không thích mà gượng ép làm thì sẽ rất khó chịu.Với sinh viên những chuyện rất đời thường mà sinh viên thường mắc phải khó mà từ chối được như: bạn bè mượn tiền nhau, bạn yêu cầu cho coi bài trong thi cử hay bạn bè rủ đi chơi, đi nhậu trong khi kỳ thi của bạn sắp tới gần. Những việc này tưởng chừng rất đơn giản nhưng để mờ lời nói không thì không đơn giản. Nhất là từ chối những người có mối quan hệ tốt với bạn, bạn sẽ phải băn khoăn xem làm thế nào để không ảnh hưởng đến mối quan hệ hiện tại

Sau đây là một số quy tắc nho nhỏ giúp bạn xác định xem từ chối như thế nào, có nên từ chối hay không.

Hay xem xét mối quan hệ của bạn với người đó. Và sự ảnh hưởng khi bạn nói không. Đây thật sự là kinh nghiệm tôi đã từng trải qua, ôm đồm mọi lời nhờ giúp đỡ của những người xung quanh, và kết quả là tôi strees nặng. Nếu không quá thân thiết bạn có thể từ chối một cách khéo léo.
Hãy từ chối cái gì bạn không biết. Tôi đã từng nhận tất cả nhưng yêu cầu nhờ vả trong kĩnh vực mà tôi nghĩ tôi có thể biết trong một ngày. Và khi giải quyết nó tôi mới biết kiến thức không phải học ngày một ngày hai. Cuối cùng tôi vẫn phải từ chối họ và lúc đó thì họ mất tin tưởng ở tôi rồi. Hạy xem khả năng của bạn đến đâu, nếu chắc làm được hãy nhận lời. Đừng quả tỏ ra thể hiện mình để rồi phải từ chối sau này.
Nếu bạn từ chối thì hãy nói lí do chân thành và kèm theo lời “xin lỗi”. Họ chẳng thể trách bạn nếu bạn có lí do rõ ràng và lịch sự đến như thế.
Khi từ chối thì nên gặp mặt trực tiếp, đừng nhắn tin, hay gửi mail. Họ sẽ tưởng bạn tránh mặt họ hay sợ hãi điều gì.
Nếu không thì hãy từ chối ngay. Đừng trì hoãn bởi nếu bạn cảm thấy không làm được, từ chối một lần nữa sẽ làm họ mất niềm tin vào bạn.
Đừng nói không ngay khi họ cất lời, hãy xem họ nói gì và tỏ thái độ một cách mềm mỏng như “Em e rằng em không thể…” hay hơn “Em không muốn làm điều đó….”.
“Từ chối là một nghệ thuật, đừng tự gò ép mình trước những việc mà mình không thích hoặc không biết. Nói không đúng lúc cũng là tôn trọng người khác”

(S.t)

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.