Ứng xử sai lầm khi Teen tò mò về giới
Hôm trước, con gái 4 tuổi nhà chị Nga đi học về là khóc òa, gặng hỏi mãi chị mới biết cô bé bị dọa lớn lên sẽ thành sư tử, người mọc đầy lông lá.
Sinh ra ở một vùng quê nhưng Vân - con gái anh Quản, chị Ngọc dường như phổng phao gấp đôi với các bạn đồng trang lứa với làn da lúc nào cũng hồng hào, căng mịn nhưng lại "tồ", chậm hiểu.
Chị Ngọc xem việc con lớn trước tuổi là một bất hạnh không chỉ cho nó, còn cả gia đình. "Một đứa trẻ mới học lớp 5 thì biết gì đến việc mặc áo ngực và sử dụng băng vệ sinh. Thành thử mỗi sáng đi học tôi đều phải bắt con mặc áo con, đến ngày cũng phải mua băng vệ sinh, nhắc nhở con sử dụng. Không ít lần đi học về thấy quần của con thấm đỏ mà nó cũng không biết. Nhưng lo nhất là bây giờ chuyện 'cướp, giết, hiếp' đầy, tôi thì không biết nói gì với con để phòng tránh", chị Ngân nói.
Vậy là, ông bố bà mẹ gần 40 tuổi này đành phải để các anh đưa cô bé đi học, chơi với cô bé. Ngoài giờ học cũng cấm Vân đi ra ngoài để tránh bị kẻ xấu dụ dỗ, dòm ngó.
Tại buổi tọa đàm "Cùng con tạo dựng phong cách sống xanh", tổ chức mới đây tại Hà Nội , chị Nguyễn Kim Thúy - chuyên gia tư vấn giáo dục giới tính cho trẻ kể một câu chuyện: "Bé Cương mới học lớp 5 mà phổng phao như học sinh lớp 7 khiến mẹ cậu luôn nhận được những lời nhắc nhở của hàng xóm là 'quản con cho chặt, kẻo nó học thói xấu thì không biết đâu mà lường' nên càng để ý đến con hơn.
Theo chuyên gia Kim Thúy, cha mẹ có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục giới tính cho con và việc này nên làm càng sớm càng tốt. Thời điểm tốt nhất nên dạy trẻ là ở độ tuổi mẫu giáo, tiểu học. "Đừng như trong chương trình giáo dục bây giờ đến tận lớp 8 mới dạy là quá muộn, nhất là khi xã hội ngày càng phát triển, nguồn thông tin trẻ tiếp nhận càng nhiều và cơ thể thể trẻ cũng phát triển sớm hơn so với trước", bà Thúy cho biết.
Giáo dục giới tính là việc cung cấp đầy đủ hành trang, kiến thức về sự thay đổi, phát triển của cơ thể, mang thai, tránh thai, các bệnh lây lan qua đường tình dục và cách phòng tránh như thế nào, cách bảo vệ mình... Để trả lời thấu đáo, nói đúng, nói thẳng, nói thật với con, các bậc phụ huynh cần trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục. Đồng thời cũng phải học kỹ năng trao đổi, lắng nghe một cách cởi mở, chân tình. Việc tối kỵ trong giáo dục giới tính là không được dùng khẩu lệnh, đánh, mắng, cấm đoán vì nó sẽ gây tác dụng ngược.
Các bậc phụ huynh chia sẻ kinh nghiệm giáo dục giới tính cho con tại buổi tọa đàm "Cùng con tạo dựng phong cách sống xanh", tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Chuyên gia Kim Thúy nói: "Trẻ em như một tờ giấy trắng, những câu hỏi của trẻ hoàn toàn là tò mò chứ không có gì là xấu. Ở độ tuổi trẻ đi mẫu giáo, bạn hãy sẵn sàng câu trả lời cho những câu hỏi đại loại như 'con sinh ra từ đâu', 'tại sao đái ngồi, đái đứng, sao con gái có bím, con trai có...'. Trong giai đoạn này, cha mẹ cung cấp những kiến thức giới tính để trẻ thấy được sự khác biệt căn bản giữa bé gái và bé trai, hiểu được vai trò giới rằng con trai cần mạnh mẽ, con gái dịu dàng".
"Khi trẻ lớn lên chút nữa, dạy trẻ về sự thụ thai, mang thai, trẻ sinh ra thế nào một cách đơn giản. Đến lứa tuổi tiểu học, hãy nói với trẻ về sự kết hợp trứng với tinh trùng. Và khi bước vào độ tuổi vị thành niên, hãy dạy trẻ về quan hệ tình dục, mang thai và kiến thức phòng tránh...", chuyên gia tư vấn.
Về những trường hợp nêu trên, chuyên gia giáo dục giới tính cho trẻ em nói: "Bà mẹ đầu đã không biết cách vỗ về trẻ. Trong trường hợp này có thể giải thích đơn giản rằng đó là một sự phát triển tất nhiên của con người, khi còn bé không có, người lớn sẽ có. Và các loại lông nách, lông mu, râu là biểu hiện của người đã trưởng thành. Bà mẹ thứ hai thì nên học cách nói chuyện với con về giới tính thay vì bao bọc con như thế. Còn bà mẹ thứ ba cũng sai lầm khi chính sự vô ý, đề phòng quá mức của chị làm tổn thương cậu bé. Xin nhắc lại một lần nữa, trẻ em như một tờ giấy trắng, là cha mẹ hãy chủ động vẽ đường cho con để trẻ đi đúng hướng".
Phan Dương