• Giới Thiệu Tiến sĩ Phạm Thị Thúy

       Thông tin ngắn về Tiến sĩ Phạm Thị Thúy Mô tả ngắn trang web http://phamthithuy.vn Là nơi Thúy chia sẻ những gì tâm đắc của mình và của mọi người! Tiểu sử  - Chào đời vào 31 Tháng 5 Read More
  • Những đứa con tinh thần: "sinh" chung và "sinh" riêng

    Sách đã chủ trì hoặc tham gia biên soạn: “Tác động giới trên con đường chức nghiệp của công chức ở Việt Nam”, NXB Văn hóa thông tin, 2005, tham gia nghiên cứu và biên soạn. “Cẩm nang phương pháp Read More
  • Dấu ấn sự nghiệp

      - 1995 đến 1999: Cử nhân Xã hội học tại Phân viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội. - 2001 đến 2004 : Thạc sĩ Xã hội học, ĐH KHXH và NV, Hà Nội. Read More
  • Sự cần thiết của công tác tham vấn tâm lý trong học đường

    Tóm tắt Bài viết sử dụng 3 ca học sinh PTTH tự vẫn do một đồng nghiệp, nhà báo chia sẻ và những tình huống thực tế của bản thân đã gặp khi làm công tác tham vấn tâm lý Read More
  • Các bài viết, trả lời phỏng vấn báo chí và video live chia sẻ cùng cộng đồng

    Lưu tư liệu và chia sẻ cho ai cần ạ:07/2019:Web:1. Đừng Biến Gia Đình Thành Nơi Ở Trọ - PV Của Báo chinhphu.vnhttp://phamthithuy.vn/…/113-ts-pham-thi-thuy-voi-bao-chinh-…2. Dạy con biết 'cãi'http://phamthithuy.vn/…/ky-nang-lam-ch…/595-d-y-con-bi-t-cai3. MÔN HỌC HẠNH PHÚChttp://phamthithuy.vn/in…/tai-lieu-hay/596-mon-h-c-h-nh-phuc4. 'Cô gái tử vong bên vỉa hè Sài Gòn': Thói Read More
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Chấn thương tâm lý do bạo lực gia đình: Chữa lành để không thương tổn thế hệ sau Featured

Khi cha mẹ dùng bạo lực (về thể chất, tâm lý, kinh tế hay tình dục) để ứng xử với con cái, bạo lực không kết thúc chỉ ở người con và giữa 4 bức tường. “Chấn thương tâm lý thời thơ ấu” được nạn nhân mang theo đến khi trưởng thành và vô tình tạo những thói quen xấu gia đình bạo lực lên thế hệ tiếp theo.

Vòng lặp bạo lực

Từ Kiên Giang, chị N. một mình lặn lội lên TPHCM, tìm chuyên gia tư vấn tâm lý vì chị và bé con 3 tuổi liên tục bị chồng đánh. Chồng chị rất giỏi giang ngoài xã hội, kiếm nhiều tiền nhưng dễ nóng giận, hở ra là đánh vợ, đánh con, thậm chí đánh cả khách hàng, sếp, đồng nghiệp.

Nhận thấy có nhiều chi tiết phức tạp hơn còn ẩn dưới vấn đề, chuyên gia tư vấn yêu cầu gặp người chồng. Qua trao đổi, chuyên gia phát hiện bản thân anh B., chồng chị N. có rất nhiều tổn thương tâm lý thời thơ ấu: Khi anh B. 3 tuổi thì mẹ mất, hai tháng sau, bố lấy vợ sau. Ở cái tuổi lên 3, nỗi đau mẹ mất, không chấp nhận một người phụ nữ khác thay thế vị trí của mẹ, anh B. trở thành một đứa trẻ hỗn hào. Bố anh đánh anh rất nhiều, càng đánh anh lại càng lì và hung hăng. Sau này lớn lên, lấy vợ, cái lì và hung hăng trong anh dường như mất kiểm soát.

CN4 mai am.jpgMột bạn trẻ đi khám tâm lý

30 tuổi, chưa một mối tình, không dám kết hôn và sinh con là tình trạng của chị L. (ngụ TPHCM) khi sống trong gia đình có người mẹ bạo hành tài chính. Cha mẹ chị L. ly hôn khi chị 10 tuổi, mẹ lấy người chồng sau nhưng rồi cũng nhanh chóng tan vỡ lần 2 vì cái tính “gì cũng quản” của mẹ chị L. Cả tuổi thơ 2 chị em L. luôn phải giấu “quỹ đen” dù chỉ để mua bánh kẹo trong căn tin, xin tiền đóng học phí học cũng luôn trong trạng thái sợ hãi dù lúc này mẹ có thu nhập khá giả.

Chị L. nói: “Đến giờ 30 tuổi, nếu không nộp hết lương mẹ sẽ ra đường la ầm lên là chị đối xử tệ bạc. Nộp hết cho mẹ rồi thì đến cây kẹp tóc, bàn chải đều phải ngửa tay xin và đều bị nhiếc mắng”. Lý giải được lý do mẹ thích thao túng tài chính, thích được người khác lệ thuộc vì ông bà ngoại có hơn 10 người con, mẹ phải lớn lên và mưu sinh trong thời chiến rất cơ cực nên bị ám ảnh. Nhưng chị L. vẫn không giải thích nổi cách người mẹ ép con cái phải lệ thuộc kinh tế đến mức lương của chị nếu không “giấu để sống” thì nhà không có nổi 100.000 đồng đi chợ một ngày.

Theo TS Xã hội học, ThS Tâm lý Phạm Thị Thúy (giảng viên Học viện Hành chính quốc gia), trẻ em bị bạo hành bởi người thân trong gia đình sẽ định hình suy nghĩ và nhân cách theo hướng tiêu cực, như: nạn nhân sẽ trở thành kẻ bạo hành, lặp lại hành vi bạo lực này với người khác; nạn nhân trừng phạt bản thân (tự tử, tự hại) để thoát khỏi cuộc sống; người con sẽ thất vọng về người lớn, khó tiếp nhận sự dạy dỗ từ người lớn và sinh ra rối loạn nhân cách - hành vi, không biết đâu là đúng - sai khi trưởng thành; nạn nhân sẽ sống độc thân, không dám yêu, không dám lập gia đình vì sợ lặp lại cuộc đời cũ.

Việc bị bạo hành trong tuổi thơ ảnh hưởng đến cả suy nghĩ, tính cách khi trưởng thành nên thậm chí khi tách khỏi tác nhân bạo hành về mặt vật lý (dọn ra sống riêng, cha mẹ đã mất...), những ảnh hưởng tính cách, suy nghĩ vẫn ảnh hưởng đến cuộc đời nạn nhân. Nhiều người ý thức rất rõ mình sẽ thiết lập quan hệ hôn nhân với một đối tượng an toàn, nhưng tiềm thức đã học cách ứng xử cam chịu, phục tùng, ưu tiên nhu cầu của người khác hơn yêu thương bản thân… vốn để thích ứng với cuộc sống tuổi thơ, vô thức sẽ khiến họ dễ bị thu hút vào mối quan hệ với người có tính cách không lành mạnh như bạo lực, áp đặt, gia trưởng…

Đó là lý do “bánh xe bạo lực” cứ xoay từ đời này sang đời khác, nạn nhân của bạo hành bởi cha mẹ lặp lại và tiếp diễn hành vi bạo hành lên gia đình mình khi trưởng thành.

Tìm giải pháp chữa lành

Xã hội gán cho người sử dụng bạo lực như một phiền toái không thể thay đổi và cô lập, bỏ rơi thay vì hỗ trợ. Thế nhưng, chữa lành cho các “thủ phạm” vốn cũng là nạn nhân bị tổn thương là cách duy nhất phá bỏ vòng luẩn quẩn của “vòng tròn bạo lực” này.

Rất muốn giữ lại cuộc hôn nhân, anh B. cam kết thay đổi. Qua giải thích của chuyên gia tâm lý, chị N. cảm thông bởi nguồn gốc bạo lực ở chồng rất phức tạp: anh vừa là người có hành vi xấu, vừa là nạn nhân. Hai vợ chồng kiên trì tham gia các phiên tham vấn, tháo gỡ vướng mắc của anh B. về mẹ sau và hành vi bạo lực của bố với anh khi còn nhỏ. Trước đây, khi chồng đánh vợ, đánh con, chị N. “chiến tới cùng”, rồi cảm thấy đau đớn, nhục nhã, thù hận. Giờ, những khi chồng chưa kiểm soát được cảm xúc, chị lựa lời xoa dịu, thông cảm và bao dung. Cả hai cùng kiên trì, nỗ lực, hiểu cảm xúc của nhau nhiều hơn. Anh chồng bớt “lên cơn”, dần trút bỏ mặc cảm, tự trách mình là “thằng tệ bạc”. Cũng từ sự kiên nhẫn, chia sẻ của vợ, anh B. dần hiểu ra, tha thứ cho bố và cả người mẹ sau, bởi suy cho cùng, bà không có lỗi gì.

Theo TS Phạm Thị Thúy, với trường hợp tệ nhất, khi cảm thấy không còn cách nào để thay đổi hoàn cảnh, đặc biệt khi yếu tố quyết định là người gây bạo lực không muốn thay đổi, cách tốt nhất là nên rời đi.

Trường hợp chị C. (50 tuổi, ngụ TPHCM) muốn giữ lại gia đình cho các con, gần 20 năm chờ con khôn lớn, con vào đại học rồi mới dám ly hôn chồng, kết thúc chuỗi ngày sống trong bạo lực. Từ ngày sống một mình, chị thấy nhẹ nhàng, thanh thản vô cùng, thấy sức khỏe mình tốt hơn. Bất ngờ nhất, người con trai tâm sự với chị: “Thấy bố hay đánh mẹ, từ nhỏ con đã muốn mẹ bỏ bố. Mẹ càng cố níu kéo, chịu đựng vì con, con càng thêm khổ sở và ghét bố. Mẹ quyết định ly hôn là vừa giải thoát cho mẹ, vừa cứu tụi con”.

Rate this item
(0 votes)
Phạm Thị Thúy

Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu.

Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình nên các Tổ Chức, Dự Án, Trung Tâm, Truyền Thông… luôn mời Thúy đóng góp ý kiến, tư vấn, đào tạo, thuyết trình những chủ đề thai giáo, kỹ năng làm cha mẹ, phương pháp sư  phạm, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con từ 0-6 tuổi…

Website: phamthithuy.vn
  • Video Hoạt Động
  • Giới Thiệu Sách
  • Phiếu Tham Vấn Online

sach-thai-giao

 Sách đã chủ trì hoặc tham gia biên soạn:

 “Thai giáo – phương pháp khoa học dạy con từ trong bụng mẹ" Nxb Phụ nữ, 2011, chủ biên.

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.