• Giới Thiệu Tiến sĩ Phạm Thị Thúy

       Thông tin ngắn về Tiến sĩ Phạm Thị Thúy Mô tả ngắn trang web http://phamthithuy.vn Là nơi Thúy chia sẻ những gì tâm đắc của mình và của mọi người! Tiểu sử  - Chào đời vào 31 Tháng 5 Read More
  • Những đứa con tinh thần: "sinh" chung và "sinh" riêng

    Sách đã chủ trì hoặc tham gia biên soạn: “Tác động giới trên con đường chức nghiệp của công chức ở Việt Nam”, NXB Văn hóa thông tin, 2005, tham gia nghiên cứu và biên soạn. “Cẩm nang phương pháp Read More
  • Dấu ấn sự nghiệp

      - 1995 đến 1999: Cử nhân Xã hội học tại Phân viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội. - 2001 đến 2004 : Thạc sĩ Xã hội học, ĐH KHXH và NV, Hà Nội. Read More
  • Sự cần thiết của công tác tham vấn tâm lý trong học đường

    Tóm tắt Bài viết sử dụng 3 ca học sinh PTTH tự vẫn do một đồng nghiệp, nhà báo chia sẻ và những tình huống thực tế của bản thân đã gặp khi làm công tác tham vấn tâm lý Read More
  • Các bài viết, trả lời phỏng vấn báo chí và video live chia sẻ cùng cộng đồng

    Lưu tư liệu và chia sẻ cho ai cần ạ:07/2019:Web:1. Đừng Biến Gia Đình Thành Nơi Ở Trọ - PV Của Báo chinhphu.vnhttp://phamthithuy.vn/…/113-ts-pham-thi-thuy-voi-bao-chinh-…2. Dạy con biết 'cãi'http://phamthithuy.vn/…/ky-nang-lam-ch…/595-d-y-con-bi-t-cai3. MÔN HỌC HẠNH PHÚChttp://phamthithuy.vn/in…/tai-lieu-hay/596-mon-h-c-h-nh-phuc4. 'Cô gái tử vong bên vỉa hè Sài Gòn': Thói Read More
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Những phụ nữ bỏ quên bản thân Featured

Thấy Minh Hà lấy chồng gần 10 năm mà không dám đi đâu chơi, một người bạn mời vào TP HCM, bao mọi chi phí, chị nghĩ mấy ngày mà vẫn chưa dám quyết.

Điều khiến chị băn khoăn nhất khi ra quyết định là "không nỡ đi chơi để hai đứa con 8 tuổi và 6 tuổi ở nhà cho bố và bà nội". "Mang cả con đi thì không thoải mái mà cũng phát sinh chi phí", Minh Hà nói.

Tháng trước, công ty đóng cửa vì thua lỗ, chị chuyển sang làm tại nhà cho một doanh nghiệp khác với thu nhập tốt hơn nhưng lúc nào cũng phải kè kè máy tính. Ngoài công việc, chị lo con cái, cơm nước và đủ thứ việc khác nên bận đến nỗi "cái tóc còn cắt ngắn đi để đỡ phải chải nhiều, tốn thời gian".

Nghe chị tâm sự đêm nào cũng nằm ngủ cũng mơ thấy sếp mắng, lo không đạt KPI, người bạn thân ở TP HCM động viên chị nên thư giãn. "Tạm xa công việc, xa con cái vài bữa để được sống cho bản thân mình", người bạn khuyên, khiến chị Minh Hà phải suy tính.

https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-3307-3580-1685361928.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9B0OP6ZJ9SAQoGem3_bq6w 1.5x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-3307-3580-1685361928.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=SnWwi66ut6w4uM0BEHZ3CQ 2x" srcset="https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-3307-3580-1685361928.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=aN6EqcgG5gIbwiO_lB_jlQ 1x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-3307-3580-1685361928.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9B0OP6ZJ9SAQoGem3_bq6w 1.5x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-3307-3580-1685361928.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=SnWwi66ut6w4uM0BEHZ3CQ 2x" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility;">Chị Minh Hà ôm máy tính làm việc bất kể thời điểm nào trong ngày để có dữ liệu khách hàng. Ảnh nhân vật cung cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chị Minh Hà ôm máy tính làm việc bất kể thời điểm nào trong ngày để có dữ liệu khách hàng. Ảnh nhân vật cung cấp

 

Một khảo sát của World Bank Vietnam năm 2022 (mới công bố kết quả cuối tháng 5/2023) cho thấy gần 1/3 phụ nữ Việt Nam, giống như Minh Hà, không có thời gian dành cho bản thân, thời gian giải trí trong ngày.

Nhưng theo tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính Quốc gia) nếu khảo sát ở quy mô lớn hơn, tỷ lệ phụ nữ không được giải trí còn nhiều hơn con số 1/3 mà World Bank Vietnam đưa ra, đặc biệt ở các vùng nông thôn.

"Nguyên nhân là phụ nữ không hiểu được tầm quan trọng của việc dành thời gian cho bản thân với hạnh phúc của gia đình. Do vậy, họ không ưu tiên cho nhu cầu này", bà nói.

Quan niệm phụ nữ phải hy sinh cũng đẩy những người vợ vào tình cảnh này. Họ vắt kiệt sức khỏe để phục vụ gia đình mà không biết rằng lâu dài sẽ gây tác dụng ngược. Ngoài ra, theo bà Thúy, định kiến nặng nề do xã hội áp đặt phụ nữ phải chăm lo cho gia đình rồi mới nghĩ đến bản thân, phụ nữ vui chơi là lười nhác, khiến các bà vợ không nghĩ đến giải trí.

Chị Minh Hà, sống ở một huyện nông thôn thừa nhận, chưa từng nghĩ phải ưu tiên mình bất cứ điều gì kể từ lúc hai con nhỏ lần lượt ra đời. Cuộc sống cơm áo gạo tiền cũng vùi lấp đi cơ hội gặp gỡ bạn bè hay đi chơi đây đó. Đến xem một bộ phim hay cắm một bình hoa tươi cũng là điều chị không bao giờ nghĩ đến.

Chồng chị bán hàng giải khát, mùa hè đông khách nên tất bật cả ngày. Hai vợ chồng đang dồn sức trả khoản nợ lớn do vay vốn làm ăn giữa lúc dịch bệnh. Vì vậy, chị nghĩ mình có thời gian hơn, chấp nhận hi sinh sức lực để dọn dẹp việc nhà, chăm con là lẽ đương nhiên.

Quan niệm của Minh Hà giống 61% phụ nữ tham gia nghiên cứu của đại học Văn Lang từ 10/2021 đến 3/2022, khi cho rằng việc nội trợ, chăm sóc người già, trẻ nhỏ là trách nhiệm chính của người vợ.

Quá cầu toàn cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ bận rộn đến mức không có thời gian để giải trí. "Một nam khách hàng của tôi từng than thở buổi tối anh cứ đợi vợ vào để tâm sự, nhưng chị lại chăm chăm cọ cái bồn cầu. Trong khi, anh nói cần ôm vợ chứ không cần một cái bồn cầu quá sạch sẽ", bà Thúy kể.

Chuyên gia tâm lý Chử Thị Thanh Hương (TP HCM) cho rằng phụ nữ hiện đại đang phải đối mặt với áp lực kép rất lớn từ công việc và trách nhiệm gia đình, khiến thời gian giải trí dành cho bản thân bị hạn chế.

Kết quả khảo sát của World Bank Vietnam cho biết, hầu hết nữ giới phải dành thời gian hàng ngày cho việc nhà, trong khi tỷ lệ ở nam giới chỉ 55%. Mỗi ngày, nữ giới phải dành nhiều thời gian hơn (3 giờ) so với nam giới (1 giờ 42 phút) để làm việc nhà. 45% nữ giới tham gia công việc chăm sóc gia đình, trong khi chỉ có 24% nam giới tham gia.

https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-9754-7136-1685361928.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-7rIvkjVYo3XpC4bbWbXrA 1.5x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-9754-7136-1685361928.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=9efTOFiJBUGzTvYrPsDh0A 2x" srcset="https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-9754-7136-1685361928.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=cMljBaZAv69MdfrY_JCZhA 1x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-9754-7136-1685361928.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-7rIvkjVYo3XpC4bbWbXrA 1.5x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-9754-7136-1685361928.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=9efTOFiJBUGzTvYrPsDh0A 2x" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility;">Ảnh minh họa: shutterstock

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh minh họa: shutterstock

 

Vợ "làm không hết việc nhà" còn chồng nhàn rỗi là tình cảnh khiến chị Hồng Hạnh (28 tuổi, ở Hà Nội) muốn ly thân. Chưa có con nhưng chị cũng không còn thời gian gặp gỡ bạn bè hay xem một bộ phim ưa thích sau một năm lấy chồng.

Công việc kế toán buộc chị phải tập trung cao độ 8 tiếng mỗi ngày, thậm chí làm thêm giờ nếu sếp huy động. Thế nhưng từ chợ búa, cơm nước đến dọn dẹp nhà cửa, chồng chị không bao giờ chia sẻ. "Việc nhà là việc của phụ nữ. Mẹ anh chưa bao giờ để anh phải đụng tay vào những việc bếp núc thế này", anh nói mỗi lần vợ đề nghị cùng làm.

Thu nhập hai vợ chồng không cao để có thể thường xuyên ăn ngoài, chị Hồng Hạnh đành cố. Tuần trước, chị bị Covid, mệt lại không thể ra ngoài, tưởng chồng thấy ốm đau sẽ lo phụ giúp, nhưng anh ngại đi chợ. Chị phải cầu cứu đứa cháu họ hoặc đặt đồ siêu thị giao tận nhà. Tất cả thực phẩm mua về, chồng chị chỉ biết luộc lên cho vợ ăn.

Bị vợ trách vụng về, không để tâm chuyện nhà cửa, anh chồng tuyên bố "món gì cũng làm được nhưng không thích làm". Chưa khỏe nhưng chị đã phải đeo bao tay vào cơm nước, phục vụ chồng. "Tôi chẳng còn chút thời gian nào cho mình nữa. Biết lấy chồng khổ thế này, thà ở vậy cho sướng", chị nói.

Bà Phạm Thị Thúy khuyên, phụ nữ phải biết yêu thương bản thân trước khi muốn yêu thương chồng con. Theo chuyên gia, giải trí không nhất thiết phải đặt nặng vấn đề kinh tế. "Đừng đổ lỗi vì nghèo nên không có thời gian giải trí. Càng nghèo càng cần giải trí để đỡ căng thẳng, tiết kiệm tiền khám chữa bệnh, tăng hiệu quả công việc và thu nhập", bà cho hay.

Chuyên gia Chử Thị Thanh Hương kiến nghị xã hội cần tạo môi trường công bằng, bình đẳng với phụ nữ trong mọi việc lẫn các chính sách. "Cần cung cấp thêm các hỗ trợ gia đình để giảm gánh nặng cho phụ nữ như cơ sở trông trẻ, chăm sóc người già, giúp việc gia đình, hỗ trợ sức khỏe tâm lý cho các thành viên gia đình", bà Hương nói.

Sau những ngày phân vân, chị Minh Hà nói mong muốn của mình với các thành viên trong gia đình. Hai đứa con đồng ý cho mẹ đi, chỉ cần được mua quà. Chồng, mẹ và em chồng ủng hộ, hứa sẽ chăm sóc con và lo việc nhà để chị dành thời gian cho bản thân. Sếp cũng đồng ý cho Hà nghỉ phép theo quy định.

"Hóa ra mọi chuyện rất nhẹ nhàng, chỉ là mình có muốn ưu tiên bản thân hay không thôi", chị nói.

Phạm Nga

Nguồn: https://vnexpress.net/nhung-phu-nu-bo-quen-ban-than-4609968.html?fbclid=IwAR3czFFt653YtDrCk8Dz5Bw62hNT7OKhLyRvKOH3Yns4o62Vb7J0p9-FM4o

Rate this item
(0 votes)
Phạm Thị Thúy

Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu.

Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình nên các Tổ Chức, Dự Án, Trung Tâm, Truyền Thông… luôn mời Thúy đóng góp ý kiến, tư vấn, đào tạo, thuyết trình những chủ đề thai giáo, kỹ năng làm cha mẹ, phương pháp sư  phạm, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con từ 0-6 tuổi…

Website: phamthithuy.vn
  • Video Hoạt Động
  • Giới Thiệu Sách
  • Phiếu Tham Vấn Online

sach-thai-giao

 Sách đã chủ trì hoặc tham gia biên soạn:

 “Thai giáo – phương pháp khoa học dạy con từ trong bụng mẹ" Nxb Phụ nữ, 2011, chủ biên.

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.