• Giới Thiệu Tiến sĩ Phạm Thị Thúy

       Thông tin ngắn về Tiến sĩ Phạm Thị Thúy Mô tả ngắn trang web http://phamthithuy.vn Là nơi Thúy chia sẻ những gì tâm đắc của mình và của mọi người! Tiểu sử  - Chào đời vào 31 Tháng 5 Read More
  • Những đứa con tinh thần: "sinh" chung và "sinh" riêng

    Sách đã chủ trì hoặc tham gia biên soạn: “Tác động giới trên con đường chức nghiệp của công chức ở Việt Nam”, NXB Văn hóa thông tin, 2005, tham gia nghiên cứu và biên soạn. “Cẩm nang phương pháp Read More
  • Dấu ấn sự nghiệp

      - 1995 đến 1999: Cử nhân Xã hội học tại Phân viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội. - 2001 đến 2004 : Thạc sĩ Xã hội học, ĐH KHXH và NV, Hà Nội. Read More
  • Sự cần thiết của công tác tham vấn tâm lý trong học đường

    Tóm tắt Bài viết sử dụng 3 ca học sinh PTTH tự vẫn do một đồng nghiệp, nhà báo chia sẻ và những tình huống thực tế của bản thân đã gặp khi làm công tác tham vấn tâm lý Read More
  • Các bài viết, trả lời phỏng vấn báo chí và video live chia sẻ cùng cộng đồng

    Lưu tư liệu và chia sẻ cho ai cần ạ:07/2019:Web:1. Đừng Biến Gia Đình Thành Nơi Ở Trọ - PV Của Báo chinhphu.vnhttp://phamthithuy.vn/…/113-ts-pham-thi-thuy-voi-bao-chinh-…2. Dạy con biết 'cãi'http://phamthithuy.vn/…/ky-nang-lam-ch…/595-d-y-con-bi-t-cai3. MÔN HỌC HẠNH PHÚChttp://phamthithuy.vn/in…/tai-lieu-hay/596-mon-h-c-h-nh-phuc4. 'Cô gái tử vong bên vỉa hè Sài Gòn': Thói Read More
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Giữ lửa hạnh phúc gia đình Featured

Với 21 năm làm công việc tham vấn tâm lý, trò chuyện với bao gia đình, bao hoàn cảnh, tôi nhận ra hạnh phúc gia đình không hề khó kiếm với người này mà sao quá khó với người kia. 
 

Tại sao vậy? Tôi lại nghĩ về “những bí quyết giữ hạnh phúc gia đình” với một góc nhìn… ngược. Đó là nhìn từ trong các gia đình không hạnh phúc để nhìn ra vài nguyên nhân đổ vỡ, để mà ai muốn hạnh phúc thì nên tránh.

1. Nguyên nhân thứ nhất, vợ chồng thích dạy khôn nhau. Với những gia đình tôi gặp trong phòng tham vấn, rất tiếc rằng người dạy khôn chủ yếu là người vợ. Người vợ trong các ca có chồng ngoại tình đều có biểu hiện xem nhẹ chồng, coi thường từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Các chị luôn cho mình đúng, giỏi và chồng thì vô tài, làm gì cũng không xong, rằng “tôi là nữ mà cứ phải xông pha”. Có thực vậy không? Những ca tôi may mắn được gặp cả vợ và chồng, tôi nhận ra nghe vậy mà không phải vậy.

Chồng các chị có lỗi là ngoại tình, nhưng điều gì đẩy các anh đến với người thứ ba? Phỏng vấn kỹ vợ và chồng, chúng tôi nhận ra trong gia đình đó luôn tồn tại cảm xúc tiêu cực từ phía người chồng khi bị coi thường, xem nhẹ. Và khi người vợ biết “con giáp thứ 13”, họ ngỡ ngàng khi thấy hóa ra người khiến chồng thay lòng đổi dạ không có gì bằng mình hết, từ nhan sắc cho đến công ăn việc làm…

Một chị tâm sự: “Tôi kéo cả đoàn đến định đánh ghen nhưng khi nhìn thấy bồ của chồng, tôi thấy cô ta chẳng đáng cho tôi đánh ghen. Nhưng về đến nhà, tôi đau. Tại sao người đàn bà tầm thường đó lại được chồng tôi yêu thương hơn tôi?”. 

Và tương tự, điều ngược lại cũng đúng với các gia đình chồng coi thường vợ thì người vợ cũng dễ say nắng với người đàn ông khác trân trọng họ. Tôi không có ý định bênh các ông chồng, bà vợ ngoại tình. Tôi chỉ đang nói đến những trường hợp người chồng không còn yêu thương vợ mà thực sự thay lòng với người phụ nữ mang lại cho họ hạnh phúc. Bởi ở bên người đó, người chồng cảm nhận được sự tôn trọng, được lắng nghe, được thể hiện vai trò... Người vợ nhạt phai với người chồng luôn xem thường cô ấy để đến với người đàn ông biết quan tâm, yêu thương chăm sóc nâng niu mình. Có câu danh ngôn: “Ai đó yêu bạn không phải vì bạn là ai mà là họ sẽ là ai khi ở bên cạnh bạn”. 

Bí kíp rút ra là mỗi người muốn hạnh phúc và giữ gìn tình yêu lâu bền, cần biết tôn trọng người bạn đời, chấp nhận họ, để họ được là chính mình, không so sánh, chê bai, chỉ trích họ.

Giữ lửa hạnh phúc gia đình ảnh 1Chia sẻ việc chăm sóc con cái là cách để giữ hạnh phúc gia đình. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

2. Nguyên nhân thứ 2, là thiếu sự quan tâm tới nhau. Sự thờ ơ này, có gia đình nguyên nhân từ việc chồng hay vợ không có/không còn tình yêu thực sự với người kia; nhưng có gia đình lại do chồng/vợ mê công việc hay mê tiền/danh vọng hơn và lý do họ thường bao biện là họ quá bận, thiếu thời gian, họ đang đi làm vì gia đình... Thực chất, khi muốn quan tâm, chúng ta có vô vàn cách khác nhau tùy điều kiện hoàn cảnh. Vấn đề chính là có đủ yêu thương hay không?

Các trường hợp gia đình có nguy cơ tan vỡ khi đến phòng tham vấn đều than thở gần giống nhau: Tôi thấy vợ/chồng tôi dạo này nhạt nhẽo với tôi. Tôi không thấy chồng/vợ tôi quan tâm đến tôi khi tôi ốm, tôi mệt, họ bỏ mặc tôi, họ phớt lờ các vấn đề tôi nói, họ đi làm suốt ngày, họ ôm điện thoại nhiều hơn ôm tôi…

Bí kíp rút ra là nếu bạn muốn hạnh phúc, hãy tận tâm chăm sóc quan tâm bằng tình yêu thương tới người bạn đời của bạn. Chồng chăm vợ, chiều vợ, vợ sẽ ngày càng khỏe mạnh, xinh đẹp và chiều chồng hơn. Vợ chăm chồng, quan tâm đến chồng sẽ khiến chồng tự tin hơn, thành công trong công việc hơn. Và cho đi một bạn sẽ nhận lại mười đấy. 

3. Nguyên nhân thứ 3, dở trong giao tiếp vợ chồng. Biểu hiện cụ thể ở các cặp vợ chồng này là chồng/vợ hay nói với nhau kiểu nhát gừng, nói lời chê bai, chỉ trích, phán xét, mỉa mai, kiệm lời hoặc lắm lời, “nhảy vào miệng người khác” để nói, không chịu lắng nghe…

Nguyên nhân này tôi chỉ muốn khoanh vùng nói đến các cặp có tình cảm với nhau, không có người thứ 3, chỉ là do 1 trong 2 người vụng về trong giao tiếp, thiếu kỹ năng, do thói quen từ bé, ảnh hưởng từ kiểu giao tiếp của cha mẹ họ… Hậu quả là họ rất khó trò chuyện, khó đối thoại giải quyết khúc mắc của trăm thứ việc trong gia đình. Mỗi lần nói chuyện là mỗi lần cãi vã, cuối cùng quy cho cái nợ… khắc khẩu, rồi một trong hai người chọn cách né giao tiếp trực tiếp, hiểu lầm mâu thuẫn vì thế càng tăng lên, tình cảm nhạt phai dần do những tổn thương chồng chất sau bao năm sống chung. 

Bí kíp rút ra là muốn vợ chồng hạnh phúc, hãy luôn ôn bài ông bà xưa dạy: Nói ngọt lọt đến xương, chồng giận thì vợ bớt lời, thường xuyên thành thật khen và cảm ơn nhau… Chuyện gì muốn giỏi cũng phải học, chuyện vợ chồng ảnh hưởng hạnh phúc cả đời, ảnh hưởng đến thế hệ con cháu, sao ta không chịu học một khóa kỹ năng giao tiếp vợ chồng đúng không các bạn?

4. Nguyên nhân thứ 4, ái ân lạnh lẽo. Đây là nguyên nhân, phổ biến và cũng ẩn giấu nhất khiến các gia đình đánh mất hạnh phúc. Tôi xin so sánh mối quan hệ giữa chuyện tình dục vợ chồng với chuyện giải quyết mâu thuẫn xung đột vợ chồng: mọi mâu thuẫn xung đột ngày hôm trước qua một đêm ân ái vui vẻ thì chuyện to hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. Nhưng sau một đêm ân ái nhạt nhẽo, tệ hơn nữa là không có đáp ứng từ vợ/chồng thì chuyện nhỏ hóa to, chuyện to hóa kinh khủng.

Tôi hỏi các thân chủ trong các cặp vợ chồng mâu thuẫn rằng chuyện quan hệ vợ chồng diễn ra đều đặn không thì hầu hết tôi nghe được tâm sự: “Lâu lắm rồi vợ chồng em không đụng chạm nhau…”. Có cặp kéo dài đến vài năm. Có nhiều lý do ẩn phía sau tình trạng này. Có cặp do sức khỏe của 1 trong 2 người không tốt; có cặp do cách thức quan hệ không phù hợp của đối tác nên lâu dần chán; có cặp công việc bận, áp lực nên thường xuyên quên… yêu; có cặp do sự thiếu tế nhị nên mất hứng như mùi rượu, sự thô lỗ của chồng hay sự rụt rè thụ động của vợ…

Bí quyết rút ra là vợ chồng nên học cách chiều nhau trong chuyện yêu. Chuyện này không thể xem nhẹ. Trò chuyện, quan sát để hiểu nhu cầu, cảm xúc của nhau để tìm ra cách hòa hợp trong quan hệ tình dục vợ chồng là điều đáng làm nhất để giữ lửa yêu. 

Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ xin điểm danh vài nguyên nhân mất lửa để giúp mọi người nhận ra chút bí kíp giữ lửa hạnh phúc gia đình, ứng dụng sáng tạo phù hợp với bạn đời của chúng ta. Mong rằng mỗi cặp vợ chồng đều đầu tư xứng đáng cho hành trình cùng nhau tạo dựng hạnh phúc lứa đôi, để mỗi gia đình là tổ ấm tràn đầy yêu thương.

TS PHẠM THỊ THÚY

 

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/giu-lua-hanh-phuc-gia-dinh-669836.html

Rate this item
(0 votes)
Phạm Thị Thúy

Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu.

Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình nên các Tổ Chức, Dự Án, Trung Tâm, Truyền Thông… luôn mời Thúy đóng góp ý kiến, tư vấn, đào tạo, thuyết trình những chủ đề thai giáo, kỹ năng làm cha mẹ, phương pháp sư  phạm, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con từ 0-6 tuổi…

Website: phamthithuy.vn
  • Video Hoạt Động
  • Giới Thiệu Sách
  • Phiếu Tham Vấn Online

sach-thai-giao

 Sách đã chủ trì hoặc tham gia biên soạn:

 “Thai giáo – phương pháp khoa học dạy con từ trong bụng mẹ" Nxb Phụ nữ, 2011, chủ biên.

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.