• Giới Thiệu Tiến sĩ Phạm Thị Thúy

       Thông tin ngắn về Tiến sĩ Phạm Thị Thúy Mô tả ngắn trang web http://phamthithuy.vn Là nơi Thúy chia sẻ những gì tâm đắc của mình và của mọi người! Tiểu sử  - Chào đời vào 31 Tháng 5 Read More
  • Những đứa con tinh thần: "sinh" chung và "sinh" riêng

    Sách đã chủ trì hoặc tham gia biên soạn: “Tác động giới trên con đường chức nghiệp của công chức ở Việt Nam”, NXB Văn hóa thông tin, 2005, tham gia nghiên cứu và biên soạn. “Cẩm nang phương pháp Read More
  • Dấu ấn sự nghiệp

      - 1995 đến 1999: Cử nhân Xã hội học tại Phân viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội. - 2001 đến 2004 : Thạc sĩ Xã hội học, ĐH KHXH và NV, Hà Nội. Read More
  • Sự cần thiết của công tác tham vấn tâm lý trong học đường

    Tóm tắt Bài viết sử dụng 3 ca học sinh PTTH tự vẫn do một đồng nghiệp, nhà báo chia sẻ và những tình huống thực tế của bản thân đã gặp khi làm công tác tham vấn tâm lý Read More
  • Các bài viết, trả lời phỏng vấn báo chí và video live chia sẻ cùng cộng đồng

    Lưu tư liệu và chia sẻ cho ai cần ạ:07/2019:Web:1. Đừng Biến Gia Đình Thành Nơi Ở Trọ - PV Của Báo chinhphu.vnhttp://phamthithuy.vn/…/113-ts-pham-thi-thuy-voi-bao-chinh-…2. Dạy con biết 'cãi'http://phamthithuy.vn/…/ky-nang-lam-ch…/595-d-y-con-bi-t-cai3. MÔN HỌC HẠNH PHÚChttp://phamthithuy.vn/in…/tai-lieu-hay/596-mon-h-c-h-nh-phuc4. 'Cô gái tử vong bên vỉa hè Sài Gòn': Thói Read More
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Tình gia đình mùa dịch Featured

Những ngày dịch Covid-19, phần lớn chúng ta được hay bị nghỉ ở nhà, trải nghiệm quãng thời gian 24/24 bên nhau, vừa thú vị vừa đầy thử thách.
 

Ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dưỡng tình yêu thương phải đến từ các thành viên trong gia đình. Ảnh: CA DAO

Ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dưỡng tình yêu thương phải đến từ các thành viên trong gia đình. Ảnh: CA DAO

1. Đúng là trong nguy có cơ. Nguy hay cơ cũng tùy người. Bên cạnh nỗi lo dịch bệnh, công việc, thu nhập suy giảm, con cái gián đoạn việc học… thì cũng là lúc người ta nhận thấy chưa bao giờ mình có nhiều thời gian cho bản thân, cho gia đình nhiều thế. Nhiều đến nỗi nhiều người than đi ra đi vào không biết làm gì. Có người thì quên luôn hôm nay thứ mấy. Có người biết tận hưởng thời gian này, có người đã để nó trôi qua lãng phí. Có người biến nó thành “thảm họa” vì những va chạm, tranh cãi giữa vợ và chồng, giữa những người sống chung và thậm chí cả ngày lo la mắng con cái… Có người lại biến thành cơ hội vàng để chăm sóc những người mình yêu thương, gần gũi, chơi cùng con cái, nâng cao sức khỏe và tri thức cho bản thân qua việc rèn luyện sức khỏe, học tập không ngừng để thích ứng với sự thay đổi sau dịch…

Trong thời gian nghỉ dịch này, tôi vẫn làm công việc tham vấn miễn phí cho cộng đồng qua Facebook nên được nghe rất nhiều câu chuyện sống động, thú vị. Một chị vợ phàn nàn ở cùng chồng tối ngày mệt mỏi quá, trước ai đi đường nấy đến cơ quan, chỉ đến tối có vài giờ gần nhau rồi đi ngủ đã nhiều lúc cãi vã. Nay vợ chồng cùng phải ở nhà, người không có việc làm, người cơ quan cho nghỉ vì dịch bệnh. Vợ đi ra đi vào thở ngắn than dài, âu lo về thu nhập, chi tiêu, cả ngày mệt mỏi vì lo 3 bữa cơm và lo phân xử các con tranh giành đồ chơi. Chồng thì ngủ tối ngày không giúp vợ việc nhà, không trông coi 2 con nhỏ cho vợ. Hết ngủ lại ôm điện thoại chơi game. Vậy là cãi vã to tiếng. Chị mệt mỏi không biết phải làm sao.  

Nhưng cũng cùng hoàn cảnh như chị ở trên, một gia đình khác lại có cách sống mùa dịch khác hẳn. Vợ ráng làm những món phù hợp đồng tiền nhưng ngon miệng cho chồng con, bù cho những ngày trước đi làm, ít bữa nấu nướng chu đáo mà toàn nấu nhanh, ăn qua quýt. Chị lo làm sữa hạt, bánh các loại cho con… Cả nhà được ăn uống cải thiện nên bữa cơm nào cũng vui, dù đồ ăn cũng không phải cao lương mỹ vị, rất bình dân nhưng chế biến khéo nên rất ngon mắt, ngon miệng. Chồng cũng có lúc ngủ quá giờ, bù cho những ngày làm công nhân vất vả. Nhưng vợ không cằn nhằn mà còn động viên chồng tranh thủ nghỉ lại sức, mấy khi mới được nghỉ dài ngày, công việc từ từ tính. Người chồng cũng biết ý, tích cực phụ giúp vợ sắp xếp nhà cửa, sửa chữa góc bếp, chăm vài chậu cây, dạy con vài việc nhà cùng vợ. Nhờ vậy mà không khí gia đình yên ấm, an vui. Dù chưa biết khó khăn trước mắt sẽ như thế nào nhưng họ tin “đồng vợ đồng chồng” không khó khăn nào làm khó họ được. Chị vợ tâm sự xúc động: Em nghĩ dịch bệnh này chả thay đổi được, thôi thì chấp nhận đi, tìm niềm vui cho cả nhà, may ra như chị nói, tinh thần vui sẽ tăng sức đề kháng, chứ lo cũng có giải quyết được gì đâu. 

2. Một nam thân chủ lại tâm sự, mùa dịch này làm trầm trọng hơn căn bệnh trầm cảm của anh. Anh bị bệnh trước khi dịch, đang uống thuốc và có người giới thiệu nên tìm đến tôi tham vấn tâm lý thêm. Anh không dám cập nhật Facebook hay nghe thời sự vì những con số người nhiễm, người chết trên thế giới tăng chóng mặt, rồi ở Việt Nam những ngày tháng 3, người nhiễm cũng tăng từng ngày nên anh lo lắng, căng thẳng hơn khi đọc tin tức. 

Tôi đề nghị anh suy nghĩ, thời gian nghỉ dưỡng bệnh anh nhận ra điều gì có ích cho mình? Anh trả lời: “Nhờ thời gian bệnh tôi hiểu vợ rất yêu thương chăm sóc tôi, các con tôi luôn quan tâm đến bố. Tôi có thời gian trị bệnh ở nhà nên gần gũi các con mùa dịch, vì các cháu cũng được nghỉ ở nhà. Tôi nhận ra tôi yêu vợ con tôi rất nhiều, tôi muốn sớm hết bệnh để giúp vợ...”. Anh đã ráng trị liệu tích cực, hàng ngày anh tập thể dục cùng con, nấu ăn cho vợ con, chơi và dạy con học cho vợ đi làm. Tôi tin người đàn ông này đang có sự đồng cảm và giúp đỡ từ gia đình, bản thân anh cũng nỗ lực sống tích cực để sớm khỏi bệnh. Nhiều người khác không có may mắn như anh, họ không được gia đình hiểu và chăm sóc… 

Gia đình luôn là tổ ấm nâng đỡ những ai đang cần sự quan tâm chăm sóc yêu thương. Gia đình là nơi con cái sống, nhìn và học qua quan sát hành vi của cha mẹ. Cha mẹ mùa dịch có suy nghĩ, thái độ, hành vi tích cực sẽ dạy con bài học ứng phó với biến cố. Và ngược lại, trước biến cố, họ bất an, họ căng thẳng, họ tạo xung đột sẽ chỉ làm gia đình ngày càng biến thành “tổ lạnh”, khiến tất cả những ai sống trong đó đều thấy lạnh lẽo, cô đơn… Có lẽ hậu mùa dịch sẽ còn nhiều biến cố, nhiều khó khăn, ai biết tìm về nương tựa gia đình, ai biết tạo nên một gia đình như một pháo đài vững chắc, ấm áp cho mỗi thành viên an tâm quay về, dù nghèo khó nhưng vui vầy bên nhau, chắc chắn họ sẽ cùng nhau đi qua mùa dịch, đi qua những khó khăn thử thách.

“Dù là vua hay dân cày, ai tìm được hạnh phúc gia đình, người đó mới thực sự hạnh phúc”. Câu nói của Benjamin Franklin luôn đúng, nhất là trong khó khăn thử thách như mùa dịch này. Mong cho mỗi người luôn ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dưỡng tình yêu thương, dành thời gian quý báu quay về chăm sóc yêu thương chính mình và những người thân yêu. Vì họ mới chính là những người ở bên bạn dù bạn thành công hay thất bại. Tình gia đình mùa dịch sẽ chính là loại “thần dược” tăng sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch cho tất cả chúng ta. 

TS PHẠM THỊ THÚY Chuyên viên tham vấn tâm lý

 

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/tinh-gia-dinh-mua-dich-659319.html

Rate this item
(0 votes)
  • Last modified on Thứ ba, 09 Tháng 6 2020 15:04
  • font size
Phạm Thị Thúy

Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu.

Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình nên các Tổ Chức, Dự Án, Trung Tâm, Truyền Thông… luôn mời Thúy đóng góp ý kiến, tư vấn, đào tạo, thuyết trình những chủ đề thai giáo, kỹ năng làm cha mẹ, phương pháp sư  phạm, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con từ 0-6 tuổi…

Website: phamthithuy.vn
  • Video Hoạt Động
  • Giới Thiệu Sách
  • Phiếu Tham Vấn Online

sach-thai-giao

 Sách đã chủ trì hoặc tham gia biên soạn:

 “Thai giáo – phương pháp khoa học dạy con từ trong bụng mẹ" Nxb Phụ nữ, 2011, chủ biên.

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.