• Giới Thiệu Tiến sĩ Phạm Thị Thúy

       Thông tin ngắn về Tiến sĩ Phạm Thị Thúy Mô tả ngắn trang web http://phamthithuy.vn Là nơi Thúy chia sẻ những gì tâm đắc của mình và của mọi người! Tiểu sử  - Chào đời vào 31 Tháng 5 Read More
  • Những đứa con tinh thần: "sinh" chung và "sinh" riêng

    Sách đã chủ trì hoặc tham gia biên soạn: “Tác động giới trên con đường chức nghiệp của công chức ở Việt Nam”, NXB Văn hóa thông tin, 2005, tham gia nghiên cứu và biên soạn. “Cẩm nang phương pháp Read More
  • Dấu ấn sự nghiệp

      - 1995 đến 1999: Cử nhân Xã hội học tại Phân viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội. - 2001 đến 2004 : Thạc sĩ Xã hội học, ĐH KHXH và NV, Hà Nội. Read More
  • Sự cần thiết của công tác tham vấn tâm lý trong học đường

    Tóm tắt Bài viết sử dụng 3 ca học sinh PTTH tự vẫn do một đồng nghiệp, nhà báo chia sẻ và những tình huống thực tế của bản thân đã gặp khi làm công tác tham vấn tâm lý Read More
  • Các bài viết, trả lời phỏng vấn báo chí và video live chia sẻ cùng cộng đồng

    Lưu tư liệu và chia sẻ cho ai cần ạ:07/2019:Web:1. Đừng Biến Gia Đình Thành Nơi Ở Trọ - PV Của Báo chinhphu.vnhttp://phamthithuy.vn/…/113-ts-pham-thi-thuy-voi-bao-chinh-…2. Dạy con biết 'cãi'http://phamthithuy.vn/…/ky-nang-lam-ch…/595-d-y-con-bi-t-cai3. MÔN HỌC HẠNH PHÚChttp://phamthithuy.vn/in…/tai-lieu-hay/596-mon-h-c-h-nh-phuc4. 'Cô gái tử vong bên vỉa hè Sài Gòn': Thói Read More
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Nghỉ học dài ngày vì dịch virus corona, cha mẹ làm gì để con bớt nhàm chán? Featured

Con nghỉ học nhưng lại không được đi chơi, đi du lịch vì lo ngại dịch virus corona nên giờ đây nhiều phụ huynh  không biết phải làm gì vì con bắt đầu chán ở nhà và nhớ bạn, nhớ trường lớp.
Nhiều phụ huynh vẫn chọn cách cho con ra đường sách   vào ngày cuối tuần để tránh việc con chán ở nhà /// HOA NỮ 
Nhiều phụ huynh vẫn chọn cách cho con ra đường sách vào ngày cuối tuần để tránh việc con chán ở nhà
HOA NỮ
 

Cảm thấy rối bời trong mùa dịch virus corona này, chị Nguyễn Thị Kiều Linh (chung cư Bắc Rạch Chiếc, Q.9, TP.HCM) cho biết mấy ngày đầu 2 vợ chồng phải thay phiên nhau xin nghỉ việc để ở nhà trông con, mấy ngày nay có bà nội vào chăm giúp cũng thấy nhẹ được phần nào. Thế nhưng tình huống “dở khóc dở cười” khác lại xảy đến là con đã chán ở nhà và chỉ muốn đến trường.

“Con muốn đi học lại” 

“Thật sự chẳng biết làm sao, thấy con cứ ru rú ở nhà suốt mình cũng thấy thương. Chỉ mong dịch mau hết, mọi thứ trở lại bình thường chứ giờ con nói không thích ở nhà và chỉ muốn đi học”, chị Linh kể.

Nghỉ học dài ngày vì dịch virus corona, cha mẹ làm gì để con bớt nhàm chán? - ảnh 1

Anh Bảo dẫn con gái ra đường sách trong mùa dịch virus corona

HOA NỮ

Gặp anh Vũ Trần Ngọc Bảo (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đang cùng con đọc sách tại đường sách Nguyễn Văn Bình, người viết lân la hỏi thì anh Bảo chia sẻ: “Thực ra mình thấy cũng nên cho con đi ra ngoài, vì không thể cứ để con ở nhà mãi, chỉ cần cho con luôn đeo khẩu trang và mang theo bình nước rửa tay sát khuẩn cho bé là được. Bình thường cuối tuần nào mình cũng dẫn con đi đọc sách, nên hôm nay cũng vậy, chỉ có điều phải trang bị cẩn thận để bảo vệ sức khỏe cho con”.

Con gái của anh Bảo, bé Vũ Ngọc Như Quỳnh (học sinh lớp 3 Trường tiểu học Bế Văn Đàn, Q. Bình Thạnh) hồn nhiên nói: “Con chỉ muốn đi học lại, con nhớ các bạn vì ở nhà không có các bạn chơi. Con chỉ ở nhà với ông bà nội, lâu lâu ông bà mới dẫn con ra trước nhà đạp xe đạp nhưng cũng không có các bạn hàng xóm ra chơi”.

“Khoán trắng cho trường học nên giờ phụ huynh thấy rối bời”

Chia sẻ về vấn đề này, tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Dũng, Giám đốc Hệ thống Cambridge Khai Minh, cho rằng đối với những trẻ đang trong độ tuổi gửi nhà trẻ hay bậc mầm non thì sẽ vất vả hơn đối với phụ huynh vì cần người chăm sóc.

"Bởi khi con đi học, cha mẹ dường như khoán trắng cho nhà trường. Nên bây giờ khi con ở nhà chúng ta bị bỡ ngỡ, nếu cha mẹ có sự đồng hành sát sao với con từ trước thì những dịp như thế này cũng sẽ không quá khó khăn"

Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Dũng

Còn đồi với trẻ từ lớp 2 trở lên thì cần trang bị kỹ năng tự chăm sóc bản thân cho con và cần có một kế hoạch cụ thể về cả việc học và chơi trong một ngày. "Thay vì học một cách căng thẳng thì cần những bài tập nhẹ nhàng và theo sở thích của bé. Như bé thích đọc sách thì nên tăng cường, khuyến khích bé đọc sách. Để tránh nhàm chán thì sáng đọc sách này,  chiều đọc sách khác, hay chơi những trò chơi khác…Tối về, cha mẹ nên tạo bầu không khí gia đình chia sẻ như cùng nhau chuẩn bị bữa cơm, cùng ăn cơm chung, xem các chương trình truyền hình, có thể chú trọng xem những tin liên quan về vấn đề sức khỏe, liên quan đến cách phòng dịch và cùng bàn luận với nhau về những vấn đề đó", ông Dũng gợi ý.

Nghỉ học dài ngày vì dịch virus corona, cha mẹ làm gì để con bớt nhàm chán? - ảnh 2

Các em nhỏ đi chơi mùa dịch virus corona

HOA NỮ

“Nên tạo những kênh giải trí nhiều hơn cho con mình, tùy vào sở thích của con. Ví dụ những em nào thích mày mò nghiên cứu thì có thể tìm tivi hay máy tính hư, rồi nhờ con mày mò sửa để con có việc để làm mà còn thấy phấn khích. Hãy giao việc cho con nhưng kết thúc một ngày hay 2, 3 ngày cha mẹ nên lượng giá lại với con  ở nhà một tuần không đi học nhưng con vẫn làm được những cái này để bé thấy được là những ngày ở nhà không vô vị, có thu hoạch và làm được gì đó để con cảm thấy vui hơn”, ông Dũng gợi ý.

Theo ông Dũng trong tình hình hiện nay  cha mẹ rất dễ khủng hoảng, và rối bời. “Bởi khi con đi học, cha mẹ dường như khoán trắng cho nhà trường. Nên bây giờ khi con ở nhà chúng ta bị bỡ ngỡ, nếu cha mẹ có sự đồng hành sát sao với con từ trước thì những dịp như thế này cũng sẽ không quá khó khăn. Và một gia đình đầy ắp yêu thương thì con ở nhà sẽ không bao giờ chán, đứa con khi ra khỏi nhà mà mong về nhà để gặp ba, gặp mẹ, thì đảm bảo con ở nhà mấy tháng cũng không biết chán”, ông Dũng nhận định.

Biến những công việc nhà thành trò chơi

 

Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy, chuyên viên tham vấn tâm lý, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, cũng cho rằng có 2 nhóm trẻ cần phân biệt. Đối với nhóm mầm non là phải có người chăm sóc và bố mẹ phải dành nhiều thời gian để chơi với con. Bố mẹ phải giữ sức khỏe, ăn uống điều độ để có đủ sức chơi với con trong dịp này.

Nghỉ học dài ngày vì dịch virus corona, cha mẹ làm gì để con bớt nhàm chán? - ảnh 3

Các em nhỏ đọc sách tại đường sách trong mùa dịch

HOA NỮ

Đối với độ tuổi lớn hơn như tiểu học, chị Thúy cho rằng các em thường rất thích được làm việc nhà với bố mẹ. Chính vì thế, đây là cơ hội vàng để hướng dẫn con nấu ăn, làm việc nhà.

“Bố mẹ nên tổ chức cho con chơi trò lau nhà, nấu ăn, sắp xếp sách vở…Hãy biến những việc trong nhà thành những trò chơi và cùng chơi chúng với con”, chị Thúy nói và khẳng định đây là cách rất hiệu quả mà cha mẹ nên áp dụng.

"Đợt dịch virus corona này là một dịp may để rèn cho con thói quen tốt, dạy con những kỹ năng về bảo vệ bản thân…Cha mẹ cũng xem đây là cơ hội tốt để thay đổi nếp sống của gia đình, để cả nhà được gắn kết hơn. Là cơ hội để mỗi phụ huynh quay về chăm lo cho gia đình, để cả nhà cùng chơi với nhau, cùng nấu và ăn những bữa cơm sum vầy"

Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy

Còn đối với trẻ lớn hơn, theo chị Thúy, có 2 vấn đề là học và chơi. Học thì nên giúp cho con khả năng tự học tức là tự quản lý việc học, tự ôn bài…vì tự học trong giai đoạn này rất là quan trọng.

Theo chị Thúy, cha mẹ nên lưu tâm cho con đọc sách. Có thể dùng biện pháp dụ dỗ, như nếu con đọc hết được quyển sách này thì có thể cho con xem thêm mạng xã hội hoặc làm những điều con thích…Nên có phần thưởng để hướng con đến việc đọc sách và tập thể dục.

Nghỉ học dài ngày vì dịch virus corona, cha mẹ làm gì để con bớt nhàm chán? - ảnh 4

Theo chị Thúy nên cho con đọc sách và bằng nhiều cách dụ  con đọc sách

HOA NỮ

“Điều mà phụ huynh cần lưu ý là đối với trẻ lớn, ba mẹ nên để cho con được tự do hơn bình thường một chút. Ngủ thoải mái hơn, ăn, học và chơi theo sở thích của con chứ bố mẹ đừng ép quá. Những ngày nghỉ này mà áp lực với con, bắt con làm theo ý mình thì sẽ rất căng thẳng cho con, thậm chí mỗi một ngày với con sẽ là một cuộc chiến. Tất nhiên thoải mái nhưng không được quá giới hạn…”, chị Thúy khuyên.

Chị Thúy đặc biệt nhấn mạnh: “Đợt dịch virus corona này là một dịp may để rèn cho con thói quen tốt, dạy con những kỹ năng về bảo vệ bản thân như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, vệ sinh thân thể, tập thể dục…Cha mẹ cũng xem đây là cơ hội tốt để thay đổi nếp sống của gia đình, để cả nhà được gắn kết hơn. Là cơ hội để mỗi phụ huynh quay về chăm lo cho gia đình, để cả nhà cùng chơi với nhau, cùng nấu và ăn những bữa cơm sum vầy”.

Không được lạm dụng thiết bị công nghệ

Điều mà cả chị Thúy và anh Dũng đều đặc biệt muốn tất cả phụ huynh nên lưu tâm đó chính là quản lý và kiểm soát thời gian sử dụng mạng xã hội của con trong thời gian nghỉ vì dịch virus corona.

Theo chị Thúy, không được lạm dụng mạng xã hội, lạm dụng các thiết bị công nghệ để con “giết” thời gian. “Có những phần mềm có thể cài một ngày con sử dụng mạng xã hội được bao nhiêu giờ, quá số giờ đó là tự khắc sẽ thoát ra và con không dùng được nữa. Cha mẹ nên tìm hiểu và nhờ những nhân viên chuyên về công nghệ cài những phần mềm để kiểm soát việc sử dụng mạng xã hội của con”, chị Thúy gợi ý.

 

Hoa Nữ

Nguồn: https://thanhnien.vn/giao-duc/nghi-hoc-dai-ngay-vi-dich-virus-corona-cha-me-lam-gi-de-con-bot-nham-chan-1180726.html?fbclid=IwAR1GRKxgXuanLy1JOg7V5lMTEcuMAPydaCXARaVbiUAKaJKJXexHbOgRrhg

Rate this item
(0 votes)
  • Last modified on Thứ ba, 09 Tháng 6 2020 15:09
  • font size
Phạm Thị Thúy

Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu.

Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình nên các Tổ Chức, Dự Án, Trung Tâm, Truyền Thông… luôn mời Thúy đóng góp ý kiến, tư vấn, đào tạo, thuyết trình những chủ đề thai giáo, kỹ năng làm cha mẹ, phương pháp sư  phạm, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con từ 0-6 tuổi…

Website: phamthithuy.vn
  • Video Hoạt Động
  • Giới Thiệu Sách
  • Phiếu Tham Vấn Online

sach-thai-giao

 Sách đã chủ trì hoặc tham gia biên soạn:

 “Thai giáo – phương pháp khoa học dạy con từ trong bụng mẹ" Nxb Phụ nữ, 2011, chủ biên.

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.