• Giới Thiệu Tiến sĩ Phạm Thị Thúy

       Thông tin ngắn về Tiến sĩ Phạm Thị Thúy Mô tả ngắn trang web http://phamthithuy.vn Là nơi Thúy chia sẻ những gì tâm đắc của mình và của mọi người! Tiểu sử  - Chào đời vào 31 Tháng 5 Read More
  • Những đứa con tinh thần: "sinh" chung và "sinh" riêng

    Sách đã chủ trì hoặc tham gia biên soạn: “Tác động giới trên con đường chức nghiệp của công chức ở Việt Nam”, NXB Văn hóa thông tin, 2005, tham gia nghiên cứu và biên soạn. “Cẩm nang phương pháp Read More
  • Dấu ấn sự nghiệp

      - 1995 đến 1999: Cử nhân Xã hội học tại Phân viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội. - 2001 đến 2004 : Thạc sĩ Xã hội học, ĐH KHXH và NV, Hà Nội. Read More
  • Sự cần thiết của công tác tham vấn tâm lý trong học đường

    Tóm tắt Bài viết sử dụng 3 ca học sinh PTTH tự vẫn do một đồng nghiệp, nhà báo chia sẻ và những tình huống thực tế của bản thân đã gặp khi làm công tác tham vấn tâm lý Read More
  • Các bài viết, trả lời phỏng vấn báo chí và video live chia sẻ cùng cộng đồng

    Lưu tư liệu và chia sẻ cho ai cần ạ:07/2019:Web:1. Đừng Biến Gia Đình Thành Nơi Ở Trọ - PV Của Báo chinhphu.vnhttp://phamthithuy.vn/…/113-ts-pham-thi-thuy-voi-bao-chinh-…2. Dạy con biết 'cãi'http://phamthithuy.vn/…/ky-nang-lam-ch…/595-d-y-con-bi-t-cai3. MÔN HỌC HẠNH PHÚChttp://phamthithuy.vn/in…/tai-lieu-hay/596-mon-h-c-h-nh-phuc4. 'Cô gái tử vong bên vỉa hè Sài Gòn': Thói Read More
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Đầu năm chuyện vợ chồng ai giữ lương: 'Ai có... năng lực thì người ấy giữ tiền' Featured

Nhiều người đang tranh cãi về chuyện muôn thuở: Vợ giữ lương chồng hay tiền ai nấy giữ. Một tiến sĩ tâm lý khẳng định: “Ai có đủ năng lực giữ tiền thì người ấy giữ. Không quan trọng là vợ hay chồng, không phân biệt giới tính”.
Vợ giữ lương chồng hay tiền ai nấy giữ sẽ tốt hơn? /// Ảnh minh họa 
Vợ giữ lương chồng hay tiền ai nấy giữ sẽ tốt hơn?
Ảnh minh họa
Mới đây, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV ngày 20.11.2019 đã thông qua Bộ luật Lao động 2019 với nhiều điểm mới so với Bộ luật 2012. Đáng chú ý trong đó là quy định về nguyên tắc trả lương và thưởng đối với người lao động. "Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp", Điều 94 của Bộ luật mới nêu rõ.
Các quy định mới khiến dân mạng rần rần, bởi suy luận vợ có thể là người được ủy quyền hợp pháp để nhận lương của chồng, và dĩ nhiên tiền lương của chồng có thể được... chuyển thẳng vào tài khoản vợ!

“Lương chồng là của em, lương em vẫn là của em!”

Phương Mai (24 tuổi, Q.9, TP.HCM) khẳng định chắc nịch: “Tiền lương của chồng em là của em, tất nhiên mỗi tháng đều phải đưa cho em chứ. Không đưa để chồng em tiêu hết à?”.

Phương Mai mới lấy chồng được hơn một năm, cuộc sống vợ chồng son nom khá suôn sẻ, hạnh phúc. Nhìn bề ngoài, Mai tỏ rõ là người chủ động trong kế hoạch chi tiêu và tài chính trong gia đình.

Theo chia sẻ, mỗi tháng chồng cô có mức thu nhập khoảng 15 triệu đồng, khi có lương là tự động rút về đưa cho cô. Cô đưa lại 1 triệu để chồng cà phê… Còn lại mọi tiền chi tiêu ăn uống, cưới xin, ma chay, điện nước... cô đều nắm giữ. 

Đầu năm chuyện vợ chồng ai giữ lương: 'Ai có... năng lực thì người ấy giữ tiền' - ảnh 1
Ảnh minh họa: Shutterstock
Bạn Hải Hòa (Q.7, TP.HCM) dù hai vợ chồng mới về góp gạo thổi cơm chung chưa đầy một năm nhưng cũng thể hiện là người nắm giữ kinh tế trong gia đình. “Lương tháng và các khoản chi phí ngoài thì gửi về cho vợ hết. Mỗi tháng chồng tiêu 3 triệu. 3 triệu đó để ăn uống, cà phê, đổ xăng, tiền điện thoại thích làm gì làm. Còn tiền vợ giữ là chia ra 3 khoản: một khoản lo cho gia đình, một khoản chăm con, một khoản của vợ thích làm gì làm. Lương của vợ thì vợ vẫn giữ, nhưng vẫn chung vô để dành cho sau này nữa”, Hòa vui vẻ nói.

Theo Hòa, việc này được hai vợ chồng thống nhất trước khi cưới, bản thân cô thấy hợp lý và chồng cũng vui vẻ làm theo. Tuy nhiên, sau này có phát sinh điều gì thì... chưa biết.

“Đàn ông phải... tự lập”

Ngọc Hân (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) thẳng thắn nói: "Hân không giữ mà chồng Hân giữ". Lý do mà cô bạn đưa ra là: “Không thích quản lý kinh tế vì đau đầu, già người". "Hân không có gì trong tay cả”, cô còn đùa thêm.

Chuyện vợ giữ lương chồng thì nhiều, nhưng chồng giữ lương vợ thì hơi… hiếm. Bởi các ông chồng thường phóng thoáng, dễ bị cám dỗ nhiều thứ ngoài xã hội, nhưng Hân không quan ngại về những điều này. “Phải tin tưởng nhau chứ. Đàn ông con trai phải tự lập kế hoạch lo lắng chi tiêu”, cô nói thêm: “Mình đặt mục tiêu trong năm rồi cho chồng thực hiện. Mình giữ lại một ít làm quỹ riêng, phòng trường hợp bất trắc thôi".

 

Đồng quan điểm với Ngọc Hân, chị Thúy Anh (28 tuổi, Q. Bình Thạnh, TP.HCM) mặc dù mới chỉ sắp kết hôn nhưng dự định của chị là “nhất quyết không giữ tiền của chồng” vì “hai vợ chồng nên có một quỹ chung, ví dụ mỗi người làm được 10 triệu thì mỗi tháng bỏ vào 2 triệu, ai tiêu hết thì… nhịn, không được đụng vào. Tiền quỹ chung đó để đóng các khoản điện, nước, sinh hoạt chung… nhất là sau này có con, càng phải lo nhiều thứ”.

Chị nói thêm: “Nhiều mẹ bỉm sữa cứ đến tháng là canh me bắt chồng nộp tiền lương, rồi mỗi tuần phát cho ông vài trăm để tiêu… với chị chuyện đó quá đáng sợ. Vì chồng có kêu mình giữ mình cũng không giữ. Bản thân không rảnh để làm chuyện đó”.

Đầu năm chuyện vợ chồng ai giữ lương: 'Ai có... năng lực thì người ấy giữ tiền' - ảnh 2

Được chuyển thẳng nếu chồng đồng ý nhé các bà vợ!

Ảnh chụp màn hình

Một ông chồng từng lên mạng xã hội than thở: “Trước đây, tôi cũng từng có quan điểm để vợ giữ tiền vì nghĩ rằng vợ là người sắp xếp mọi hoạt động trong nhà, từ cơm nước, chăm sóc con gái… Vì thế, hàng tháng tôi thường đưa hết tiền cho vợ. Đến khi mỗi tháng cô đưa một khoản tiền cho tôi, cô "gấu" không quên kèm theo một loạt lời dặn dò chi tiết thế nào cho tiết kiệm, trong khi cô ấy chỉ cần vui hay buồn, đều sẵn sàng mạnh tay chi tiền mua dăm ba cái váy, đôi giày… mà tôi chẳng dám ý kiến vì sợ cô ấy dỗi. Cảm giác tiền làm ra nhưng phải ngửa tay xin vợ thật sự rất khó chịu. Có khi nào nên để đàn ông cầm tiền trong gia đình thay vì phụ nữ?”.

'Ai có năng lực thì người ấy giữ tiền'

Trả lời cho câu hỏi: “Vợ hay chồng nên giữ tiền?”, tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy nói: “Ai có đủ năng lực giữ tiền thì người ấy giữ. Không quan trọng đó là vợ hay chồng, không phân biệt giới tính”.

“Tiền là tài sản chung cho cả nhà chi tiêu mọi hoạt động chung, cho nên vợ chồng cùng kiếm tiền, ai có khả năng quản lý tài chính và biết vun vén thì người ấy giữ.

Người xưa từng ví, “đàn ông là cái giỏ, đàn bà là cái hom”. Ý muốn nói đàn bà là người giữ tiền tốt, nhưng có những gia đình thực tế cho thấy, phụ nữ giữ tiền không tốt. Ví dụ như phụ nữ không biết cách chi tiêu, có những gia đình vợ bài bạc, chồng lại phải giữ tiền chứ không thể để cho vợ được. Ngược lại, chồng cũng ăn chơi, nhậu nhẹt, cờ bạc và vợ thì nên giữ tiền chứ để cho chồng giữ thì gia đình không còn tiền để chi tiêu.

“Phải xem gia đình ấy ai là người có năng lực giữ tiền, có khả năng làm cho gia đình đó ổn định về tài chính vững vàng, như người xưa gọi là "khéo co thì ấm". Vấn đề không phải là bao nhiêu tiền mà người nào có khả năng quản lý tài chính, biết phân bổ chi phí, thì nên giao cho người ấy", bà Thúy nói.

Tiến sĩ tâm lý khẳng định thêm: “Người chồng hay người vợ không nên vì sĩ diện "tôi là chồng hay tôi phải giữ tiền" hoặc "tôi là vợ tôi phải giữ tiền”.

 

Lê Nam      

 

Nguồn: https://m.thanhnien.vn/doi-song/dau-nam-chuyen-vo-chong-ai-giu-luong-ai-co-nang-luc-thi-nguoi-ay-giu-tien-1162161.html

Rate this item
(0 votes)
  • Video Hoạt Động
  • Giới Thiệu Sách
  • Phiếu Tham Vấn Online

sach-thai-giao

 Sách đã chủ trì hoặc tham gia biên soạn:

 “Thai giáo – phương pháp khoa học dạy con từ trong bụng mẹ" Nxb Phụ nữ, 2011, chủ biên.

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.