• Giới Thiệu Tiến sĩ Phạm Thị Thúy

       Thông tin ngắn về Tiến sĩ Phạm Thị Thúy Mô tả ngắn trang web http://phamthithuy.vn Là nơi Thúy chia sẻ những gì tâm đắc của mình và của mọi người! Tiểu sử  - Chào đời vào 31 Tháng 5 Read More
  • Những đứa con tinh thần: "sinh" chung và "sinh" riêng

    Sách đã chủ trì hoặc tham gia biên soạn: “Tác động giới trên con đường chức nghiệp của công chức ở Việt Nam”, NXB Văn hóa thông tin, 2005, tham gia nghiên cứu và biên soạn. “Cẩm nang phương pháp Read More
  • Dấu ấn sự nghiệp

      - 1995 đến 1999: Cử nhân Xã hội học tại Phân viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội. - 2001 đến 2004 : Thạc sĩ Xã hội học, ĐH KHXH và NV, Hà Nội. Read More
  • Sự cần thiết của công tác tham vấn tâm lý trong học đường

    Tóm tắt Bài viết sử dụng 3 ca học sinh PTTH tự vẫn do một đồng nghiệp, nhà báo chia sẻ và những tình huống thực tế của bản thân đã gặp khi làm công tác tham vấn tâm lý Read More
  • Các bài viết, trả lời phỏng vấn báo chí và video live chia sẻ cùng cộng đồng

    Lưu tư liệu và chia sẻ cho ai cần ạ:07/2019:Web:1. Đừng Biến Gia Đình Thành Nơi Ở Trọ - PV Của Báo chinhphu.vnhttp://phamthithuy.vn/…/113-ts-pham-thi-thuy-voi-bao-chinh-…2. Dạy con biết 'cãi'http://phamthithuy.vn/…/ky-nang-lam-ch…/595-d-y-con-bi-t-cai3. MÔN HỌC HẠNH PHÚChttp://phamthithuy.vn/in…/tai-lieu-hay/596-mon-h-c-h-nh-phuc4. 'Cô gái tử vong bên vỉa hè Sài Gòn': Thói Read More
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Nữ chiến binh trong tâm dịch Featured

Đội ngũ nhân viên y tế đã và đang chiến đấu tại tuyến đầu trong cuộc chiến phòng, chống Covid-19, rất nhiều người là nữ. Họ được nhiều người biết đến với tên gọi “nữ chiến binh áo trắng”, cùng đó là những câu chuyện vô cùng cảm động.      

Nữ chiến binh trong tâm dịchCác nữ nhân viên y tế không chỉ hy sinh sức khỏe, tâm lý mà cả hạnh phúc gia đình để lao vào cuộc chiến chống dịch Covid-19. Ảnh: Thanh Giang.

Xung phong vào tâm dịch

Tham gia công tác phòng, chống dịch từ tháng 5 khi dịch bệnh tại Bắc Giang bùng phát, sau đó là hỗ trợ TP HCM và các tỉnh phía Nam, hơn 160 ngày chống dịch đã để lại cho điều dưỡng Nguyễn Thị Vân Anh - Khoa Nội nhi tổng hợp, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Giang rất nhiều kỷ niệm và bài học đáng quý.

Chị chia sẻ: “Khi dịch tại Bắc Giang bùng phát, công việc của chúng tôi bắt đầu từ 7h sáng và kết thúc cũng trong buổi sáng, nhưng là 3h sáng ngày hôm sau. Trong đó có 1 tiếng nghỉ trưa và 1 tiếng nghỉ buổi tối. Chúng tôi hay đùa nhau, cởi bộ đồ bảo hộ ra thì ai cũng như vừa ngã xuống giếng lên. Có thể nói, nếu không nhờ có sự hỗ trợ kịp thời từ các địa phương trên cả nước thì anh em không thể đủ sức khỏe để có thể trụ lại tiếp tục làm viêc. Cũng chính bởi tâm lý biết ơn như vậy nên khi dịch xảy ra tại các tỉnh thành phía Nam, tôi đã xung phong cùng các chị em khác để đi hỗ trợ tại Long An, khi đó đang đứng thứ 2 cả nước về số ca mắc”.

Xung phong đi chống dịch, không quản ngại hiểm nguy nhưng chị Vân Anh cũng không hề ngần ngại khi thừa nhận nỗi sợ của chính bản thân: “Sợ lắm chứ, sợ và buồn. Sợ khi dịch bệnh bùng phát với tốc độ lây lan khủng khiếp, quá nhiều ca mắc mới. Sợ không phải lo cho chính bản thân, đã đi vào đây rồi thì sợ gì nữa, nhưng tôi chỉ lo lắng nếu chúng tôi không cố hết sức, nếu dịch bệnh tiếp tục bùng phát mà chị em chúng tôi không đủ sức khỏe để tiếp tục. Và cũng có những nỗi buồn khi chứng kiến bệnh nhân ra đi khi đã làm hết sức, đặc biệt là những bệnh nhân còn rất trẻ”.

Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 năm nay đối với nữ điều dưỡng Vân Anh cũng là một ngày vui, nhưng khác mọi năm ở chỗ ngày vui không trọn vẹn. Bởi theo chị, vẫn còn rất nhiều đồng nghiệp là nữ của chị còn đang chiến đấu trên tuyến đầu, cũng còn rất nhiều nữ bệnh nhân đang đấu tranh cùng Covid-19.

“Mong sao dịch bệnh mau qua, phụ nữ đã chịu rất nhiều thiệt thòi trong dịch Covid-19, tôi đã chứng kiến nhiều phụ nữ mất chồng, mất người thân do Covid-19, có người vừa nói chuyện với chồng được hai hôm thì anh mất. Mọi thứ lại dồn lên bờ vai của những người phụ nữ”- chị Vân Anh nói.

Sát cánh cùng nhau vào tâm dịch. Ảnh: P.Sơn.Sát cánh cùng nhau vào tâm dịch. Ảnh: P.Sơn.

BSCKII Lê Công Tước, Giám đốc bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang chia sẻ rằng, sự tận tâm, tận tụy của các nữ y, bác sĩ  là điều mà ông không thể nào quên. “Đặc thù của bệnh viện Sản nhi là số lượng người lao động là nữ nhiều hơn nam. Khi cử các em, các cháu đi chống dịch, tôi cũng rất lo lắng cho sức khỏe cũng như tinh thần của họ. Nhưng các nữ chiến sĩ của chúng tôi đã rất mạnh mẽ để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao bằng sự tận tụy từ trái tim người thầy thuốc. Đó vừa là niềm xúc động, vừa là niềm tự hào của người đứng đầu tập thể”.

“Con ở nhà ngoan để mẹ đi đánh con Covid”

Không kìm nổi những giọt nước mắt, BS Nguyễn Thu Giang - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tâm sự: “2 tháng trong tâm dịch cũng là 30 ngày nhớ con da diết. Trước khi đi, tôi có dạy cho cháu là ở nhà ngoan để mẹ đi đánh con Covid, bây giờ ngày nào bé cũng hỏi tôi, mẹ ơi mẹ đánh xong con Covid chưa, mẹ về với con đi. Không có mong muốn gì hơn là dịch bệnh sớm qua đi, hiện nay dịch đã được kiểm soát và có lẽ thời gian sắp tới chúng tôi sẽ được quay về”.

May mắn hơn, BS Ngô Hồng Nhung - Trung tâm Y tế  quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) vẫn có chút thời gian chăm sóc con nhỏ, dù chị chỉ về nhà khi đã rất muộn và có những khi lên đường vào nửa đêm. Được biết hoàn cảnh của BS Nhung cũng rất khó khăn, lấy chồng năm 2018 và có 1 bé trai, nhưng đến năm 2019 thì anh đột ngột qua đời trong một vụ tai nạn, đó là một mất mát quá lớn đối với BS Nhung và gia đình. Tuy nhiên chị luôn mạnh mẽ vượt lên khó khăn trong cuộc sống để cống hiến hết mình cho công việc và nuôi dạy con nhỏ.

BS Nhung cho biết: “Từ khi dịch Covid-19 xảy ra, công việc của cán bộ Khoa Kiểm soát dịch bệnh… bận như con mọn. Bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng, khi có lệnh là anh, chị em trong khoa lên đường làm nhiệm vụ. Vất vả, nhưng chúng tôi luôn nỗ lực hết mình nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan.” 7 năm từ ngày về công tác tại Trung tâm Y tế quận Bắc Từ Liêm, chưa khi nào công việc lại phức tạp như năm nay, vừa liên tục cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh, các hướng dẫn chuyên môn, vừa phải triển khai nhanh các chỉ đạo của Trung ương và thành phố.

Chăm sóc bệnh nhân tại Khoa bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Thanh Kim Tùng.Chăm sóc bệnh nhân tại Khoa bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Thanh Kim Tùng.

Có một điều ít ai biết, tham gia chống dịch, vào vùng dịch, nơi có bệnh nhân nhiễm Covid-19, bên cạnh sự nguy hiểm phải đối mặt, cũng đồng nghĩa y, bác sĩ tự cách ly với gia đình, đối mặt với khó khăn trong quá trình tiếp nhận và áp dụng biện pháp cách ly đối với các bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19. Một số trường hợp không hợp tác, thậm chí chống đối vì cho rằng sức khỏe của họ hoàn toàn ổn định nên không phải đi cách ly.

“Có nhiều người e ngại, bất an, nhưng với chúng tôi, khi đã khoác màu áo blouse trắng lên mình thì đó là sự tận tụy vì sức khỏe nhân dân” - BS Nhung chia sẻ.

Không gì vui hơn khi bệnh nhân khỏe lại

Là bệnh viện đầu ngành sản - phụ khoa của TP HCM với 81% viên chức, người lao động là nữ, những cống hiến của Bệnh viện Hùng Vương trong Covid-19 là không thể không đong đếm. Tập thể nữ y bác sĩ, người lao động Bệnh viện Hùng Vương trở thành lực lượng đứng ở tuyến đầu chống dịch và cũng là những y tá, bác sĩ đầu tiên của TP HCM tiếp nhận bệnh nhân để khám, nhận đỡ đẻ và mổ cho các thai phụ khi sinh bị mắc Covid-19 cũng như các phụ nữ mắc Covid-19 cần can thiệp phụ khoa cấp cứu.

TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương cho biết: “Việc điều trị Covid-19 hoàn toàn khác với chuyên khoa của Bệnh viện Hùng Vương đang phụ trách là sản phụ khoa, nhi sơ sinh. Dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng các y, bác sĩ tại đây vẫn luôn dốc hết sức để cứu sống các sản phụ. Đối với các bác sĩ, không có gì vui hơn khi nhìn thấy bệnh nhân được khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông”.            

Nữ chiến binh trong tâm dịch - Ảnh 1

TS Ngọ Văn Nhân, Giảng viên bộ môn Xã hội học, Trưởng khoa Lý luận Chính trị, trường Đại học Luật Hà Nội: Phụ nữ không chỉ là người “giữ lửa” trong mỗi gia đình

Dịch bệnh Covid- 19 đã tác động tiêu cực đến cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là phụ nữ - những người được coi là “phái yếu” song lại thường vừa đảm đương công việc xã hội, vừa chăm lo cho gia đình. Với tinh thần trách nhiệm cao cả, các nữ bác sỹ, nữ điều dưỡng đều hết lòng chăm sóc, phục vụ, chữa trị, đặt nhiệm vụ chữa bệnh cứu người lên trên hết. Đối với họ, món quà khích lệ lớn nhất sau những khó khăn chồng chất trong môi trường đặc biệt này là cứu được người bệnh. Có bệnh nhân đã sát cửa tử nhưng đã được giành giật lại sự sống một cách thần kỳ. Miễn bệnh nhân khỏe lại là niềm vui và tinh thần của các bác sỹ cũng như được sống lại cùng bệnh nhân.

Có thể khẳng định, càng ngày vai trò của phụ nữ càng được coi trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những đóng góp của phụ nữ không chỉ giúp “giữ lửa” cho mỗi gia đình, mà còn góp phần tạo dựng, thúc đẩy sự tiến bộ, văn minh xã hội. Trong những giai đoạn khó khăn bởi đại dịch thì vai trò của “phái yếu” lại càng được tô đậm và thể hiện mạnh mẽ.

Nữ chiến binh trong tâm dịch - Ảnh 2

TS Xã hội học Phạm Thị Thúy, giảng viên chính Học viện Hành chính Quốc gia Phân viện TP HCM: Nữ giới nắm vai trò quyết định trong cuộc chiến chống dịch Covid-19

Tôi vô cùng nể phục các nhân viên y tế nói chung và các nữ nhân viên y tế nói riêng vì những đóng góp vô cùng quan trọng của họ trong công tác phòng, chống dịch. Theo tôi, họ nắm giữ vai trò quyết định trong cuộc chiến chống dịch hiện nay. Nếu không có họ, có lẽ đã không thể khống chế được dịch bệnh như thời gian qua, đã không có hàng chục nghìn người được điều trị khỏi bệnh.

Nữ nhân viên y tế là những người cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Bởi chính họ cũng là những người đã phải hy sinh rất nhiều vì nhân dân. Bản thân tôi đã từng trao đổi trực tiếp với mẹ của một nữ bác sĩ đi chống dịch với tư cách chuyên gia tâm lý. Bà cụ chia sẻ với tôi rằng cụ rất nhớ con, con cụ đi chống dịch lâu quá, mẹ già ở nhà một mình rất buồn. Nhưng chính bà lại vô cùng tự hào về công việc mà người con gái của mình đang thực hiện. Có thể thấy được, các nữ nhân viên y tế không chỉ hy sinh sức khỏe, tâm lý của bản thân để lao vào cuộc chiến này, mà còn hy sinh cả hạnh phúc của chính gia đình họ. Tất cả vì bảo vệ sức khỏe của chúng ta.

Tôi cho rằng nhân viên y tế cần được hỗ trợ, chăm sóc về cả thể chất và tinh thần. Mong rằng sẽ có thêm những chế độ, chính sách quan tâm hơn nữa tới các “chiến binh áo trắng” của chúng ta

Nghĩa Toàn (ghi)

 

Nguồn:http://daidoanket.vn/nu-chien-binh-trong-tam-dich-5669834.html?fbclid=IwAR3CsyEi_xB3gHJTA4mixhvzbDabW0Vs_mUfaQ7oPT9RpPzTBH7z3hCGeFA

Rate this item
(0 votes)
  • Video Hoạt Động
  • Giới Thiệu Sách
  • Phiếu Tham Vấn Online

sach-thai-giao

 Sách đã chủ trì hoặc tham gia biên soạn:

 “Thai giáo – phương pháp khoa học dạy con từ trong bụng mẹ" Nxb Phụ nữ, 2011, chủ biên.

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.