• Giới Thiệu Tiến sĩ Phạm Thị Thúy

       Thông tin ngắn về Tiến sĩ Phạm Thị Thúy Mô tả ngắn trang web http://phamthithuy.vn Là nơi Thúy chia sẻ những gì tâm đắc của mình và của mọi người! Tiểu sử  - Chào đời vào 31 Tháng 5 Read More
  • Những đứa con tinh thần: "sinh" chung và "sinh" riêng

    Sách đã chủ trì hoặc tham gia biên soạn: “Tác động giới trên con đường chức nghiệp của công chức ở Việt Nam”, NXB Văn hóa thông tin, 2005, tham gia nghiên cứu và biên soạn. “Cẩm nang phương pháp Read More
  • Dấu ấn sự nghiệp

      - 1995 đến 1999: Cử nhân Xã hội học tại Phân viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội. - 2001 đến 2004 : Thạc sĩ Xã hội học, ĐH KHXH và NV, Hà Nội. Read More
  • Sự cần thiết của công tác tham vấn tâm lý trong học đường

    Tóm tắt Bài viết sử dụng 3 ca học sinh PTTH tự vẫn do một đồng nghiệp, nhà báo chia sẻ và những tình huống thực tế của bản thân đã gặp khi làm công tác tham vấn tâm lý Read More
  • Các bài viết, trả lời phỏng vấn báo chí và video live chia sẻ cùng cộng đồng

    Lưu tư liệu và chia sẻ cho ai cần ạ:07/2019:Web:1. Đừng Biến Gia Đình Thành Nơi Ở Trọ - PV Của Báo chinhphu.vnhttp://phamthithuy.vn/…/113-ts-pham-thi-thuy-voi-bao-chinh-…2. Dạy con biết 'cãi'http://phamthithuy.vn/…/ky-nang-lam-ch…/595-d-y-con-bi-t-cai3. MÔN HỌC HẠNH PHÚChttp://phamthithuy.vn/in…/tai-lieu-hay/596-mon-h-c-h-nh-phuc4. 'Cô gái tử vong bên vỉa hè Sài Gòn': Thói Read More
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Học sinh sợ đến trường vì bị bắt nạt: Rối loạn tâm thần và những hành vi tiêu cực Featured

Thường xuyên bị bắt nạt, thậm chí bị đánh hội đồng, những học sinh yếu thế luôn sống trong cảm giác kinh hoàng, lo sợ, không còn tinh thần học tập và không còn tự tin khi bước ra ngoài cuộc sống.
 
Một buổi nói chuyện chuyên đề dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi bị bắt nạt
Ảnh: Thái Thanh
 
Tiến sĩ tâm lý Lê Minh Công, giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, phân tích: "Những đứa trẻ là đối tượng bị bắt nạt thường là trẻ thiếu tự tin, yếu đuối, nhút nhát, vì thế thường khó hòa nhập hoặc xây dựng được mối quan hệ tích cực với bạn bè. Một đứa trẻ có những khiếm khuyết hay yếu thế, hay có những hành vi ứng xử khác so với đa số các bạn cùng nhóm, cùng lớp, không có kỹ năng, năng lực cảm xúc - xã hội tốt và thường không biết cách làm cho mình khỏe mạnh trong các mối quan hệ hay cảm xúc của mình với nhóm... cũng rất dễ bị bắt nạt. Ngoài ra, các bé có hoàn cảnh khó khăn hay hoàn cảnh đặc biệt làm các bạn chú ý và dẫn tới bắt nạt".
Theo tiến sĩ Công, những trẻ bị bắt nạt có thể thay đổi hành vi theo hướng tiêu cực như lo âu và tức giận, dễ cáu gắt với người khác, có hành vi thu mình, ít nói, buồn chán, ít giao tiếp và sợ hãi khi tiếp xúc, thậm chí rối loạn giấc ngủ hay ăn uống, ít chia sẻ, ít trò chuyện với cha mẹ, chán nản và giảm hứng thú. Trẻ có thể sợ hãi đi học hay đến chỗ đông người. Ở mức độ cao, trẻ có thể có ý nghĩ hoặc có hành vi tự sát. Nhiều trẻ có các biểu hiện của rối loạn tâm thần khác như lo âu, trầm cảm...

Học hành nhiều quá không có thời gian để yêu thương nhau !

Tiến sĩ xã hội học - thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, nhận định rằng chuyện bạo lực, bắt nạt học đường chưa thực sự được các cấp quản lý quan tâm và nhiều người đang còn rất xem nhẹ.
 
"Người Việt hay có câu “yêu cho roi cho vọt”, nên nhiều người có tâm lý họ có quyền đánh con mình, đánh ai đó trong nhà mình để răn dạy - dường như suy nghĩ này đã thành thói quen. Cho nên, họ thường cho rằng, bạo lực là chuyện nhỏ. Còn ở các trường bây giờ, học trò học hành nhiều quá không còn thời gian để yêu thương nhau. Thầy cô cũng không có thời gian để tâm tình với trò. Tình bạn của học trò cũng thế. Tôi buồn nhất là hiện nay, cứ một năm là người ta lại đảo lớp, khi đổi lớp, tất cả xáo trộn, bạn bè thân cũng thành sơ. Lý do có người giải thích nếu để học trò học chung cùng nhau lâu năm, chúng sẽ kết băng nhóm, sẽ tăng bạo lực học đường nhiều hơn! Nếu muốn học sinh (HS) bớt bạo lực, bớt hung bạo, thì càng phải xây dựng tình bạn tốt đẹp, chứ sao lại nghĩ HS học nhóm, thân nhau là sẽ trở nên quậy phá", tiến sĩ Thúy bày tỏ.
Tiến sĩ Lê Minh Công cho rằng người lớn, đặc biệt là cha mẹ hãy trao cơ hội để trẻ có năng lực cảm xúc xã hội tốt và cần phải dạy trẻ các kỹ năng và năng lực này. Hãy luôn khích lệ, yêu thương trẻ, đừng đánh giá tiêu cực hay kỷ luật tiêu cực vì điều này làm cho trẻ luôn sợ hãi, nhút nhát và đánh giá thấp bản thân, từ đó ra ngoài dễ bị người khác bắt nạt.

Nhiều hệ lụy về mặt tâm lý

Chuyên viên tâm lý - thạc sĩ giáo dục học Chế Dạ Thảo (giảng viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho rằng: “Bắt nạt học đường là một hiện trạng đau lòng đang diễn ra trong môi trường giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới và có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động giáo dục với các nạn nhân trực tiếp. Đặc biệt, dưới góc độ tâm lý, dù là nạn nhân, người bắt nạt hay người chứng kiến đều phải chịu những tác động tiêu cực khác nhau. Đối với góc độ nạn nhân, trước tiên các em chịu sự tổn thương về tâm lý, trở nên sợ sệt, nhút nhát, sợ đến trường, hạn chế tham gia các hoạt động tập thể, kết quả học tập sa sút, một số trường hợp dẫn đến trầm cảm hoặc tự tử. Về lâu dài hình thành sự tự ti, mặc cảm về bản thân, cảm thấy thiếu an toàn và bất công xã hội. Về phía người đi bắt nạt, tâm lý hả hê, chiến thắng và đàn áp được người khác tạo ra thói quen sử dụng áp lực và vũ lực để làm việc và ứng xử với người khác”.

Nguyên nhân từ đâu ? 

Chuyên viên tham vấn Nguyễn Thanh Liêm cho rằng, điều kiện kinh tế ngày càng tốt hơn, các em được gia đình tạo điều kiện thuận lợi hơn trong học tập, có nhiều thời gian chơi hơn. Chính vì có nhiều thời gian rảnh rỗi, có điều kiện vật chất đầy đủ, xem phim ảnh bạo lực nhiều... Đó là một trong những nguyên nhân khiến các em sinh ra những tính khí thất thường, hẹp hòi, muốn thể hiện cái tôi cao và một số em có những hành vi bạo lực, ức hiếp bạn bè ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, việc gia đình quá bao bọc cũng là một nguyên nhân dẫn đến trẻ dễ bị bắt nạt. “Nhà trường và thầy cô hiện nay đang thiếu chế tài nghiêm khắc vì họ đang bị tước hết công cụ để kỷ luật các em vi phạm. Điều này đã tạo điều kiện cho một số HS cá biệt nhờn luật, xem thường kỷ luật, tận dụng vào sự tự do cá nhân, xem thường thầy cô và bạn bè”, ông Liêm nói.
Thạc sĩ Minh Hải cũng giải thích thêm: “HS bị bắt nạt thường rơi vào các trường hợp như bị các trẻ lớn hơn bắt nạt, trẻ được nuông chiều trong gia đình cho nên khi đến trường muốn thể hiện quyền lực bằng cách bắt nạt trẻ khác. Cũng có thể là do ganh tị với những HS khác vì bạn giỏi hơn mình trong lĩnh vực nào đó, ví dụ trẻ đó học hành, chơi thể thao hoặc có tài lẻ... Những HS bị bắt nạt thường không có hoặc ít bạn bè, thể trạng ốm yếu, có vẻ ngoài khác biệt”.
Theo thạc sĩ Chế Dạ Thảo, một số nghiên cứu đã chỉ ra, nhóm HS thường xuyên bắt nạt người khác có thể lạm dụng rượu bia, chất kích thích ở tuổi vị thành niên và có tiền án tiền sự liên quan tới bạo lực khi đến tuổi trưởng thành.
Đối với nhóm HS chứng kiến thì tùy thuộc vào tính cách, nền tảng đạo đức và “bộ lọc cá nhân” mà phân nhánh chịu tác động như HS bị bắt nạt hoặc người bắt nạt.

Làm sao để ngăn chặn ?

Theo ông Nguyễn Thanh Liêm, chuyên viên tham vấn Viện Sinh trắc vân tay (TP.HCM), để con mình khi đi học không bị bắt nạt, chúng ta phải cho con rèn luyện về thể chất mạnh mẽ, như học võ để tự vệ khi cần, phải luôn nhắc con mạnh mẽ để tự tin giúp mình và giúp người, chứ không phải học võ để đánh nhau hay ức hiếp bạn khác. “Cha mẹ hãy dạy con về tinh thần nghĩa khí, tham gia vào các câu lạc bộ đội nhóm sinh hoạt cộng đồng để tránh bị lủi thủi một mình dễ bị ức hiếp. Tránh tham gia vào các nhóm phe phái trên Facebook để mắng chửi người khác”, ông Liêm khuyên.
Trong khi đó, thạc sĩ ngành công tác xã hội Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Tương Lai (TP.HCM), nói: “Để ngăn chặn nạn bắt nạt HS trong trường học, chúng ta cần dạy kỹ năng sống cho HS, trong đó tập trung vào các kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng thương lượng, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Bên cạnh đó, cha mẹ phải thường xuyên quan tâm đến trẻ, hằng ngày trao đổi, nói chuyện thân mật để trẻ cảm nhận tình yêu thương của cha mẹ thay vì hay la mắng, trách móc”. Bên cạnh đó, thạc sĩ Minh Hải cũng khuyên: “Cha mẹ nên học cách tôn trọng con trẻ, tôn trọng sự khác biệt. Vì trẻ được tôn trọng trong gia đình, tôn trọng sự khác biệt thì khi đi học trẻ sẽ tôn trọng HS khác và tôn trọng sự khác biệt của HS khác”.
Cũng theo thạc sĩ Minh Hải, ở nhà trường nên có đường dây nóng, hộp thư hoặc phòng tư vấn tâm lý kín đáo để trẻ mạnh dạn chia sẻ khi có nhu cầu giải tỏa tâm lý. Ngành bảo vệ trẻ em cần có chương trình truyền thông giúp cha mẹ, thầy cô, nhân viên trường học nhận ra những dấu hiệu trẻ bị bắt nạt hoặc có hành vi bắt nạt người khác, hậu quả của vấn đề và cách giải quyết.
Trên thực tế, HS vẫn còn là trẻ em. Cho dù các em là người đi bắt nạt bạn khác hoặc là nạn nhân thì cũng cần được người lớn thông cảm giúp đỡ một cách chân thành. Có như thế vấn nạn bắt nạt mới có khả năng giảm được. (còn tiếp)
 
Rate this item
(0 votes)
  • Video Hoạt Động
  • Giới Thiệu Sách
  • Phiếu Tham Vấn Online

sach-thai-giao

 Sách đã chủ trì hoặc tham gia biên soạn:

 “Thai giáo – phương pháp khoa học dạy con từ trong bụng mẹ" Nxb Phụ nữ, 2011, chủ biên.

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.