• Giới Thiệu Tiến sĩ Phạm Thị Thúy

       Thông tin ngắn về Tiến sĩ Phạm Thị Thúy Mô tả ngắn trang web http://phamthithuy.vn Là nơi Thúy chia sẻ những gì tâm đắc của mình và của mọi người! Tiểu sử  - Chào đời vào 31 Tháng 5 Read More
  • Những đứa con tinh thần: "sinh" chung và "sinh" riêng

    Sách đã chủ trì hoặc tham gia biên soạn: “Tác động giới trên con đường chức nghiệp của công chức ở Việt Nam”, NXB Văn hóa thông tin, 2005, tham gia nghiên cứu và biên soạn. “Cẩm nang phương pháp Read More
  • Dấu ấn sự nghiệp

      - 1995 đến 1999: Cử nhân Xã hội học tại Phân viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội. - 2001 đến 2004 : Thạc sĩ Xã hội học, ĐH KHXH và NV, Hà Nội. Read More
  • Sự cần thiết của công tác tham vấn tâm lý trong học đường

    Tóm tắt Bài viết sử dụng 3 ca học sinh PTTH tự vẫn do một đồng nghiệp, nhà báo chia sẻ và những tình huống thực tế của bản thân đã gặp khi làm công tác tham vấn tâm lý Read More
  • Các bài viết, trả lời phỏng vấn báo chí và video live chia sẻ cùng cộng đồng

    Lưu tư liệu và chia sẻ cho ai cần ạ:07/2019:Web:1. Đừng Biến Gia Đình Thành Nơi Ở Trọ - PV Của Báo chinhphu.vnhttp://phamthithuy.vn/…/113-ts-pham-thi-thuy-voi-bao-chinh-…2. Dạy con biết 'cãi'http://phamthithuy.vn/…/ky-nang-lam-ch…/595-d-y-con-bi-t-cai3. MÔN HỌC HẠNH PHÚChttp://phamthithuy.vn/in…/tai-lieu-hay/596-mon-h-c-h-nh-phuc4. 'Cô gái tử vong bên vỉa hè Sài Gòn': Thói Read More
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

"Detox" mạng xã hội là nhu cầu cấp thiết với nhiều người sau những đợt hóng "bão drama". Đây là khoảng lặng để hồi phục, làm sạch tâm hồn và lấy lại sự cân bằng cho tâm trí.

Không thể phủ nhận những lợi ích mà mạng xã hội mang lại như kết nối con người, cập nhật thông tin, cơ hội nghề nghiệp...Tuy nhiên, việc dành quá nhiều thời gian lướt mạng để “hóng drama” có thể khiến nhiều người đánh mất sự tỉnh táo, dễ dàng trượt vào những lối tư duy, hành vi ứng xử và văn hóa độc hại trên không gian mạng.

Khi tâm trí bị bủa vây bởi những tin tức tiêu cực, tranh cãi không hồi kết, sức khỏe tinh thần và chất lượng sống cũng theo đó mà suy giảm nghiêm trọng. “Detox” mạng xã hội - giảm bớt hoặc tạm ngưng sử dụng các nền tảng mạng không còn là trào lưu nhất thời mà đang là nhu cầu cấp thiết với nhiều người trẻ hiện nay.

Nhiều người đang ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội, tiếp nhận nhiều thông tin tiêu cực (Ảnh minh họa)

Nhiều người đang ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội, tiếp nhận nhiều thông tin tiêu cực (Ảnh minh họa)

Sau đây là một số cách “detox” mạng xã hội hiệu quả:

  • Thiết lập khung giờ cố định

Cách đơn giản nhất để kiểm soát việc sử dụng mạng xã hội là phân chia thời gian hợp lý: có khung giờ dành cho công việc (trả lời tin nhắn, email,…) và khung giờ riêng cho việc giải trí.

Điều quan trọng là phải giữ kỷ luật. Đừng để bản thân trôi theo cảm xúc rồi “lướt” mạng xã hội trong vô định. Mỗi phút trôi qua là một phần thời gian và năng lượng đang bị tiêu tốn, hãy dùng chúng một cách có chủ đích..

Một nguyên tắc khá hiệu quả là tỉ lệ 20-40-40. Trong đó 20% thời gian online cho giải trí, 40% cho công việc và 40% còn lại là dành cho cuộc sống thật ăn uống, vận động, giao tiếp trực tiếp với người thân, bạn bè” -  Theo lời khuyên từ Tiến sỹ tâm lý Phạm Thị Thúy.

  • Làm sạch trang cá nhân

Mạng xã hội vận hành bằng thuật toán và nó luôn ưu tiên hiển thị những nội dung mà chúng ta quan tâm, tương tác. Càng click vào những thứ tiêu cực, nó càng “gợi ý” thêm những điều tương tự.

Chính vì vậy nên ẩn, bỏ theo dõi những nguồn thông tin mang tính toxic độc hại, tiêu cực, không mang ý nghĩa hay thông điệp có ích. Nên có xu hướng theo dõi những điều đem đến năng lượng tích cực, có thể đem đến những điều bổ ích.

  • Nhận diện điểm yếu của chính mình

Theo Tiến sỹ Phạm Thị Thúy: “Bản năng của con người là dễ bị hấp dẫn bởi những điều mới lạ, kịch tính. Chúng ta tò mò, sợ bị bỏ lỡ (hội chứng FOMO), nên dễ bị cuốn vào drama, tin xấu, chuyện giật gân. Đặc biệt khi tinh thần không ổn định, rất dễ rơi vào cái bẫy của mạng xã hội”.

Chính vì thế, người dùng mạng xã hội cần có “tấm khiên” bảo vệ: chủ động xây dựng không gian mạng lành mạnh, nếu cần thiết hãy đặt chuông nhắc giờ để không “lạc trôi” quá lâu trong thế giới ảo.

Nên có cách thức và thời gian sử dụng mạng xã hội hợp lý (Ảnh minh họa)

Nên có cách thức và thời gian sử dụng mạng xã hội hợp lý (Ảnh minh họa)

  • Nuôi dưỡng nhiều sở thích và thú vui có ích hơn

Các chuyên gia cho rằng, ngay cả khi bạn dùng mạng xã hội theo cách tích cực, thì việc dành quá nhiều thời gian trên mạng cũng có thể gây hại nhiều hơn là có lợi. Để từ bỏ thói quen xấu này, hãy tích cực phát triển những sở thích và lĩnh vực bạn quan tâm như chơi thể thao, đọc sách, đi dạo, học vẽ, đàn…Hãy kết hợp các hoạt động đó sao cho mỗi ngày đều có mục đích và ý nghĩa.

Mạng xã hội là “không gian an toàn” để kết nối và thể hiện bản thân. Tuy nhiên, sự thật là không gì có thể thay thế được những tương tác ngoài đời thực. Hãy chủ động giao tiếp, kết nối với những người xung quanh và đừng để các mối quan hệ ảo chiếm chỗ những kết nối thực sự trong cuộc sống.

  • Cất điện thoại khỏi tầm nhìn

Khi điện thoại không còn nằm trong tầm tay, việc tránh xa mạng xã hội sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Hãy thử để điện thoại ở một phòng khác khi bạn làm việc, hoặc cất vào ngăn kéo trước khi đi ngủ. Xa tầm mắt, xa rời cám dỗ - đơn giản nhưng hiệu quả.

Việc lạm dụng mạng xã hội, lao vào những

Việc lạm dụng mạng xã hội, lao vào những "drama" tiêu cực sẽ dễ gây ra nhiều hệ lụy về mặt tinh thần (Ảnh minh họa).

Trên thực tế, không phải ai cũng có thể rời xa mạng xã hội hoàn toàn, nhất là khi công việc, cuộc sống còn phụ thuộc vào nó. Nhưng với những người đang rơi vào khủng hoảng tâm lý, bị tấn công, bắt nạt hoặc cuốn vào tranh cãi online, thì việc “cai dài hạn” - tạm đóng mạng xã hội một thời gian là điều rất cần thiết.

Có thể bắt đầu từ việc dừng 1 ngày, 1 tuần rồi đến 1 tháng rồi lâu hơn, tùy vào mức độ tổn thương và nhu cầu cá nhân. Quan trọng nhất là tạm ngắt kết nối với thế giới ảo để quay về chăm sóc đời sống thật. Đây là khoảng lặng để hồi phục, làm sạch tâm hồn và lấy lại sự cân bằng bên trong.

Mạng xã hội vốn là công cụ hữu ích nếu được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, khi nó bị lạm dụng như một nơi để "tiêu thụ drama", để xét và chỉ trích, nó sẽ trở thành mảnh đất độc hại. Giới trẻ là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc nhất bởi mạng xã hội và những cơn bão drama, nên cần tỉnh táo trước làn sóng tiêu cực đang tràn lan. 

Kiều Giang

Sự tò mò, tâm lý a dua và nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO) khiến nhiều người vô tình trở thành nạn nhân của những nội dung độc hại trên mạng xã hội.

“Drama” mạng xã hội: Sự lan truyền văn hóa độc hại

Thời gian qua, nhiều sự việc ồn ào liên tục xảy ra trên mạng xã hội, thu hút sự quan tâm của dân mạng mà theo ngôn ngữ giới trẻ là “hóng/hít drama không kịp thở”. Hết streamer vướng lùm xùm từ thiện, tình ái đến KOLs quảng cáo sai sự thật. Phần lớn các vụ lùm xùm thường dính dáng đến người nổi tiếng có sức ảnh hưởng đến cộng đồng.

Gây “bão” bậc nhất thời gian qua có lẽ là vụ ồn ào tình ái của streamer ViruSs, Rapper Pháo và Tiktoker Ngọc Kem. Nhiều người vô cùng khó hiểu khi một phiên livestream đối chất, đấu tố lẫn nhau giữa ViruSs và Pháo kéo dài đến nửa đêm thu hút tới gần 5 triệu lượt xem, lúc cao điểm có đến 1,6 triệu người xem cùng lúc.

Vụ việc được bình luận, chia sẻ rầm rộ, lan truyền khắp cõi mạng. Rõ ràng, "drama" không còn là câu chuyện của người nổi tiếng mà trở thành “sân chơi” cho đám đông thể hiện quan điểm và đôi khi, công kích cá nhân.

Ồn ào tình ái của Streamer ViruSs là tâm điểm chú ý trên mạng xã hội thời gian qua.

Ồn ào tình ái của Streamer ViruSs là tâm điểm chú ý trên mạng xã hội thời gian qua.

Không ít bạn trẻ xem việc cập nhật nhanh "drama" như một cách khẳng định “mình đang theo kịp thời cuộc”. Thay vì dành thời gian cho các hoạt động ý nghĩa như học tập, làm việc hay phát triển bản thân, khiến đời sống tinh thần và tư duy bị chi phối bởi những câu chuyện thị phi trên mạng. Sự tò mò, tâm lý a dua và nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO) khiến họ vô tình trở thành nạn nhân của những nội dung độc hại.

Nói về vấn đề này, Tiến sĩ tâm lý Phạm Thị Thúy trăn trở: “Nhiều người trẻ đang dành thời gian, công sức, sự chú ý, quan tâm của họ cho những chuyện nhảm nhí, những thông tin đời tư thiếu kiểm chứng, những vấn đề mà lẽ ra nên “đóng cửa bảo nhau” được công khai “lột trần” trên mạng. Vậy thì “bản đồ văn hóa” của chúng ta, của giới trẻ đang như thế nào? Và giới trẻ đang đi về đâu, họ sẽ là ai trong tương lai? Họ sẽ làm được điều gì có ích cho chính họ, cho gia đình họ, cho cộng đồng, xã hội?”.

Nhiều người trẻ dành thời gian, công sức để

Nhiều người trẻ dành thời gian, công sức để "hóng drama" trên mạng xã hội (Ảnh minh họa)

Mặt tích cực của "drama"

Những vụ ồn ào trên mạng vừa qua, ngoài những hệ lụy mà hầu như ai cũng thấy, thật ra cũng có điểm tích cực. Nhiều bạn trẻ đã bắt đầu nhận ra, hoặc cảm nhận một cách rõ ràng hơn sau bão “drama”, rằng việc suốt ngày “hóng biến”, theo dõi những luồng thông tin tiêu cực trên mạng chẳng giúp ích gì, mà còn gây mất thời gian, sức khỏe bị tổn hại, tâm trí mệt mỏi hơn.

“Bão drama” cũng là một lời nhắc quan trọng, lời “cảnh tỉnh” dành cho các bậc phụ huynh: đã đến lúc nên để mắt kỹ hơn đến đời sống tinh thần và những gì con cái mình tiếp xúc mỗi ngày trên mạng, trước khi mọi chuyện bị đẩy đi quá xa.

“Thậm chí, không chỉ cha mẹ mà thầy cô và những người làm công tác giáo dục, họ cũng cần chú ý hơn nhiều đến việc định hướng giới trẻ trong vấn đề tham gia mạng xã hội” – Tiến sỹ Phạm Thị Thúy nêu ý kiến.

Đã đến lúc cần

Đã đến lúc cần "detox” mạng xã hội (Ảnh minh họa)

Người ta bắt đầu quan tâm đến chất lượng cuộc sống thực thay vì chạy theo những “ảo ảnh” trên mạng. Cuộc sống thực ở đây là sức khỏe, là năng suất lao động, niềm vui của sự tiếp xúc, chia sẻ, tương tác trực tiếp với người thân, bạn bè…Người trẻ đang dần nhận ra, mạng xã hội đang chi phối cuộc sống của họ quá nhiều.

Thực ra người dùng mạng cũng chán cái thuật toán đấy rồi, họ nhận thấy hậu quả và muốn nâng cao chất lượng sống. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh dùng mạng xã hội quá nhiều sẽ gây lo âu, trầm cảm, cùng các vấn đề như suy giảm nhận thức, giảm năng lực suy nghĩ, năng lực ra quyết định. Và đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến khả năng kiểm soát cảm xúc” – Tiến sỹ Phạm Thị Thúy cho biết.  

Chính vì vậy cần “detox ”mạng xã hội là một nhu cầu cấp thiết. Đó không chỉ là cách để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân, mà còn là cơ hội để thiết lập lại thói quen sống lành mạnh, ý nghĩa, sâu sắc hơn.

Kiều Giang

Theo các chuyên gia, để có một không gian mạng lành mạnh, người dùng mạng xã hội cần giữ thái độ tỉnh táo và có chọn lọc khi tiếp cận thông tin.

 

Cần nuôi dưỡng "khẩu vị thông tin" lành mạnh

Theo thạc sĩ Quang Thị Mộng Chi, giảng viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM): "Người trẻ cần nuôi dưỡng "khẩu vị thông tin" lành mạnh cho bản thân. Càng tiêu thụ nhiều drama, não bộ càng dễ bị kích thích bởi cảm xúc tiêu cực. Thay vì lặp lại vòng xoáy hóng hớt mỗi ngày, người dùng có thể lựa chọn những nội dung tích cực, truyền cảm hứng, giúp ích cho cuộc sống và công việc. Có thể ẩn hoặc bỏ theo dõi các tài khoản thường xuyên đăng tải nội dung gây tranh cãi, thay vào đó là theo dõi các trang đăng nội dung tích cực. Việc chủ động làm sạch không gian mạng sẽ giúp người dùng giữ được sự an yên và tỉnh táo trong thế giới trực tuyến đầy biến động".

Còn thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn Truyền thông (Trường ĐH Văn Hiến), cho rằng thói quen hóng drama khiến giới trẻ dễ bị cuốn vào những câu chuyện gây sốc, gây mất thời gian theo dõi, hoặc tham gia các luồng ý kiến tranh cãi không hồi kết. Từ đó sẽ bỏ qua những thông tin tích cực, những vấn đề xã hội đáng quan tâm, có ảnh hưởng thiết thực đến cuộc sống của bản thân. Dưới góc độ truyền thông, ông Tiến lo ngại tình trạng hóng drama với những thông tin chưa được kiểm chứng sẽ tạo ra một không gian mạng xã hội độc hại.

Cảnh báo thị hiếu lệch lạc 'hóng drama': Cần siết chặt kiểm soát nội dung mạng xã hội- Ảnh 1.

Tham gia các hoạt động thể dục thể thao cũng là cách để giảm bớt theo dõi tin tiêu cực trên mạng xã hội

ẢNH: THANH NAM

"Người trẻ cần xây dựng thói quen chọn lọc thông tin từ những nguồn tin uy tín, báo chí chính thống. Cần có tư duy phản biện, đánh giá, phân tích thông tin một cách khách quan, biết phân biệt giữa thông tin giải trí và thông tin mang tính giáo dục, phản ánh các vấn đề xã hội quan trọng. Người trẻ nên có thời gian sử dụng mạng xã hội phù hợp. Thay vì chỉ theo dõi các scandal, hãy dành thời gian tìm hiểu những vấn đề xã hội, tham gia các hoạt động để phát triển bản thân…", ông Tiến nói.

Nhiều hệ lụy về sức khỏe

Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương (TP.Hà Nội), cho biết việc hóng drama, những tin tiêu cực sẽ làm tiêu hao sự chú ý, năng lượng và sức khỏe tâm thần mỗi ngày.

Bác sĩ Thu nói: "Việc hóng drama, xem tin tiêu cực thâu đêm suốt sáng sẽ phá vỡ nhịp sinh học tự nhiên, làm suy giảm chất lượng giấc ngủ, dẫn đến các hiện tượng đầu óc lơ mơ, kém tập trung vào hôm sau, dễ cáu gắt, lo âu, mất kiên nhẫn và làm suy giảm trí nhớ ngắn hạn, ảnh hưởng khả năng học tập, làm việc… Hệ lụy sau đó có thể là tăng nguy cơ trầm cảm, lo âu và các vấn đề tâm lý nghiêm trọng, suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn tiêu hóa và đau dạ dày. Đặc biệt là nguy cơ "lệch chuẩn đạo đức" và chai lỳ cảm xúc. Việc thường xuyên tiếp xúc và hóng drama có thể khiến giới trẻ bình thường hóa các hành vi như mỉa mai, chửi bới, lật mặt, đấu tố, dẫn đến làm mất khả năng đồng cảm…".

Cảnh báo thị hiếu lệch lạc 'hóng drama': Cần siết chặt kiểm soát nội dung mạng xã hội- Ảnh 2.

Người dùng mạng xã hội cần tỉnh táo và có chọn lọc khi tiếp cận thông tin

ẢNH: HOÀNG THANH QUYÊN

Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Chính trị khu vực 2, đề xuất: "Để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ mạng xã hội, cần đẩy mạnh các sự kiện giáo dục lành mạnh, cung cấp những thông tin có giá trị và hữu ích. Bên cạnh đó, cần xây dựng các công cụ kiểm soát an ninh mạng, cần quan tâm hơn những tác động tiêu cực về mặt tinh thần, xử lý kịp thời những buổi livestream nhảm nhí và ngăn ngừa thông tin độc hại".

Tiến sĩ Thúy nhấn mạnh cần có sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong việc giáo dục các giá trị đạo đức, hình thành nhân cách và định hướng cho thế hệ trẻ. Nếu không có thể sẽ xuất hiện một thế hệ chỉ biết sống trong sự nhạt nhẽo, thiếu động lực, không còn đủ sức mạnh để đối mặt với những thách thức của cuộc sống hiện đại.

Nên có chế tài mạnh và nghiêm khắc hơn

Theo thạc sĩ, luật sư Trần Anh Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM), xu hướng hóng drama hay tham gia các vụ tranh cãi trên mạng có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực sâu rộng đối với xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh mạng xã hội trở thành nền tảng quan trọng trong giao tiếp và tương tác.

Luật sư Tuấn cho rằng: "Việc cơ quan chức năng đưa ra những chế tài mạnh mẽ và nghiêm khắc hơn để xử lý những người tạo ra drama, scandal và phát tán tin tiêu cực trên mạng xã hội là nên được xem xét. Nếu các chế tài hiện hành không đủ mạnh hoặc không được thực thi nghiêm túc sẽ dẫn đến những hành vi tiêu cực này ngày càng phổ biến và ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội. Việc xử lý mạnh mẽ và nghiêm khắc không chỉ giúp ngăn chặn việc lan truyền các thông tin gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác mà còn răn đe những người có ý định tạo ra drama hoặc phát tán tin tiêu cực. Cần có sự kết hợp giữa các biện pháp xử lý hành chính, hình sự và sự hợp tác với các nền tảng mạng xã hội để đảm bảo các thông tin xấu được kiểm soát chặt chẽ, đồng thời bảo vệ quyền lợi và quyền riêng tư của cá nhân…".

Luật sư Nguyễn Vũ Tuấn Tú (Trưởng phòng Quản lý đào tạo Viện Nghiên cứu pháp luật phía nam) cũng cho rằng cần có chế tài nghiêm khắc hơn đối với hành vi lan truyền thông tin tiêu cực trên mạng xã hội. "Cần nâng mức phạt lên cao hơn để răn đe. Bên cạnh đó, các nền tảng chủ động siết chặt kiểm soát nội dung, nên có cơ chế lọc nội dung chặt hơn để ngăn chặn tin giả, nội dung tiêu cực. Cơ quan có thẩm quyền nên "để ý" các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội, tăng mức phạt, thậm chí rút giấy phép nếu để tình trạng tin tiêu cực tràn lan, đảm bảo các nội dung lành mạnh trên mạng xã hội. Ngoài ra, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục về trách nhiệm khi sử dụng mạng xã hội. Và người dùng cần hiểu rõ về hậu quả pháp lý khi phát tán thông tin sai lệch…", luật sư Tú nói.

 

Nguồn: https://thanhnien.vn/canh-bao-thi-hieu-lech-lac-hong-drama-can-siet-chat-kiem-soat-noi-dung-mang-xa-hoi-185250406194025239.htm?gidzl=VOwYAw5qXNLzbgCkfcw7TdkMg2YwEDuXPSpzVkavqtCrblLwwsxI8sR3e7hgFuCkDyUbUcBlp1TietADSm

Theo các chuyên gia tâm lý, có nhiều lý do, động cơ dẫn đến việc một số người bất chấp tính mạng chỉ để “sống ảo”. Và đây cũng là một hiện tượng đáng báo động.

 

Sự tác động mạnh mẽ của mạng xã hội

PGS.TS Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho biết việc sống trong nền kinh tế chú ý, cùng sự tác động mạnh mẽ của mạng xã hội đối với người trẻ đã thúc đẩy việc “sống ảo”.

Theo ông Nam, gần đây các bạn gen Z còn sáng tạo ra thuật ngữ "flexing" (khoe khoang quá mức) cũng hàm ý tương tự. Rồi hội chứng FOMO luôn sợ bị bỏ lỡ một trend nào đó khiến mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ. Ước mơ của mỗi cá nhân dường như chỉ muốn 1 lần tạo trend của riêng mình hoặc là người theo trend nhanh nhất. Lúc này, việc “sống ảo” không còn chỉ là nơi để giao lưu, chia sẻ mà còn là để thể hiện bản thân, khẳng định cá tính.

"Khi một người đăng tải những bức ảnh, clip đẹp, độc đáo, làm người khác quan tâm, họ sẽ nhận được sự yêu thích của bạn bè, người thân và cộng đồng mạng. Điều này có thể mang lại cảm giác quyền lực và có thể tạo ra thu nhập, từ đó tạo áp lực vô hình khiến họ sẵn sàng bất chấp nguy hiểm để có được những bức ảnh, đoạn clip như vậy”, ông Nam phân tích.

Bất chấp tính mạng để… sống ảo: Vì sao lại liều mạng đến vậy? - Ảnh 1.

Chất chấp nguy hiểm để chụp ảnh "sống ảo" là hiện tượng đáng báo động

ẢNH: T.A

Tiến sĩ xã hội học, chuyên viên tham vấn tâm lý Phạm Thị Thúy (Học viện Chính trị khu vực II) cũng chỉ ra nhiều lý do và động cơ. Đầu tiên, theo chị Thúy là vì nhiều người hơi chủ quan khi nhận thức về sự an toàn. Có thể họ biết là nguy hiểm nhưng lại coi nhẹ hoặc không lường trước được hậu quả. Thứ 2, vì muốn câu like, câu view, gây sự chú ý. Thực tế bây giờ một bức ảnh độc lạ, khác biệt thì sẽ thu hút nhiều lượt tương tác và đó cũng là tiêu chí để cho thấy ai đó đang nổi tiếng trên mạng. Hiện nay, các bạn trẻ lại có xu hướng chạy theo những sự nổi tiếng ảo đấy nên họ bất chấp nguy hiểm. Thứ 3, do sự ảnh hưởng của các trào lưu trên mạng xã hội. Khi một địa điểm nào đó hot, được nhiều người check-in thì các bạn trẻ cũng muốn bắt chước nhau. Thậm chí càng mạo hiểm thì lại càng thích.

Bên cạnh đó, chị Thúy cho rằng việc những TikToker, YouTuber cố tình tạo ra những thử thách nguy hiểm để câu like, câu view cũng khiến một số bộ phận giới trẻ cảm thấy thích thú và làm theo. Ngoài ra là do sự bất ổn tâm lý. "Một bộ phận giới trẻ hiện nay được gọi là “thế hệ bông tuyết”, tức họ không có định hướng tương lai, cảm thấy cuộc đời không có giá trị nên muốn thực hiện những thử thách mang tính nguy hiểm, liều lĩnh để một là nổi tiếng hoặc nếu đánh đổi bằng tính mạng cũng không có gì hối tiếc. Đây là điều mà tôi thấy rất đáng lo ngại”, chị Thúy nhấn mạnh.

Thạc sĩ Nguyễn Anh Khoa, Phó giám đốc Trung tâm tham vấn tâm lý và hỗ trợ pháp luật, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, chỉ ra rằng: “Một phần là do còn trẻ tuổi nên một số người trẻ chưa có khả năng kiểm soát tốt hành vi, họ dễ bị thu hút bởi những trào lưu trên mạng. Hơn nữa, người trẻ thường thích trải nghiệm những gì mạo hiểm, phiêu lưu. Cũng có thể trong cuộc sống hằng ngày họ không được công nhận. Do đó, họ khao khát sở hữu những bức ảnh độc đáo để "sống ảo", tìm kiếm sự chú ý, khẳng định giá trị bản thân, mong muốn được cộng đồng mạng công nhận và yêu thích”.

Như vậy, theo các chuyên gia có thể thấy việc bất chấp tính mạng để "sống ảo" là xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Từ việc khao khát được công nhận, do sự tác động mạnh mẽ của mạng xã hội, cho đến thiếu nhận thức về nguy hiểm và nhu cầu được khám phá… Tất cả những điều đó khiến một người dễ dàng đưa ra những quyết định liều lĩnh, bất chấp nguy hiểm.

Để không bị cuốn vào những sự công nhận... ảo

Một khi trào lưu "sống ảo" đang ngày càng bị đẩy đi xa, khi có những người sẵn sàng đánh đổi sự an toàn, thậm chí là tính mạng chỉ để có được một bức ảnh "sống ảo" như ý thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Theo ông Nam, đó không chỉ là những ảnh hưởng tiêu cực đến đến cá nhân mà cả xã hội.

“Với cá nhân, họ có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng, bị thương tật suốt đời. Với xã hội, nó tạo nên một tiền lệ xấu, khiến nhiều người khác học theo, gây ra những tai nạn đáng tiếc. Thậm chí, nó còn làm ảnh hưởng đến hình ảnh của đất nước, của cộng đồng khi những hình ảnh tai nạn được lan truyền trên mạng xã hội”, ông Nam cho biết.

Đưa ra giải pháp về vấn đề này, thạc sĩ Anh Khoa cho biết: “Mỗi người cần học cách kiểm soát lại hành vi, cân nhắc những hậu quả có thể xảy ra trước khi làm một việc gì đó. Phải có sự sàng lọc trong việc hưởng ứng các trào lưu. Đặc biệt là học cách sử dụng mạng xã hội một cách thông minh. Phải nhận thức được giá trị thật sự nằm ở những hành động có ích mà bản thân mang lại cho cộng đồng chứ không phải những lượt like, share trên mạng. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng nên quản lý chặt chẽ hơn, đặt biển cảnh báo ở những nơi nguy hiểm tại các địa điểm du lịch”.

Còn chị Thúy thì khuyên bản thân mỗi người phải học cách sống tích cực để không bị cuốn vào những thành công... ảo. Đồng thời, nên tạo điều kiện để người trẻ được tham gia vào các hoạt động tình nguyện, câu lạc bộ, chương trình ngoại khóa để họ được kết nối với nhau, có cơ hội thể hiện bản thân. “Khi đã thể hiện được giá trị thật của bản thân trong cuộc sống thực thì giới trẻ sẽ không có nhu cầu thể hiện mình trên mạng xã hội ảo nữa”, chị Thúy nói.

Theo các chuyên gia, thay vì mải mê “sống ảo”, thì mỗi người nên chú trọng phát triển bản thân, duy trì lối sống lành mạnh vì nó tạo ra rất nhiều lợi ích. Chị Thúy chia sẻ: “Mỗi người nên không ngừng học hỏi, nâng tầm tri thức, trình độ. Khi đó bạn sẽ tự tin hơn, không cần những sự công nhận ảo ở trên mạng nữa. Quan tâm đến việc cải thiện, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. Khi có sức khỏe, tinh thần lành mạnh, thoải mái thì tự khắc sẽ giảm được những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống. Đồng thời, hãy gia tăng sự tự tin, nội lực từ bên trong, phát triển những mối quan hệ chất lượng trong đời sống thực để giúp bạn hạnh phúc, có cơ hội thành công hơn”.

 

Nguồn: https://thanhnien.vn/bat-chap-tinh-mang-de-song-ao-vi-sao-coi-thuong-mang-song-den-vay-185250321131241908.htm?fbclid=IwY2xjawJavUFleHRuA2FlbQIxMAABHRxAHkq0_BbR73bgQWQ5oiktlnyStLMjRuU2Db3XY8gkdxBop-WYcoGu8Q_aem_bGpoXGrEbmcq2ht-xv7lsg

Ghen vốn là chuyện muôn thuở. Nhưng ghen sao cho văn minh để giữ được người thương của mình và nhất là không vi phạm pháp luật? Đây cũng là vấn đề được nhắc đến nhiều sau những vụ ghen tuông ồn ào dư luận và nhiều tranh cãi thời gian qua.

 
Ghen cũng được nhưng phải văn minh - Ảnh 1.

Tình yêu cần được nuôi dưỡng bằng sự kết nối, sẻ chia cùng nhau chứ không phải nuôi lớn trong sự ghen tuông - Ảnh: Q.ĐỊNH

Cùng với sự cộng hưởng từ mạng xã hội, chuyện ghen tuông vốn không mới, nhưng lại dễ trở thành đề tài bàn tán. Tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy (giảng viên Học viện Hành chính quốc gia TP.HCM) cùng trò chuyện với Tuổi Trẻ về câu chuyện này. Bà Thúy nói:

Ghen là cơ chế tâm lý hết sức tự nhiên của con người.

Nhu cầu gắn bó muốn thuộc về ai đó, mong ai đó thuộc về mình ngay từ nhỏ mỗi người đã có. Ngay từ lúc còn là đứa trẻ, người ta đã không muốn chia sẻ hay mất đi người quan trọng với mình.

Đây là cơ chế phòng vệ mang tính bản năng, nhất là yêu với sự gắn kết riêng tư, sâu sắc. Và vì yêu nên ta luôn muốn người đó chỉ là của riêng mình, chuyện ghen càng trở nên sâu sắc.

Ghen mang tính bản năng nhưng không phải muốn ghen như thế nào cũng được. Bởi được giáo dục, có nhân cách và văn hóa nên mọi hành xử của chúng ta cần dựa trên sự hiểu biết, rèn luyện, đạo đức chứ không thể thái quá, hại mình và hại người.

TS PHẠM THỊ THÚY

Học kiểm soát, học giao tiếp để ghen văn minh 

* Ghen văn minh chắc không phải là điều mới vì được đề cập nhiều rồi. Theo bà, ghen thế nào mới gọi là văn minh?

Ghen cũng được nhưng phải văn minh - Ảnh 2.

TS PHẠM THỊ THÚY

- Đúng là khi ghen, bản năng trỗi dậy rất mạnh và khó kiểm soát cảm xúc. Nhưng hoàn toàn có thể rèn luyện để ghen một cách văn minh.

Đầu tiên, học kỹ năng kiểm soát cảm xúc, nâng cao trí tuệ cảm xúc để nhận diện cơn ghen, đủ bản lĩnh dừng hành động bản năng, không đánh mất lý trí, không bị cơn ghen lôi đi. Bước này quan trọng, vì nếu không làm được, ai cũng sẽ dễ mất kiểm soát cảm xúc, hành vi.

Kế đó phải biết giao tiếp. Kẻ thứ ba không tự nhiên xuất hiện nếu mối quan hệ giữa hai người không có vấn đề. Vì vậy, cần nói chuyện được với vợ (chồng) hoặc người yêu mình.

Nói chuyện để cả hai bên hiểu nhau hơn, bình tĩnh hơn, hành xử đúng đắn và tránh ghen bóng ghen gió, biết xử lý vấn đề có lý trí hơn, chứ không cả giận mất khôn.

Có những người ghen vì ảo tưởng, luôn trong trạng thái suy diễn, tưởng tượng. Phải nói thật là phụ nữ dễ mắc điều này hơn. Mà như vậy rất dễ nuôi dưỡng cơn ghen, khiến nó trỗi dậy mạnh mẽ, nông nổi hơn nên mỗi người cần tự nhắc mình tránh suy diễn, "trọng chứng hơn trọng cung" trong mối quan hệ.

 

Quan trọng là cần xem xét mối quan hệ của mình, nếu đang tốt làm sao một ai xen vào được. Tất nhiên cũng có trường hợp người thứ ba cố tình phá hoại tình cảm, hôn nhân của người khác. Nhưng phải nhắc lại với nhau rằng trước tiên và trên hết nếu không có bất ổn từ chính người trong cuộc sẽ không dễ tạo cơ hội cho người khác.

Kiểm định lại mối quan hệ của bản thân

* Như bà vừa nói, đôi lúc do tưởng tượng và ghen bóng gió. Nhưng cũng có người cuồng ghen, phải xử trí sao trong hoàn cảnh này?

- Cuồng ghen bệnh lý có thể là một triệu chứng của rối loạn tâm lý tâm thần, không thể dùng lý trí hay những cách thông thường để cân bằng cảm xúc, dễ gây ra hành vi có hại cho bản thân và người khác. Trường hợp này cần phải được thăm khám, điều trị bởi các nhà chuyên môn như bác sĩ tâm thần.

Ai rơi vào hoàn cảnh này, tôi lưu ý là không nên tự kết luận bệnh của bản thân nếu chỉ đọc một vài thông tin đâu đó hay "tư vấn bởi bác sĩ Google". Không thể chủ quan, vì hệ quả có thể rất nguy hiểm, bởi ngay chuyên gia tâm lý cũng không đủ sức can thiệp mà cần kết hợp giữa bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý.

* Nhưng tình cảm khó cưỡng cầu. Có cần níu kéo khi sự chung thủy trong tình yêu đã không vẹn nguyên nữa?

- Như đã nói, người thứ ba chen vào thường là lúc mối quan hệ giữa hai người có rạn nứt. Khi hai người trong cuộc đã không thể kết nối, không nói chuyện với nhau được nữa, đều cần đến hỗ trợ của người tin cậy như bố mẹ, bạn bè, người thân thiết.

Nếu mọi nỗ lực vẫn không thể cứu vãn tình hình, cả hai cần tự kiểm lại xem có còn yêu nhau nữa không. Khi thật sự đã hết thì chia tay là một cách ứng xử văn minh chứ không phải ghen tuông hay cố tìm cách níu kéo thêm nữa.

Giữ hạnh phúc cho chính mình

* Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúng ta vẫn hay nói vậy. Liệu có cách phòng ngừa những cơn ghen độc hại?

- Quan trọng nhất phải là nuôi dưỡng tình yêu trong tình yêu và hôn nhân. Không chỉ là nuôi dưỡng tình yêu giữa vợ và chồng, mà còn nuôi dưỡng tình yêu trong tim mình để giữ sự chung thủy. Hãy giữ sự tôn trọng nhau, kết nối để khi có vấn đề gì cũng có thể ngồi lại nói chuyện và cùng nhau giải quyết.

Đặc biệt cần coi trọng giá trị gia đình. Ngoại tình, ghen tuông, ly hôn ngày càng phổ biến có hệ quả từ việc coi nhẹ giá trị gia đình vốn là giềng mối quan trọng của người Việt. Nguy hại là nhiều bạn trẻ nhìn vào hiện thực bất ổn của mối quan hệ gia đình lại ngại kết hôn hay kết hôn muộn.

Giá trị gia đình của người Việt thiêng liêng và cần gìn giữ. Đề cao cái tôi cá nhân quá mức sẽ không muốn kết hôn, thậm chí dễ ly hôn.

Thực tế tư vấn tâm lý nhiều năm qua, tôi thấy ngoại tình, ly hôn, kết hôn muộn đều ít nhiều xuất phát từ việc coi nhẹ giá trị gia đình. Nhiều người sau ly hôn rất đau khổ, gặp khó khăn, suy giảm sức khỏe tâm thần, trở thành nạn nhân của chính mình.

 
Nhờ duyên với BĐG và sự đồng cảm, giúp đỡ của bao người, sự kiên trì của bản thân nên chim non cứ tha từng chút từng chút, nhân nay mình tiếp tục lựa chọn hướng đi là Giới nên điểm nhanh xíu vài kỷ niệm nho nhỏ:
* Học cử nhân và thạc sĩ xhh Thúy đều thích môn Giới. Cô Lê Thị Quý là người truyền cảm hứng cho mình. Luận văn ths. Xhh bảo vệ năm 2004 với đề tài Vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị ở cơ sở.
* Sau đó có cơ hội làm vài nghiên cứu liên quan và nhất là được đi chia sẻ về Bình đẳng giới (BĐG với hạnh phúc gia đình, BĐG trong công sở, BĐG trong lãnh đạo quản lý), rồi Bạo lực gia đình, Quấy rối tình dục và các đề tài khác cho phụ nữ, cho gia đình...Tiêu biểu là 2 lần tập huấn cho cán bộ lãnh đạo nữ toàn quốc năm 2020 và 2022 (mỗi năm 4 lớp, nữ lãnh đạo miền Bắc, miền Nam, miền Trung và nữ lãnh đạo bộ ngành). Và các ct về BĐG tổ chức bởi Sở ldtbxh và hội phụ nữ các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Cà Mau, Hậu Giang, Đồng Tháp ... ! Rồi vài trường học mời chia sẻ (Đh Công thương, trường MN 19.5...)
* Viết bài về BĐG và Pn trên báo Phụ nữ Tp.HCM, báo PNVN, SGGP, Tuổi trẻ ...
Và còn nhiều kỷ niệm nữa chưa nhớ ra hết. Hihi
Mong vẫn đủ duyên đủ sức khỏe đi tiếp con đường đang đi...
Vài link kỷ niệm và hình lưu lại kỷ niệm:
1. Kỷ niệm lớp lãnh đạo nữ:
2. Bài về BĐG nhân ngày 8.3: PHỤ NỮ CÓ CẦN ĐƯỢC "TÔN VINH"?https://www.facebook.com/share/p/1Mzz3C17cT/
3. "Bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình" với các công đoàn viên là giảng viên, nhân viên trường ĐH CNTP TP.HCM https://www.facebook.com/share/p/1Gy7hfvBwP/
4. Với các chị em nữ lãnh đạo cấp huyện, sở các tỉnh phía Nam tại Quy Nhơn ,14.10.2020 : https://www.facebook.com/share/p/15pLwvKCdc/
5. Chia sẻ với gv trường 19.5: https://www.facebook.com/share/p/1694QSr2iq/

Những năm qua, bình đẳng giới tại Việt Nam nhanh chóng 'thăng hạng' dần đều về chỉ số bình đẳng giới so với các quốc gia. Đã có nhiều chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển sự nghiệp và cuộc sống.

 
Bình đẳng giới - Việt Nam đã đi được bao xa? - Ảnh 1.

Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhưng vậy vẫn chưa đủ. Việt Nam cần tiếp tục thực hiện, duy trì bền vững các chính sách, hướng đến ngày càng phát triển bình đẳng giới ra sao?

Bên cạnh việc khẳng định vị thế của mình trong xã hội, phụ nữ cũng đừng quên vai trò của mình, là người giữ ấm trong gia đình, sinh con và nuôi con tốt sẽ tạo ra nền tảng xã hội tương lai. Nếu phụ nữ phấn đấu cho sự nghiệp quá mà quên đi thiên chức làm mẹ, điều này cũng đánh mất vai trò của mình trong xã hội.
TS Phạm Thị Thúy

Nữ giới tham gia kinh tế, chính trị gia tăng

Ở Việt Nam, có thể thấy rõ được phụ nữ tham gia vào chính trị đã gia tăng. Theo thống kê tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV (2021 - 2026) là 30,26%, tăng 3,58% so với nhiệm kỳ trước đó khóa XIV. Những con số được ghi nhận là động lực để Việt Nam tiếp tục thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

Về mặt kinh tế, theo nghiên cứu của TS Lưu Minh Đức, Học viện Chính sách và phát triển, vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng quốc tế về bình đẳng giới trong kinh tế cũng cho thấy những cải thiện về sự tham gia của phụ nữ vào nền kinh tế ở nước ta trong thời gian qua.

Ông Đức dẫn chứng báo cáo của Grant Thornton, một tổ chức nghiên cứu quốc tế có uy tín, tỉ lệ phụ nữ đứng đầu doanh nghiệp ở Việt Nam liên tục đứng trong top 10 của thế giới trong những năm gần đây. 

Nếu tính từ năm 2019, tỉ lệ phụ nữ đứng đầu doanh nghiệp ở Việt Nam là 37%, cao hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực và thế giới, thì năm 2021, Việt Nam xếp thứ 3 trên thế giới và thứ 2 ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (chỉ sau Philippines), đạt 39%. 

Năm 2023, Việt Nam đã đạt được tỉ lệ khá cao so với nhiều quốc gia khác về nữ giới giữ các vị trí lãnh đạo cấp cao tại doanh nghiệp (34%).

Theo báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2024 do Diễn đàn kinh tế thế giới công bố, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2024 đứng thứ 72/146 quốc gia, tăng 11 bậc so với năm 2022.

Đặc biệt, cũng trong năm 2024 Hội đồng Kinh tế - xã hội Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam vào Hội đồng chấp hành Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nhiệm kỳ 2025 - 2027, khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bình đẳng giới - Việt Nam đã đi được bao xa? - Ảnh 2.

Khi phụ nữ có trình độ học vấn, chuyên môn, có việc làm, tham gia hoạt động cộng đồng... thì luôn khẳng định được bản thân mình - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhiều chính sách thúc đẩy bình đẳng giới

Để đạt được những thành tựu ấy, nhiều năm qua Chính phủ đã có nhiều chính sách thúc đẩy bình đẳng giới. Trong đó phải kể đến Luật BHXH và Luật Lao động đã tạo ra các cơ chế hỗ trợ phụ nữ trong vai trò người mẹ, người lao động, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong công việc và cuộc sống. 

Chính phủ cũng đã triển khai nhiều chương trình, đề án như đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp", "Bình đẳng giới trong các lĩnh vực kinh tế", tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

 

Một trong những chính sách quan trọng thể hiện sự quan tâm nhằm bảo vệ cho người phụ nữ là Luật Phòng chống bạo lực gia đình giúp bảo vệ phụ nữ khỏi bạo lực, tăng cường sự hỗ trợ từ xã hội đối với những nạn nhân của bạo lực gia đình. Chính sách này đã có tác động lớn đến việc cải thiện đời sống gia đình và giảm thiểu các vấn đề xã hội liên quan đến bạo lực giới.

Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030, với mục tiêu cụ thể là tăng tỉ lệ nữ tham gia lãnh đạo ở các cấp, đảm bảo việc làm và thu nhập cho phụ nữ cũng như cải thiện điều kiện sống và làm việc của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở các khu vực nông thôn, miền núi và dân tộc thiểu số.

Nhiều năm qua, đại diện UNICEF tại Việt Nam đều ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới qua chính sách và pháp luật.

Bình đẳng giới - Việt Nam đã đi được bao xa? - Ảnh 3.

Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới, Cổng thông tin điện tử Quốc hội - Nội dung: D.LIỄU - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Vẫn còn "trọng nam khinh nữ"

UNICEF khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các chính sách nâng cao bình đẳng giới, duy trì bền vững các chính sách trong thời gian tới.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS xã hội học Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Chính trị khu vực II, cho rằng những năm gần đây bình đẳng giới ở Việt Nam đạt được thành tựu trong việc nâng cao vai trò, vị thế của người phụ nữ. Phụ nữ được phát huy vai trò ở mọi lĩnh vực trong gia đình và ngoài xã hội. Nhiều tấm gương phụ nữ thành công trong các lĩnh vực như kinh doanh, vị trí lãnh đạo, quản lý...

Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận về công tác bình đẳng giới tại Việt Nam, tuy nhiên các chuyên gia cũng nhận định vẫn còn nhiều tồn tại. Theo bà Thúy, hiện nay bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn như tỉ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo đang cố gắng phấn đấu ở mức 30% nhưng nhiều nơi còn chưa đạt, do vậy phải nâng cao hơn nữa tỉ lệ này.

Bên cạnh đó hiện vẫn còn một bộ phận người dân có tư tưởng "trọng nam khinh nữ", ở cả khu vực nông thôn hoặc thành thị. Hiện cơ hội phát triển dành cho phụ nữ còn chưa nhiều, cơ hội học thêm để nâng cao trình độ gặp nhiều rào cản khách quan như thời gian mang thai và nuôi con khó tập trung cho sự nghiệp. 

Nếu xã hội không tạo cơ hội cho phụ nữ học tập và nâng cao trình độ của họ trong giai đoạn này họ sẽ lười kết hôn và sinh con, đây là bài toán chất lượng dân số phải ưu tiên giải quyết. Ngoài ra nguồn lực hỗ trợ phụ nữ hiện còn ít, chưa có chính sách để phụ nữ và trẻ em gái phát huy tốt vai trò của mình, họ cần được ưu tiên bù đắp do thực hiện thiên chức mang thai, sinh con...

Bà Thúy nhấn mạnh phụ nữ hiện đại cần phát huy được thế mạnh để "giải phóng bản thân", tự học tập nghiên cứu chuyên môn đến các kỹ năng trong cuộc sống, nhất là trong thời đại công nghệ, tận dụng trí tuệ nhân tạo để phát triển. 

"Bên cạnh việc khẳng định vị thế của mình trong xã hội, phụ nữ cũng đừng quên vai trò của mình, là người giữ ấm trong gia đình, sinh con và nuôi con tốt sẽ tạo ra nền tảng xã hội tương lai. Nếu phụ nữ phấn đấu cho sự nghiệp mà quên đi thiên chức làm mẹ thì cũng sẽ đánh mất vai trò của mình trong xã hội", TS Thúy nói.

Bình đẳng giới - Việt Nam đã đi được bao xa? - Ảnh 4.

Nội dung: D.KIM THOA - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Phụ nữ Việt Nam ngày càng được trao quyền nhiều hơn

Báo cáo Bức tranh bình đẳng giới tại Việt Nam do Ngân hàng Thế giới công bố năm 2024 đã trình bày tổng quan về tình hình bình đẳng giới tại Việt Nam qua các chỉ số quan trọng, giúp theo dõi bình đẳng giới, thiết kế các biện pháp can thiệp chính sách hiệu quả.

Báo cáo chỉ những lĩnh vực mà tỉ lệ nữ giới ở Việt Nam có mức trung bình cao hơn đáng kể so với mức trung bình của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, các nước có thu nhập trung bình thấp và thế giới.

Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong việc trao quyền cho phụ nữ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục cơ bản, tham gia lực lượng lao động, tiếp cận Internet và đại diện chính trị, vượt trội so với mức trung bình khu vực và thế giới.

 

Nhiều bạn trẻ ngày nay, đặc biệt các bạn nữ ngại ngần hoặc từ chối bước vào hôn nhân.

 

https://vietnamnet.vn/khi-nguoi-tre-tu-choi-buoc-vao-hon-nhan-2371593.html

 
SVVN - Sau khi Hoa hậu Thùy Tiên và Á hậu Hồng Đăng chia sẻ câu chuyện bị quấy rối ở nơi công cộng, đề tài 'nóng' này được các bạn trẻ sôi nổi thảo luận.

Á hậu Hồng Đăng là nhân vật đầu tiên chia sẻ câu chuyện bị quấy rối của cô trên trang cá nhân. Theo đó, khi cô đang trên đường đi tập gym thì bị một người đàn ông chạy xe máy áp sát và dùng tay sàm sỡ ngay giữa thanh thiên bạch nhật. Vì sự việc quá nhanh và bất ngờ nên Hồng Đăng không kịp xem được biển số xe của tên biến thái.

Nhân chuyện của hai 'nàng Hậu' Thùy Tiên và Hồng Đăng, các bạn trẻ chia sẻ quan ngại về vấn đề bị quấy rối nơi công cộng ảnh 1

Thay vào đó, Hồng Đăng đã đi check nhờ các camera trong khu vực để tìm ra được tên quấy rối. Nhưng sự 'quy trách nhiệm' ngược của những người xung quanh hướng về Hồng Đăng, trong khi cô đang là nạn nhân, khiến cô bức xúc.

Á hậu Hồng Đăng cho biết: "Dù không tủi thân, nhưng mình thấy được tư tưởng “dồn trách nhiệm" cho người bị hại và cũng hiểu sao nhiều người chọn im lặng. Rất nhiều phụ nữ, từ nhỏ đến lớn, bị quấy rối, xâm hại, bạo hành, không chỉ một lần, và phải sống trong sự sợ hãi, xấu hổ, im lặng, trong khi kẻ ác thì nhởn nhơ. Vì họ biết, nhiều khả năng, những cô gái ấy sẽ im lặng. Mình cũng từng là một cô bé im lặng trải qua quấy rối, xâm hại, bạo hành. Nhưng giờ mình đã lớn. Mình có thể chọn khác".

Nhân chuyện của hai 'nàng Hậu' Thùy Tiên và Hồng Đăng, các bạn trẻ chia sẻ quan ngại về vấn đề bị quấy rối nơi công cộng ảnh 2

'Nàng Hậu' cũng mạnh mẽ nêu lên cốt lõi của vấn đề: "Mình viết bài này, vì muốn giúp bản thân và người khác vượt qua sự xấu hổ và định kiến ăn sâu trong tiềm thức chung. Mình muốn những người đọc được, có kinh nghiệm, kiến thức để giúp đỡ, ủng hộ những nạn nhân một cách tốt hơn. Mình muốn sẽ có những biện pháp nghiêm khắc hơn đối với những vi phạm quấy rối, hoặc ít ra cũng có nhiều áp lực xã hội hơn lên án những hành vi này".

Nhân chuyện của hai 'nàng Hậu' Thùy Tiên và Hồng Đăng, các bạn trẻ chia sẻ quan ngại về vấn đề bị quấy rối nơi công cộng ảnh 3

Sau đó, Hoa hậu Thùy Tiên cũng chia sẻ lại bài viết của Hồng Đăng. 'Nàng Hậu' cho biết, cô từng gặp chuyện tương tự nhưng đã không dám lên tiếng: "Mình cũng đã từng trải qua một việc tương tự như vậy nhưng tệ hơn là mình đã không dám lên tiếng. Hôm đó về, mình đã suy nghĩ rất nhiều và nhận ra rằng, mình bị mấy câu như 'con gái bị đụng chạm là đáng xấu hổ', 'mấy chuyện này bình thường mà có gì đâu' ảnh hưởng thật sự tới tư tưởng của mình. Và nó khiến mình im lặng trong khoảnh khắc đó. Và mình biết, cũng sẽ có nhiều người giống như mình, nên mình chỉ muốn nói là người quấy rối người khác mới là người nên phải xấu hổ. Vì vậy, hãy lên tiếng khi cần nha!".

Nhân chuyện của hai 'nàng Hậu' Thùy Tiên và Hồng Đăng, các bạn trẻ chia sẻ quan ngại về vấn đề bị quấy rối nơi công cộng ảnh 4

Chuyện của hai 'nàng Hậu' bị quấy rối nơi công cộng trở thành đề tài được bàn luận trên mạng xã hội. Các bạn trẻ bày tỏ nhiều chia sẻ về việc, từ nạn nhân lại trở thành người 'bị' xấu hổ. Trong khi đó, tệ nạn này hiện giờ vẫn diễn ra ở nhiều nơi, bất kể tuổi tác hay giới tính. Và việc quấy rối có rất nhiều hành vi, mà tưởng chừng nó rất bình thường, để rồi lại bị cho qua một cách dễ dãi.

Nhân chuyện của hai 'nàng Hậu' Thùy Tiên và Hồng Đăng, các bạn trẻ chia sẻ quan ngại về vấn đề bị quấy rối nơi công cộng ảnh 5

Theo Tiến sĩ Xã hội học, Chuyên viên Tâm lý Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Chính trị khu vực II, nguyên nhân khiến các nạn nhân của hành vi quấy rối tình dục ngại tố giác bởi xuất phát từ tâm lý sợ bị đổ lỗi. Thông thường, đại đa số đổ lỗi cho nạn nhân ăn mặc hở hang, thân hình quyến rũ thì mới bị đối tượng xấu quấy rối. Ngoài ra, chiêu trò ‘ném đá’ trên mạng làm cho nạn nhân cảm thấy xấu hổ, cô độc trong “cuộc chiến” lên tiếng sự sai trái.

Nhân chuyện của hai 'nàng Hậu' Thùy Tiên và Hồng Đăng, các bạn trẻ chia sẻ quan ngại về vấn đề bị quấy rối nơi công cộng ảnh 6
Tiến sĩ Xã hội học, Chuyên viên Tâm lý Phạm Thị Thúy.

Nguyên nhân tiếp theo, định kiến giới vẫn tồn tại trong xã hội. Một số người còn có định kiến tiêu cực về nữ giới rằng, “làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu”. Định kiến giới cũng áp đặt phụ nữ ăn mặc theo tiêu chuẩn kín đáo mới là phải phép, còn ăn mặc hở hang là “đòn bẫy” cho đối tượng xấu giở trò quấy rối. Nhưng thực tế, họ dường như quên rằng, kẻ quấy rối mới là tội phạm.

Ngoài ra, nạn nhân sợ bị trả thù. Kẻ quấy rối thường lấy điểm yếu nạn nhân để hăm dọa. Một điều nữa, nạn nhân khi bị xâm hại hay quấy rối, thường rất khó có đủ bằng chứng để tố cáo. Mặc dù quy định pháp luật rất nghiêm ngặt nhưng thực tế, nạn nhân cảm thấy cô độc, không tìm được "đồng minh" hỗ trợ. Xu hướng đổ lỗi liên quan đến định kiến văn hóa hay giới tính làm cho vấn đề quấy rối tình dục trở thành câu chuyện nhạy cảm. Nạn nhân hay chính người thân trong gia đình thường lựa chọn phương án giấu giếm, ngại tố giác đối tượng xấu để tránh đẩy câu chuyện đi quá xa theo hướng “đẹp khoe, xấu che”, vì sợ ảnh hưởng đến thể diện.

Cô bạn B. T. kể lại, trong một lần đi cùng bạn bè vào trung tâm thương mại, khi bước vào thang máy thì cảm thấy có một người đàn ông nhìn chăm chăm vào mình. Khi cô bạn hướng ánh nhìn vào người đàn ông đó thì hắn không mảy may ngại mà còn cười đáp trả.

Không chỉ có các bạn nữ, cậu bạn T.H nhớ lại lần đi bơi ám ảnh: "Hôm đó, mình đi tập bơi trước khi bước vào bài thi giáo dục thể chất. Mình chọn đi giờ tầm trưa chiều cho vắng người để thoải mái bơi. Sau đó, có một người đàn ông cứ bơi sát đến chỗ mình, dù mình liên tục né ra. Lúc đó, mình cảm thấy khó chịu và muốn báo nhân viên cứu hộ nhưng lại thấy rất ngại nên lên bờ và đi về cho xong chuyện".

Nhân chuyện của hai 'nàng Hậu' Thùy Tiên và Hồng Đăng, các bạn trẻ chia sẻ quan ngại về vấn đề bị quấy rối nơi công cộng ảnh 7

TS Phạm Thị Thúy chia sẻ vài 'típ' nhỏ để các bạn trẻ có thể chủ động bảo vệ bản thân. Về mặt giải pháp chung, chúng ta cần truyền thông nâng cao nhận thức của mọi người về quấy rối tình dục, hiểu đúng và lên án hành vi quấy rối tình dục. Đồng thời, cần tăng cường truyền thông giáo dục xóa bỏ định kiến giới, bảo vệ quyền phụ nữ.

Mặc khác, mỗi chúng ta phải biết cách bảo vệ bản thân. Cụ thể, khi đi công tác hay du lịch, bạn không nên một mình đi vào những nơi vắng vẻ, thiếu an toàn. Bạn cũng cần cảnh giác với đối tượng lạ mặt có hành vi sàm sỡ bằng ánh mắt, cử chỉ… nhạy cảm. Bạn cũng cẩn thận với những người quen biết như đồng nghiệp, sếp, người yêu… có dấu hiệu quấy rối.

Trong trường hợp bị quấy rối thì bản thân phải bình tĩnh, tự tin nói 'không': “Tôi không chấp nhận hành động đó của anh. Anh đang quấy rối tôi và tôi sẽ tố cáo anh”. Khi bạn tự tin lên tiếng thì kẻ xấu mới sợ hãi và dừng lại. Trong trường hợp, đối tượng xấu vẫn tiếp tục hành vi thiếu đúng đắn thì bạn cần trang bị các biện pháp ứng phó kịp thời như: Thế võ phòng thân, bình xịt hơi cay, tìm cách thoát thân nhanh nhất. Hoặc bạn sử dụng cuộc gọi khẩn cấp để cầu cứu người thân, nhanh chóng ghi âm, ghi hình lại hành vi sai trái để làm bằng chứng tố giác đối tượng xấu với cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.

Theo Luật sư Huỳnh Như (Đoàn Luật sư TP. HCM), hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa đưa ra định nghĩa cụ thể về hành vi "quấy rối tình dục". Tuy nhiên, chúng ta có thể tham khảo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 để xác định nội hàm chung nhất về khái niệm này. Theo khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động 2019, quấy rối tình dục tại nơi làm việc được hiểu là: "Hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận…".

Hành vi mang tính chất tình dục có thể được hiểu là các hành vi như sau:

Hành vi thể chất: Các cử chỉ, tiếp xúc, tác động lên cơ thể có tính chất tình dục hoặc mang hàm ý gợi dục.

Hành vi bằng lời nói: Những phát ngôn có nội dung hoặc hàm ý tình dục, được truyền đạt trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử.

Hành vi phi lời nói: Ngôn ngữ cơ thể, hiển thị hình ảnh, tài liệu có nội dung tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục, bao gồm cả việc truyền tải qua phương tiện điện tử.

(Tham khảo Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

Nhân chuyện của hai 'nàng Hậu' Thùy Tiên và Hồng Đăng, các bạn trẻ chia sẻ quan ngại về vấn đề bị quấy rối nơi công cộng ảnh 8

Mọi cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm - điều này được nhấn mạnh tại Khoản 1, Điều 20, Hiến pháp 2013 và Khoản 1, Điều 34, Bộ luật Dân sự 2015, do đó, hành vi quấy rối tình dục không chỉ là hành vi vi phạm đạo đức mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.

Tùy thuộc vào mức độ vi phạm, người có hành vi quấy rối tình dục có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự:

Theo điểm D, khoản 5 và điểm C, khoản 14, Điều 7, Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi quấy rối tình dục được xem là vi phạm quy định về trật tự công cộng, với mức xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Buộc xin lỗi công khai nạn nhân (trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu).

2. Truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu hành vi quấy rối tình dục xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của nạn nhân, người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 – Tội làm nhục người khác, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Tùy mức độ mà có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm.

Mới đây, Tổng cục Thống kê công bố kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, cho thấy TP.HCM có tỷ lệ ly hôn cao nhất cả nước với 263.000 người. Người trong cuộc và chuyên gia nói gì?

 

Ngàn lẻ một lý do ly hôn

Chị Phạm Ly (25 tuổi, ngụ P.Trường Thọ, TP.Thủ Đức, TP.HCM) là một trong những người đã ly hôn chỉ vì những áp lực khó lòng vượt qua. Chị chia sẻ đã kết hôn khi còn rất trẻ, nhưng cuộc sống hôn nhân không như chị tưởng. "Chúng tôi không còn thời gian cho nhau do công việc bận rộn. Thay vì trò chuyện, cả hai chỉ biết cắm mặt vào điện thoại. Tình cảm phai nhạt, tôi không còn hiểu anh ấy nữa", chị tâm sự.

Vì sao TP.HCM có tỷ lệ ly hôn cao nhất cả nước ?
- Ảnh 1.

Có rất nhiều lý do khiến tỷ lệ ly hôn ở TP.HCM cao

 

N.P.M.K (29 tuổi, ngụ đường Trần Hưng Đạo, Q.5, TP.HCM) cho rằng tài chính và áp lực cuộc sống cũng là nguyên nhân gây rạn nứt trong mối quan hệ. "Tôi muốn có con, nhưng anh ấy bảo đẻ thì tiền đâu mà nuôi. Điều này đã tạo ra vết nứt lớn khiến tình cảm phai nhạt. Bên cạnh đó, những vấn đề căng thẳng như chuyện mẹ chồng nàng dâu, hay thậm chí là sự xuất hiện của người thứ ba càng khiến mối quan hệ trở nên khó khăn. Quyết định ly hôn là cách để giải thoát bản thân khỏi những áp lực không thể tháo gỡ", K. chia sẻ.

K. cũng nhận định khi cuộc sống ngày càng bận rộn, áp lực tài chính và sự thiếu kiên nhẫn gia tăng, mối quan hệ vợ chồng trở nên dễ bị đổ vỡ.

Tiến sĩ xã hội học, chuyên viên tâm lý Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia TP.HCM, cho rằng áp lực công việc và kinh tế tại TP.HCM là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ ly hôn cao. Chi phí sinh hoạt ngày càng cao khiến các cặp vợ chồng phải làm việc nhiều, dẫn đến thiếu thời gian chăm sóc gia đình. "Mối quan hệ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi vợ chồng không có thời gian cho nhau, chất lượng hôn nhân giảm sút", tiến sĩ Thúy nói.

Bên cạnh đó, sự thay đổi trong quan điểm về hôn nhân cũng là yếu tố tác động đến việc ly hôn. "Ngày trước, ly hôn bị kỳ thị, nhưng hiện nay nhiều người coi ly hôn là cách giải thoát", tiến sĩ Thúy nói và cho biết nhiều gia đình khi có nhiều người ly hôn sẽ khiến những người còn lại bị ảnh hưởng và dễ từ bỏ mối quan hệ khi gặp khó khăn.

Theo tiến sĩ Thúy, sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội cũng góp phần vào tỷ lệ ly hôn cao. "Nhiều người dành quá nhiều thời gian ôm điện thoại, tám trên mạng xã hội, thay vì trò chuyện và chăm sóc người thân trong gia đình", bà Thúy nhận định. Điều này khiến mối quan hệ gia đình dễ mất kết nối, tình yêu nhạt phai.

Tiến sĩ Thúy cho rằng cần duy trì sự cân bằng giữa công việc, sự phát triển cá nhân và hôn nhân gia đình, cần coi trọng giá trị của gia đình đối với sự phát triển cá nhân và xã hội. Cuộc sống mỗi người như chiếc xe 4 bánh, gồm 4 yếu tố căn bản: sức khỏe, gia đình, sự nghiệp, quan hệ xã hội. Chỉ cần mất cân bằng, một bánh hỏng là xe không thể chạy. Các cặp vợ chồng nên suy nghĩ kỹ và tìm giải pháp thay vì vội vã ly hôn, nếu cần hãy gặp các chuyên gia tâm lý tham vấn hôn nhân.

Vì sao TP.HCM có tỷ lệ ly hôn cao nhất cả nước ?
- Ảnh 2.

Cuộc sống mưu sinh không hề dễ dàng đôi khi làm lu mờ tình yêu

ẢNH: PHƯƠNG VY

Đồng quan điểm, PGS-TS Trịnh Hòa Bình, nguyên Giám đốc Trung tâm dư luận xã hội, Viện Xã hội học VN, chia sẻ rằng trong nhịp sống nhanh và sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện nay, con người dễ dàng gặp gỡ và xây dựng các mối quan hệ. Tốc độ kết hôn và tỷ lệ kết hôn tăng cao, nhưng trong quá trình tương tác, nhiều cặp đôi gặp phải sự va đập và khác biệt mà họ không lường trước được. Điều này dẫn đến thực tế là hôn nhân không bền vững, thiếu nền tảng vững chắc, khiến tình yêu phai nhạt và hôn nhân tan vỡ.

Theo ông Bình, chính yếu tố này giải thích tại sao tỷ lệ ly hôn ở TP.HCM cao hơn so với các khu vực khác. Dân số đông dẫn đến số lượng ly hôn nhiều, nhưng điều quan trọng là tỷ lệ ly hôn lớn hơn, phản ánh những áp lực từ cuộc sống thường nhật.

Tuy nhiên, ông Bình nhấn mạnh chúng ta cần thay đổi cách nhìn nhận về ly hôn. Chia tay không phải lúc nào cũng là điều xấu. Khi tình yêu đã không còn, việc duy trì cuộc sống hôn nhân chỉ để hòa hợp thực sự có thể trở thành sự tra tấn lẫn nhau. Điều quan trọng là phải khuyến khích duy trì hôn nhân khi nó thực sự có giá trị, thay vì nhìn nhận ly hôn theo cách tiêu cực.

Áp lực cơm áo gạo tiền cũng làm tình yêu... chấm hết

Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư của Maybank Investment Bank (TP.HCM), nhận định áp lực cơm áo gạo tiền ngày càng đè nặng lên các gia đình. Chi phí sinh hoạt tăng cao, nhiều gia đình phải vật lộn với các khoản chi phí phát sinh. Thu nhập tăng chậm, mất việc làm không chỉ ảnh hưởng đến nguồn thu nhập mà còn kéo theo những căng thẳng trong đời sống hôn nhân, khiến tình cảm đôi lứa dần phai nhạt.

Ông Khánh cho rằng tại TP.HCM, nơi có mật độ dân số đông đúc và cạnh tranh công việc gay gắt, áp lực cuộc sống càng trở nên khốc liệt. So với các vùng quê, nơi đời sống yên bình và chi phí thấp hơn, cuộc sống ở TP tạo ra nhiều căng thẳng hơn. Sự thiếu kiên nhẫn trong mối quan hệ vợ chồng cùng với những khác biệt quan điểm không thể giải quyết đã khiến nhiều người phải đối mặt với quyết định khó khăn.

Đối diện những vấn đề này, vợ chồng ngày càng thiếu sự đồng cảm. "Trong nhiều trường hợp, hôn nhân trở thành sự tính toán về tài chính hơn là tình yêu, khiến tình cảm giữa hai người ngày càng nhạt dần", ông Khánh chia sẻ.

Theo luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Gia Đình (TP.HCM), việc ly hôn tại TP.HCM hiện nay trở nên dễ dàng hơn nhờ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thủ tục ly hôn đã được đơn giản hóa. Điều này khiến nhiều người đưa ra quyết định ly hôn nhanh chóng hơn.

"Tuy nhiên, ly hôn không chỉ là vấn đề pháp lý mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống gia đình, đặc biệt là tâm lý và sự phát triển của con cái. Vì vậy, bạn cần cẩn trọng hơn khi đưa ra quyết định vì hậu quả lâu dài mà nó mang lại", luật sư Hùng nói.

 

Nguồn: https://thanhnien.vn/vi-sao-tphcm-co-ty-le-ly-hon-cao-nhat-ca-nuoc-185250222183156611.htm?fbclid=IwY2xjawIpBE9leHRuA2FlbQIxMQABHd9a3ToBHYM9sBnuv2_CFyfYGdsRzT_vMu9yo1hnr-xrVX53gzJruMQuyw_aem_d6Ok_iNSLCyqHHQxKc23QQ

Page 1 of 19
  • Video Hoạt Động
  • Giới Thiệu Sách
  • Phiếu Tham Vấn Online

sach-thai-giao

 Sách đã chủ trì hoặc tham gia biên soạn:

 “Thai giáo – phương pháp khoa học dạy con từ trong bụng mẹ" Nxb Phụ nữ, 2011, chủ biên.

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.