Muốn đứa trẻ hạnh phúc, cha mẹ phải hạnh phúc Featured

Tại chương trình “30 ngày cha mẹ cùng con trưởng thành trong hạnh phúc”, các chuyên gia đưa ra nhiều lời khuyên về việc làm thế nào để một đứa trẻ hạnh phúc

 
Muốn đứa trẻ hạnh phúc, cha mẹ phải hạnh phúc- Ảnh 1.

Chị Lâm Thụy Nguyên Hồng (áo dài tím) - nhà sáng tạo đồ chơi đa trí thông minh HappyKIbu và tiến sĩ tâm lý học Phạm Thị Thúy giao lưu cùng phụ huynh tại chương trình "30 ngày cha mẹ cùng con trưởng thành trong hạnh phúc" - Ảnh: VŨ

Thế nào là một đứa trẻ hạnh phúc?

Khi được hỏi "Thế nào là đứa trẻ hạnh phúc?", bạn Thảo Nhi (9 tuổi, Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, quận 1) bày tỏ: "Em sẽ cảm thấy hạnh phúc khi cả nhà yêu thương nhau, ba mẹ luôn đồng hành cùng con cái, thường xuyên trò chuyện, tâm sự và lắng nghe con".

Muốn đứa trẻ hạnh phúc, cha mẹ phải hạnh phúc- Ảnh 2.

Thảo Nhi chia sẻ suy nghĩ của mình trước đông đảo phụ huynh và bạn bè tham dự chương trình - Ảnh: VŨ

Trao đổi về vấn đề này, chị Lâm Thụy Nguyên Hồng (nhà sáng tạo đồ chơi đa trí thông minh HappyKibu) chia sẻ: "Sau 3 lần làm mẹ, tôi dần nhận diện được con có đang hạnh phúc hay không. Lần đầu làm mẹ, tôi thỉnh thoảng có la mắng, so sánh, kỳ vọng con hoàn hảo. Đặc biệt, tôi và nhiều phụ huynh có thói quen gửi gắm những ước mơ dang dở thời trẻ của mình cho con cái".

Sau chuỗi hành động đó, chị Hồng nhận thấy con mình luôn ở trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, sống khép kín. Chị nhận ra, đứa trẻ nào cũng khao khát được sống tự do, được thử - sai thay vì bị gò bó trong khuôn mẫu.

Được tự do làm những điều mình thích, được trải nghiệm những thứ cần trải nghiệm là nền tảng cơ bản để đứa trẻ hạnh phúc. 

Theo chị Hồng, trong nhiều tình huống, cha mẹ phải học cách đứng ngoài quan sát chứ nhưng không được làm thay con. Một đứa trẻ tập đi nếu không trải qua nhiều lần vấp ngã thì sẽ khó lòng vững bước.

Dĩ nhiên, bảo vệ con là bản năng của người làm cha làm mẹ. Hãy luôn quan sát con, hỗ trợ khi con thật sự cần hoặc tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm.

Trẻ em được trưởng thành trong hạnh phúc không chỉ là ước mơ của riêng cha mẹ, mà đó còn là ước mơ của toàn xã hội.
Muốn đứa trẻ hạnh phúc, cha mẹ phải hạnh phúc- Ảnh 4.Chị Nguyên Hồng

Mong muốn gắn kết ba mẹ và con cái

Nói về lý do tổ chức hoạt động "30 ngày cha mẹ cùng con trưởng thành trong hạnh phúc", chị Phạm Thị Thảo Linh (ủy viên Ban thường vụ Thành Đoàn, phó chủ tịch Hội đồng Đội Thành phố) chia sẻ: "Thời gian qua, những hoạt động gắn kết cha mẹ với con cái còn khá ít. Nhiều phụ huynh cũng mong muốn được cùng con tham các hoạt động để thấu hiểu con hơn".

Hạnh phúc là nền tảng để trẻ phát triển toàn diện

 

Theo tiến sĩ tâm lý học Phạm Thị Thúy, trẻ sẽ phát huy được hết những phẩm chất, năng lực của mình nếu trẻ cảm thấy hạnh phúc. Đứa trẻ không hạnh phúc vẫn có thể rất thông minh, nhưng phát huy được trí thông minh đó hay không lại là chuyện khác.

"Những cảm xúc tiêu cực sẽ dẫn đến những hành vi tiêu cực. Lúc đó, trẻ sẽ khó lòng phát huy những phẩm chất, năng lực tốt đẹp của mình. Các con luôn cảm thấy không hài lòng, không tự tin khi ở trong một tập thể" - tiến sĩ Thúy gửi gắm đến phụ huynh.

Trên thực tế, có nhiều loại trí thông minh khác nhau, trong đó có trí thông minh cảm xúc (hay còn gọi là trí tuệ xúc cảm - EQ). EQ giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ thành công, bền chặt với những người xung quanh, đạt được những mục tiêu trong công việc. Và trí tuệ xúc cảm có mối liên hệ chặt chẽ với những trải nghiệm thời thơ ấu.

Muốn đứa trẻ hạnh phúc, cha mẹ phải hạnh phúc- Ảnh 5.

Muốn con cái hạnh phúc, cha mẹ phải hạnh phúc - Ảnh: VŨ

Gia tài lớn nhất mà ba mẹ để lại cho con chính là sức mạnh nội lực. Và một đứa trẻ trưởng thành trong hạnh phúc sẽ có nội lực mạnh mẽ.

Muốn đứa trẻ hạnh phúc, cha mẹ phải hạnh phúc- Ảnh 6.Muốn đứa trẻ hạnh phúc, cha mẹ phải hạnh phúc- Ảnh 7.Muốn đứa trẻ hạnh phúc, cha mẹ phải hạnh phúc- Ảnh 8.

Nhiều phụ huynh đang học cách trở thành bạn của con, lắng nghe và chia sẻ thay vì áp đặt con vào khuôn mẫu - Ảnh: VŨ

Chuyên gia: phụ huynh hãy bày tỏ tình yêu thương bằng hành động, lời nói

Tham dự chương trình, chị Lê Thị Bích Huyền (quận Gò Vấp) kể câu chuyện gia đình mình: "Sau khi đạt danh học sinh xuất sắc, đứa con 7 tuổi về hỏi tôi: Mẹ có thương con không, mẹ có muốn con học thêm gì để mẹ thương con nhiều hơn không? Còn đứa con lớn 15 tuổi tuy có nhiều năng khiếu như đàn, vẽ... nhưng lại không nói chuyện được với người lạ".

Tiến sĩ tâm lý học Phạm Thị Thúy chia sẻ cùng chị Huyền: "Nhiều khi cha mẹ không hề có ý áp đặt con, nhưng cách thể hiện hàng ngày vô tình làm con hiểu lầm. Hãy bày tỏ bằng hành động, lời nói, thái độ mỗi ngày để con hiểu không phải con học giỏi thì mới được cha mẹ yêu thương.

Còn với các bé đang trong độ tuổi dậy thì, khó giao tiếp là chuyện bình thường. Lúc này, các bé sẽ thu mình trong thế giới riêng, chỉ muốn nói chuyện với bạn bè thân thiết. Đừng thúc ép con, hãy tập cho con tương tác với những người thân quen trước, sau đó mở rộng phạm vi giao tiếp dần dần".

 

Nguồn: https://muctim.tuoitre.vn/muon-dua-tre-hanh-phuc-cha-me-phai-hanh-phuc-101240531121156314.htm

Rate this item
(0 votes)
Phạm Thị Thúy

Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu.

Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình nên các Tổ Chức, Dự Án, Trung Tâm, Truyền Thông… luôn mời Thúy đóng góp ý kiến, tư vấn, đào tạo, thuyết trình những chủ đề thai giáo, kỹ năng làm cha mẹ, phương pháp sư  phạm, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con từ 0-6 tuổi…

Website: phamthithuy.vn

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.