Bồi đắp cho con giá trị yêu thương Featured

PNO - Không ít người cứ muốn trẻ phải yêu thương anh em, bố mẹ, ông bà... mà quên mất việc đầu tiên phải dạy trẻ yêu thương chính mình.


Yêu thương là giá trị sống cốt lõi, căn bản đầu tiên. Những giá trị khác như đoàn kết, bình an, chân thành... đều đi sau giá trị yêu thương.

Đứa trẻ được học giá trị yêu thương sẽ sống với một trái tim nhân hậu, biết trân trọng chính mình, trân trọng những người xung quanh, không tổn hại chính mình, không tổn hại người khác. 

Chuyên viên tham vấn - tiến sĩ  xã hội học Phạm Thị Thúy (giảng viên  Học viện Hành chính quốc gia)
Chuyên viên tham vấn - tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy (giảng viên Học viện Hành chính quốc gia)

Có năm cấp độ yêu thương. Cấp độ đầu tiên cần dạy cho trẻ là yêu thương bản thân, sau đó đến yêu thương gia đình, yêu thương đất nước, yêu thương nhân loại thế giới, yêu thương vạn vật muôn loài.

 

Nếu chưa có cấp độ một “yêu thương bản thân” thì không thể dạy cấp độ hai, ba, bốn, năm. Không ít người cứ muốn trẻ phải yêu thương anh em, bố mẹ, ông bà... mà quên mất việc đầu tiên phải dạy trẻ yêu thương chính mình. Yêu thương là vô giá, không thể dạy bằng lời nói, cũng không thể bắt ép ai đó phải yêu thương một ai đó.

Để trẻ có được giá trị yêu thương, trước hết, người lớn cần trao truyền yêu thương cho trẻ qua suy nghĩ yêu thương (ý giáo). Đặc biệt là một năm rưỡi đầu đời, trẻ rất cần cảm nhận được yêu thương ổn định, bền bỉ và vô điều kiện. Chúng ta thực sự trân trọng đứa trẻ, gửi gắm cảm xúc tích cực, tin tưởng, lạc quan và mong chờ sự tiến bộ của trẻ. Nhiều cha mẹ thất vọng về con, nên có những chê bai, chỉ trích trước mặt hoặc sau lưng trẻ, kiểu “đứa trẻ này hỏng rồi”. 

Tình yêu, sự chấp nhận trẻ như-nó-vốn-là, và sự ổn định trong tình yêu đó giúp trẻ phát triển những cảm xúc tích cực về mình, về những người xung quanh. Đứa trẻ tự ti vì không cảm nhận được tình yêu thương của những người xung quanh, không thấy được sự ổn định trong tình yêu đó. Đặc biệt là trẻ không được chấp nhận, luôn bị bắt làm theo ý bố mẹ, không được tôn trọng “cái tôi”, nhu cầu khác biệt của mình.

Khi bị so sánh với người khác, trẻ sẽ tổn thương tình yêu thương nghiêm trọng. Trẻ thực sự bị co cụm, tự ti, mặc cảm, và trở nên chống đối chúng ta. Lúc đó bản thân trẻ rất cô đơn, thiếu hụt tình yêu thương, mà nguy hại nhất là không thể yêu thương chính mình. 

Dạy con nên người, có nền tảng nhân cách tốt bắt đầu từ thai giáo. Bố mẹ, những người liên quan đến con sẽ trao truyền cho con ý nghĩ, hành vi như đọc thơ, nói chuyện… để con cảm nhận tình yêu thương, tạo ra những kết nối tuyệt vời với mẹ và thai nhi. Trẻ em từ không đến sáu tuổi thấm hút tốt mọi thứ xung quanh, cảm nhận chúng ta bằng mọi giác quan vô cùng nhạy cảm. Cha mẹ dùng kỷ luật tích cực hướng dẫn con làm hành vi đúng (khác trừng phạt - chấm dứt hành vi sai).

Hãy giúp trẻ học cách yêu thương bản thân - Ảnh minh họa
Hãy giúp trẻ học cách yêu thương bản thân - Ảnh minh họa

Có người chiều chuộng con như một cách thể hiện tình yêu thương, thực sự chỉ nên chấp nhận những nhu cầu chính đáng, có lợi cho trẻ mà thôi. Không phải chỉ ở trẻ em, mà giá trị yêu thương cũng luôn cần được người lớn nuôi dưỡng, bồi đắp trong hành trình sống và trải nghiệm.

Chuyên viên tham vấn Phạm Thị Thuý (Hoài Nhân ghi)

Nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/boi-dap-cho-con-gia-tri-yeu-thuong-a1425626.html

 
Rate this item
(0 votes)
Phạm Thị Thúy

Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu.

Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình nên các Tổ Chức, Dự Án, Trung Tâm, Truyền Thông… luôn mời Thúy đóng góp ý kiến, tư vấn, đào tạo, thuyết trình những chủ đề thai giáo, kỹ năng làm cha mẹ, phương pháp sư  phạm, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con từ 0-6 tuổi…

Website: phamthithuy.vn

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.