TTO - Có rất nhiều phụ huynh 'bàng hoàng' khi phát hiện con mình (mới học lớp 8) đã biết yêu. Vì không giữ bình tĩnh, họ nên đã nôn nóng cấm đoán, tạo áp lực với con...
Trong khi đó, nhiều phụ huynh không né tránh chuyện tình yêu trong khi trò chuyện với con. Họ hiểu rằng con mình cần được chia sẻ để không bỡ ngỡ, thiếu các kỹ năng ứng xử trong tình cảm thuộc về con người này.
Vậy nên nói gì với con?
Có rất nhiều phụ huynh "bàng hoàng" khi phát hiện con mình (mới học lớp 8) đã biết yêu. Vì không giữ bình tĩnh nên đã nôn nóng cấm đoán, tạo áp lực với con vì nghĩ rằng yêu tuổi này là điều gì đó rất tồi tệ.
Trong đầu sẽ ám ảnh rằng con mình sẽ sa đà vào chuyện yêu đương rồi bỏ bê học hành. Có người còn lục lọi khoảng không gian riêng tư của con để tìm "bằng chứng" như thể yêu là một loại... tội phạm của tuổi học trò vậy.
Thực ra, tình yêu tuổi học trò ngày xưa ta cũng từng trải qua, chỉ có điều mình chưa can đảm bằng các bạn nhỏ ngày nay vì lối sống xưa khác. Bạn trẻ hiện đại, tư tưởng và cách sống, thể hiện tình cảm thoáng hơn, chúng ta không thể lấy "kinh nghiệm" của mình hay thời ông bà mình làm thước đo cho cách suy nghĩ, cách sống của các bạn. Thay vì lo lắng, hãy chấp nhận và cho con biết đó là cảm xúc bình thường.
Yêu đúng là cùng tiến
Người ta thường nói yêu một người là phải mang lại hạnh phúc cho người ấy. Với tình yêu tuổi học trò hoặc thời sinh viên chính là cùng tiến. Cả hai phải có kết quả học tập cao lên hoặc cao hơn trước và xem đó là món quà quý nhất dành cho người kia.
Hãy thử tưởng tượng xem người yêu của mình là một cô nàng hoặc anh chàng biết nỗ lực trong học tập để đạt thành tích cao. Có gì hãnh diện hơn khi giới thiệu đây là bạn trai hay bạn gái con, cô ấy là học sinh khá, giỏi... Rồi tự tin với bạn bè, anh ấy hoặc cô ấy đã giúp mình học giỏi văn hơn, hiểu được bài toán mà trước nay mình chưa thông suốt.
Hỗ trợ nhau trong từng thời điểm, từ đó có chất keo gắn bó lâu bền hơn. Tình yêu trước hết phải là tình bạn. Thực ra trong mọi tình cảm, nếu biết lấy gốc tình bạn để ứng xử và phát triển sẽ trở nên tốt đẹp.
Nếu chia tay cũng là bình thường
Thật vậy! Tình yêu cũng như mọi mối quan hệ khác, có hợp có tan theo cách riêng của nó tùy mỗi trường hợp. Không ai muốn việc đi đến kết thúc mối quan hệ với một người mình từng yêu. Nhưng nếu không thể hòa hợp trong cách nghĩ, lối sống, bản thân phải vật vã trong tình cảm đó thì chia tay là một lựa chọn sáng suốt.
Hãy chấp nhận chia tay trong văn minh. Nghĩa là tôn trọng quyết định của người kia ngay cả khi bản thân mình không muốn. Tự hỏi mình yêu họ hay yêu cảm xúc của bản thân? Nếu yêu họ, hãy chấp nhận đề nghị chia tay khi họ đã cương quyết, bởi chắc chắn việc ra đi của họ là cả quá trình. Có thể ta đã cố rồi nhưng họ không thấy hợp, hoặc ta đã chưa thực tốt để họ bình yên ở lại. Cũng có thể họ không tốt để xứng đáng ở lại bên ta...
Nói không với tình dục khi chưa thật sẵn sàng
Quan hệ tình dục trước hôn nhân không còn là chuyện "động trời" như xưa. Nhưng dù vậy thì việc đó cũng không thể là sự miễn cưỡng, mà là một sự sẵn sàng cho - nhận trong niềm vui chung. Tất nhiên là còn phải biết rõ những nguy cơ có thể trong chuyện này để phòng ngừa, để bảo vệ nhau. Đừng để khi đã có chuyện mới tìm cách xử lý thì mọi sự đã muộn mằn rồi.
Đừng ngại trò chuyện với con về tình yêu
TS xã hội học Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính tại TP.HCM, nói như vậy khi Tuổi Trẻ trò chuyện với bà xoay quanh việc chia sẻ với con về tình yêu, tình dục...
* Thưa bà, khi nào thì nên nói với con về tình yêu?
- Bất cứ khi nào có cơ hội thì bố mẹ đều có thể nói với con mình về vấn đề này. Thông qua những câu chuyện từ phim, từ sách, hoặc từ chính tình yêu của bố mẹ có thể giúp con hình dung ra và qua đó gửi gắm thông điệp mà mình muốn chia sẻ, định hướng.
Quan trọng nhất là phụ huynh phải mở lòng, chấp nhận tình yêu của con. Từ đó con cái sẽ không giấu giếm mình mà ngược lại còn chia sẻ, cho mình cơ hội được giúp con yêu thương đúng cách.
* Như thế nào là yêu thương đúng cách, theo bà?
- Là mối quan hệ đó phải mang lại niềm vui, hạnh phúc, giúp nhau tiến bộ trong cuộc sống, công việc, học tập... Nếu bạn trẻ yêu một ai đó mà khiến bản thân thụt lùi hoặc tụt dốc trong mọi thứ thì phải xem lại người yêu đó có phù hợp, cách yêu của mình có đúng, có lệ thuộc quá nhiều vào mối quan hệ đó. Từ đó tìm cách thoát ra.
Để giúp trẻ yêu đúng cách thì bất cứ khi nào phụ huynh cũng có thể chia sẻ. Ví dụ khi quan sát thấy con ăn mặc không chỉn chu, có thể hài hước nói con ăn mặc vậy bạn trai chê sao; thấy con ăn ngủ thất thường có thể hỏi: như vậy rồi sức khỏe không tốt, da mặt xấu ai mà yêu nữa... Từ ngoại hình đến học hành, đến cách ứng xử đều có thể lấy đối tượng người yêu con ra để giúp con thay đổi tích cực, từ đó con sẽ hoàn thiện bản thân cũng là hoàn thiện mình trong mối quan hệ tình cảm mà con đang có.
* Có một thực trạng là người trẻ bây giờ quan hệ tình dục sớm trước hôn nhân, phụ huynh cần làm gì...?
- Tôi nghĩ bố mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề này. Thay vì lo lắng rồi cấm đoán - nguyên nhân làm trẻ tò mò thêm - thì hãy trang bị kiến thức cho con. Trong tủ sách gia đình tôi luôn có các đầu sách như Cẩm nang con trai, Cẩm nang con gái, Những điều bí mật con muốn biết... Khuyến khích con đọc để biết, để hiểu, từ đó có ứng xử phù hợp.
Thêm nữa, bố mẹ cần xây dựng cho con mục tiêu học tập, mục tiêu trong cuộc sống để con không sa đà vào quan hệ nam nữ. Khi con có mục tiêu sống tốt đẹp, lành mạnh sẽ không còn lệ thuộc vào việc kia, từ đó phát triển đúng lứa tuổi của mình.
Không khí gia đình cũng quan trọng không kém. Trong nhiều ca tham vấn, tôi nhận ra những người trẻ lao vào tình dục nhiều đều có nguyên nhân từ gia đình rạn nứt, các bạn thiếu thốn tình cảm nên sa đà vào quan hệ nam nữ để khỏa lấp. Đây là một điều mà bố mẹ phải hết sức lưu tâm, để không đổ lỗi rằng con hư mà không thấy trách nhiệm của chính mình...
Đối với độ tuổi lớn hơn như tiểu học, các em thường rất thích được làm việc nhà nên đây là cơ hội vàng để hướng dẫn con nấu ăn, làm việc nhà. Cha mẹ nên tổ chức cho con chơi trò lau nhà, nấu ăn, sắp xếp sách vở… Hãy biến những việc trong nhà thành những trò chơi và cùng chơi chung với con.
Còn đối với trẻ lớn hơn, có hai vấn đề là học và chơi. Học thì nên giúp cho con khả năng tự học, tự ôn bài… vì tự học trong giai đoạn này rất quan trọng.
Cha mẹ cũng nên lưu tâm cho con đọc sách và nên có phần thưởng để hướng con đến việc đọc sách và tập thể dục. Điều mà phụ huynh cần lưu ý là đối với trẻ lớn, cha mẹ nên để cho con được tự do hơn bình thường một chút. Việc ngủ cần thoải mái, ăn, học và chơi theo sở thích của con chứ cha mẹ đừng ép quá.
Điều quan trọng nữa mà phụ huynh nên lưu tâm là quản lý và kiểm soát thời gian sử dụng mạng xã hội của con. Phụ huynh không được lạm dụng mạng xã hội, lạm dụng các thiết bị công nghệ để con giết thời gian.
Cha mẹ hãy xem đây là cơ hội tốt để thay đổi nếp sống của gia đình, để cả nhà được gắn kết hơn. Đây cũng là cơ hội để mỗi phụ huynh quay về chăm lo cho gia đình, để cả nhà cùng chơi với nhau, cùng nấu và ăn những bữa cơm sum vầy.
TS xã hội học PHẠM THỊ THÚY, chuyên viên tham vấn tâm lý,
giảng viên Học viện Hành chính quốc gia
Nguồn: https://plo.vn/xa-hoi/giao-duc/ung-pho-khi-con-nghi-hoc-dai-ngay-tranh-covid19-889861.html
Cảm thấy rối bời trong mùa dịch virus corona này, chị Nguyễn Thị Kiều Linh (chung cư Bắc Rạch Chiếc, Q.9, TP.HCM) cho biết mấy ngày đầu 2 vợ chồng phải thay phiên nhau xin nghỉ việc để ở nhà trông con, mấy ngày nay có bà nội vào chăm giúp cũng thấy nhẹ được phần nào. Thế nhưng tình huống “dở khóc dở cười” khác lại xảy đến là con đã chán ở nhà và chỉ muốn đến trường.
“Con muốn đi học lại”
“Thật sự chẳng biết làm sao, thấy con cứ ru rú ở nhà suốt mình cũng thấy thương. Chỉ mong dịch mau hết, mọi thứ trở lại bình thường chứ giờ con nói không thích ở nhà và chỉ muốn đi học”, chị Linh kể.
|
Gặp anh Vũ Trần Ngọc Bảo (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đang cùng con đọc sách tại đường sách Nguyễn Văn Bình, người viết lân la hỏi thì anh Bảo chia sẻ: “Thực ra mình thấy cũng nên cho con đi ra ngoài, vì không thể cứ để con ở nhà mãi, chỉ cần cho con luôn đeo khẩu trang và mang theo bình nước rửa tay sát khuẩn cho bé là được. Bình thường cuối tuần nào mình cũng dẫn con đi đọc sách, nên hôm nay cũng vậy, chỉ có điều phải trang bị cẩn thận để bảo vệ sức khỏe cho con”.
Con gái của anh Bảo, bé Vũ Ngọc Như Quỳnh (học sinh lớp 3 Trường tiểu học Bế Văn Đàn, Q. Bình Thạnh) hồn nhiên nói: “Con chỉ muốn đi học lại, con nhớ các bạn vì ở nhà không có các bạn chơi. Con chỉ ở nhà với ông bà nội, lâu lâu ông bà mới dẫn con ra trước nhà đạp xe đạp nhưng cũng không có các bạn hàng xóm ra chơi”.
“Khoán trắng cho trường học nên giờ phụ huynh thấy rối bời”
Chia sẻ về vấn đề này, tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Dũng, Giám đốc Hệ thống Cambridge Khai Minh, cho rằng đối với những trẻ đang trong độ tuổi gửi nhà trẻ hay bậc mầm non thì sẽ vất vả hơn đối với phụ huynh vì cần người chăm sóc.
Còn đồi với trẻ từ lớp 2 trở lên thì cần trang bị kỹ năng tự chăm sóc bản thân cho con và cần có một kế hoạch cụ thể về cả việc học và chơi trong một ngày. "Thay vì học một cách căng thẳng thì cần những bài tập nhẹ nhàng và theo sở thích của bé. Như bé thích đọc sách thì nên tăng cường, khuyến khích bé đọc sách. Để tránh nhàm chán thì sáng đọc sách này, chiều đọc sách khác, hay chơi những trò chơi khác…Tối về, cha mẹ nên tạo bầu không khí gia đình chia sẻ như cùng nhau chuẩn bị bữa cơm, cùng ăn cơm chung, xem các chương trình truyền hình, có thể chú trọng xem những tin liên quan về vấn đề sức khỏe, liên quan đến cách phòng dịch và cùng bàn luận với nhau về những vấn đề đó", ông Dũng gợi ý.
|
“Nên tạo những kênh giải trí nhiều hơn cho con mình, tùy vào sở thích của con. Ví dụ những em nào thích mày mò nghiên cứu thì có thể tìm tivi hay máy tính hư, rồi nhờ con mày mò sửa để con có việc để làm mà còn thấy phấn khích. Hãy giao việc cho con nhưng kết thúc một ngày hay 2, 3 ngày cha mẹ nên lượng giá lại với con ở nhà một tuần không đi học nhưng con vẫn làm được những cái này để bé thấy được là những ngày ở nhà không vô vị, có thu hoạch và làm được gì đó để con cảm thấy vui hơn”, ông Dũng gợi ý.
Theo ông Dũng trong tình hình hiện nay cha mẹ rất dễ khủng hoảng, và rối bời. “Bởi khi con đi học, cha mẹ dường như khoán trắng cho nhà trường. Nên bây giờ khi con ở nhà chúng ta bị bỡ ngỡ, nếu cha mẹ có sự đồng hành sát sao với con từ trước thì những dịp như thế này cũng sẽ không quá khó khăn. Và một gia đình đầy ắp yêu thương thì con ở nhà sẽ không bao giờ chán, đứa con khi ra khỏi nhà mà mong về nhà để gặp ba, gặp mẹ, thì đảm bảo con ở nhà mấy tháng cũng không biết chán”, ông Dũng nhận định.
Biến những công việc nhà thành trò chơi
Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy, chuyên viên tham vấn tâm lý, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, cũng cho rằng có 2 nhóm trẻ cần phân biệt. Đối với nhóm mầm non là phải có người chăm sóc và bố mẹ phải dành nhiều thời gian để chơi với con. Bố mẹ phải giữ sức khỏe, ăn uống điều độ để có đủ sức chơi với con trong dịp này.
|
Đối với độ tuổi lớn hơn như tiểu học, chị Thúy cho rằng các em thường rất thích được làm việc nhà với bố mẹ. Chính vì thế, đây là cơ hội vàng để hướng dẫn con nấu ăn, làm việc nhà.
“Bố mẹ nên tổ chức cho con chơi trò lau nhà, nấu ăn, sắp xếp sách vở…Hãy biến những việc trong nhà thành những trò chơi và cùng chơi chúng với con”, chị Thúy nói và khẳng định đây là cách rất hiệu quả mà cha mẹ nên áp dụng.
Còn đối với trẻ lớn hơn, theo chị Thúy, có 2 vấn đề là học và chơi. Học thì nên giúp cho con khả năng tự học tức là tự quản lý việc học, tự ôn bài…vì tự học trong giai đoạn này rất là quan trọng.
Theo chị Thúy, cha mẹ nên lưu tâm cho con đọc sách. Có thể dùng biện pháp dụ dỗ, như nếu con đọc hết được quyển sách này thì có thể cho con xem thêm mạng xã hội hoặc làm những điều con thích…Nên có phần thưởng để hướng con đến việc đọc sách và tập thể dục.
|
“Điều mà phụ huynh cần lưu ý là đối với trẻ lớn, ba mẹ nên để cho con được tự do hơn bình thường một chút. Ngủ thoải mái hơn, ăn, học và chơi theo sở thích của con chứ bố mẹ đừng ép quá. Những ngày nghỉ này mà áp lực với con, bắt con làm theo ý mình thì sẽ rất căng thẳng cho con, thậm chí mỗi một ngày với con sẽ là một cuộc chiến. Tất nhiên thoải mái nhưng không được quá giới hạn…”, chị Thúy khuyên.
Chị Thúy đặc biệt nhấn mạnh: “Đợt dịch virus corona này là một dịp may để rèn cho con thói quen tốt, dạy con những kỹ năng về bảo vệ bản thân như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, vệ sinh thân thể, tập thể dục…Cha mẹ cũng xem đây là cơ hội tốt để thay đổi nếp sống của gia đình, để cả nhà được gắn kết hơn. Là cơ hội để mỗi phụ huynh quay về chăm lo cho gia đình, để cả nhà cùng chơi với nhau, cùng nấu và ăn những bữa cơm sum vầy”.
Không được lạm dụng thiết bị công nghệ
Điều mà cả chị Thúy và anh Dũng đều đặc biệt muốn tất cả phụ huynh nên lưu tâm đó chính là quản lý và kiểm soát thời gian sử dụng mạng xã hội của con trong thời gian nghỉ vì dịch virus corona.
Theo chị Thúy, không được lạm dụng mạng xã hội, lạm dụng các thiết bị công nghệ để con “giết” thời gian. “Có những phần mềm có thể cài một ngày con sử dụng mạng xã hội được bao nhiêu giờ, quá số giờ đó là tự khắc sẽ thoát ra và con không dùng được nữa. Cha mẹ nên tìm hiểu và nhờ những nhân viên chuyên về công nghệ cài những phần mềm để kiểm soát việc sử dụng mạng xã hội của con”, chị Thúy gợi ý.
Hoa Nữ
A. Các chủ đề Thúy đã và đang chia sẻ mỗi dịp ngày 8/3, 20/10, 20/3, 28/6 và bất cứ khi nào các cơ quan, đơn vị, trường học, cộng đồng cần!
1.Sống hạnh phúc
2.Cân bằng công việc và cuộc sống
3.Hóa giải stress
4.Chuyển hóa cảm xúc tiêu cực
5.Tư duy tích cực
6.Trí thông minh xúc cảm
7.Văn hóa ứng xử nơi công sở/ trong gia đình
8.Nghệ thuật giao tiếp để thành công
9.Nuôi dưỡng và thể hiện sự tự tin
10.Vai trò của phụ nữ trong việc tổ chức cuộc sống gia đình
11.Nuôi dưỡng tình yêu trong đời sống vợ chồng
12.Giữ gìn hạnh phúc gia đình
13. Kỹ năng làm vợ/ làm chồng
14. Kỹ năng làm cha mẹ
15. Dạy con thời hiện đại
16.Thai giáo- phương pháp khoa học dạy con từ trong bụng mẹ (có sách Thai giáo Thúy chủ biên)
17.Thai giáo và dạy con sau sinh
18.Dạy con từ 0-6 tuổi
19.Dạy con thời hiện đại
20.Kỹ năng làm cha mẹ/ nghề làm cha mẹ (có bộ sách Nghề làm cha mẹ - Phúc nuôi dạy con Thúy cùng các tác giả soạn )
21.Cùng con hạnh phúc
22.Kỹ năng giao tiếp với con
23.Nghe sao cho con muốn nói - nói sao cho con muốn nghe
24.Làm bạn với con
25.Quản lý cảm xúc nóng giận khi dạy con
26.Giúp con quản lý cơn giận
27.Cha mẹ làm gì khi con bướng bỉnh?
28.Dạy con tự lập
29.Chuẩn bị cho con vào lớp 1
30.Dạy con tính trách nhiệm
31.Giúp con tự tin
32.Dạy con về tiền
33.Kỷ luật tích cực (Phạt con sao cho đúng)
34.Dạy con tự bảo vệ bản thân (phòng tránh xâm hại và các tai nạn, nguy hiểm...) (có sách Kỹ năng phòng vệ dành cho học sinh)
35.Yêu mình hay yêu con
36.Hiểu tâm lý của trẻ qua các giai đoạn để phát triển tối ưu
37. Giáo dục giới tính cho con giai đoạn dưới 6 tuổi/ 6 - 18 tuổi
B. Các kỹ năng mềm đang tập huấn cho các đơn vị, cơ quan, công ty… (Tập huấn từ 1-5 ngày/ KN tùy nhu cầu)
1. KN giao tiếp nơi công sở
2. KN giao tiếp với khách hàng
3. KN nhận diện bản thân (biết mình là ai?)
4. KN thuyết trình
5. KN chuyển hóa cảm xúc/ Trí thông minh xúc cảm
6. KN giải quyết mâu thuẫn
7. KN tư duy tích cực
8. KN ra quyết định
9. KN tư duy sáng tạo
10. KN phản biện
11. KN phân công phối hợp
12. KN làm việc nhóm
13. KN quản lý thời gian
14. …
C. Các chủ đề dành riêng cho giảng viên, giáo viên:
1.Phương pháp sư phạm tích cực: từ 2-5 ngày (có ct gửi kèm theo, sách giáo trình Cẩm nang Phương pháp sư phạm)
2.PP kỷ luật tích cực (theo tài liệu của Save the children cung cấp tấp huấn cho gv)
3.Phòng tránh xâm hại và bạo lực học đường cho hs (đã tập huấn tại An Giang, Bình Dương cho hơn 1000 gv)
4.Giáo dục giới tính, tình bạn, tình yêu cho học sinh
5.Đạo đức nhà giáo
6.Kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử dành cho GV
7.Kỹ năng thuyết trình/ Kỹ năng truyền cảm hứng
8.Kỹ năng chuyển hóa cảm xúc, tạo cảm xúc tích cực trong lớp học
9.Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm
10. Sống hạnh phúc
11.An (làm sao để GV bình an?)
12. Kỹ năng hướng nghiệp cho học sinh…
D. Các sách Thúy đã viết:
1.Phạm Thị Thúy (chủ biên, cùng nhiều tác giả) (2018), Nghề làm cha mẹ, NXB Hồng Đức.
2.Phạm Thị Thúy (2018), Phúc nuôi dạy con, NXB Hồng Đức.
3.Phạm Thị Thúy, Đào Trung Uyên, Trần Lê Thảo Nhi, (2017), Cẩm nang phòng chống xâm hại- Những bảo bối của Hiệp sĩ Tani, NXB Tổng hợp Tp.HCM.
4.Nguyễn Thị Minh Phượng, Phạm Thị Thúy, Lê Viết Chung (2016), Cẩm nang phương pháp sư phạm, NXB Tổng hợp, Tp.HCM.
5.Phạm Thị Thúy, Tuấn Hiển (2016) , Kỹ năng phòng vệ dành cho học sinh, NXB Trẻ.
6.Phạm Thị Thúy và nhóm tác giả (2015), Để khỏe trong mùa thi, NXB Trẻ.
7.TS. Nguyễn Minh Anh, BS Phan Thiệu Xuân Giang, BS. Nguyễn Thị Thu Hậu, Ths. Phạm Thị Thúy (2015), Hành trình cho con sự khởi đầu toàn diện, NXB Phụ nữ.
8. Phạm Thị Thúy (chủ biên) cùng nhiều tác giả, (2013), Kỹ năng làm cha mẹ- dạy con từ 0- 6 tuổi, Nxb Tổng hợp Tp.HCM.
9. Phạm Thị Thúy (chủ biên) cùng nhiều tác giả, (2011), Thai giáo – phương pháp khoa học dạy con từ trong bụng mẹ, Nxb Phụ nữ.
10. Nguyễn Thị Minh Phượng và Phạm Thị Thúy, (2011), Cẩm nang phương pháp sư phạm, Nxb Tổng hợp Tp.HCM.
11. Phạm Thị Thúy và nhóm tác giả, Hội quán Các bà mẹ chủ biên, (2012), Thai giáo hành trình của yêu thương, Nxb Phụ nữ.
12.Phạm Thị Thúy và nhóm tác giả, (2013), Hội quán Các bà mẹ chủ biên, Vì đó là người cha, Nxb Phụ nữ.
E. Các đơn vị đã cộng tác:
1.Các trường đại học trên toàn quốc: chia sẻ phương pháp sư phạm và các chuyên đề dành cho giáo viên (ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH KHXH&NV, ĐH Công nghiệp, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH KHTN – ĐH QG Tp.HCM, …)
2.Các tập đoàn, công ty: tập huấn các kỹ năng mềm (Tập đoàn LG, Tập đoàn Human Dynamic, Tổng công ty SAGS (Hàng không), Tập đoàn Roche, Manulife, Công ty Hội quán các bà mẹ, Công ty Quà của bố, Trung tâm Kỹ năng hành chính, Tổ chức AAV, Action AIDS, SCC, Tập đoàn Thái Tuấn, Tập đoàn Mead Johnson, Abbott, Huggies, Tập đoàn tài chính Homecredit, Trung tâm kỹ năng hành chính, Sacombank, Tổng công ty điện lực miền nam, Tổng công ty cao su Đồng Nai, …
3.Các cơ quan nhà nước: tập huấn các kỹ năng hành chính, kỹ năng mềm và các chuyên đề cho các Sở nội vụ các tỉnh trên toàn quốc, Công an tỉnh ĐIện Biên, Công an tỉnh Vũng Tàu, Công an tỉnh Đồng Nai…; Hội phụ nữ các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, ĐỒng Tháp…; Tổng liên đoàn lao động các tỉnh BD, ĐN, ĐT, …
4.Các bệnh viện trên toàn quốc: Kỹ năng giao tiếp trong môi trường bệnh viện (BV Y dược Tp.HCM, BV Vạn Hạnh, BV Nhi đồng 1, BV Mắt tp.HCM, BV đa khoa tỉnh QUảng Ngãi, BV đa khoa Kỳ Anh, Hà Tĩnh, Bv da liễu Tp.HCM…)
5. Các đài phát thanh truyền hình: Nói chuyện chuyên đề, trả lời phỏng vấn về tình yêu, hôn nhân gia đình trên các diễn đàn: báo giấy (báo phụ nữ thành phố, phụ nữ Việt Nam, báo Tuổi trẻ, báo Thanh niên, báo Pháp luật…), báo mạng (Vnexpress, tuổi trẻ, thanh niên, pháp luật …), các đài phát thanh truyền hình VTV3, VTV8, VTV9, HTV7, HTV9, BTV1, THVL, …,
F. Tóm tắt thông tin cá nhân:
Giảng viên, chuyên viên tham vấn tâm lý Phạm Thị Thúy
Đt: 0918604397
Mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Web: www.phamthithuy.vn
Youtube: Phạm Thị Thúy
Face: Phạm Thị Thúy
Fanpage: Phạm Thị Thúy, Phương pháp sư phạm tích cực, Kỹ năng làm cha mẹ, Tham vấn tâm lý, Tám cuối tuần
Group: Hạnh phúc gia đình
Cơ quan công tác: Học viện Hành chính Quốc gia, Nhà văn hóa Phụ nữ Tp.HCM
Bằng cấp: TS. Xã hội học (VN), Ths. Tâm lý trị liệu (Pháp), Ths. Thực hành Phương pháp sư phạm (Đức)
- 1995 đến 1999: Cử nhân Xã hội học tại Phân viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội.
- 2001 đến 2004 : Thạc sĩ Xã hội học, ĐH KHXH và NV, Hà Nội.
- 2004 đến 2005 : Thạc sỹ phương pháp sư phạm thực hành do NAPA và INWENT (CHLB Đức) phối hợp đào tạo.
- 2010 đến 2012 : Cử nhân tâm lý trị liệu, tại ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch liên kết với ĐH Tâm lý thực hành Paris (EPP- Pháp).
- 2012 đến 2014 : Thạc sỹ tâm lý lâm sàng và y khoa tại ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch , liên kết với ĐH Tâm lý thực hành Paris (EPP- Pháp).
- 2010-2014: TS Xã hội học, Viện Hàn lâm KHXHVN.
Kinh nghiệm: Giảng dạy kỹ năng mềm, nói chuyện chuyên đề, tham vấn tâm lý từ năm 2000 đến nay và tư vấn qua báo chí, truyền hình…
Link giới thiệu các sản phẩm Thúy đã làm:
Vừa qua, diễn đàn “An toàn cho con yêu - Im lặng hay lên tiếng” diễn ra tại đường sách TP.HCM đã thu hút đông đảo sự quan tâm của người nghe. Trước những vụ xâm hại tình dục trẻ em liên tiếp, vấn đề này được phụ huynh chú ý hơn bao giờ hết.
Sau loạt bài “Ném đá” trên mạng: Khi cái thiện cuồng tín và cái tôi bị đe dọa” của TS Đặng Hoàng Giang, có nhiều ý kiến đồng tình cũng như có cả những phản hồi trái chiều. Lao Động xin kết lại diễn đàn về vấn đề này với góc nhìn của tiến sĩ Xã hội học và Tâm lý học Phạm Thị Thúy.
Tóm tắt
Bài viết sử dụng 3 ca học sinh PTTH tự vẫn do một đồng nghiệp, nhà báo chia sẻ và những tình huống thực tế của bản thân đã gặp khi làm công tác tham vấn tâm lý học đường cho cả bậc phổ thông và đại học trong suốt 15 năm làm giảng viên, chuyên viên tham vấn tâm lý của Nhà văn hóa Phụ nữ Tp.HCM để nói lên sự cấp thiết cần có công tác tham vấn tâm lý học đường trong hệ thống các trường học từ bậc tiểu học đến bậc đại học.
- 1995 đến 1999: Cử nhân Xã hội học tại Phân viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội.
- 2001 đến 2004 : Thạc sĩ Xã hội học, ĐH KHXH và NV, Hà Nội.
Sách đã chủ trì hoặc tham gia biên soạn:
“Tác động giới trên con đường chức nghiệp của công chức ở Việt Nam”, NXB Văn hóa thông tin, 2005, tham gia nghiên cứu và biên soạn.
“Cẩm nang phương pháp sư phạm”, Nxb Tổng hợp Tp.HCM, 2011, tham gia biên soạn.