Ở giai đoạn tuổi mới lớn, con bắt đầu thay đổi về tâm sinh lý và khó dạy bảo hơn. Nhiều cha mẹ than rằng bất lực và nhiều khi không biết phải làm thế nào.
Cha mẹ tham gia các lớp học kỹ năng /// Phạm Thị Thúy 
Cha mẹ tham gia các lớp học kỹ năng
PHẠM THỊ THÚY
 
 
 
Khổ như nuôi dạy con tuổi mới lớn !
Với nhiều phụ huynh nuôi dạy con ở tuổi dậy thì, họ có chung một nỗi bận tâm: Con thay đổi và rất khó dạy bảo.
Chị Q. có con đang học lớp 8 Trường THCS Minh Đức (Q.1, TP.HCM), mặc dù sau 16 giờ 30 con mới tan trường nhưng chị đến đón con từ rất sớm. Gặp chị Q. ở cổng trường, lúc đó còn vài phút mới đúng 16 giờ, tôi hỏi: “Sao chị đón con sớm thế?”, chị Q. nói: “Cả tuần nay phải đón sớm, vì tuần trước hầu như buổi chiều mình đều bận việc rồi đi trễ nên kẹt xe, thế là đến đón con trễ. Về nhà nó giận lẫy rồi không nói chuyện gì hết. Mình phải nói nhỏ nhẹ với con là từ nay sẽ đón đúng giờ”.
Nhưng rồi chị Q. lại than rằng: “Nuôi con ở tuổi này vất vả quá. Tôi đau hết cả đầu, nhiều khi bị tâm lý luôn. Con bướng bỉnh, khó dạy. Nói gì cũng cãi lại được. Mới lớp 6 còn nghe lời, mà kể từ khi lên lớp 7 đến giờ là tôi và chồng đều bó tay”.
Còn chị N.M (Q.1, TP.HCM), cũng có cậu con trai đang học lớp 7 Trường THCS Minh Đức, tâm sự: “Con thích gì là làm nấy, áo quần, tóc tai toàn phải theo ý con, mình chẳng thể nào can thiệp được. Mua áo quần về con không thích là tuyệt đối không mặc dù chỉ một lần. Ba nó đi công tác, muốn mua cho nó đôi giày nên chụp hình gửi về, con xem vừa ý rồi mới mua. Thế mà về nhà nó lại đổi ý không thích, thế là không chịu mang. Mình thì tiếc của nên nổi cáu. Mà mỗi lần như thế là nó giận lẫy, lên phòng đóng cửa ở một mình”.
Chị M. cũng kể thêm: “Mình còn may mắn là con dù khó bảo nhưng cũng không hư đốn. Còn đứa em của mình, có đứa con gái ở tuổi dậy thì mà chẳng thể nào dạy bảo được. Lên trường giao du với mấy đứa bạn ăn chơi nên mẹ nó cấm đoán. Thế là mỗi lần mẹ nó mắng là nó lại bỏ nhà đi. Thiệt khổ”.
Chờ đón con đang học tại Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM), chị L.T.T chia sẻ: “Khổ như nuôi dạy con. Tuổi nó mới lớn đủ thứ để lo và sợ, rồi thêm tính tình nó thay đổi, khó dạy nên nhiều khi tôi cũng bất lực. Nó giận gì là đóng sầm cửa ngay trước mặt mình, nhịn ăn, không thèm nói chuyện. Lúc bất lực quá thì tôi chỉ mong con nhanh lớn, qua giai đoạn này chắc con sẽ thay đổi và dễ dạy bảo hơn”.
Học kỹ năng làm cha mẹ
Theo tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy, chuyên viên tham vấn tâm lý Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM, đây là hiện tượng rất phổ biến và hầu như ông bố bà mẹ nào cũng gặp phải.
“Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là cha mẹ còn quá thiếu kỹ năng. Không đủ cập nhật sự phát triển của con trong giai đoạn hiện tại. Tức là tuổi dậy thì bây giờ so với cách đây mấy chục năm khác quá xa. Vốn dĩ cảm xúc giai đoạn này của các em đã không ổn định cộng xã hội bây giờ thay đổi nhiều, các con làm bạn với internet có cả những vấn đề tốt và xấu nên biến đổi tâm sinh lý rất nhanh”, bà Thúy nhìn nhận.
Không những thế, bà Thúy còn cho rằng bố mẹ ngày nay quá bận, con cũng bận (bận học, bạn bè, mạng xã hội) nên khoảng cách cha mẹ và con cái ngày càng xa. “Mình muốn dạy được thì phải hiểu con. Chính vì thế, cha mẹ cần phải quay trở lại để học cách hiểu con, gần con, làm bạn cùng con. Cha mẹ phải thu xếp cuộc sống, sắp xếp công việc. Giai đoạn con ở tuổi dậy thì, cha mẹ cần xem lại mục tiêu để có thời gian gần con, hiểu con”, bà Thúy phân tích.
Bà Thúy đặc biệt nhấn mạnh: “Nghề làm cha mẹ là nghề cần phải học nhất. Bây giờ muốn làm nghề gì cũng phải học vì cuộc sống mỗi ngày một thay đổi, vậy tại sao kỹ năng làm cha mẹ lại không học?”.
Bà Thúy khuyên hãy tìm đến những tài liệu, khóa học về tâm lý tuổi dậy thì để cập nhật, hiểu con. Rồi đặt mình vào vị trí của con để xem con có những tâm tư, nguyện vọng gì. Luôn phải hiểu rằng mình là một người độc lập với con và con là một người độc lập với mình. Nếu không đặt vào vị trí của con, để hiểu con thì không bao giờ dạy được con.
“Có hiểu mới có thương, cứ nghĩ là tôi không thương con tôi thì thương ai, nhưng thật ra cha mẹ ngày nay không biết thương con. Vì không hiểu con nên áp đặt tình thương theo kiểu độc đoán”, bà Thúy nói.
Đặc biệt, khi trẻ ở tuổi dậy thì, cha mẹ không được nói theo kiểu ra lệnh hoặc cấm đoán. Càng như thế thì càng gặp phản lực mạnh từ phía con. Tâm lý của con ở tuổi này là thích chứng minh bản thân, thích mọi người lắng nghe và tôn trọng ý kiến. Mà mình càng bắt ép thì con sẽ càng chống đối lại. “Cách nói chuyện với con ở giai đoạn này là biết đặt câu hỏi để con nói, rồi sau đó đặt câu hỏi để gợi mở cho con cách nào là tốt hơn”, bà Thúy khuyên.
Bên cạnh đó phải biết điều hòa cảm xúc khi dạy con. Cha mẹ luôn phải nhớ một nguyên tắc là nếu không bình tĩnh thì không bao giờ dạy được con. Giận quá mất khôn, mình sẽ nói những câu xúc phạm, độc đoán với con. Từ đó, con quay trở lại để chống đối mình.
 

TTO - Tổ ấm cuối tháng 4 này có cuộc trao đổi với TS xã hội học Phạm Thị Thúy về việc vun bồi trái tim lẫn trí não cho con. TS Thúy nhấn mạnh ý thức chuẩn bị chu đáo trước khi có con của cha mẹ chính là món quà quý cho con và cho chính họ.

Con trẻ cần được chăm sóc cả trí lẫn tâm - Ảnh 1.
 

Sự chuẩn bị kỹ lưỡng để bước vào hành trình làm cha mẹ là món quà quý cho chính các bậc cha mẹ và con trẻ - Ảnh minh họa: T.T.D.

Theo TS Thúy, khi có sự chuẩn bị, các bậc cha mẹ sẽ có sự sẵn sàng về mọi phương diện: sức khỏe thể chất, tâm lý, kiến thức làm cha mẹ, tài chính...

Cha mẹ có sự chuẩn bị để làm cha mẹ

* Chào tiến sĩ, cụ thể các bậc cha mẹ cần chuẩn bị như thế nào trước khi bước vào lộ trình sinh và nuôi con?

- TS PHẠM THỊ THÚY: Chuẩn bị về sức khỏe thể chất của cả cha và mẹ là điều đầu tiên quan trọng. Cơ thể cha và mẹ khỏe sẽ góp phần tạo nên những thai nhi khỏe mạnh, những em bé khỏe mạnh trong tương lai. Chuẩn bị về tâm lý, tâm lý sẵn sàng làm cha mẹ, sẵn sàng đón nhận đứa trẻ bằng tình yêu thương, mong muốn có con.

Chuẩn bị kiến thức làm cha mẹ, vợ chồng cùng trao đổi những cách dạy của cha mẹ đã từng dạy mình; cùng học hỏi qua đọc sách, qua quan sát các cha mẹ khác... Việc cùng trao đổi, cùng học hỏi sẽ tạo nên sự thống nhất về phương pháp giáo dục con sau này. 

Vợ chồng ý thức được vai trò quyết định của cha mẹ, ý thức được cha mẹ là người thầy đầu tiên và suốt đời góp phần tạo dựng nhân cách cho con ngay khi tượng hình trẻ từ trong bào thai. Con vào dạ mạ đi tu là lời dạy tuyệt vời của người xưa để nhắc nhở cha mẹ hoàn thiện chính mình trong hành trình làm cha mẹ.

Cuối cùng là chuẩn bị tài chính tạm đủ cho việc mang thai và sinh con theo hoàn cảnh của cha mẹ.

* Một người để lớn lên khỏe mạnh cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng cần được chăm sóc thế nào, thưa chị?

- Muốn con lớn lên khỏe mạnh, điều cần nhất ở cha mẹ là tình yêu thương, sự chấp nhận và sự ổn định trong mối quan hệ với con. Trong quá trình nuôi dạy phải chú ý chấp nhận con như con là, không so sánh con với người khác, không bắt ép con làm theo ý cha mẹ mà không có sự trao đổi thỏa thuận với trẻ. Sự chấp nhận trẻ trong tình yêu thương vô điều kiện sẽ tạo nên những bậc cha mẹ ứng xử ôn hòa với con.

Nuôi dưỡng con bằng sách

* Tháng 4 có những ngày gợi nhắc về sách và việc đọc sách (Ngày sách Việt Nam và Ngày sách thế giới - PV). Tuy nhiên, theo nhiều số liệu, Việt Nam hiện có số người đọc sách khá ít. Chị có chia sẻ nào để giúp phụ huynh lẫn con em mình có thể xây dựng thói quen đọc sách?

- Cha mẹ muốn con có thói quen đọc sách thì chính cha mẹ cần là người yêu thích sách, đọc sách mỗi ngày để trong tầm mắt của trẻ luôn nhìn thấy cha mẹ học hỏi, chăm chỉ đọc sách. Thói quen này cần xây dựng từ trong bào thai, thai giáo bằng cách đọc sách cho con nghe.

Sau sinh tiếp tục duy trì thói quen này dù em bé còn rất nhỏ chưa biết nói nhưng cha mẹ đọc sách ngâm nga những đoạn thơ văn hay trong sách sẽ tạo nên sự kết nối giữa trẻ với sách. Khi trẻ lớn lên, cha mẹ đưa con đi nhà sách cho trẻ tự chọn sách, hướng dẫn trẻ cách chọn sách, cách đọc sách... 

Tiếp tục duy trì thói quen đọc, trao đổi về sách giữa các thành viên trong gia đình. Thói quen sẽ dần hình thành theo năm tháng, từ chính tình yêu của cha mẹ với sách.

* Đọc sách ngoài việc giúp tăng trưởng kiến thức, mặt nào đó giúp gắn kết thành viên trong nhà lại với nhau. Tiến sĩ có xem đây là một trong những bí quyết xây dựng hạnh phúc gia đình mang lợi ích kép?

- Tôi đồng ý đây là bí quyết xây dựng hạnh phúc gia đình. Những giờ cùng đọc sách trước khi đi ngủ, những phút giây cùng nhau đi chọn sách, mua sách, những khoảnh khắc vợ chồng con cái tranh luận chia sẻ về một cuốn sách nào đó thật sự quý giá trong việc kết nối trái tim giữa các thành viên trong gia đình.

Tôi luôn cổ vũ việc đọc sách bằng cách thường xuyên giới thiệu, đọc sách hay trên kênh Facebook cá nhân của tôi. Các cha mẹ hỏi tôi nhiều về việc chọn sách cho con và chương trình chia sẻ với cha mẹ nào tôi cũng giới thiệu sách với các cha mẹ, tặng sách cho các cha mẹ. Đó là hạnh phúc của tôi. Và cũng là trả ơn sách. Có nhiều cách học, nhưng học qua sách là nhanh nhất và... rẻ nhất (cười).

* Trong bộ sách gồm hai cuốn: Chăm trái tim con ấm và Dưỡng trí não con tinh - do NXB Phụ Nữ Việt Nam ấn hành - mà chị là đồng tác giả, chị có thể chia sẻ, làm thế nào để con cái chúng ta lớn lên thành người hữu dụng, vui vẻ và hạnh phúc?

- Cuốn sách được viết chung bởi 4 tác giả: Vũ Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Thu Huyền, Tô Thị Hoàng Lan và tôi. Mục tiêu của nhóm tác giả là giúp cha mẹ cùng con lớn lên thành người hạnh phúc và hữu dụng, là người có giá trị với bản thân và xã hội.

untitled-2 copy

Bộ đôi sách dưỡng trí và tâm do nhóm tác giả, trong đó có TS Phạm Thị Thúy đóng góp nội dung - Ảnh: DƯƠNG NGỌC HÂN

Khi có trái tim biết yêu thương, biết sống với giá trị đúng, con trẻ sẽ phát huy được tiềm năng trí tuệ của trẻ, từ đó trẻ thành người có đức có tài, sẽ tạo ra giá trị đóng góp cho đời và trẻ sẽ thành công hạnh phúc.

 
LƯU ĐÌNH LONG thực hiện
 
 
Những ngày qua, trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh, video một số cá nhân đến cây 'ATM gạo' nhưng không nhận được gạo với những lý do: mặc đồ đẹp, chạy xe tay ga… đã nhận nhiều ý kiến trái chiều từ người trẻ.
 
Một người nhận quà từ thiện trên đường Bạch Đằng, Q.Tân Bình, TP.HCM
TẤN ĐẠT
"Thuộc về ý thức mỗi cá nhân"

Có mặt tại cây “ATM gạo" trên đường Bạch Đằng, Q.Tân Bình, TP.HCM vào một buổi trưa 20.4, Theo quan sát, chúng tôi nhìn thấy nhiều người đi xe tay ga, mặc đồ đẹp... vẫn đứng xếp hàng chờ lấy gạo. Chị Nguyễn Thị Mỹ Thúy, 33 tuổi, quản lý cây “ATM gạo" này cho biết, ai cũng có thể lấy gạo miễn xếp hàng ngay ngắn, cách xa nhau 2 m, không chen lấn.

“Ở đây mình không phân biệt ai hết, quy định là mỗi người chỉ lấy được một lần trong ngày, muốn lấy nữa phải qua hôm sau. Cũng có trường hợp người đi xe SH, mặc đồ đẹp đến lấy gạo rồi hỏi thăm này nọ, hôm sau họ đến với tư cách là một mạnh thường quân. Cũng có một số thành phần 'tham' lấy gạo khi chưa thật sự cần, vấn đề này thuộc về ý thức của mỗi cá nhân mà thôi”, chị Mỹ Thúy chia sẻ.

Tương tự, anh Hồ.T.Long, 31 tuổi, làm truyền thông tại số 123 Võ Văn Tần, Q.3, TP.HCM. Anh T.Long cho biết tại máy “ATM gạo” của cơ quan mình chỉ có câu khẩu hiệu "Nếu khó khăn bạn hãy lấy một phần - Nếu bạn ổn hãy nhường phần người khác" bất cứ ai khi đứng xếp hàng thì cũng sẽ nhận được quà. Còn khó khăn hay không thì phải tùy vào lòng tự trọng của họ. Chứ bên mình không có chủ trương là xem mặt tặng quà.

 
“Nếu chỉ thông qua quần áo và hình dáng bên ngoài của một người nào đó mà phán xét người ta giàu nghèo thì vô lý. Chẳng lẻ người nghèo là không được mặc đồ sạch sẽ, tươm tất, không được đi xe hiệu? Biết đâu đó là một anh giám đốc công ty bị ảnh hưởng dịch Covid-19 mà sa cơ lỡ vận”, anh T.Long chia sẻ.
Nguyễn Thụy Xuân Trinh, 23 tuổi, công tác tại Đoàn Thanh niên Q.10, TP.HCM, cho rằng mỗi người cần phải có ý thức, nêu cao tinh thần “nhường cơm sẻ áo”. Nếu chúng ta không qua khó khăn, thì nên nhường phần quà đó cho những người thật sự cần.
“Bởi một phần quà đối với người khá giả không là gì, nhưng với những người hoàn cảnh khó khăn là rất lớn, nhất là trong mùa dịch Covid-19. Hãy hành động một cách có ý thức, góp phần chung tay đẩy lùi dịch”, Xuân Trinh chia sẻ.

"Cần khéo léo tìm hiểu thực tế"

Anh Võ Phi Thành Đạt, 22 tuổi, công tác tại Đoàn thanh niên Học viện Cán bộ TP.HCM, cho biết xét cho cùng bởi ảnh hưởng của dịch bệnh nhiều người mất việc làm, trong đó có công nhân, nhân viên... khiến họ mất thu nhập, “nghèo tạm thời”, từ đó chúng ta càng khó đánh giá chính xác một người qua cách ăn mặc hay phương tiện đi lại.
Tương tự, Nguyễn Ngọc Thanh Huy, 22 tuổi, sinh viên ngành công tác xã hội, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết việc nhiều người cảm thấy khó chịu với những người mặc đồ đẹp, chạy xe sang đi lấy đồ từ thiện là điều không quá khó hiểu, vì họ quen nhìn trang phục, vẻ ngoài để đánh giá. Nhưng rõ ràng quan điểm này không phải lúc nào cũng đúng.

Là người đồng hành trong việc kêu gọi lắp đặt “ATM gạo” ở nhiều nơi giúp người dân khó khăn vượt qua đại dịch Covid-19, anh Phạm Thanh Tuấn, giáo viên Trường THCS-THPT Diên Hồng, TP.HCM, cho biết với những trường hợp cần lưu ý, chúng ta cần khéo léo tìm hiểu để xử lý linh động hơn. Như ghi chú những trường hợp chạy xe sang, mặc đồ hiệu đi lấy quà tự thiện, có thể vẫn cho họ nhận quà nhưng để ý, theo dõi..., sau đó đưa ra các hướng giải quyết tiếp theo.

Họ đến có nghĩa họ cần

Cô Phạm Thị Thúy, giảng viên bộ môn nhà nước và xã hội, Học viện Hành chính Quốc Gia, TP.HCM, cho biết những người lái xe sang hay mặc đồ xịn đi lấy đồ từ thiện là có thật vì trong mùa dịch bệnh này bất kỳ ai cũng có thể phá sản....“Thuyền càng lớn sóng càng to”, người có mức sống bình thường có khi lại sống tốt, còn những người làm ăn mua bán có khi trắng tay ở giai đoạn này...

“Đừng nhìn bên ngoài mà đánh giá con người, đã làm từ thiện thì đừng phân biệt họ đã là ai, họ đến có nghĩa họ cần... Người có tâm từ thiện là cho đi vô điều kiện. Trong giai đoạn dịch Covid-19 này, nên tạo tinh thần đoàn kết nhiều hơn, muốn chống dịch bệnh tốt thì chính chúng ta hãy tạo năng lượng tích cực cho nhau bằng việc lan tỏa những điều tốt, hãy bao dung với những con người có điều không hay, không đẹp", cô Phạm Thị Thúy chia sẻ.

 

 

Nguồn: https://m.thanhnien.vn/gioi-tre/nguoi-chay-xe-tay-ga-mac-do-dep-khong-duoc-lay-do-tu-thien-1213525.html?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30&fbclid=IwAR2gNxuE-vf5gt-GLP6fNz8Cf2lixjMCvk8J37W89tMLIzAjI6s_so6Oyu4

 

https://static.mediacdn.vn/phunuvietnam/web_images/icon-detail-home.svg") no-repeat; width: 40px; height: 40px; display: block;">https://phunuvietnam.vn/y-kien-trai-chieu-tu-gioi-chuyen-mon-xung-quanh-nguoi-quay-clip-co-gai-bi-hiep-dam-20200422014830593.htm%0D%0AC%C3%A2u%20chuy%E1%BB%87n%20k%E1%BA%BB%20bi%E1%BA%BFn%20th%C3%A1i%20c%C3%B3%20h%C3%A0nh%20%C4%91%E1%BB%99ng%20hi%E1%BA%BFp%20d%C3%A2m%20c%C3%B4%20g%C3%A1i%20t%C3%A2m%20th%E1%BA%A7n%20v%C3%A0o%20r%E1%BA%A1ng%20s%C3%A1ng%20ng%C3%A0y%2018/4%20t%E1%BA%A1i%20h%E1%BA%BBm%20s%E1%BB%91%2010,%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng%20L%C3%A3o%20T%E1%BB%AD,%20qu%E1%BA%ADn%205,%20TPHCM,%20ch%C6%B0a%20th%E1%BB%83%20l%E1%BA%AFng.%20B%C3%A3o%20tranh%20lu%E1%BA%ADn%20kh%C3%B4ng%20ch%E1%BB%89%20x%E1%BA%A3y%20ra%20tr%C3%AAn%20m%E1%BA%A1ng%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20m%C3%A0%20c%C3%B2n%20%E1%BB%9F%20ngay%20trong%20gi%E1%BB%9Bi%20h%C3%A0nh%20ngh%E1%BB%81%20lu%E1%BA%ADt%20s%C6%B0%20c%C5%A9ng%20nh%C6%B0%20nh%E1%BB%AFng%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20c%C3%B3%20tr%C3%A1ch%20nhi%E1%BB%87m%20b%E1%BA%A3o%20v%E1%BB%87%20quy%E1%BB%81n%20ph%E1%BB%A5%20n%E1%BB%AF.%20Nhi%E1%BB%81u%20%C3%BD%20ki%E1%BA%BFn%20tranh%20lu%E1%BA%ADn%20tr%C3%A1i%20chi%E1%BB%81u,%20th%E1%BA%ADm%20ch%C3%AD%20gay%20g%E1%BA%AFt%20v%E1%BB%81%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20quay%20v%C3%A0%20tung%20clip%20l%C3%AAn%20m%E1%BA%A1ng%20khi%20ch%E1%BB%A9ng%20ki%E1%BA%BFn%20h%C3%A0nh%20vi%20x%C3%A2m%20h%E1%BA%A1i%20con%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di." title="Chia sẻ" rel="nofollow" class="detail-email" style="margin: 0px 0px 10px; padding: 0px; border: 0px; vertical-align: baseline; text-decoration-line: none; background: url("https://static.mediacdn.vn/phunuvietnam/web_images/icon-detail-email.svg") no-repeat; width: 40px; height: 40px; display: block;">https://static.mediacdn.vn/phunuvietnam/web_images/icon-detail-printer.svg") no-repeat; width: 40px; height: 40px; display: block;">

Đối tượng dùng vũ lực nhằm hiếp dâm cô gái tâm thần (Hình cắt từ clip)

Câu chuyện kẻ biến thái có hành động hiếp dâm cô gái tâm thần vào rạng sáng ngày 18/4 tại hẻm số 10, đường Lão Tử, quận 5, TPHCM, chưa thể lắng. "Bão" tranh luận không chỉ xảy ra trên mạng xã hội mà còn ở ngay trong giới hành nghề luật sư cũng như những người có trách nhiệm bảo vệ quyền phụ nữ. Nhiều ý kiến tranh luận trái chiều, thậm chí gay gắt về người quay và tung clip lên mạng khi chứng kiến hành vi xâm hại con người.
 

"Quay rồi đem lên mạng chỉ  để câu "like". Đó là hành động cần phải nghiêm trị để bảo vệ nhân phẩm cho người bị hại" - một người tên Lê Hào bức xúc khi được hỏi.

Không ít người có quan điểm như anh Hào.

Xem lại clip sẽ thấy, đối tượng nhiều lần tìm cách uy hiếp cô gái để thực hiện hành vi hiếp dâm có thời gian kéo dài tới 6 phút. Trong thời gian đó, cô gái luôn chống cự, van xin và tìm cách  thoát ra. Còn đối tượng khi thì dụ dỗ, lúc đe dọa, đánh và dùng cả hung khí uy hiếp để mong thực hiện được mục đích của mình. "Với khoảng thời gian dài như vậy, hành động đối tượng ngày càng nguy hiểm hơn, thậm chí đe dọa cả tính mạng của cô gái mà người quay có vẻ như thản nhiên quay mà không có hành động gì để cứu giúp người bị hại là không chấp nhận được" - bà Trần Thị Thu Hương, Chủ tịch Hội LHPN quận 5 (TPHCM) - có ý kiến. Bà nghi vấn: "Quay xong rồi đăng lên mạng xã hội. Đăng để làm gì? Kêu gọi sự cứu giúp của cộng đồng hay chỉ để câu "like"? Cơ quan công an cần làm rõ mục đích của anh này".

Ý kiến trái chiều từ giới chuyên môn xung quanh người quay clip cô gái tâm thần bị hiếp dâm - Ảnh 1.

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia

"Tôi không chấp nhận hành vi ghi lại toàn bộ vụ việc của người quay!" - Tiến sĩ Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia - không ngần ngại bày tỏ quan điểm cá nhân ngay sau khi xem clip. Theo tiến sĩ Thúy, đây là tình huống gây nguy hiểm cho người phụ nữ trong hoàn cảnh không có gì để tự vệ. Chỉ cần 1, 2 phút thôi, anh ta có thể biết được, đây có thể là hành vi hiếp dâm mà anh ta vẫn quay. Như vậy là anh ta không coi trọng sự an toàn của con người, đặc biệt đây là phụ nữ. "Nếu anh ta có lương tri, có hiểu biết, thì anh ta dừng quay ngay lập tức và tìm cách cứu phụ nữ đó bằng cách tri hô hay làm thế nào để đối tượng dừng hành động lại. Nhưng anh ta lại không làm. Anh ta sai về mặt đạo đức con người. Và ở góc độ tâm lí còn cho thấy, người quay bị chi phối, thôi thúc bởi tâm lí tò mò về dục tính" – Tiến sĩ Thúy phân tích thêm.

Ý kiến trái chiều từ giới chuyên môn xung quanh người quay clip cô gái bị hiếp dâm - Ảnh 1.

Luật sư Võ Thanh Khương cho rằng, người quay clip không vi phạm pháp luật khi quay cảnh cô gái bị hiếp dâm

Tuy nhiên, theo luật sư Võ Thanh Khương (Hãng Luật Logic và Cộng sự, Đoàn luật sư TPHCM) có góc nhìn khác. Luật sự cho rằng, pháp luật không có quy định chế tài để xử lí người quay đối với hành vi như trong clip. Hành vi đó chỉ mới "bỏ người khác trong cảnh nguy hiểm". Trong khi pháp luật quy định, chỉ chế tài trong trường hợp "không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng" quy định tại Điều 132 của Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Đó là "người nào thấy người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm". "Như vậy chỉ có trong trường hợp nguy hiểm đến tính mạng và phải bao gồm 2 yếu tố là "tuy có điều kiện mà không giúp" và "dẫn đến người đó chết" thì mới xử lí hình sự" – Luật sư Khương phân tích và có ý kiến thêm, việc quay clip mặt nào đó có ích khi đã giúp cơ quan chức năng có nguồn chứng cứ, góp phần phát hiện tội phạm để xử lí theo quy định pháp luật. Còn xét về góc độ đạo đức, việc ghi hình trong tình huống chưa đến mức gây hậu quả và thiệt hại nghiêm trọng đối với người bị hại. Do đó, hành động của người quay là chấp nhận được. Trong tình huống người bị hại không còn khả năng chống cự dẫn đến hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác thì người quay mới đáng bị chỉ trích. "Xét về nhiều góc độ khác nhau, hành vi của người quay clip không có gì là quá đáng hay vô tâm hoặc vi phạm pháp luật cả" – Luật sư Khương khẳng định.  

Luật sư Nguyễn Văn Quynh (Hãng Luật Hưng Yên, Đoàn Luật sư TPHCM)  cũng đồng ý với ý kiến của luật sư Khương, đồng thời phân tích thêm: "Người quay vào thời điểm 1, 2 giờ sáng và chưa biết việc gì xảy ra, lo ngại dàn cảnh, khi người quay ra khỏi nhà để can thiệp là hợp lý. Pháp luật hiện nay cũng chỉ mới quy định phải cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng khi có khả năng cứu giúp thôi. Do vậy, người quay clip không vi phạm pháp luật. Quay để đưa ngành chức năng làm bằng chứng thì không coi là vi phạm pháp luật".

Ý kiến trái chiều từ giới chuyên môn xung quanh người quay clip cô gái bị hiếp dâm - Ảnh 2.

Theo luật sư Đỗ Ngọc Thanh cơ quan công an cần triệu tập người quay clip làm rõ liệu có hành vi "che giấu tội phạm" không?

Không đồng tình với 2 luật sư trên, luật sư Đỗ Ngọc Thanh, Chi hội luật sư thuộc Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em TPHCM, có góc nhìn khác. Vị này đặt vấn đề, có hơn 6 phút cho sự việc (theo thời lượng của clip). Như vậy, cơ quan chức năng cần làm rõ, với khoảng thời gian đó, một người quay có đủ để báo gọi cho công an hay không? Trong lúc quay, ngoài người quay còn có ít nhất 1 người nữa bên cạnh khi âm thanh trong clip cho thấy tại vị trí quay có ít nhất 2 giọng người trao đổi với nhau (1 nam, 1 nữ). Vậy, cứ cho là người quay bận thu toàn bộ hình ảnh để làm bằng chứng nhưng tại sao người quay không nhờ hay yêu cầu người nhà tìm cách báo công an. Người quay có đủ thời gian và có đủ năng lực hành vi. Trong khi người bị hại đang ở trong tình huống cấp bách. "Tôi điểm ra một tình huống sẽ thấy, khi đối tượng dùng tuốc nơ vít đe dọa và trong clip cũng có tiếng nói một người nữ ở gần vị trí quay thốt lên: "Tội nghiệp cho cô ấy quá!". Như thế không đủ để người quay sực tỉnh, nghĩ tới việc cô gái sẽ bị uy hiếp đến tính mạng hay không? Hình ảnh trong clip cũng cho thấy, có người ở trong hẻm đi ngang. Lúc đó sao người quay không lợi dụng để hô hoán hay làm gì đó để can thiệp? Cơ quan cảnh sát điều tra cần phải triệu tập người này để làm rõ có "che giấu tội phạm" hay không?" - luật sư Thanh nêu ý kiến.

Dù ý kiến trái ngược nhau về hành vi quay clip có phạm tội hay có phù hợp hay không, nhưng các luật sư cũng như các chuyên gia và giới bảo vệ quyền phụ nữ đều cho rằng, hành vi tung clip lên mạng của người quay "kêu gọi sự ủng hộ để giải quyết" là hoàn toàn không chấp nhận được. Luật sư Nguyễn Văn Quynh nói: "Người quay đăng tải clip lên mạng xã hội mà không có sự đồng ý của người bị hại (hoặc người giám hộ). Và việc này làm tổn hại đến cô gái trong clip thì tùy mức độ bị coi là vi phạm pháp luật". "Còn theo tôi, luật An ninh mạng có hiệu lực rồi. Hành vi của người quay cần phải được xử lí bằng biện pháp chế tài đúng quy định luật pháp để tạo sự răn đe cho cộng đồng. Vì khi hình ảnh đáng thương của cô gái bị hại trong clip được phát tán nhanh chóng trên mạng như vậy, nhân phẩm của cô và tinh thần của gia đình cô bị tổn hại nghiêm trọng" - Tiến sĩ Phạm Thị Thúy, Chuyên gia tham vấn tâm lý, nhận xét.  

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo PNVN, gia đình người bị hại rất đau lòng khi sự việc đổ ập xuống người thân. Cô gái vốn có bệnh tâm thần, qua sự việc này, bệnh của cô càng xấu hơn. Nhất là hình ảnh đáng thương của cô được phát tán nhanh chóng trên mạng xã hội trước khi ngành chức năng yêu cầu tháo gỡ đã gây tổn thương lớn về mặt tinh thần, danh dự cho gia đình. Hiện gia đình đã đưa cô gái đến một nơi yên tĩnh để chăm sóc. Trước những tổn hại cho cô gái cũng như người thân của cô, gia đình mong muốn, ngành chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ, xử lí đúng người, đúng tội.  

Ý kiến trái chiều từ giới chuyên môn xung quanh người quay clip cô gái tâm thần bị hiếp dâm - Ảnh 4.

Anh T.C.H. - người quay clip

18 giờ ngày 20/4, phóng viên báo PNVN đến khu vực cô gái bị xâm hại. Đường Lão Tử ngắn, nhỏ, có rất ít phương tiện lưu thông. Nhiều nhà đóng cửa, không ra ngoài tuân thủ biện pháp chống dịch. Khu vực hẻm số 10 và trước nhà của người quay clip không có ai hiếu kì. Anh T.C.H. (43 tuổi; người quay clip) tiếp phóng viên với tâm trạng bình tĩnh. Anh nói: "Tôi không muốn tiếp xúc với ai và trả lời bất cứ điều gì cả. Tôi muốn được yên tĩnh và không bị làm phiền". 

"Anh mong bản thân được bình yên. Nhưng giá như, khi đối tượng vừa biểu hiện hành vi, cô gái phản kháng, thảng thốt trong tuyệt vọng, anh trắc ẩn đặt camera (điện thoại) xuống, rồi chỉ cần ném vật gì ra ngoài cửa sổ để có tiếng động thôi. Có khi bình yên thật sự đã đến với cô gái, với anh và với cả người có hành vi hiếp dâm như lời anh mong muốn" - một luật sư sau khi biết được ý kiến của anh T.C.H đã thốt lên như vậy. 

 

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/y-kien-trai-chieu-tu-gioi-chuyen-mon-xung-quanh-nguoi-quay-clip-co-gai-bi-hiep-dam-20200422014830593.htm?fbclid=IwAR0Bv-3c1GBqbeXw1V6zSqp1IH8m3dJz2U2hd0J_bgum2QcrrofGKEM6te4

Chương trình vui sống mỗi ngày với chủ đề: Thiền và sự chữa lành tâm hồn.

Chương trình của VTV3 với MC Lương Mạnh Hải

Hạt giống hạnh phúc và sáng tạo - Phóng sự của TFS 

Đồ chơi cho bé, vừa đẹp vừa có tính giáo dục, vừa là cơ hội ba mẹ con chơi cùng nhau, hạnh phúc bên nhau!

http://tfs.com.vn/index.php/nghe-thuat-cuoc-song/item/1040-hat-giong-hanh-phuc-sang-tao?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30&fbclid=IwAR3tjVOG3r1OxbHrcqDO0KIanyXXh1d1CDd9XrS0xFwiPttieOBSq3YFK3A

Trong đời sống ngày nay phụ nữ độc lập về tài chính ngày càng nhiều. Điều này dễ thấy ở những người phụ nữ thành đạt. Bởi lẽ, họ có chung quan điểm rằng: Độc lập tài chính là chìa khóa giúp người phụ nữ nắm giữ hạnh phúc.
 

Tại buổi giao lưu "Vai trò phụ nữ trong thời đại mới" do Báo PNVN tổ chức với sự hỗ trợ, đồng hành từ Công ty Home Credit Việt Nam ngày 19/3, các khách mời tham gia đã cùng nhau thảo luận về khía cạnh tài chính đối với nữ giới cũng như chia sẻ kinh nghiệm, lời khuyên về vấn đề này. 

Phụ nữ có nhất thiết phải độc lập về tài chính hay không? - Ảnh 1.

Các khách mời đã mang lại những thông tin bổ ích, những kinh nghiệm hay về tài chính tại chương trình

Bài học về tự chủ tài chính

Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy cho rằng người phụ nữ làm chủ về tài chính đó là tư duy đúng, rất nên. Không phải lúc nào cũng phụ thuộc vào người đàn ông, việc gì cũng "đưa tay xin chồng" thì vô cùng phụ thuộc. 

"Tôi thường dạy con là "độc lập thì mới tự do" là một câu rất kinh điển của chúng ta là "độc lập – tự do – hạnh phúc" thì 3 cái đó nó liên quan đến nhau. Bản thân người phụ nữ phải ý thức được có "độc lập" thì mới có "tự do" mà "độc lập" là đầu tiên, liên quan đến nhiều thứ và là phải có tiền. Cho nên, phụ nữ hay đàn ông, hay bất kỳ ai trong xã hội này, khi chúng ta làm chủ được đồng tiền, làm chủ được cuộc sống và từ đó chúng ta làm chủ được hạnh phúc của chính mình", nữ tiến sĩ khẳng định.

Phụ nữ có nhất thiết phải độc lập về tài chính hay không? - Ảnh 2.

Tiến sĩ XHH Phạm Thị Thúy (ngồi giữa): Khi làm chủ được đồng tiền, làm chủ được cuộc sống và từ đó chúng ta làm chủ được hạnh phúc của chính mình.

Với diễn viên Vân Trang, từ nhỏ cô đã được mẹ dạy về bài học tài chính. Vân Trang chia sẻ: Mẹ Trang hay nói mình phải độc lập về tài chính. Vì thế Trang luôn nỗ lực cố gắng làm việc để đảm bảo mặt tài chính cho bản thân và gia đình. Thứ nhất là để mình làm những công việc mình muốn. Thí dụ, mình có con, mình muốn mua cho con cái này, cái kia thì mình cũng tự tin làm điều đó, không phải phụ thuộc vào ai. Cho nên độc lập về tài chính là vô cùng quan trọng đối với Trang, từ nhỏ luôn chứ không phải bây giờ mới nghĩ.

Nhưng làm sao để tự chủ tài chính an toàn?

Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy nhận định rằng: Ngày xưa ông bà nói "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" là không xem nhẹ vai trò của phụ nữ trong việc kiếm tiền vì họ biết thế mạnh của người phụ nữ là sự mềm dẻo, sự linh hoạt. Thế mạnh của phụ nữ là yếu tố cảm xúc, yếu tố kết nối cho nên gia đình rất cần bàn tay của phụ nữ. Đây là kỹ năng của người vợ là làm sao để mình có thể chèo lái được con thuyền của gia đình và nhất là khi có những sóng gió bên ngoài ập vào.

Phụ nữ có nhất thiết phải độc lập về tài chính hay không? - Ảnh 3.

Diễn viên Vân Trang khẳng định độc lập tài chính rất quan trọng đối với phụ nữ hiện đại.

Tại buổi giao lưu, các khách mời đều khẳng định vấn đề tự chủ tài chính là rất quan trọng đối với người phụ nữ hiện đại. Tự chủ tài chính giúp chị em tự tin, độc lập và tự chủ trong việc chăm sóc bản thân, gia đình… và sẽ hạnh phúc hơn. Tuy vậy, không phải chị em nào cũng có thể tự chủ theo cách mình mong muốn.

Chị Nguyễn Thị Huyền Trang – Trưởng phòng Tiếp thị sản phẩm công ty Home Credit Việt Nam - chia sẻ: ngày nay có rất nhiều hình thức hỗ trợ tài chính cho chị em, ngay cả những chị em nội trợ, không có thu nhập ổn định, để giúp các chị tự chủ hơn trong cuộc sống. Chị em khi có nhu cầu về tài chính có thể cân nhắc giữa việc vay tiền mặt hoặc tận dụng những hình thức mua hàng trả góp để tránh phải chi trả một số tiền quá lớn tại một thời điểm.

Phụ nữ có nhất thiết phải độc lập về tài chính hay không? - Ảnh 4.

Chị Nguyễn Thị Huyền Trang - Trưởng phòng Tiếp thị sản phẩm Home Credit Việt Nam: Tuyệt đối không nên vay “nóng” tín dụng đen vì lãi suất cao và kéo theo nhiều hệ lụy khó lường.

"Nếu có nhu cầu vay tiền mặt, chị em nên xem xét kỹ những điểm có lợi, hạn chế từ những nguồn vay: từ người thân bạn bè, từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng uy tín. Tuyệt đối không nên vay "nóng" tín dụng đen vì lãi suất cao và kéo theo nhiều hệ lụy khó lường." – chị Huyền Trang tư vấn.

Ngoài ra, nếu lựa chọn hình thức vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng, chị em cần chú ý đến các thông tin như ngày thanh toán, lãi suất và số tiền hàng tháng phải trả. Đồng thời phải chú ý tính toán phương án trả nợ đúng số tiền, đúng hạn để tránh bị ghi nhận nợ xấu trên Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay sau này.

 

Nguồn:https://phunuvietnam.vn/doc-lap-ve-tai-chinh-quan-trong-the-nao-voi-phu-nu-hien-dai-20200320190448079.htm?fbclid=IwAR3zeuzf9Mp1R0sC5dDT9Ng0l1y9xDQbrhZrjKxn5CZsn8i_2kOtNW4YTO4

Các khách mời tại buổi giao lưu “Vai trò phụ nữ trong thời đại mới” do Báo Phụ nữ Việt Nam tổ chức ngày 19/3.

Bí quyết kiếm tiền từ người nổi tiếng; kinh nghiệm tiếp cận nguồn tài chính an toàn; những câu chuyện rất đời về hoàn cảnh bất hạnh vì không có tiền… Tất cả tạo nên bức tranh cuộc sống muôn màu, được các khách mời chia sẻ tại buổi giao lưu do Báo Phụ nữ Việt Nam tổ chức vừa qua.

Ngày 19/3, Báo PNVN đã tổ chức chương trình livestream giao lưu "Vai trò phụ nữ trong thời đại mới" với sự hỗ trợ, đồng hành từ Công ty Home Credit Việt Nam. Chương trình được phát trực tiếp trên fanpage của báo tại địa chỉ: https://www.facebook.com/baophunuvn/

Chương trình có sự góp mặt của Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy, diễn viên điện ảnh Vân Trang, chị Nguyễn Thị Huyền Trang – Trưởng phòng Tiếp thị sản phẩm công ty Home Credit Việt Nam.

Chia sẻ về vấn đề tìm nguồn tài chính kinh doanh, nữ diễn viên Vân Trang cho biết: Phụ nữ thời hiện đại vẫn có nhiều cách để vừa kiếm tiền vừa chăm lo cho gia đình. Hãy tận dụng mặt tốt của công nghệ hiện đại để làm giàu chính đáng. 

"Với những chị em đang bận lo con nhỏ hay ở nhà nội trợ vẫn có thể làm những việc liên quan đến cuộc sống chính mình. Quay clip về cuộc sống hằng ngày, về những điều hay…. Khi lượt tương tác cao, lượt xem nhiều thì bạn sẽ được nhận lại xứng đáng công sức bỏ ra. Bây giờ có nhiều phương tiện để chị em có thu nhập, bán hàng online cũng là một giải pháp… Chỉ cần làm việc tận tâm và uy tín, kết quả tốt đẹp sẽ đến với mình",  Vân Trang chia sẻ.

Diễn viên Vân Trang chia sẻ bí quyết làm giàu thời công nghệ - Ảnh 2.

Diễn viên Vân Trang chia sẻ tại chương trình

 

Còn chị Nguyễn Thị Huyền Trang – Trưởng phòng Tiếp thị sản phẩm công ty Home Credit Việt Nam cho biết, đối với các chị em nội trợ khi có nhu cầu về tài chính thì có thể cân nhắc giữa việc vay tiền mặt hoặc tận dụng những hình thức mua hàng trả góp để tránh phải chi trả một số tiền quá lớn tại một thời điểm. 

"Nếu có nhu cầu vay tiền mặt, chị em nên xem xét kỹ những điểm có lợi, hạn chế từ những nguồn vay: từ người thân bạn bè, từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng uy tín. Tuyệt đối không nên vay "nóng" tín dụng đen vì lãi suất cao và kéo theo nhiều hệ lụy khó lường." – chị Huyền Trang chia sẻ.

Diễn viên Vân Trang chia sẻ bí quyết làm giàu thời công nghệ - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Huyền Trang – trưởng phòng Tiếp thị sản phẩm công ty Home Credit Việt Nam

Ngoài ra, nếu lựa chọn hình thức vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng, chị em cần chú ý đến các thông tin như ngày thanh toán hằng tháng, lãi suất và số tiền hàng tháng phải trả. Đồng thời phải chú ý tính toán phương án trả nợ đúng số tiền, đúng hạn để tránh bị ghi nhận nợ xấu trên Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay sau này.

Diễn viên Vân Trang chia sẻ bí quyết làm giàu thời công nghệ - Ảnh 4.

Đại diện BTC tặng hoa cho khách mời tham gia chương trình.

Cùng liên quan đến vấn đề tài chính, theo tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy, trên thực tế có những phụ nữ bị bạo lực gia đình nhưng không dám rời xa người đàn ông gây ra bạo lực vì họ không có tiền. Vì không độc lập về tài chính, lo sợ không có tiền nuôi con... đã khiến họ không dám dứt khoát lên tiếng. Đây là những trường hợp tôi gặp trong quá trình tham vấn nên tôi rất là xót xa. 

"Tôi rất thích tinh thần của Hội LHPN Việt Nam là phụ nữ phải độc lập, tự tin và Hội đã tạo ra nhiều chương trình, quỹ tín dụng cho phụ nữ, báo Phụ Nữ Việt Nam cũng lan tỏa điều này và Home Credit Việt Nam cũng hỗ trợ phụ nữ rất nhiều", TS Phạm Thị Thúy chia sẻ.

Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam hoạt động tại Việt Nam từ năm 2008, cung cấp sản phẩm tài chính tiêu dùng hàng đầu Việt Nam với ưu điểm vượt trội: nhanh gọn và đơn giản với nỗ lực đem lại sự hỗ trợ tài chính cho những người gặp khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Home Credit hiện là một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực vay tiêu dùng trả góp tại Việt Nam với 03 sản phẩm chính: cho vay trả góp xe gắn máy; cho vay trả góp hàng điện máy gia dụng, điện tử và cho vay trả góp tiền mặt. Bên cạnh đó, Home Credit cũng cho vay để khách hàng thanh toán chi phí đối với dịch vụ giáo dục, sức khỏe và thẻ tín dụng.

 

GiadinhNet - Dịch bệnh COVID-19 khiến nhiều người cảm thấy căng thẳng, lo lắng. Khi để rơi vào tình trạng căng thẳng stress, sẽ tạo bệnh lý cho cơ thể và tâm thần. Để vượt qua, cần thực hiện những giải pháp đơn giản dưới đây.

Điều cần làm để cuộc sống không quá căng thẳng vì dịch bệnh - Ảnh 1.
 
Điều cần làm để cuộc sống không quá căng thẳng vì dịch bệnh - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Đủ mối nguy khi căng thẳng ngày dịch

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên toàn thế giới, tâm lý dễ nhận thấy là sự lo lắng. Người dân lo về diễn biến dịch phức tạp lo cho sự an nguy của mình, những người thân hay những phiền phức khác trong đời sống, kinh tế, công ăn việc làm… Khổ vì bệnh dịch một phần nhưng khổ về những phiền toái từ bệnh dịch cũng khiến nhiều người dẫn tới căng thẳng.

TS Xã hội học Phạm Thị Thúy (Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia, chuyên viên tâm lý Nhà văn hóa Phụ nữ TP HCM) cho biết, trong tình hình dịch bệnh này, mọi thứ đều "bất định" từ tương lai, tiền bạc, tài sản, tính mạng… Con người dễ rơi vào trạng thái tâm lý lo âu, sợ hãi, stress, trầm cảm và tùy từng người mà mức độ khác nhau.

Phân tích rõ hơn về những mối nguy từ sự căng thẳng ngày dịch, TS Phạm Thị Thúy cho rằng, điều quan trọng nhất là phải giữ được được sự bình tĩnh để có hệ miễn dịch tốt thì nhiều người không làm được. Khi để rơi vào tình trạng căng thẳng, stress sẽ tạo bệnh lý cho cơ thể và tâm thần. Chúng ta có thể gặp những bệnh lý về thể chất như đau đầu, đau vai, gáy… do đời sống tâm lý không được tốt, mất ngủ.

Nhiều hành vi lo âu, sợ hãi, căng thẳng khi lên mạng theo dõi, cập nhật tin tức về dịch hoặc khi nghe tin đồn xung quanh có ai nhiễm, cách ly… hay có thể là vấn đề về thất nghiệp, căng thẳng trong gia đình… dễ dẫn tới xung đột. Trong trạng thái tiêu cực sẽ xảy ra những bệnh về tâm trí bên trong như mất ngủ, mau quên, kém tập trung, stress, trầm cảm. Nếu không giải tỏa được, mức độ stress nặng thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Dịch COVID - 19 gây ra không chỉ là cơn ác mộng với người lớn mà cả với trẻ em. Những nguy cơ ở trẻ là ở nhà quá lâu ngày mùa dịch không chỉ làm đảo lộn sinh hoạt, trẻ dễ ảnh hưởng về thể chất, tâm trí và sự an toàn cho trẻ.

Trẻ nhỏ đang quen với trường lớp, bạn bè phải nghỉ học dài ngày. Trẻ cảm thấy tù túng trong nhà. Có trẻ vẫn được bố mẹ đưa ra ngoài những nơi không đồng người lắm hay vẫn giữ thói quen cho trẻ đi tản bộ nhưng không phải gia đình nào cũng có cơ hội đó. Nhiều gia đình bố mẹ không được nghỉ làm, phải ở nhà tự trông nhau là những nguy cơ cao cho trẻ về sự an toàn. Có nhiều trẻ về vùng quê gặp phải những tai nạn không đáng có như đuối nước…

Ngoài ra, trẻ dễ sinh chán nản, mệt mỏi, nhất là với những đứa trẻ phải học online quá nhiều trong khi chưa quen. Nếu có được bố mẹ hỗ trợ thì tốt nhưng nhiều trẻ phải "tự bơi" trong khó khăn đó. Hơn nữa, học onine ở nước ta vẫn còn bị động, chưa đồng đều và phương tiện máy tính, mạng không phải ở đâu cũng thuận lợi… "Trong ngày nghỉ dịch, cha mẹ thường có xu hướng cho trẻ ngủ thoải mái dẫn tới rối loạn giờ ăn, giấc ngủ. Trẻ ít vận động, xem tivi cùng các thiết bị điện tử nhiều sinh ra hại mắt hoặc có thể trẻ vào xem những điều không lành mạnh trên mạng mà cha mẹ không thể kiểm soát được do đi làm", TS Phạm Thị Thúy cho hay.

Sự căng thẳng nguy hiểm hơn bạn tưởng?

 

TS Phạm Thị Thúy cho biết, để cuộc sống không quá căng thẳng trong những ngày dịch đang diễn ra phức tạp hiện nay, điều quan trọng nhất là mọi người cần giữ được sự bình tĩnh, sáng suốt. Mọi người nên cập nhật thông tin chính thống và hiểu tình hình dịch bệnh để cẩn thận bảo vệ mình và mọi người. Nhắc nhau cẩn thận hơn, làm tốt các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế như rửa tay với xà phòng thường xuyên, đeo khẩu trang khi cần thiết, không đến nơi đông người, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục… Hãy cố gắng duy trì và tạo thành thói quen hàng ngày các khuyến cáo đó cho mình, người thân.

Lúc này, mọi người nên hạn chế xem những tin đồn, tin bài chưa được kiểm chứng, bài phân tích mang tính tiêu cực. Việc càng đọc, càng xem những thông tin tiêu cực đó càng bi quan, chán nản, lo hãi. Cần tìm đến những bài viết có tính chất tích cực, động viên tinh thần. Bản thân mỗi người cần có trách nhiệm để lọc thông tin. Mọi thông tin đến với mình như "thức ăn" cho não. Nếu chúng ta "ăn" những "thức ăn" lộn xộn, không tốt sẽ dẫn tới những bệnh về tâm trí, tâm thể.

"Bản thân tôi, ngày đầu cũng thường xuyên cập nhật tin tức về dịch nhưng khi đã biết nguy cơ, số liệu bệnh… rồi lại thiên về đưa những tin bài giúp cho mọi người biết cách phòng tránh, vui vẻ hơn, thư giãn hơn. Tôi cũng hạn chế đưa những thông tin xấu, tiêu cực dù đó là thông tin chính thống. Thay vào đó, mọi người hãy tạo ra sự sum vầy trong gia đình như cùng nhau xem bộ phim hay, chương trình ca nhạc, chơi cùng con… Hạn chế đi lại là cách giữ an toàn cho mình, người thân, mọi người trong những ngày dịch này", TS Phạm Thị Thúy cho hay.

Về việc giúp cho trẻ vượt qua căng thẳng trong dịch COVID-19, Bộ Y tế mới đây cũng đã đưa ra khuyến cáo chung:

Trẻ em có thể phản ứng với sự căng thẳng theo nhiều cách khác nhau, như trở nên đeo bám, lo lắng, thu mình, tức giận hay dễ bị kích động hơn, hoặc tè dầm nhiều hơn... Hãy đáp lại các phản ứng của trẻ theo cách cảm thông, hãy lắng nghe các lo lắng của trẻ và dành cho trẻ thêm tình yêu thương và sự quan tâm. Hãy nhớ cần lắng nghe, nói chuyện nhẹ nhàng và trấn an trẻ. Nếu có thể, hãy tạo điều kiện để trẻ vui chơi và nghỉ ngơi.

Cố gắng thu xếp cho trẻ ở gần cha mẹ và gia đình, tránh việc chia cách trẻ với người chăm sóc. Nếu phải chia tách (như phải nhập viện), hãy đảm bảo có sự liên hệ thường xuyên (như qua điện thoại) để trấn an trẻ.

Lên kế hoạch và duy trì lịch trình hoạt động hàng ngày, hoặc tạo ra những lịch trình mới ở các môi trường mới, như học tập và vui chơi giải trí an toàn.

Nói thật với trẻ về việc đã xảy ra, dùng từ ngữ phù hợp với lứa tuổi của trẻ để giải thích cho trẻ biết việc gì đang diễn ra, kèm những thông tin rõ ràng về cách thức để giảm các nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Điều này bao gồm việc cho trẻ biết thông tin về những điều có thể xảy ra (như một thành viên gia đình và/hoặc chính các em có thể sẽ cảm thấy không khỏe và có thể sẽ phải vào bệnh viện một thời gian để bác sỹ giúp người đó được khỏe mạnh hơn).

Phương Thuận

 

Nguồn: http://giadinh.net.vn/song-khoe/dieu-can-lam-de-cuoc-song-khong-qua-cang-thang-vi-dich-benh-20200311182045104.htm?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30&fbclid=IwAR3PTavKcjfodWfQtMZs46JPed_l4jSsmWUMvHykmuZfjtFz6ld7qsyv0wk

TTO - Làm gì để xây dựng, bảo vệ gia đình? Vai trò của người phụ nữ thế nào trong gìn giữ nếp nhà, nhất là trong thời hiện đại?

Muốn xây tổ ấm phải dạy con ngoan - Ảnh 1.

Hạnh phúc gia đình cần bàn tay vun vén của mỗi thành viên - Ảnh: NVCC

Thật bất ngờ, những người phụ nữ được hỏi đều gặp nhau ở câu trả lời: khéo dạy con sẽ làm cho gia đình ấm cúng, đó cũng là điều khiến người bạn đời thêm hạnh phúc...

Bàn tròn trang Tổ ấm đầu tháng 3 - tháng có ngày dành cho phụ nữ - ghi nhận những chia sẻ về dạy con, vun vén hạnh phúc gia đình.

Dạy con biết bảo vệ thân thể

Để gia đình bền vững, việc dạy con ngoan là điều quan trọng nhất. Quan điểm của tôi trong việc này là dạy con bằng lời nói để hướng đến nhận thức. Tôi tin vào cảm nhận của con theo từng giai đoạn. Vì vậy bất cứ điều gì tôi cũng phân tích và đưa ra ít nhất từ hai gợi ý để bé lựa chọn.

Dù là con gái hay con trai cũng cần dạy con có ý thức bảo vệ mình để tránh bị quấy rối. Con tôi bây giờ chỉ mới gần 3 tuổi, nhưng mỗi lần đi vệ sinh đều gọi mẹ, không có mẹ thì gọi bà hoặc người phụ nữ nào khác chứ không phải là người khác giới.

Mỗi buổi tối tôi thường kể chuyện cho bé nghe và dỗ dành con theo ý nghĩa từng câu chuyện. Tôi muốn con biết nhận thức từng sự việc và đặc biệt phải biết bảo vệ bản thân như thế nào.

Việc cho con xem điện thoại hay thiết bị điện tử tôi không quá nghiêm, nhưng không hẳn là thoải mái, vì thế bé học được tất cả màu sắc, con số về tiếng Anh, cũng như các bài hát tiếng Việt, tiếng Anh từ chính điện thoại. Việc học tập sau này tôi sẽ hướng cho bé theo sở thích của bé, không gây áp lực, không cầu toàn.

Chị NGUYỄN DIỆU HIỀN (cán bộ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng & phát triển quỹ đất Nông Sơn, Quảng Nam)

Suy nghĩ tích cực và hướng thiện

Phụ nữ có vai trò cao cả, vừa là thiên chức vừa là tấm gương cho con. Dạy con không thể bằng lý thuyết suông mà phải luôn biết cách làm bạn của con; làm gương cho con, suy nghĩ tích cực và hướng thiện.

Thời hiện đại cần trau dồi cho con thêm nhiều kỹ năng cần thiết về ứng xử và xử lý tình huống. Theo đó, tôi luôn dạy con cách lựa chọn và phải chịu trách nhiệm với lựa chọn đó, không tìm cách đổ lỗi. 

Ngoài ra phải tương tác với con thường xuyên, nói chuyện với con về giới tính theo cách dễ hiểu nhất. Còn cuối tuần cả nhà đi đọc sách hoặc đi chùa. Tôi cũng chia công việc nhà để con cùng làm nhằm tạo ý thức tự lập và ngăn nắp cho con. 

Chồng tôi thì được "phân công" hướng dẫn con tự tắm từ nhỏ và đi vệ sinh nơi công cộng. Những tin nhắn ở trường nhận xét về con tôi đều chia sẻ cho chồng để anh động viên con.

Chị TRẦN ANH TRÂM (dược sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP.HCM)

Trách nhiệm nuôi dạy con không chỉ của người mẹ

Việc nuôi dạy con cái, nhất là trong thời buổi hiện đại cần có trách nhiệm của cả cha và mẹ để con có nhận thức tốt hơn. 

Tùy thuộc hoàn cảnh gia đình, đại đa số phụ nữ vẫn đi làm, kiếm tiền lo kinh tế gia đình. Vì vậy áp lực đè lên vai họ rất lớn. Do đó, sự hỗ trợ quan tâm của người chồng sẽ làm vơi đi những mệt mỏi đối với họ.

Theo tôi, tùy thuộc vào hoàn cảnh và độ tuổi nhận biết của các bé mà chúng ta có những cách dạy khác nhau. Nhưng tuổi nào tôi cũng luôn đưa ra tiêu chí cho con hướng đến như: biết kính trọng - lễ phép - biết ơn - tự lập và trung thực.

Tôi không hoàn toàn áp đặt con phải giống mình hay bắt buộc con phải làm điều này điều kia khi con không muốn. Thay vào đó, tôi quan sát từng bước đi, lời nói, hành động... để góp ý con sửa ngay chỗ sai ấy - đó là cách tốt nhất để con nắm bắt, nhận thức, ý thức về bản thân mình tốt hơn.

Chị NGUYỄN THỊ DUNG (Thái Bình)

TS PHẠM THỊ THÚY (giảng viên Học viện Hành chính quốc gia tại TP.HCM):

Làm cha mẹ phải học

Trong hoàn cảnh xưa, người phụ nữ chủ yếu nội trợ, ở nhà chăm chồng, lo con nên câu nói "con hư tại mẹ, cháu hư tại bà" để nói lên trách nhiệm dạy con chủ yếu ở người mẹ, người bà - vì con cháu lớn lên gần mẹ, gần bà nhất nên chịu ảnh hưởng.

Đó chính là "thân giáo" - dạy con qua hành vi hằng ngày. Ngày nay, người phụ nữ và đàn ông trong gia đình đều có vai trò ngang nhau trong việc dạy con do ai cũng có giao tiếp xã hội, làm các công việc bên ngoài.

Thật ra, làm cha làm mẹ là một công việc đòi hỏi chuyên sâu, cần phải học chứ không thể chỉ dạy con theo thói quen, trên kinh nghiệm truyền lại.

Nhất là thời hiện đại, đứa trẻ tiếp xúc với rất nhiều thông tin nên cha mẹ cần hiểu để có ứng xử phù hợp, không bắt ép con phải theo mình, hãy để con là chính con, đó là phúc của cha mẹ và phúc của gia đình.

TẤN KHÔI ghi
 

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.