Hoặc hò đối đáp giữa 2 đội.
Thi đặt lời vè theo 1 chủ đề.
2. Trò chơi “Chơi với gối”
Với 1 cái gối, từng học viên hãy làm một động tác nào đó, ví dụ: ôm, gối đầu, đấm,… Sau đó bỏ gối đi và từng học viên làm với bạn bên cạnh như đã làm với cái gối.
Có thể thay gối bằng thú bông, hộp bút,…
3. Trò chơi “Mời”:
“Tôi mời các anh chị ngồi xuống”. Học viên “ngồi”
Nếu nói “ngồi xuống” sẽ không ngồi, ai ngồi là “được” phạt..
4. Trò chơi “Soi gương”:
Thường dùng làm hình thức phạt cho các trò chơi khác khi đã nhặt ra vài người làm sai luật chơi: chia theo cặp, một người là gương, người kia soi gương. Người soi gương làm gì, người là gương làm theo y như thế.
5. Trò chơi “Nặn tượng”
Tương tự như trò soi gương, cũng chia các học viên bị phạt theo cặp, sau đó cho 1 người làm cục bột, 1 người làm nghệ nhân nặn tượng.
6. Trò chơi “tầm quất”
Xếp lớp thành vòng tròn, cùng quay theo 1 phía, người sau vừa đấm lưng cho người trước vừa đi theo nhịp điệu hô của người quản trò. VD: “Mưa phùn”: đấm nhẹ, chạy nhẹ; “Mưa rào”: đấm mạnh hơn, đi nhanh hơn; “Bão”: đấm và đi nhanh hơn.
7. Trò chơi “Xiếc ném bóng”
Học viên đứng vòng tròn. Chuẩn bị 4-6 quả bóng. 1 người cầm bóng ném cho người khác. Cần nhớ ném cho ai và ai ném cho mình. Sau đó người ném quay lưng lại. Cứ ném như vậy cùng lúc 4-6 quả bóng liên tục cho đến khi cả vòng quay lưng lại.
Sau đó cả vòng trở về vị trí ban đầu, ném lại cho người lúc nãy, cứ như vậy liên tục với các quả bóng còn lại. Ném liên tục cho đến hết thời gian chơi với tốc độ càng nhanh càng vui.
8. Trò chơi “Làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm”
Học viên đứng lên tại chỗ, hoặc theo vòng tròn. Khi người quản trò hô “Thò” và giơ tay ra phía trước. Hô “Thụt” thì rụt tay vào. Mọi người làm theo lời quản trò hô. Sau 2-3 lần nói và làm giống nhau thì người quản trò tăng tốc độ hô và làm sai lời hô. VD: Hô “Thò” nhưng tay lại rụt lại. Ai làm sai lời hô của quản trò, rụt tay lại sẽ “được” phạt.
Trò chơi này người chơi rất dễ làm sai vì nghe hô một kiểu, nhìn thấy quản trò làm 1 kiểu khác.
Có thể thay đổi các động tác cơ thể thành “bước lên, bước xuống” hay “đưa tay lên- đưa tay xuống”, …
9. Trò chơi “đếm số”
- Học viên đứng thành một vòng tròn. Một học viên được chỉ định đầu tiên sẽ đếm số 1, người đứng bên phải đếm số 2, và cứ tiếp tục như vậy. Tuy nhiên, đến lượt ai gặp con số chứa số 3 (như số 3, 13, …) hay số chia hết cho 3 (như 3, 6,9…) thì thay vì nói ra số thứ tự của mình thì làm một điều gì đó (VD: cười to, kêu tiếng con vật yêu thích, vỗ tay…- điều này do giảng viên quy định từ đầu trò chơi. Càng về sau người dẫn yêu cầu học viên đếm ngày càng nhanh lên. Ai làm sai hoặc mất quá nhiều thời gian để suy nghĩ thì sẽ “được” phạt.
10. Trò chơi “Xếp va ly”
Học viên đứng thành vòng tròn. Một học viên được chỉ định nói 1 nội dung bài giảng ngày hôm trước. Sau đó chỉ định bất kỳ người nào nói tiếp : nhắc lại nội dung vừa được nghe và nói thêm 1 nội dung khác. Người thứ 3 tiếp tục nhắc lại 2 nội dung vừa được nghe và thêm 1 nội dung khác. Người thứ 4 nhắc lại 3 nội dung vừa nghe và thêm 1 nội dung mới. Cứ như thế cho đến khi nào mọi nội dung bài giảng hôm trước được nhắc lại. Càng về sau người nói càng phải nhớ nhiều hơn, nói dài hơn.
Trò chơi xếp va ly là một cách ôn bài với không khí vui vẻ, kích thích sự tập trung của mọi học viên.
Phạm Thị Thúy
Trò chơi sư pham
(Trích đoạn từ cuốn Cẩm nang Phương pháp sư phạm)
1. Thi hát, hò, vè
Chia lớp thành 2 đội thi hát theo chủ đề cho trước. VD hát các bài hát có từ YÊU.
Hát tiếp sức. Một người hát xướng 1 câu, và chỉ định bất kỳ ai hát nối tiếp từ kết của lời hát vừa được nghe. Lần lượt như vậy cho khoảng 15-20 người được hát.
Phạm Thị Thúy
Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu.
Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình nên các Tổ Chức, Dự Án, Trung Tâm, Truyền Thông… luôn mời Thúy đóng góp ý kiến, tư vấn, đào tạo, thuyết trình những chủ đề thai giáo, kỹ năng làm cha mẹ, phương pháp sư phạm, vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con từ 0-6 tuổi…
Website: phamthithuy.vn