Đầu tháng 6, trên tài khoản mạng xã hội gần một triệu người theo dõi, Nguyễn Phương Ly đăng video kể về người mẹ đơn thân 12 năm, thông báo mẹ vẫn ế.

"Năm 17,18 tuổi mẹ là hotgirl tỉnh Yên Bái. Trai đuổi về đến tận nhà là chuyện như cơm bữa. Giờ mẹ cháu đang ế, có chú nào theo đuổi hồi đó giờ vẫn còn cơ hội nhé'', Ly, 21 tuổi, ở Hà Nội nói.

Năm 2012, mẹ Ly dắt hai chị em cô dọn ra nhà trọ, chính thức làm mẹ đơn thân. Nhìn mẹ một mình lo toan cho gia đình, căng thẳng nhưng không ai bầu bạn, cô con gái lớn khi đó đã giục mẹ có người yêu.

"Tôi nghĩ có thêm một người bạn đồng hành, cùng chia sẻ với mẹ khi khó khăn sẽ tốt hơn'', Ly nói.

Nhưng sợ không ai yêu con mình đủ nhiều, mẹ Ly không có ý định đi bước nữa. Một mình chị gồng gánh làm nhiều việc cùng lúc, có khi nửa đêm mới về, để nuôi hai con trưởng thành.

Khi cuộc sống ổn định, Ly càng muốn mẹ có người bầu bạn. "Nhìn bạn bè mẹ mỗi lần đi cà phê ai cũng có đôi, tôi lại càng thương, càng muốn mẹ có người chiều chuộng, chăm sóc", cô gái đang du học châu Âu nói.

Lần nào hai mẹ con đi chơi, thấy có vệ tinh vây quanh mẹ, Ly cũng bảo "để con bắt chuyện làm quen''. "Mẹ đẹp mà ở không cũng phí, có người chở đi spa, cùng đi ăn vẫn vui hơn'', cô hay thuyết phục như thế.

Khi bài đăng của Ly xuất hiện trên mạng xã hội, nhiều nam giới trạc tuổi mẹ cô xin liên hệ, có người nói muốn gửi "CV" của bố mình sang cho Ly để mai mối hai người cho nhau. Dù chưa ai ''lọt vào mắt xanh'' của mẹ, nhưng Ly tin, khi tìm được đúng người, mẹ chắc chắn sẽ đón nhận hạnh phúc.

https://i1-giadinh.vnecdn.net/2024/07/28/img-6204-jpg-1722162660-172216-2590-9745-1722163550.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=EK-VSKko2j8z7mrpzry4ww 1.5x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2024/07/28/img-6204-jpg-1722162660-172216-2590-9745-1722163550.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=NismOroFf2qD9e058wmIkA 2x" srcset="https://i1-giadinh.vnecdn.net/2024/07/28/img-6204-jpg-1722162660-172216-2590-9745-1722163550.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-N22MQ44-jz6Z07RGiZQEA 1x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2024/07/28/img-6204-jpg-1722162660-172216-2590-9745-1722163550.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=EK-VSKko2j8z7mrpzry4ww 1.5x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2024/07/28/img-6204-jpg-1722162660-172216-2590-9745-1722163550.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=NismOroFf2qD9e058wmIkA 2x" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility;">Phương Ly (phải) và mẹ chụp ảnh lưu niệm đầu năm 2024. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Phương Ly (phải) và mẹ chụp ảnh lưu niệm đầu năm 2024. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chị Vũ Cầm Thi, 45 tuổi, con gái bà Phạm Thị Ngọc Cầm, 80 tuổi, Hà Nội cũng chủ động tạo tài khoản, sử dụng tính năng hẹn hò của Facebook tìm bạn trai cho mẹ.

Bà Cầm làm mẹ đơn thân hơn 40 năm, một mình vừa làm nghề giáo, vừa làm nghề may nuôi con khôn lớn. Nhưng khi các con trưởng thành, có gia đình riêng, chị Thi phát hiện mẹ có biểu hiện trầm cảm. ''Tôi nghĩ nên tạo tài khoản mạng xã hội để mẹ giao lưu'', chị nói. Chị chọn bức ảnh đẹp nhất của mẹ đăng lên tính năng hẹn hò, viết lời giới thiệu.

Bốn năm trước, trong lúc dùng điện thoại của bà Cầm, chị Thi thấy tài khoản của ông Lưu Bách Chế. "Bác trông rất đạo mạo, hiền lành, có vẻ hợp với mẹ nên tôi gửi kết bạn", chị kể.

Bữa đó, ông Chế, nhà cách bà Cầm khoảng 5 km, đang ngồi xem điện thoại cùng con gái. Thấy có người gửi kết bạn cho bố, người con thúc giục nhận lời. Ông Chế cũng có cảm tình với người phụ nữ ôm bó hoa trong bức ảnh nhưng rụt rè chưa biết bắt chuyện thế nào. Con gái lại giục "Bố nhắn tin khen cô ấy đi". Người cha đang bối rối thì con đã cầm máy gửi tin nhắn.

Nhờ con, ông bà bắt chuyện làm quen. Vài ngày sau, họ lần đầu gặp mặt, cùng uống nước, đi dạo phố. Từ đó, hai người cô đơn có đôi, được chia sẻ đủ điều, nhớ nhung, hờn giận như muôn cặp tình nhân.

Tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý Phạm Thị Thúy, Học viện Hành chính quốc gia, phân viện TP HCM cho biết xu hướng ủng hộ, thậm chí tìm người yêu cho bố mẹ như chị Thi hay Ly, đang hình thành trong lòng xã hội Việt Nam hiện đại. Khảo sát của VnExpress với hơn 1.000 độc giả, 91% ủng hộ bố (mẹ) đơn thân tìm hạnh phúc mới, vì cho rằng người già hay trẻ đều có nhu cầu tình cảm, cần người yêu thương, chăm sóc.

Kết quả điều tra của Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam năm 2020, ghi nhận thực trạng cứ 2,2 người cao tuổi có một người không hạnh phúc khi chung sống với con cháu.

Về mặt tâm lý học, bà Thúy đánh giá cao những người có quan điểm này. ''Có những đứa con hiểu được cảm xúc, tâm sinh lý của cha mẹ, họ sẽ rất vui và hạnh phúc", bà Thúy nói.

Khi ông Chế và bà Cầm thành đôi, các con ông bà thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt. Thi thoảng chị Thi lại tài trợ kinh phí để mẹ và bạn trai đi du lịch đây đó, tạo không gian riêng cho ông bà hẹn hò.

''Các con yêu thương chúng tôi nên cũng quý mến và tôn trọng người bạn mới của bố mẹ, giúp chúng tôi thoải mái thể hiện tình cảm của mình, không ngại định kiến'', ông Chế nói.

Hai ông bà thấy mình trẻ, khỏe và yêu đời hẳn. "Mẹ không còn để tâm những điều nhỏ nhặt rồi giận dỗi, tủi thân như trước", chị Thi kể. Con trai ông Chế cũng kể với họ hàng, ngày mẹ mất, anh thấy bố đau buồn như muốn đi theo, nhưng từ ngày có bà Cầm làm bạn, ông vui vẻ, trẻ trung hơn hẳn.

https://i1-giadinh.vnecdn.net/2024/07/25/451632361-412221681862498-3768-7314-5649-1721872870.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=LNkzu4IOHFSSNhyzm0n64A 1.5x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2024/07/25/451632361-412221681862498-3768-7314-5649-1721872870.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=2i7B-f2TK_LcBX3LUR8M_Q 2x" srcset="https://i1-giadinh.vnecdn.net/2024/07/25/451632361-412221681862498-3768-7314-5649-1721872870.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=uAYWhHdVFiU3W0J4fu9lJw 1x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2024/07/25/451632361-412221681862498-3768-7314-5649-1721872870.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=LNkzu4IOHFSSNhyzm0n64A 1.5x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2024/07/25/451632361-412221681862498-3768-7314-5649-1721872870.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=2i7B-f2TK_LcBX3LUR8M_Q 2x" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility;">Ông Chế và bà Cầm tại nhà bà ở Đống Đa, hôm 1/3. Ảnh: Phạm Nga

Ông Chế và bà Cầm tại nhà bà ở Đống Đa, hôm 1/3. Ảnh: Phạm Nga

Tuy nhiên, theo bà Thúy, bên cạnh những người con hiếu thảo, cởi mở, thực tế xã hội vẫn còn những người con không muốn bố mẹ mình đi thêm bước nữa. "Một số người sống ích kỷ, muốn sở hữu bố mẹ'', bà nói.

Trong phòng tham vấn tâm lý, bà Thúy gặp hai đối tượng, một là nhóm các ông bố, bà mẹ muốn tìm một nửa nhưng bị con cái phản đối. "Họ nói trong nước mắt vì buồn phiền. Họ cũng hoang mang tự hỏi liệu có phải mình ích kỷ, xấu xa khi có người yêu'', bà kể.

Nhóm thứ hai tìm đến phòng tham vấn của bà Thúy là những đứa con. Họ không biết nên ủng hộ hay phản đối, không biết phải cư xử với người mới của bố mẹ mình như thế nào.

Những người già chủ động tài chính thường không chịu áp lực từ con cháu, nhưng những người sống phụ thuộc thường vật lộn để đấu tranh giữa cảm xúc và đòi hỏi của con cháu.

Nhưng không phải ai người con nào phản đối bố mẹ cũng vì nghĩ cho lợi ích của mình. Có những trường hợp con không muốn bố (mẹ) có bạn không phải vì muốn cấm đoán, mà sợ người thân của mình bị lợi dụng, nhất là những người già có tài sản.

Vì vậy, chuyên gia khuyên con cái nếu nghi ngờ người yêu của phụ huynh không tốt thì nên tìm hiểu rõ, không phán xét, chỉ trích. Khi có bằng chứng, mới nói để bố (mẹ) hiểu.

Những người bị con cháu phản đối chuyện có mối quan hệ yêu đương nên xem xét nghiêm túc, xem đối tượng mình muốn tiến đến là ai, vì mục đích gì. Nếu chắc chắn vào tình cảm đối phương dành cho mình và ngược lại, họ sẽ đủ tự tin để thuyết phục con.

''Cha mẹ và con đừng bao giờ đối đầu với nhau. Hãy trao đổi thông tin, chia sẻ quan điểm. Nhưng cuối cùng thì vẫn là việc ai người đó quyết và phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình'', bà nói.

Bà Thúy cũng lưu ý với những người đơn thân, không nhất thiết phải có người yêu mới có hạnh phúc. Tùy hoàn cảnh, có thể kết bạn, tham gia các câu lạc bộ, hay bận rộn với việc theo đuổi một đam mê, sở thích để luôn vui vẻ.

Mẹ Ly đang tìm niềm vui bằng cách đó. Sau giờ làm, mẹ cô thường chơi với mèo, nấu ăn, dọn nhà cửa, đi cà phê, đi du lịch với bạn bè. ''Dù mẹ sống một mình hay đi bước nữa, tôi vẫn luôn ủng hộ và tôn trọng. Tôi nghĩ đấy mới là điều một người con nên làm với mẹ mình'', cô nói.

Phạm Nga

 

Nguồn: https://vnexpress.net/nhung-dua-con-tim-nguoi-yeu-cho-bo-me-4773723.html

Là con một nên khi gia đình gặp biến cố, người trẻ bắt buộc phải tạm gác lại đam mê để hỗ trợ. Hay cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng khiến cho đứa con duy nhất bị phụ thuộc, không dám bước ra khỏi "vùng an toàn"...

 

Có những ước mơ dang dở

Năm 2019, khi đang là sinh viên năm thứ hai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, N.T.Q (26 tuổi) đã phải tạm dừng việc học vì cha mắc ung thư phổi. Ban đầu Q. chỉ muốn bảo lưu kết quả học tập, về phụ mẹ chăm sóc cha, vì Q. là con một. Tuy nhiên, bệnh tình của cha ngày càng chuyển biến nặng. Hai tháng ở trong bệnh viện, nhìn cha xanh xao, mẹ thì héo mòn vì lo lắng đã khiến Q. nhận ra bản thân phải là trụ cột của gia đình.

Nỗi khổ của con một- Ảnh 1.

Cha mẹ nên chia sẻ và thông cảm hơn cho người con duy nhất

KIM NGỌC NGHIÊN

Với mình, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ là việc mà một người con phải làm. Mình cũng có chút tiếc nuối, vì biến cố lớn ập đến nên phải gác lại đam mê của bản thân và về nhà làm tròn trách nhiệm. Nhà mình đơn chiếc, mẹ thì tâm lý yếu, không thể để bà cô đơn được.

N.T.Q, 26 tuổi, quê Lâm Đồng

Cầm cự được hơn 3 tháng thì cha mất, mẹ Q. gần như gục ngã. Lo đám tang cho cha xong, Q. quyết định ở lại quê (Lâm Đồng) để an ủi và làm chỗ dựa cho mẹ. Một năm sau, Q. lập gia đình để "yên bề gia thất" theo nguyện vọng của mẹ.

"Với mình, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ là việc mà một người con phải làm. Mình cũng có chút tiếc nuối, vì biến cố lớn ập đến nên phải gác lại đam mê của bản thân và về nhà làm tròn trách nhiệm. Nhà mình đơn chiếc, mẹ thì tâm lý yếu, không thể để bà cô đơn được", Q. chia sẻ. Hiện tại, Q. cùng vợ trồng rau để bán, cuộc sống tuy không mấy dư dả nhưng cơ bản là ổn định. Khi nhắc về giấc mơ còn dang dở, Q. chỉ thấy hơi tiếc nhưng không trách móc số phận.

Đã 25 tuổi nhưng Nguyễn Thị Kim Anh, làm việc tại khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An (Bình Dương), vẫn chưa dám yêu đương, hay nghĩ đến những chuyến du lịch…, vì muốn tập trung đi làm để trả nợ cho gia đình. Ba năm trước, gia đình Kim Anh có vay một công ty tài chính số tiền hơn 40 triệu đồng để xây nhà. Thời gian dịch Covid-19 bùng phát, cha mẹ Kim Anh bị mất việc nên không có tiền trả góp hằng tháng.

Chỗ cho vay trên liên tục tạo áp lực. Thấy gia đình khó khăn, Kim Anh khi đó mới ra trường, chưa tìm được việc làm đã đứng ra mượn chú họ số tiền hơn 40 triệu đồng để trả cho công ty tài chính. Sau dịch, Kim Anh lên Bình Dương làm kiểm toán cho một công ty gỗ. Thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng, sau khi chi tiêu cho việc ăn uống, trả tiền nhà trọ..., Kim Anh dành từ 2 - 5 triệu đồng để trả nợ và gửi về cho gia đình.

Là con gái nhưng Kim Anh luôn tối giản việc chăm sóc bản thân. Chiếc xe máy Kim Anh đang chạy cũng phải trả góp hằng tháng.

"Có những ngày mình thấy tủi thân và khóc tại phòng trọ khi nhìn thấy những bạn gái khác được mặc đồ đẹp hay đi hẹn hò. Mình không trách gia đình nhưng gánh nặng này quá lớn. Mình mong nửa năm sau sẽ trả hết số nợ, rồi mới tiết kiệm tiền và nghĩ cho bản thân. Mình ước có thêm một người anh trai hay chị gái, đỡ đần trong việc giúp gia đình khi có biến cố xảy ra", Kim Anh nói.

Biết hy sinh, nghĩ cho gia đình là vậy, nhưng dường như Kim Anh chưa bao giờ làm hài lòng được những người họ hàng, hàng xóm. Họ luôn dè bỉu Kim Anh: "Sao lớn rồi mà không chịu lấy chồng?", hay: "Sao không tìm chồng nước ngoài để khỏe tấm thân?"… Nghe hàng xóm, họ hàng "lời ra tiếng vào", cha mẹ của Kim Anh cũng đã nhiều lần hối thúc cô gái này làm theo.

Con cái không cần nhiều sự bao bọc như cha mẹ nghĩ !

Cha anh N.N.Q (31 tuổi, đang sinh sống tại Q.Tân Phú, TP.HCM) mất từ khi anh 14 tuổi. Hai mẹ con anh Q. chuyển từ TP.Nha Trang (Khánh Hòa) vào TP.HCM làm việc và sinh sống đã hơn 16 năm. Từ nhỏ, sợ con thiếu thốn nên mẹ anh Q. luôn bao bọc hết mức.

Hiện tại, dù đã 31 tuổi, nhưng anh Q. phải về nhà đúng giờ để ăn cơm mẹ nấu, không được đi chơi khuya. Từ quần áo, giày dép... đến lựa chọn công việc, mẹ anh đều chăm chút cho con trai. Vì nhận được quá nhiều sự chăm sóc, yêu thương, bảo bọc từ mẹ mà anh Q. mất đi sự tự do, dù đã trưởng thành nhưng không thể quyết định cuộc sống.

"Cuộc sống của mẹ gắn liền với mình, mẹ ít chăm sóc cho bản thân. Có những lúc mình muốn mẹ bớt đi sự quan tâm, bao bọc để mình tận hưởng cuộc sống như đi chơi với bạn bè…, nhưng mình thấy rất khó. Công việc của mình ở công ty dược cũng là nghe theo nguyện vọng của mẹ. Mình ước một lần được thất bại trong chính giấc mơ của bản thân", Q. chia sẻ.

Cũng là con một, N.T.N, sinh viên Trường ĐH RMIT, cho biết bản thân muốn trở thành một tiếp viên hàng không. Tuy nhiên, cha mẹ của N. muốn con trai duy nhất tiếp quản công ty gia đình nên từ nhỏ đã hướng cho N. học kinh doanh quốc tế. Vì là con một nên từ nhỏ N. được cha mẹ chăm sóc rất kỹ.

"Từ nhỏ đến lớn, mình được cha mẹ chăm lo không thiếu thứ gì, học ở những trường tốt nhất. Mình chỉ thiếu những ngày tháng được sống đúng với ước mơ và quyết định cuộc đời. Không cần cuộc sống quá tiện nghi, chỉ cần cha mẹ lắng nghe mình một lần", N. chia sẻ.

Phải thành công sớm hơn

Mới ra trường và đang làm việc tại công ty truyền thông, Nguyễn Hoàng Nhân, ngụ đường Hồng Lạc, Q.Tân Bình, TP.HCM, cho biết: "Cha mẹ mình sống tại tỉnh Hậu Giang, cũng đã ngoài 50 tuổi, sức khỏe yếu lại không biết tự lái xe máy. Mỗi lần cha mẹ có nhu cầu khám bệnh, đi chợ… đều nhờ họ hàng, hay đi phương tiện công cộng. Không sống gần cha mẹ để hỗ trợ, mình cảm thấy áy náy và muốn thành công sớm hơn để trở về nhà".

Sau giờ làm việc ở văn phòng, Nhân ăn vội bữa cơm bình dân, rồi chạy đi làm gia sư đến 22 giờ. Về đến phòng trọ còn phải nấu cơm để mang đi làm vào ngày hôm sau. Nhân cho biết bản thân phải cố gắng kiếm thật nhiều tiền, nhanh chóng thành công để trở về quê sống cùng cha mẹ.

Cũng là con một trong gia đình, nên sau khi tốt nghiệp Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM, Nguyễn Huỳnh Thanh Huy (23 tuổi) cũng gặp áp lực phải sớm thành công. Có lần cha Huy (quê ở tỉnh Sóc Trăng) gọi điện thoại nói với con trai: "Huy ơi phải cố gắng, cha chỉ hy vọng vào con". Câu nói của cha khiến Huy chạnh lòng, vì hiện tại chưa thể nổi tiếng dù theo ngành nghệ thuật.

Nỗi khổ của con một- Ảnh 2.

Thanh Huy luôn mang áp lực phải thành công sớm hơn để giúp đỡ gia đình

KIM NGỌC NGHIÊN

Gia đình không khá giả, cha lại hay bị bệnh nên Huy luôn ý thức bản thân phải cố gắng làm việc. Hằng ngày, Huy nhận rất nhiều công việc từ livestream hay dạy bán hàng trực tuyến, làm MC, ca sĩ… Dù chương trình nhỏ hay lớn, Huy đều cố gắng tham gia để kiếm tiền trang trải cuộc sống và gửi về quê cho cha chữa bệnh.

"Nhìn sự già đi của cha khiến mình chạnh lòng, tự nhủ bản thân không được mơ mộng, mặc dù làm nghệ thuật. Mình không ngại vất vả, làm việc thật nhiều để cho bản thân và gia đình có cuộc sống tốt hơn", Huy nói.

Áp lực rất lớn

Áp lực của người con một ở độ tuổi trưởng thành là rất lớn, như phải mang nhiều kỳ vọng của cha mẹ về việc thành công, kết hôn, sinh con…; hay trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ già yếu. Để giải tỏa những áp lực này, phải giải quyết vấn đề từ nhiều phía.

Trong trường hợp người trẻ là con một đang đi làm, hay theo đuổi đam mê nào đó ở xa, mà nhận được lời đề nghị của cha mẹ nên về gần nhà, người trẻ phải lắng nghe cha mẹ. Đôi khi không đơn giản là cha mẹ cô đơn, muốn sống gần con cái, mà vì có ý định tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bạn. Trong trường hợp người trẻ lắng nghe và thấy ý kiến của cha mẹ hợp lý thì quá lý tưởng.

Tuy nhiên, vì phải chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ mà bạn phải hy sinh ước mơ, hoài bão thì nên cân nhắc kỹ. Con một nên bày tỏ nguyện vọng của bản thân và đưa ra những giải pháp khác, hãy làm như thế nào dù có ở xa vẫn quan tâm, chăm lo được cho cha mẹ, để họ bớt cô đơn…

Nếu con một phải hy sinh hạnh phúc, sự nghiệp để chăm lo cho cha mẹ, thì sau này người hối tiếc nhất lại là phụ huynh. Cần nhìn nhận, có những áp lực không phải là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc. Nếu cha mẹ mong muốn đứa con duy nhất của mình hạnh phúc thì phải luôn chia sẻ, lắng nghe mong muốn, từ đó tạo ra sự đồng thuận chứ không nên áp đặt. Khi chỉ có một đứa con, cha mẹ sẽ dành hết tình yêu thương, sự kỳ vọng, thậm chí là che chở một cách thái quá…

Tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúygiảng viên Học viện Hành chính quốc gia (Phân viện tại TP.HCM)

Cha mẹ nào cũng không muốn con mình phải đau khổ

Cha mẹ cần động viên và đồng hành cùng con trong mọi hoạt động, thay vì tạo áp lực. Tránh so sánh con mình với người khác, điều này sẽ làm giảm động lực cố gắng trong học tập và làm việc. Cha mẹ nên chuẩn bị kinh tế vững vàng, tiền tiết kiệm khi về già để tự lo cho mình, hay có thể dạy con theo nghề truyền thống của gia đình (nếu nhận được sự đồng thuận của con), sẽ giúp giảm tải được áp lực cho đứa con duy nhất.

Hãy tạo cảm giác an toàn, thoải mái để cho đứa con duy nhất chia sẻ. Chắc chắn, bậc làm cha mẹ nào cũng không muốn con mình phải đau khổ và chịu áp lực một mình mà không có ai sẻ chia, cùng gỡ rối.

Các bạn trẻ phải học cách sống trọn vẹn trong từng giai đoạn. Nếu đang học tập thì hãy hết mình, trau dồi kỹ năng, học thêm những môn yêu thích... nhân lúc chưa phải thực hiện nhiệm vụ phụng dưỡng cha mẹ. Việc phát triển bản thân thật tốt cũng là cách đáp trả lại sự yêu thương mà cha mẹ dành cho mình. Người trẻ phải biết quý trọng mạng sống của mình và lựa chọn những mối quan hệ tích cực, tránh xa hoạt động độc hại. Cần sắp xếp thời gian về thăm gia đình, thường xuyên gọi điện, lắp đặt camera quan sát từ xa, hỗ trợ kinh phí để cha mẹ giải quyết các vấn đề cuộc sống.

Thạc sĩ Đinh Văn Thịnh, giảng viên kỹ năng mềm tại

Công ty giáo dục kỹ năng Angel, Q.Tân Phú, TP.HCM

 

Nguồn: https://thanhnien.vn/noi-kho-cua-con-mot-185240720193710732.htm

https://www.podbean.com/ep/pb-wz4m2-166f859

NGHÌN LẺ NHỮNG CHUYỆN NHÀ đã kết nối với chuyên gia tâm lý TS Phạm Thị Thúy. Chị sẽ cung cấp cho chúng ta những bí kíp để "giữ lửa" hôn nhân. Chị ấy sẽ giải đáp các thắc mắc như: Làm sao để không "chán" nhau dù đã sống chung nhiều năm? Làm thế nào để hiểu được tâm lý của đối phương? Và làm sao để biến những mâu thuẫn thành cơ hội để hiểu và yêu nhau hơn?

Nguồn: https://truyenhinhnghean.vn/podcast/202407/nghin-le-nhung-chuyen-nha-thau-hieu-va-chia-se-de-giu-lua-hon-nhan-b2144ae/

 

https://www.podbean.com/ep/pb-tav9a-166f85f

Đi chơi là vui, du lịch là để gia đình gắn kết. Ấy vậy mà trên thực tế nhiều khi chưa kịp đi, chỉ mới lên kế hoạch đã mâu thuẫn, đã rất “căng”, đi về thì vừa mệt, vừa giận dỗi… Vì sao lại như vậy, làm thế nào để khắc phục vấn đề? Chuyên gia của chương trình ngày hôm nay sẽ là sự trở lại của TS Phạm Thị Thúy, TS xã hội học, thạc sỹ tâm lý học, chuyên viên tham vấn tâm lý

 

Nguồn: https://truyenhinhnghean.vn/podcast/202407/nghin-le-nhung-chuyen-nha-ky-nghi-gia-dinh-lam-sao-de-tron-ven-e064503/


Có nên khoe thành tích học tập của con trên mạng xã hội hay không? (5/7/2024)
 

 

VOV1 - Những ngày qua, liên tiếp các địa phương công bố điểm chuẩn vào lớp 10. Nhiều trường Đại học cũng chính thức công bố điểm xét tuyển. Cũng từ đây nảy sinh biết bao hỉ nộ ái ố và nổ ra những cuộc tranh luận không hồi kết trên một số diễn đàn và mạng xã hội về việc, có nên khoe thành tích học tập của con trên mạng xã hội? Để có thêm góc nhìn về chủ đề đang thu hút sự chú ý của dư luận, Tiến sỹ Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội và Tiến sỹ xã hội học, thạc sỹ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy cùng bàn luận câu chuyện này.

https://adminvov1.vov.gov.vn/vov1/attachments/vov1/thuhienvov1/2024_7/v1_05_07_16h00_dong_chya_su_kien_2024_57202420.mp3

 

 

Nguồn: https://vov1.vov.gov.vn/dong-chay-sk-cuoc-song-365/co-nen-khoe-thanh-tich-hoc-tap-cua-con-tren-mang-xa-hoi-hay-khong-572024-cmobile195-118065.aspx

LỚP BỒI DƯỠNG PHƯƠNG PHÁP DẠY GIÁO LÝ
DSC 0030

Hằng năm cứ vào dịp hè, Ban Giáo Lý Giáo Hạt Cam Lâm tổ chức khóa bồi dưỡng cho Giáo Lý Viên trong toàn Giáo hạt. Năm nay, hè 2024 được sự đồng thuận và khích lệ của quý cha quản xứ, phó xứ trong Giáo hạt. Ban Giáo Lý Giáo Hạt tiến hành mở lớp bồi dưỡng “PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY GIÁO LÝ”. Thời gian một ngày (01/7/2024), với hơn 160 GLV của các Giáo xứ đăng ký  tham dự. Thời gian tuy ngắn, nhưng với cách trình bày khoa học, ngắn gọn, xúc tích của thuyết trình viên, GLV tiếp thu, đúc kết lại những phương pháp tối ưu nhất để áp dụng cho việc dạy và học Giáo lý nơi Giáo xứ mình

DSC 0011
DSC 0004
DSC 0080

 

Nguồn: https://giaophannhatrang.org/vi/news/Giao-Phan-Nha-Trang/giao-hat-cam-lam-lop-boi-duong-cho-cac-giao-ly-vien-ve-phuong-phap-giang-day-trong-giao-ly-26927.html

(NLĐO)- Nhà báo, TS Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, nhận xét tọa đàm ghi nhận nhiều giá trị. Đây là những chất liệu để Báo Người Lao Động tiếp tục tổ chức những hoạt động chung tay với xã hội giữ gìn hạnh phúc, giá trị của gia đình.

 

08:12 - 04/07/2024

Tọa đàm vinh dự đón tiếp nhiều đại biểu

Tham dự tọa đàm có GS-TS Nguyễn Thiện Nhân, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM, đại biểu Quốc hội khóa XV; ông Nguyễn Tấn Phong, Chủ tịch Hội Nhà báo TP HCM; bà Nguyễn Thị Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ TP HCM; ông Nguyễn Minh Hải, Trưởng Phòng Báo chí xuất, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM.

Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm “Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại 4.0”- Ảnh 1.

Các đại biểu tham dự tọa đàm

Dự tọa đàm còn có các chuyên gia đến từ các trường đại học: TS Phạm Thị Thuý, giảng viên chính, Phó Khoa Quản lý Kinh tế - xã hội, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP HCM; TS Võ Văn Nam, chuyên gia tư vấn, tham vấn, chăm sóc tinh thần, nguyên Trưởng Khoa Tâm lý Giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP HCM; Ths Nguyễn Thị Ngọc Vui, giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP HCM.

Đặc biệt là sự hiện diện của các gia đình văn hóa - hạnh phúc trên địa bàn thành phố: gia đình bà Trần Thị Thu Hà (phường 11, quận 3), nhiều năm liền đạt danh hiệu Gia đình văn hóa; gia đình ông Nguyễn Lê Hoàng Vũ (phường 7, quận Tân Bình), nhiều năm liền đạt danh hiệu Gia đình văn hóa.

Về phía các đơn vị đồng hành có ông Vũ Hồng Quang, Phó Chủ tịch Tập đoàn CT Group; bà Hà Mai Anh, Giám đốc truyền thông Vietjet.

Về phía Báo Người Lao Động có nhà báo - TS Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động.

 

08:57 - 04/07/2024

Vai trò quan trọng của gia đình

Mở đầu tọa đàm, nhà báo – TS Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động đặt câu hỏi: "Gia đình đóng vai trò như thế nào?" đến các đại biểu tham dự.

TS Phạm Thị Thúy khẳng định ngay: "Gia đình là điểm tựa vững chắc nhất đối với tôi, không có gia đình, tôi không thể làm gì được".

Trong khi đó, anh Nguyễn Lê Hoàng Vũ chia sẻ: "Trong gia đình nhỏ, vợ là người thân duy nhất của tôi ở TP HCM, là điểm tựa vững chắc nhất của tôi, giúp tôi yên tâm làm việc, cống hiến. Gia đình là nơi tôi muốn về nhất sau một ngày làm việc mệt nhọc".

Tiếp lời chia sẻ của các đại biểu, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động cho biết tọa đàm được đón tiếp một nhân vật rất đặc biệt.

Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm “Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại 4.0”- Ảnh 1.

GS-TS Nguyễn Thiện Nhân

"Anh sinh ra trong một gia đình rất đặc biệt, có bố là giáo sư Nguyễn Thiện Thành. Đó là anh Nguyễn Thiện Nhân. Khi còn rất trẻ, anh đã đi du học ở nước ngoài. Quá trình học tập và nỗ lực của anh là một trong những tấm gương để lớp trẻ chúng ta noi theo"- TS Tô Đình Tuân bày tỏ.

 

09:06 - 04/07/2024

Câu "Gia đình là tế bào xã hội" nên trở lại Hiến pháp

Tiếp lời gợi mở từ Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM, đại biểu Quốc hội khóa XV, đã chia sẻ về tình cảm của ông đối với gia đình mình. 

Ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết tuổi thơ của ông không được gần gũi với gia đình. Bởi ba mẹ ông phải đi chống Mỹ, ông được bộ đội nuôi nhưng đó lại là động lực để ông cố gắng, phấn đấu. Đến năm 1983, ông mới được quay về sống cùng với ba mẹ. Càng lớn ông càng hiểu sự hy sinh của ba mẹ. Hình ảnh người mẹ là hình ảnh thiêng thiêng nhất đối với ông.

Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm “Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại 4.0”- Ảnh 1.

Mở rộng vấn đề, ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định tầm quan trọng của gia đình đối với sự phát triển của đất nước. Ông phân tích, trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, đất nước ra dựa trên cấu kết làng xã. Trong làng xã thì gia đình là gốc.

Ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết Hiến pháp năm 1980, điều 64 có ghi Gia đình là tế bào của xã hội. Tuy nhiên, sau đó câu này đã không còn trong Hiến pháp. Ông Nguyễn Thiện Nhân đề xuất đưa câu này trở lại Hiến pháp của Việt Nam, tạo nền tảng cho sự phát triển của đất nước. 

 

09:22 - 04/07/2024

Điểm tựa không gì thay thế

Sau lời chia sẻ của GS Nguyễn Thiện Nhân, một lần nữa Tổng Biên tập Báo Người Lao Động khẳng định gia đình là điểm tựa đặc biệt, không có gì thay thế được.

"Gia đình là điểm tựa không gì thay thế được trong hành trình sinh ra, lớn lên và đi đến tương lai. Gia đình là tài sản vô giá, trong bất cứ hoàn cảnh nào, khi thành công cũng như thất bại... nơi trở về đều là gia đình"- Tổng Biên tập Báo Người Lao Động đúc kết.

Theo ông Tô Đình Tuân, đây chính là lý do mà Báo Người Lao Động quyết định tổ chức tọa đàm này với một mong muốn rất tha thiết góp một chút gì đó cho sự nghiệp chung giữ gìn truyền thống gia đình.

"Giờ chúng ta nói về phát triển kinh tế, xã hội. Đây là những điều rất cần nhưng tất cả những cái đó sẽ trở nên vô nghĩa nếu như không còn gia đình" - ông nhấn mạnh.

Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm “Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại 4.0”- Ảnh 1.

Ông Tô Đình Tuân khẳng định gia đình là điểm tựa đặc biệt, không gì có thể thay thế

Theo Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, thời đại bây giờ là 4.0 nhưng sắp tới có thể là 5.0, 6.0, 7.0, 8.0. Biến động là quy luật, không thể dừng lại được. Trong biến động đó làm sao giữ được gia đình bình yên là điều rất khó.

"Trước hết là sự biến động trong gia đình, nếu trước đây đi làm về gặp con, gặp vợ thường xuyên nhưng bây giờ gặp con rất khó. Mạng xã hội đang làm thay đổi nền nếp gia đình, thay đổi con cái của mình.

Biến động thứ hai rất lớn là biến động trong tổng thể gia đình, trong  xã hội. Đó là việc hành xử với nhau, nếu không khéo một ngày nào đó gia đình sẽ biến mất giống như GS Nguyễn Thiện Nhân qua nghiên cứu đã cảnh báo.

Cảnh báo này đối với nhiều người như khoa học viễn tưởng, nhưng cá nhân tôi cảm nhận rất rõ. Một ngàn năm đối với đời người là rất dài nhưng đối với lịch sử, vũ trụ là một cái chớp mắt"- Tổng Biên tập Báo Người Lao Động chia sẻ.

 

09:32 - 04/07/2024

6 điều quan trọng

Chia sẻ về nội dung gia đình là nơi trải nghiệm yêu thương, nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, TS Võ Văn Nam lưu ý có 6 điểm đáng chú ý. Trong đó, gia đình là cái nôi mỗi cá nhân sinh ra, nuôi dưỡng, được dạy đỗ để trưởng thành trong suốt cuộc đời. Ảnh hưởng gia đình sẽ ảnh hưởng sâu nặng trong mỗi con người. 

Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm “Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại 4.0”- Ảnh 1.

TS Võ Văn Nam

"Mỗi cá nhân từ nhỏ đã nghe những tiếng lời ru của mẹ, để khi vào đời gặp những áp lực cuộc sống, lúc đó tiếng ru của mẹ thuở nào lại hiện lên. Ngay từ tấm bé, qua lời ru mẹ đã gửi gắm thông điệp trong cuộc sống, đó là chất liệu để chúng ta trưởng thành hơn. Trong suốt thời thơ ấu đó là sự nuông dưỡng về mặt thể chất, tình cảm để con người lớn lên, trưởng thành. Mỗi chúng ta có dấu ấn gia đình, gia đình không những là cái nôi mà còn chắp cánh cho chúng ta trưởng thành

Thứ hai, gia đình là chốn đi về hàng ngày và có thể kéo dài suốt cuộc đời. Xét về tâm lý giáo dục, nơi nào tác động con người lâu dài thì sẽ tác động, tạo dấu ấn sâu nặng. Để rồi những lúc gặp những áp lực cuộc sống, chúng ta mong trở về gia đình. Gia đình là nơi an ủi, vỗ về để chúng ta thấy nhẹ lòng. Trong giáo dục Việt Nam cũng đặt rõ gia đình – nhà trường – xã hội là ba nền tảng để hình thành một con người tốt, có ích cho xã hội.

Thứ ba, gia đình là nơi được yêu thương vô điều kiện, vô bờ bến và là nơi thể hiện tình yêu thương với những người còn lại. Bữa cơm mẹ nấu là bữa cơm ăn ngon lành nhất bởi nó không có điều kiện.

Đồng thời gia đình cũng là nơi thể hiện tình yêu thương vộ điều kiện, là nơi hun đúc tình cảm để mỗi khi vào đời cá nhân có thể thể hiện tình yêu thương, sự bảo vệ với người khác, cộng đồng, từ đó đến yêu đồng bào, yêu nước.

Thứ tư, gia đình là nơi mỗi thành viên tự bộc lộ, thể hiện mình một cách tự nhiên, thoải mái, tự do. Nếu ra đường chúng ta hoá trang, đeo mặt nạ để mọi người tránh đánh giá thì khi về nhà mọi sự hoá trang, đối phó đó ta không cần nữa. Đây là nơi chúng ta được tự nhiên, nhờ đó cha mẹ thấy được mặt tích cực, tiêu cực của con cái để uốn nắn, khuyên ngăn, dạy bảo trước khi quá muộn.

Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm “Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại 4.0”- Ảnh 2.

Thứ năm, gia đình là viên gạch để xây dựng nền tảng nhân cách mỗi cá nhân. Hoàn cảnh gia đình sẽ ghi dấu ấn mà dù muốn hay không thì chúng ta vẫn mang nó ở cả mặt tích cực và tiêu cực, nơi chúng ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành.

Cuối cùng, gia đình là trường học đầu đời của mỗi con người. Ở đó cha mẹ là người thầy đầu tiên dạy dỗ từng thành viên là con cái của mình. Những lời dạy của cha mẹ xuất phát từ trái tim chân thành, chính bài học đó đã nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, để thật sự trưởng thành trong xã hội. Như Chủ tịch nước Tô Lâm từng nói mới đây rằng gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng, thành trì quan trọng nhất của mỗi người. Gia đình luôn gắn liền với cộng đồng, khu phố, làng xã, là nền tảng vững chắc phát huy sức mạnh, sự trường tồn của dân tộc"  - TS Võ Văn Nam nói.

 

09:44 - 04/07/2024

Bí quyết để duy trì gắn kết gia đình

Bà Trần Thị Thu Hà (gia đình Văn hóa - Hạnh phúc tiêu biểu cấp TP HCM) khẳng định Gia đình là điểm tựa và cũng là nơi hình thành nhân cách của mỗi cá nhân.

Bà Hà kể cha mẹ mất sớm nhưng may mắn của bà là có điểm tựa vững chắc từ gia đình chồng, nhất là mẹ chồng và chồng. Mẹ chồng bà Hà có nhiều con nhưng vẫn dành nhiều tình cảm cho con dâu. Mẹ chồng vẫn thương yêu bà Hà như con gái. Bà Hà cũng học được cách yêu thương con dâu từ mẹ chồng. Từ đó, bà Hà yêu thương con dâu, con rể của bà như yêu thương con ruột của mình.

Bà Hà tâm sự mọi sự tiến bộ trong sự nghiệp của bà đều có sự ảnh hưởng tích cực từ gia đình, nhất là người chồng.

Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm “Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại 4.0”- Ảnh 1.

Bà Trần Thị Thu Hà

Bà Hà và chồng quyết tâm xây dựng gia đình nền nếp, chăm lo, nuôi dạy con cháu học hành thành tài. Đến nay, con cái của bà Hà đều có công việc ổn định, các cháu đều chăm ngoan, học giỏi.

Tuy nhiên, trong thời đại hiện đại, bà Hà băn khoăn thực tế mỗi người đều phải sử dụng các thiết bị công nghệ để phục vụ cho công việc, đời sống. Từ đó làm gián đoạn đi sự gắn kết trong gia đình. 

Gia đình bà Hà đặt ra quy định mỗi tháng gia đình sẽ tổ chức một bữa ăn gia đình với đầy đủ các thành viên. Mỗi năm gia đình bà Hà sẽ có một chuyến du lịch chung. Mùng 1 Tết các con cháu phải tập trung về gia đình để chúc tết ông bà. Đó chính là cách để gia đình bà Hà duy trì sự gắn kết của gia đình.

Bà Hà cũng nhấn mạnh rất cần những bữa cơm gia đình. Cha mẹ tốt thì sẽ nuôi dạy con cái tốt.

 

09:48 - 04/07/2024

"Bếp nhà phải luôn cháy"

Chia sẻ câu chuyện gia đình mình, anh Nguyễn Lê Hoàng Vũ gửi lời cảm ơn đến cha mẹ rất nhiều. 

Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm “Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại 4.0”- Ảnh 1.

Anh Nguyễn Lê Hoàng Vũ

Ba anh thường xuyên đi công tác xa nên mẹ là người dạy dỗ, đồng hành với anh mỗi ngày. Nhân cách, tinh thần học hỏi của mẹ ảnh hưởng rất lớn đối với anh Vũ.

Anh kể trước ba mẹ yêu cầu làm gì thì làm vẫn phải về ăn cơm với gia đình. Lúc còn nhỏ, anh Vũ thấy yêu cầu này rất khó chịu và ràng buộc, nhưng khi lớn lên đây là điều cực kỳ quan trọng.

Nói về gia đình nhỏ, anh Vũ cho biết hai vợ chồng thường xuyên tâm sự với nhau vào cuối ngày.

"Ba mẹ luôn dặn cái bếp nhà phải luôn cháy để duy trì tình cảm gia đình, để gia đình luôn gắn kết"- anh Vũ kể và cho biết chính vì thế, mỗi ngày vợ chồng anh Vũ đều cùng nhau nấu bữa cơm gia đình.

 

09:49 - 04/07/2024

"Gia đình tốt thì xã hội mới tốt"

Là tổ chức chính trị - xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP HCM đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, trong đó có việc hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc. 

Bà Nguyễn Thị Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP HCM, chia sẻ bản thân có gia đình nhỏ giống mọi người trong xã hội. Với vai trò được phân công tại Hội Liên hiệp Phụ nữ TP HCM, bà Linh rất vui, nhận thức sâu sắc hơn vai trò của gia đình để thực hiện những công việc tổ chức giao cho mình một cách tốt nhất.

"Như nhà yêu nước Phan Bộ Châu từng khẳng định nước là một cái nhà lớn, nhà là một cái nước nhỏ,  gia đình cũng có đầy đủ vấn đề, như một thể chế xã hội đặc biệt, đồng thời cũng là một đơn vị mang tính kinh tế, xã hội. Dưới góc độ tâm đắc câu nói đó cùng những hoạt động xây dựng gia đình mang tính toàn diện, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP HCM nghiên cứu và thấm nhầm lời dạy của Bác Hồ từng dạy gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Gia đình tốt thì lan toả ra toàn xã hội, từ đời cha ông đến nay cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này. 

Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm “Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại 4.0”- Ảnh 1.

Vai trò của gia đình như một tế bào nuôi cơ thể phát triển, gia đình phát triển tốt, mạnh khoẻ thì xã hội mới mạnh khoẻ, tốt đẹp được. Chúng ta chăm chút gia đình từ những góc nhỏ nhất để đóng góp cho sự phát triển của xã hội" - bà Nguyễn Thị Ngọc Linh nói.

 

10:06 - 04/07/2024

"Gia đình hạnh phúc, quốc gia mới thịnh vượng"

TS Phạm Thị Thuý, giảng viên chính, Phó Khoa Quản lý Kinh tế - xã hội, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP HCM nhìn nhận xã hội biến đổi quá nhanh, quá mạnh, thậm chí là ngoài sự dự đoán của nhiều người.

Gia đình là tế bào, hạt nhân của xã hội nên sẽ chịu sự ảnh hưởng của xã hội. Xã hội càng biến động thì gia đình cũng biến động.

"Mong ước của chúng ta là làm sao trước biến động của xã hội như vậy vẫn giữa được gia đình bình yên, hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc, quốc gia mới thịnh vượng... Đây là câu nói mà tôi rất thích.

Nghị quyết 13 của Đảng, Chỉ thị 06 của Ban Bí thư về công tác gia đình rất đề cao vai trò gia đình. Tôi có niềm tin dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, vấn đề gia đình sẽ luôn được quan tâm.

GS Nguyễn Thiện Nhân có đề nghị đưa câu "gia đình là tế bào của xã hội" vào Hiến pháp. Đối với đề nghị này, tôi rất ủng hộ. Mong Báo Người Lao Động là kênh thông tin quyết liệt cho vấn đề này.

Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm “Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại 4.0”- Ảnh 1.

Tôi may mắn khi được làm công tác tham vấn tình yêu, gia đình từ năm 1999, nên được lắng nghe rất nhiều câu chuyện gia đình.

Từ đó, tôi nhận ra có 3 thách thức, biến động lớn mà các gia đình gia đình trong thời hiện đại đang gặp phải.

Một là biến đổi quy mô gia đình. Gia đình đơn thân ngày càng xuất hiện nhiều, tỉ lệ ly hôn đang gia tăng,  giới trẻ kết hôn ngày càng muộn, thậm chí không kết hôn. Đây là một xu hướng làm quy mô gia đình ngày càng nhỏ hơn. Chính những điều này làm cho gia đình ngày càng lung lay.

Thứ hai là biến đổi chức năng gia đình, có hai chức năng biến đổi rất kinh khủng. Đó là biến đổi chức năng tái sản xuất con người, sinh ít, sinh muộn, có khi là không sinh con. Do đó, tôi rất mong Luật Dân số được thông qua.

Biến đổi nữa là không chú trọng con trai.  Có tính cực, bình đẳng giới ở đây.

Thứ ba là biến đối trong dạy con cái. Mối quan hệ cha mẹ và con cái trở nên dân chủ hơn, con cái được lắng nghe nhiều hơn nhưng con cái trở nên khó dạy hơn. Giờ ăn bữa cơm với con cái rất khó" - TS Phạm Thị Thúy nói.

 

10:08 - 04/07/2024

Cần tôn trọng sự khác biệt

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Vui, đôi khi chúng ta cảm thấy cô đơn trong gia đình. Dù bị chi phối bởi nhiều yếu tố nhưng nhu cầu gắn kết giữa các thành viên trong gia đình vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, có thể phương thức để gắn kết, kết nối giữa các thành viên sẽ khác nhau.

Vị chuyên gia cho rằng nên tôn trọng sự khác biệt lẫn nhau của các thành viên trong gia đình. Các thành viên trong gia đình cần có những buổi nói chuyện thẳng thắn, chân thành dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Từ đó sẽ hiểu nhau hơn, cảm thông cho nhau, gắn kết với nhau hơn.

Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm “Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại 4.0”- Ảnh 1.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Vui

Một phương pháp khác thiết lập các thứ tự ưu tiên cho gia đình. Mỗi cá nhân trong gia đình phải tự cân bằng được bản thân. Ưu tiên về thời gian, nguồn lực, tài chính… để dành cho gia đình. 

"Thực tế hiện nay, giới trẻ càng ngày càng thiếu sự ưu tiên cho gia đình. Do đó, người trẻ cần chủ động dành thời gian cho gia đình, cho cha mẹ. Bên cạnh đó, người lớn cũng cần chủ động đến với người trẻ. Người trẻ có thể hiểu biết nhiều nhưng lại rất cần sự am hiểu sâu sắc của người lớn" - Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Vui phân tích.

"Hãy dành sự yêu thuơng, chủ động, tôn trọng lẫn nhau để xây dựng một gia đình an toàn, hạnh phúc" - vẫn theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Vui.

 

10:11 - 04/07/2024

Làm cha mẹ cũng cần học

GS-TS Nguyễn Thiện Nhân cho hay rất tâm đắc với nhiều ý kiến. Ông nói điện thoại, Internet giúp tăng năng suất, giảm thời gian làm việc, vậy hãy dùng nhiều thời gian cho gia đình  

Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm “Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại 4.0”- Ảnh 1.

GS-TS Nguyễn Thiện Nhân cho rằng nên có thêm những tọa đàm. Cụ thể như tọa đàm những người có gia đình rồi làm thế nào để vừa đảm bảo công việc, vừa dành thời gian cho nhau; tọa đàm về giới trẻ ngày nay với gia đình như thế nào.

"Học nghề để kiếm được tiền, nhưng không có môn học để biết cách làm mẹ, làm cha hạnh phúc là thiếu. Hơn 10 năm nay, có một môn mới là môn hạnh phúc học, nên đưa môn học này vào trường học, bởi lúc kết hôn mà mới biết thì đã muộn. Biết cách giải quyết vấn đề trước lúc lập gia đình thì mới tốt.

Chúng ta muốn làm gì cũng phải học, kể cả làm cha mẹ. Cần học khoá học giải quyết xung đột gia đình. Những cuộc tọa đàm gìn giữ gia đình của hai thế hệ rất hay, để mọi người ở trong tâm thế sẵn sàng. Hãy sử dụng công nghệ mới để tiết kiệm thời gian, dành thời gian cho những việc hướng tới gia đình" - " - GS-TS Nguyễn Thiện Nhân nói.

 

10:16 - 04/07/2024

Gia đình 3 thế hệ "hòa bình" nhờ xây dựng nguyên tắc

Nhà báo Đan Hà cho biết gia đình chị là gia đình 3 thế hệ. Chị và các con cũng đặt ra những nguyên tắc. Những nguyên tắc này dựa trên sự tôn trọng sở thích lẫn nhau, sự riêng tư giữa các thành viên trong gia đình. 

Từ khi áp dụng các nguyên tắc đó, gia đình Nhà báo Đan Hà được "hòa bình". Dù là gia đình 3 thế hệ nhưng các thành viên trong gia đình lại gần gũi, gắn kết, trở thành những người bạn của nhau.

Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm “Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại 4.0”- Ảnh 1.

Nhà báo Đan Hà

 

10:17 - 04/07/2024

Đưa vào các trường môn khoa học hạnh phúc

TS Phạm Thị Thúy, giảng viên chính, Phó Khoa Quản lý Kinh tế - xã hội, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP HCM, mong môn khoa học hạnh phúc được đưa vào các trường cũng như lan tỏa trong các chương trình, đến từng nhóm đối tượng.

Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm “Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại 4.0”- Ảnh 1.

TS Phạm Thị Thúy mong muốn vấn đề hạnh phúc được lồng ghép vào các chính sách công.

Nêu quan điểm giá trị hạnh phúc là cao nhất,  TS Thúy mong muốn vấn đề hạnh phúc được lồng ghép vào các chính sách công.

"Để đình hạnh phúc không có gì to tát cả nếu những điều chúng ta đang nói, đang thảo luận hôm nay được lan tỏa rộng rãi" - TS Thúy nói.

 

10:28 - 04/07/2024

Dành nhiều thời gian bên nhau

Để duy trì giao tiếp hàng ngày giúp các thành viên trong gia đình gắn kết tình cảm, hiểu biết và chia sẻ với nhau những khó khăn, niềm vui và những vấn đề trong cuộc sống. Theo TS Võ Văn Nam, có hai vấn đề chính.

Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm “Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại 4.0”- Ảnh 1.

Theo TS Võ Văn Nam phát biểu

Một là cố giữ gìn sự kết nối trực tiếp giữa cha - mẹ, cha mẹ - con cái thông qua những bữa ăn, những giây phút tâm sự với nhau. 

"Chúng ta thấy rõ rằng bữa ăn cùng nhau là dịp rất quý để các thành viên thông hiểu nhau, bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cho nhau. Thực tế ở nhiều gia đình điện thoại thông minh đã thay thế bậc làm cha mẹ, con cái đối diện nguy cơ bị cô độc dù không cô đơn trong mái ấm của mình. Mà rời xa gia đình là rời xa đạo đức gia phong"- ông nói.

Thứ hai, giữ gìn thế cân bằng giữa công việc với cơ quan, nhà máy. Ít nhất mỗi ngày phải dành một tiếng là thật sự kết nối, để lắng nghe con cái... 

 

10:30 - 04/07/2024

Động viên để mỗi thành viên hoàn thành mục tiêu, ước mơ

Theo ThS Nguyễn Thị Ngọc Vui, để cùng giúp nhau để hoàn thành mục tiêu, ước mơ thì người trong gia đình phải chia sẻ mục tiêu, ước mơ của mình cho thành viên còn lại. Cùng dành cho nhau những hành động, lời nói để cổ vũ, động viên, khích lệ nhau để hoàn thành những mục tiêu, ước mơ là điều rất nên làm.

Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm “Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại 4.0”- Ảnh 1.

ThS Nguyễn Thị Ngọc Vui

Gia đình là nơi để mỗi người bộc lộ chân thật về nhân cách của bản thân. Tuy vậy, đôi khi có sự lạm dụng không khí thoải mái của gia đình để nói những lời nói làm ảnh hưởng, làm tụt đi sự khao khát, giảm đi động lực của các thành viên.

Do đó, các thành viên trong gia đình phải lắng nghe, động viên, cổ vũ lẫn nhau để mỗi người đều có thể thực hiện được ước mơ, hoài bão, mục tiêu của mình. 

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Vui, hãy hành động bằng những việc làm vụ thể. Tất cả phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.

 

10:46 - 04/07/2024

Nâng cao nhận thức

Để gia đình là điểm tựa vững chắc cho mọi cá nhân, qua đó góp phần làm cho xã hội ổn định, phát triển bền vững và hạnh phúc, vài trò của nhà nước rất quan trọng.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ TP HCM nhìn nhận chính sách, pháp luật về gia đình hiện nay đã được quy định rõ,

Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm “Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại 4.0”- Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ TP HCM, cho rằng cần nâng cao nhận thức về vai trò gia đình

Tuy nhiên, trước sự biến động của gia đình, xã hội có nhiều vấn đề mới phát sinh nên chính sách, pháp luật về gia đình cần tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện. Điển hình như vấn đề già hóa dân số, cần được luật hóa, quản lý. Hay như sự thay đổi về cấu trúc, mô hình của gia đình thì điều chỉnh như thế nào là vấn đề phải nghiên cứu. Hội Liên hiệp phụ nữ TP HCM tự nhận thấy đây là nhiệm vụ của mình.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Ngọc Linh, song song đó, trước mắt vận dụng những chính sách, pháp luật hiện có để nâng cao nhận thức của cộng đồng, xã hội về vấn đề gia đình. Việc xây dựng gia đình là nhiệm vụ của toàn xã hội, chứ không chỉ của một, hai cơ quan, đơn vị nào.

"Cần có sự kết nối với cộng đồng trong vấn đề xây dựng gia đình hạnh phúc. Hội Liên hiệp phụ nữ TP HCM sẽ kêu gọi sự đồng hành của nhiều cơ quan, tổ chức để vấn đề này được thực hiện tốt hơn" - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ TP HCM nhấn mạnh.

 

10:52 - 04/07/2024

Giải pháp gìn giữ giá trị gia đình

Phát biểu kết luận tọa đàm, Nhà báo, TS Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, nhận xét tọa đàm ghi nhận nhiều ý kiến hay, có giá trị. Đây là những chất liệu để Báo Người Lao Động tiếp tục tổ chức những hoạt động để có thể chung tay với xã hội giữ gìn hạnh phúc, giá trị của gia đình.

Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm “Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại 4.0”- Ảnh 1.

Từ thảo luận của các đại biểu, ông Tô Đình Tuân đúc kết có nhiều giải pháp để gìn giữ giá trị và hạnh phúc gia đình. Trong đó, các thành viên trong gia đình phải thấu hiểu, yêu thương, tôn trọng nhau; cần hài hòa giữa truyền thống và hiện đại trong gia đình; tăng cường tính kết nối giữa các thành viên; chia sẻ, cảm thông, đồng hành với nhau...

Tăng cường hơn nữa công tác giáo dục về giá trị của gia đình và hạnh phúc; phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông, báo chí... là những giải pháp quan trọng tiếp theo.

 

10:59 - 04/07/2024

Tri ân đơn vị đồng hành

Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm “Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại 4.0”- Ảnh 1.

Nhà báo, TS Tô Đình Tuân tặng hoa tri ân và thư cảm ơn cho ông Vũ Hồng Quang, Phó Chủ tịch HĐQT CT Group; và bà Hà Mai Anh, Giám đốc Truyền thông Vietjet - 2 đơn vị đồng hành của tọa đàm

 

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng và phát triển con người; là điểm tựa tinh thần vững chắc để mỗi thành viên nhận được sự yêu thương, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau.

Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm “Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại 4.0”- Ảnh 1.

Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ số, gia đình cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Mạng xã hội, internet và các thiết bị thông minh có thể khiến các thành viên trong gia đình dành ít thời gian cho nhau hơn, giảm đi sự kết nối, dẫn đến sự xa cách.

Chính vì lẽ đó, Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm "Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại 4.0" nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của gia đình trong thời đại mới.

Tọa đàm có sự tham dự Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM, đại biểu Quốc hội khóa XV; lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ TP HCM; chuyên gia đến từ các trường đại học cùng điển hình gia đình văn hóa - hạnh phúc tiêu biểu trên địa bàn thành phố.

Cuộc thi viết "Lòng tốt quanh ta" lần 2, năm 2023-2024 được Báo Người Lao Động phát động từ tháng 7-2023, dành cho mọi bạn viết chuyên, không chuyên trong và ngoài nước, với các thể loại phóng sự, ký sự, ký chân dung nhân vật, phỏng vấn.

Từ rất nhiều tác phẩm gửi về dự thi, Ban tổ chức đã chọn đăng những bài viết chất lượng phục vụ bạn đọc. 20 bài nổi bật nhất tiếp tục được xem xét chấm điểm chung khảo, chọn ra 8 bài viết để trao giải.

Báo Người Lao Động trân trọng cảm ơn các đơn vị đồng hành Cuộc thi “Lòng tốt quanh ta”: Công ty CP Tập đoàn CT Group, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank).

 

Nguồn: https://nld.com.vn/bao-nguoi-lao-dong-to-chuc-toa-dam-diem-tua-gia-dinh-giua-nhung-bien-dong-cua-thoi-dai-40-196240703213508015.htm

(PLO)- Theo GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, thay vì "đối đầu" hãy tận dụng công nghệ hiện đại để để dành quỹ thời gian cho gia đình nhiều hơn nhằm gìn giữ hạnh phúc gia đình.

0

Sáng 4-7, báo Người Lao Động đã tổ chức buổi toạ đàm Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại và trao giải cuộc thi viết Lòng tốt quanh ta lần 2 tại TP.HCM.

nguyen-thien-nhan1.jpgToàn cảnh buổi toạ đàm

Gia đình là điểm tựa đặc biệt khó thay thế

Bắt đầu buổi toạ đàm ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập báo Người Lao Động đã đặt câu hỏi: "Gia đình đóng vai trò như thế nào đối với sự nghiệp của mỗi người?".

Nguyễn Thiện NhânGS.TS Nguyễn Thiện Nhân, Nguyên Bí Thư Thành Uỷ TP.HCM phát biểu

Tham dự toạ đàm, GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, Nguyên Bí Thư Thành Uỷ TP.HCM đã có dịp ôn lại những kỷ niệm mà bản thân trải qua. Ông cảm nhận được sự hi sinh của mẹ, của vợ và khẳng định nếu như không có những điều đó thì ông đã không thể vượt qua được khó khăn, thành công như hôm nay.

TS Phạm Thị Thúy, chuyên viên tham vấn tâm lý (hiện đang công tác tại Học viện Hành chính Quốc gia TP.HCM) nhận định mình có được ngày hôm nay là nhờ gia đình.

to-dinh-tuan.JPGÔng Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập báo Người Lao Động, nhận định gia đình là điểm tựa đặc biệt không có gì có thể thay thế trong hành trình sinh ra và trưởng thành của mỗi người

"Gia đình là tài sản vô giá, bất cứ hoàn cảnh nào khi thành công thất bại điều chúng ta nhớ đến đầu tiên vẫn là gia đình, vì vậy buổi toạ đàm diễn ra với mong muốn góp chút gì đó cho sự nghiệp chung.

Chuyển đổi số, phát triển kinh tế là rất cần thiết nhưng tất cả những điều đó sẽ thành vô nghĩa nếu như không có gia đình" – ông Tô Đình Tuân nhấn mạnh.

diem-tua-gia-dinh-giua-nhung-bien-dong-cua-thoi-dai2.JPGTS Võ Văn Nam, Chuyên gia tư vấn, tham vấn, chăm sóc tinh thần, nguyên trưởng khoa Tâm lý Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TP HCM cũng nhấn mạnh về vai trò, vị trí của gia đình đối với từng cá nhân, đời sống đã được nói rất nhiều và có thể đúc kết thành 6 điểm đáng lưu ý.

"Gia đình là nơi mỗi người được sinh ra nuôi dưỡng, bảo bọc để trưởng thành. Là chốn mà mỗi thành viên đi về hằng ngày, thường xuyên kéo dài trong suốt cuộc đời.

Đây cũng là nơi mỗi người được yêu thương vô điều kiện và là nơi mỗi người được thể hiện tình yêu thương vô điều kiện với các thành viên còn lại.

Gia đình là nơi mỗi thành viên tự bộc lộ tình yêu một cách tự do, thoải mái nhất và cũng là nơi xây dựng nền tảng nhân cách của mỗi cá nhân nhất là con cái. Nó là viên gạch đầu tiên xây dựng nên toà nhà nhân cách cũng là thành luỹ cuối cùng bảo vệ nhân cách của các con.

Cuối cùng gia đình là trường học đầu đời của mỗi con người, ở đó cha mẹ là những người thầy đầu tiên" – TS Võ Văn Nam bày tỏ.

Để gia đình bền vững trước thời đại 4.0

Dẫu vậy, trong thời đại công nghệ 4.0, gia đình đang trải qua những thay đổi lớn cả về cấu trúc và cách thức tương tác.

Công nghệ đã mang lại nhiều tiện ích và cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều xu hướng lẫn thách thức với các gia đình hiện đại.

diem-tua-gia-dinh-giua-nhung-bien-dong-cua-thoi-dai.JPGTheo TS Phạm Thị Thuý, với kinh nghiệm của mình chị nhận ra 3 thách thức, biến động lớn mà các gia đình hiện đại đang gặp phải.

Một là quy mô gia đình ngày càng nhỏ, tỷ lệ ly hôn gia tăng, mẹ đơn thân nhiều hơn; giới trẻ kết hôn muộn, thậm chí không kết hôn.

Hai là chức năng tái sản xuất con người của gia đình thay đổi khi các cặp vợ chồng đẻ ít con, thậm chí không đẻ con.

Cuối cùng là mối quan hệ cha mẹ và con cái trở nên dân chủ hơn, con cái được lắng nghe nhiều hơn nhưng con cái trở nên khó dạy hơn nếu theo hướng áp đặt.

toa-dam-ve-gia-dinh.JPGThạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Vui, giảng viên Trường ĐH KHXH &NV- Đại học Quốc gia TP.HCM

Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Vui cũng nhận định để có thể cân bằng giữa công việc, học tập và cuộc sống trước những tác động của mạng xã hội, công nghệ hiện đại…cần trân trọng sự khác biệt giữa các thành viên trong gia đình.

"Mỗi cá nhân sẽ có sự cân bằng dựa trên việc thiết lập thứ tự ưu tiên rõ ràng. Cuối cùng cần sự chủ động của cha mẹ ông bà yêu thương kèm khoan dung lẫn nhau giữa các thành viên" - Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Vui nói.

nguyen-thien-nhan2.JPGGS.TS Nguyễn Thiện Nhân cho rằng Internet, điện thoại thông minh giúp con người giải quyết công việc nhanh hơn. Vì vậy hãy tận dụng để dành quỹ thời gian còn lại cho gia đình thay vì “đối đầu” với những công nghệ hiện đại.

Bên cạnh đó, ông cũng đề xuất nên có những buổi toạ đàm dùng câu chuyện thật tấm gương thật để giáo dục người trẻ hiện đại.

Dịp này, Báo Người lao động đã trao 8 giải thưởng cho các bài viết nổi bật trong số 20 bài viết lọt vào vòng chung kết cuộc thi viết "Lòng tốt quanh ta" lần 2, năm 2023-2024.

nguyen-thien-nhan4.JPG

Chương trình được phát động từ tháng 7-2023 kéo dài đến tháng 6-2024 dành cho người viết chuyên, không chuyên trong và ngoài nước, với các thể loại phóng sự, ký sự, ký chân dung nhân vật, phỏng vấn.

Đồng thời phát động cuộc viết "Lòng tốt quanh ta" lần 3

 

Nguồn: https://plo.vn/gsts-nguyen-thien-nhan-hay-tan-dung-cong-nghe-hien-dai-de-gin-giu-hanh-phuc-gia-dinh-post798924.html

Trong thời đại 4.0, giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình là vấn đề quan trọng, để gia đình luôn là điểm tựa của mỗi người, xã hội ổn định, phát triển bền vững và hạnh phúc

 
 

Ngày 4-7, Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm, chủ đề "Điểm tựa gia đình giữa những biến động của thời đại 4.0".

Không có gì thay thế được!

Phát biểu đề dẫn tọa đàm, tiến sĩ - nhà báo Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, nhấn mạnh gia đình là tài sản vô giá, là điểm tựa đặc biệt, không có gì thay thế được trong hành trình sinh ra, lớn lên và đi đến tương lai của mỗi con người.

Hiện nay, trong thời đại 4.0, gia đình đang đối diện với nhiều thách thức trước quy luật biến động của cuộc sống. "Trong biến động đó, làm sao giữ được gia đình bình yên là điều rất khó. Đây chính là lý do mà Báo Người Lao Động thực hiện tọa đàm này" - ông Tô Đình Tuân nói.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, nhiều đại biểu đã chia sẻ những câu chuyện để chứng minh cho tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi cá nhân và xã hội.

Bà Trần Thị Thu Hà (phường 11, quận 3; gia đình Văn hóa - Hạnh phúc tiêu biểu cấp TP HCM) cho biết cha mẹ mất sớm nhưng bà may mắn có điểm tựa vững chắc từ gia đình chồng. Mẹ chồng thương yêu bà như con gái và bà Hà đã học được cách yêu thương con dâu, con rể từ mẹ chồng. Bà Hà tâm sự những tiến bộ trong sự nghiệp của bà đều có sự ảnh hưởng tích cực, sự ủng hộ từ gia đình, nhất là người chồng.

Anh Nguyễn Lê Hoàng Vũ (phường 7, quận Tân Bình; gia đình Văn hóa - Hạnh phúc tiêu biểu cấp TP HCM) kể ở gia đình anh, ba mẹ luôn yêu cầu các con "làm gì thì làm, phải về ăn cơm với gia đình". 

"Lúc còn nhỏ, tôi thấy khó chịu với yêu cầu này, cảm giác bị ràng buộc nhưng khi lớn lên, không còn sống chung với ba mẹ, tôi hiểu ra bữa cơm gia đình rất quan trọng, là dịp để mọi thành viên cùng chia sẻ, thấu hiểu, qua đó thêm gắn kết. Vì lẽ đó, với gia đình nhỏ của mình, chúng tôi cố gắng giữ cho bếp nhà luôn đỏ lửa" - anh Vũ chia sẻ.

Luôn trăn trở làm thế nào để người Việt Nam giữ được gia đình giữa những biến động lớn của thời đại, GS-TS Nguyễn Thiện Nhân (đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM) tâm sự từ năm 2008, ông bắt đầu nghiên cứu về vấn đề dân số - gia đình. 

"Trong lịch sử chống ngoại xâm và bảo vệ đất nước, người Việt Nam luôn dựa trên kết cấu làng xã để hình thành sức mạnh. Trong làng xã đó, gia đình đóng vai trò cốt lõi" - ông Nguyễn Thiện Nhân nói và khẳng định dù ở thời đại nào, gia đình cũng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Vì vậy, phải cố gắng giữ lấy gia đình.

Gia đình mãi là thành trì vững chắc!- Ảnh 1.

GS-TS Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: “Dù ở thời đại nào, gia đình cũng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của đất nước”. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Nền tảng để phát triển bền vững

Gợi mở cách gìn giữ để gia đình luôn là điểm tựa của mỗi người, xã hội ổn định, phát triển bền vững và hạnh phúc, ThS Nguyễn Thị Ngọc Vui, giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM, cho rằng nên tôn trọng sự khác biệt lẫn nhau của các thành viên trong gia đình. Cần có những buổi nói chuyện thẳng thắn, chân thành dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, từ đó sẽ hiểu, cảm thông cho nhau, gắn kết với nhau hơn. 

Với nhà báo Đan Hà (Báo Công Lý), gia đình bà đặt ra những nguyên tắc dựa trên sự tôn trọng sở thích lẫn nhau và sự riêng tư của các thành viên. Áp dụng nguyên tắc này giúp cho các thành viên 3 thế hệ luôn gần gũi, gắn kết, trở thành những người bạn của nhau.

GS-TS Nguyễn Thiện Nhân nêu Hiến pháp năm 1980, điều 64 có ghi "Gia đình là tế bào của xã hội". Tuy nhiên, sau đó câu này đã không còn trong Hiến pháp. Ông đề xuất đưa câu này trở lại Hiến pháp. Bởi nếu chú trọng đặc biệt đến sự phát triển ổn định, hạnh phúc bền vững của gia đình sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển của đất nước.

Bên cạnh đó, nên đưa vào nhà trường môn khoa học hạnh phúc; các cơ quan báo chí, tổ chức xã hội nên tổ chức thêm nhiều tọa đàm, hội thảo bàn về vấn đề gia đình để mỗi người dân nhận thức rõ tầm quan trọng của gia đình.

Đồng tình với quan điểm của GS-TS Nguyễn Thiện Nhân, TS Phạm Thị Thúy, giảng viên chính, Phó Khoa Quản lý kinh tế - xã hội Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP HCM, mong vấn đề hạnh phúc gia đình nên được lồng ghép vào các chính sách công; đưa môn khoa học hạnh phúc vào các trường học cũng như lan tỏa trong các chương trình, hội thảo.

Nhận định thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã xây dựng hệ thống những chính sách, quy định pháp luật nhằm hỗ trợ, xây dựng gia đình hạnh phúc, song theo bà Nguyễn Thị Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP HCM, để chính sách thực thi có hiệu quả, cần coi đây là nhiệm vụ của toàn xã hội, của mỗi gia đình, mỗi cá nhân và cần có sự kết nối cộng đồng. Bên cạnh đó, trước sự biến động của thời đại, gia đình, xã hội có nhiều vấn đề mới phát sinh nên chính sách, pháp luật về gia đình cần tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện.

Phát biểu kết luận tọa đàm, tiến sĩ - nhà báo Tô Đình Tuân nhận xét tọa đàm ghi nhận nhiều ý kiến hay, có giá trị. Chẳng hạn như các thành viên trong gia đình phải thấu hiểu, yêu thương, tôn trọng nhau; hài hòa giữa truyền thống và hiện đại; tăng cường tính kết nối giữa các thành viên; chia sẻ, cảm thông, đồng hành với nhau. Tăng cường hơn nữa công tác giáo dục về giá trị và hạnh phúc gia đình. Bên cạnh đó, phát huy vai trò tuyên truyền của các cơ quan truyền thông, báo chí... 

3 biến động lớn

Gia đình mãi là thành trì vững chắc!- Ảnh 2.

TS Phạm Thị Thúy. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Với kinh nghiệm 25 năm làm công tác tham vấn tình yêu, gia đình, TS Phạm Thị Thúy nhìn nhận gia đình đang gặp 3 biến động.

Một là, sự thay đổi quy mô gia đình. Gia đình đơn thân ngày càng nhiều, tỉ lệ ly hôn đang gia tăng, giới trẻ kết hôn ngày càng muộn, thậm chí không kết hôn. Đây là một xu hướng làm quy mô gia đình ngày càng nhỏ hơn.

Hai là, biến đổi chức năng gia đình. Có 2 chức năng biến đổi rất lớn: chức năng tái sản xuất con người (sinh ít, sinh muộn, có khi không sinh con); không chú trọng con trai (biến đổi này mang tính tích cực, bình đẳng giới).

Ba là, biến đổi trong cách dạy con. Mối quan hệ cha mẹ và con cái trở nên dân chủ hơn, con cái được lắng nghe nhiều hơn nhưng con cái cũng trở nên khó dạy hơn.

"Trước những biến động như vậy, gia đình phải làm sao giữ được sự bình yên, hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc thì quốc gia mới thịnh vượng" - TS Phạm Thị Thúy kết luận.

 

Nguồn: https://nld.com.vn/gia-dinh-mai-la-thanh-tri-vung-chac-196240704214709764.htm

(PLO)- TS Phạm Thị Thúy, Chuyên viên tham vấn tâm lý cho rằng Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian là cuốn sách hay, cho học sinh THPT đọc được nếu có hướng dẫn từ giáo viên và các em cần có chương trình giáo dục giới tính, tình yêu, tình dục trước đó.

Những ngày vừa qua, một phụ huynh có bài đăng trên mạng xã hội (MXH) phản ánh việc con gái đang học lớp 11 được giao đọc tác phẩm Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian và cho rằng tác phẩm này có "ngôn từ đồi truỵ, nhớp nhúa, nội dung khiêu dâm", do đó không phù hợp cho học sinh đã nhận được sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng.

Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gianBên cạnh những vấn đề liên quan đến câu từ phản cảm trong cuốn sách Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian, cũng không ít ý kiến bàn luận về vai trò của giáo viên, phụ huynh trong việc hướng dẫn, đồng hành đọc sách cũng như giới thiệu sách đến con em trong xã hội hiện đại.

PLO đã có buổi trò chuyện với TS Phạm Thị Thúy, chuyên viên tham vấn tâm lý (hiện đang công tác tại Học viện Hành chính Quốc gia TP.HCM) xoay quanh vấn đề đang được quan tâm.

. Phóng viên: Từ câu chuyện giáo viên đưa tác phẩm Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian vào môi trường học cho học sinh lớp 11 gây nên tranh cãi, là một chuyên viên cứu tâm lý chị nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

+ TS Phạm Thị Thuý: Với cá nhân tôi, Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian là một tác phẩm hay. Nhận xét này không phải dựa trên đánh giá của Hội đồng sách, mà bởi tôi đã đọc tác phẩm nay vào năm 2023 và thấy sách hay, có nhiều thông điệp nhân văn, tôi đã xúc động sau khi đọc xong và khá thích tác phẩm này.

Nhưng có một số trang trong tác phẩm này được phụ huynh phản hồi không đồng tình thì không phải là vô lý, vì nó không phù hợp với văn hoá, rằng chuyện tình dục không nên viết một cách mô tả thực như vậy, nhất là sách cho học sinh đọc. Điều đó khiến nhiều người mặc định nó giống như sách 18+, sẽ gây ra phản cảm với cộng đồng.

Vì vậy giáo viên cần phải xem xét kỹ nên giới thiệu sách này cho các học sinh như thế nào, hướng dẫn đọc và định hướng nội dung đem đến cho người đọc là gì? Nếu chỉ đơn thuần nhìn vào tác phẩm, vài trang sách để phán xét thì khá… oan cho tác phẩm.

"Cá nhân tôi cho rằng tác phẩm này hoàn toàn có thể đưa vào danh mục sách đọc cho học sinh trung học phổ thông nếu có hướng dẫn từ giáo viên và các em cần có chương trình giáo dục giới tính, tình yêu, tình dục trước đó"- TS Phạm Thị Thúy, Chuyên viên tham vấn tâm lý

. Vai trò của giáo viên trong việc giúp học sinh tiếp cận sách một cách phù hợp hơn là vấn đề cấp thiết hiện nay?

Đây là một vấn đề rất cấp thiết. Thứ nhất chúng ta vừa mới qua Ngày sách và văn hoá đọc, chúng ta quá cần lan toả văn hoá đọc, nhất là cho các bạn học sinh. Riêng với việc giáo viên đưa tác phẩm từ bên ngoài giới thiệu cho các em học sinh đọc là một hành động đáng khuyến khích.

Giáo viên khám phá những tác phẩm hay đưa vào cho học sinh tham khảo thì đó là một biện pháp tốt, khích lệ văn hoá đọc, giúp cho người học mở mang thêm tri thức, sự hiểu biết, cho nên đây là một điều nên làm. Tuy nhiên khi giới thiệu đến học sinh, giáo viên phải đọc kỹ để xem là có vấn đề gì cần cân nhắc thêm phạm vi ảnh hưởng.

Nếu một người giáo viên quan tâm đến văn hoá của người Việt Nam thì sẽ rất thận trọng khi đem tác phẩm Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian vào chương trình học. Thực tế trong văn hóa của số đông người Việt vấn đề tình dục, LGBT, tình dục giữa những người LGBT còn nhiều định kiến.

Trước hết giáo viên cần xem là các em được giáo dục giới tính đầy đủ chưa; các em nghĩ như thế nào về tình dục, về LGBT? Nếu trước khi đọc tác phẩm các em chưa được định hướng rõ ràng về tình yêu tình dục trong các chương trình giáo dục về giới tính thì tôi nghĩ rằng hơi vội vàng.

Đồng thời, cần phải xem chương trình dạy văn của chúng ta có đồng bộ với chương trình khác của trường hay không. Cụ thể ở đây là chương trình giáo dục giới tính của nhà trường.

Khi giáo viên đưa các tác phẩm văn học vào cho học sinh đọc, nhà trường cũng nên có một bộ phận chuyên môn như tổ bộ môn để thẩm định tác phẩm đó và chọn ra danh mục các tác phẩm phù hợp hữu ích để giới thiệu đến cho học sinh chứ không nên để giáo viên đem vào một cách tự phát.

Bên cạnh đó, khi đem một tác phẩm đến cho học sinh thì phải có định hướng đọc, phải giải thích và chỉ ra cái hay cái đẹp của tác phẩm đó đã được đánh giá ra sao, nhằm gợi mở và định hướng cũng như cho các em cơ hội để chia sẻ, thuyết trình về tác phẩm đó theo cách hiểu của mình….

Cá nhân tôi cho rằng tác phẩm này hoàn toàn có thể đưa vào danh mục sách đọc cho học sinh trung học phổ thông nếu có hướng dẫn từ giáo viên và các em cần có chương trình giáo dục giới tính, tình yêu, tình dục trước đó.

mot-thoang-ta-ruc-ro-o-nhan-gian2.jpgTS Phạm Thị Thúy, Chuyên viên tham vấn tâm lý

Phụ huynh bức xúc cho rằng tác phẩm không phù hợp nhưng nhiều người lại cho rằng điều quan trọng hơn là đồng hành, hướng dẫn phân tích cho con. Chị nghĩ như thế nào về điều này?

+ Tôi cho rằng vai trò của phụ huynh nên đồng hành phối hợp cùng nhà trường, giáo viên để dạy cho con mình. Nếu trước một sự việc mà đã tiếp cận vấn đề theo hướng chống đối, phê phán tiêu cực thì họ sẽ có những phản ứng tiêu cực.

Cho nên phụ huynh cần tin tưởng nhà trường, giáo viên và mình phải là người lùi lại để xem cuốn sách này có đúng là có vấn đề với con mình không? Nếu đánh giá hãy đánh giá khách quan, trao đổi với con, tìm hiểu con mình đọc sách đó như thế nào, nó nghĩ gì về nội dung của những trang sách đó hoặc con mình được giáo viên hướng dẫn và giao nhiệm vụ gì trong việc đọc tác phẩm này, tức phụ huynh cần tìm hiểu kỹ vấn đề đã rồi mới lên tiếng.

Theo quan sát của tôi qua công việc tham vấn và trò chuyện với học sinh của nhiều trường, học trò ở thế hệ bây giờ các em đọc và hiểu biết sớm các vấn đề tình dục, LGBT...hơn chúng ta ngày trước, quan điểm của các em về các chủ đề này cũng đa chiều hơn, cởi mở hơn các thế hệ cha mẹ ông bà. Vì vậy xin cha mẹ đừng lấy lăng kính của bố mẹ cách đây 20 năm mà áp đặt vào lăng kính của các con bây giờ...

Đọc những bức xúc của phụ huynh thì tôi tôn trọng cảm xúc của họ, tôi cũng là một người mẹ nên hiểu ba mẹ muốn bảo vệ con mình. Nhưng có lẽ phản hồi của họ lại dựa trên cảm xúc chủ quan và định kiến cá nhân về những trang sách đó.

Thậm chí có ý kiến lo ngại phụ huynh này đã đọc hết tác phẩm chưa, nếu đọc hết tác phẩm có lẽ họ sẽ không bức xúc nhiều đến như vậy. Tất nhiên phụ huynh có quyền hình thành quan điểm riêng liên quan đến tác phẩm này, họ có quyền phản đối việc giáo viên đưa tác phẩm này cho con họ đọc nhưng cần dựa trên tinh thần trao đổi thẳng thắn với giáo viên, với nhà trường khi đã tìm hiểu kỹ tác phẩm, tác giả và cách giáo viên hướng dẫn học sinh đọc.

TS Phạm Thị Thúy, Chuyên viên tham vấn tâm lý

Vậy chị có nghĩ tôn trọng quyền đọc của con là vấn đề cần được quan tâm và cân nhắc?

+ Tôn trọng quyền đọc của con là điều nên làm và mỗi đứa trẻ sẽ có nhu cầu và sở thích đọc khác nhau. Chúng ta có thể định hướng, giới thiệu những quyển sách hay nhưng con đọc gì là quyền lựa chọn của con, nhất là khi con trên 16 tuổi.

Chúng ta hãy dạy con cách đọc từ bé để khi lớn lên các con có thói quen tốt hình thành văn hóa đọc, biết cách chọn sách, thưởng thức sách, học hỏi và vận dụng tri thức từ sách vào cuộc sống… chứ không phải lớn lên mình ép con đọc sách này, không cho đọc sách kia.

Do đó, tôn trọng quyền đọc của con là điều ba mẹ cần cân nhắc và ý thức được. Muốn làm được như vậy, muốn có hiệu quả tích cực thì phải định hướng về văn hoá đọc từ bé cho các con.

Có một vấn đề cũng rất được quan tâm, rằng dù với mục đích nào thì việc đưa vấn đề của con ở trường lớp trên MXH đã trở thành con dao hai lưỡi. Chị suy nghĩ gì về vấn đề này?

+ Nếu cha mẹ đưa chuyện của con lên MXH mà không giữ gìn sự bảo mật, tính riêng tư trong vấn đề của con thì rất nguy hiểm.

Có thể lúc đầu, phụ huynh chỉ nghĩ mình phát biểu một cách bức xúc lên MXH của cá nhân mình nhưng bây giờ nó đã trở thành của cả xã hội. Ai cũng biết vấn đề đó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của trường, giáo viên đặc biệt là tâm lý của con mình… Có lẽ phụ huynh này cũng không lường trước được chuyện lại lớn đến như vậy, đấy là sự nguy hiểm cho con của chúng ta.

Do đó phụ huynh phải có một bước lùi, tìm hiểu lắng nghe nhiều bên, và cần nghĩ đến hậu quả lâu dài, sự tác động đến con mình để cân nhắc kỹ cách lên tiếng để bảo vệ con.

Tôi mong sẽ không có ai đưa thông tin riêng tư liên quan đến nhà trường, phụ huynh, hay em học sinh trong câu chuyện này lên truyền thông nữa để đảm bảo tính riêng tư cũng an toàn cho trẻ.

Xin cảm ơn chị!

 

Nguồn: https://plo.vn/mot-thoang-ta-ruc-ro-o-nhan-gian-cho-hoc-sinh-thpt-doc-duoc-neu-post789014.html

 
Page 2 of 18

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.