PNO - Theo tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy, ba mẹ nên biết cách ứng xử để trẻ sử dụng số tiền lì xì hàng năm một cách hợp lý; vì điều đó liên quan đến việc dạy trẻ về giá trị tiền bạc, cách tiêu tiền, tiết kiệm tiền, cách đối nhân xử thế đối với người lì xì cho trẻ.
PNO - Dù đang ở gần hay cách xa, nếu cha mẹ và con cái cùng mở lòng ra thì khoảng cách địa lý hay khoảng cách tâm lý không còn là vấn đề nữa.
Theo các chuyên gia, tùy vào tính chất và mức độ mà các hành vi chửi bới, lăng mạ, đánh người tham gia giao thông, chống người thi hành công vụ của các 'côn đồ' đường phố đều có chế tài, xử phạt.
Vì sao người vi phạm giao thông dễ chống đối, lăng mạ người thi hành công vụ ?
Tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý lâm sàng Phạm Thị Thúy cho biết, nguyên nhân mấu chốt dẫn đến việc người dân bộc phát hành vi cãi vả, chống đối người thi hành công vụ là do mất kiểm soát cảm xúc. Minh chứng dễ thấy nhất chính là khi bị CSGT gọi vào kiểm tra, xử phạt, người dân sẽ cảm thấy bực bội, nghĩ lỗi không đáng xử phạt hoặc đang có việc vội.
“Khi nóng giận, người dân dễ mất kiểm soát bản thân, đổ lỗi do cơ quan chức năng không công tâm và chống người thi hành công vụ, chứ người vi phạm không mong muốn bị phạt”, bà Thuý nói.
Theo bà Phạm Thị Thúy, những khó khăn, áp lực trong cuộc sống cộng với kẹt xe, khói bụi… cũng là nguyên nhân khiến con người trở nên căng thẳng và dễ bộc phát sự nóng giận, hành xử kém văn minh khi tham gia giao thông.
![]() |
Tài xế say xỉn không chấp hành hiệu lệnh kiểm tra của CSGT BÍCH NGÂN |
Theo bà Thúy, việc CSGT hành xử thiếu tôn trọng, xử phạt không công tâm sẽ làm tăng mâu thuẫn giữa người dân và cơ quan chức năng. Dù người dân có vi phạm luật giao thông, cán bộ cũng phải tôn trọng, chào hỏi, giới thiệu tên khi làm việc và xử phạt đúng người, đúng tội.
Mặt khác, hiện nay, mạng xã hội xuất hiện nhiều video, hình ảnh thể hiện người dân “bắt” lỗi CSGT, được cho là “đòi lại công bằng”. Đáng nói, một số người dùng mạng xã hội tiếp nhận thông tin một chiều, thiếu kiểm chứng tiếp tục chia sẻ, ủng hộ hành vi này và bắt chước để đối phó với CSGT gây ra những hậu quả khôn lường.
Để giữ môi trường giao thông lành mạnh, văn minh, người thi hành công vụ phải làm gương, không dung túng cho hành vi sai trái. Người dân cần nghiêm chỉnh chấp hành hiệu lệnh kiểm tra của CSGT, hành xử dựa trên quyền và nghĩa vụ của công dân trước pháp luật; không sử dụng bạo lực, lời lẽ thô tục xúc phạm người khác khi tham gia giao thông, bà Thúy chia sẻ.
Khuyến nghị lắp đặt camera giám sát
Trao đổi về ứng xử của người vi phạm giao thông với lực lượng thi hành công vụ, luật sư (LS) Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn LS TP.HCM cho biết, theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ, cá nhân có hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ có thể bị xử phạt hành chính cao nhất là 8 triệu đồng. Đồng thời, người nào dùng lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ còn áp dụng biện pháp buộc xin lỗi công khai.
Cũng theo LS Hậu, việc bổ sung chế tài xử phạt hành chính đối với hành vi người tham gia giao thông chửi bới, xúc phạm người tham gia giao thông là khó thực hiện, vì khi xảy ra sự việc không phải lúc nào cơ quan chức năng cũng có mặt để xử lý.
Để xây dựng môi trường giao thông văn minh, an toàn, ông Hậu khuyến nghị lắp đặt camera giám sát phục vụ điều tiết giao thông, tăng hiệu quả trong xử lý vi phạm hành chính; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
![]() |
CSGT trích xuất hình ảnh, video để đối chiếu, xử lý vi phạm nhằm nâng cao hiệu quả công tác, hạn chế tranh cãi
BÍCH NGÂN |
Theo LS Trương Văn Tuấn (Đoàn LS TP.HCM), người dân đánh, đâm chém nhau do mâu thuẫn từ việc tham gia giao thông đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị truy cứu về tội “cố ý gây thương tích” theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Nếu người dân đánh, lăng mạ, chửi bới, không chấp hành hiệu lệnh của người thi hành công vụ có thể bị truy cứu về tội “chống người thi hành công vụ” theo Điều 330 Bộ luật Hình sự với mức phạt tù đến 7 năm.
LS Tuấn cho biết thêm, từ cuối năm 2019 đến nay, CSGT đã được trang bị camera tuần tra khi làm nhiệm vụ. “Khi người dân cản trở, chửi bới, lăng mạ, xúc phạm, chống người thi hành công vụ… cơ quan chức năng sẽ trích xuất dữ liệu từ camera để làm chứng cứ, căn cứ xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.”, LS Tuấn cho biết.
Theo LS Tuấn, tuy chưa có tiền lệ xử phạt trường hợp người tham gia giao thông xúc phạm, chửi bới người tham gia giao thông khác, nhưng pháp luật đã quy định rõ về hành vi “gây rối trật tự công cộng”, “làm nhục người khác”. Vì vậy, người dân khi làm việc với CSGT và người tham gia giao thông khác nên hết sức bình tĩnh, tuân thủ pháp luật, tránh tối đa việc cự cãi dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật.
Nguồn: https://thanhnien.vn/van-hoa-giao-thong-ky-3-lam-gi-de-ngan-chan-con-do-duong-pho-post1513821.html
PNO - Chính cha mẹ và thầy cô phải xả van nồi áp suất, cho trẻ được hòa mình với thiên nhiên, cảm nhận tình cảm của người lớn.
Các báo cáo về dân số và gia đình trong giai đoạn gần đây đều cho thấy độ tuổi kết hôn cũng như tỷ lệ độc thân của người Việt đang tăng lên nhanh chóng. Đằng sau xu hướng này là rất nhiều nguyên nhân được xã hội quan tâm.
Vấn đề ở quy mô toàn cầu
Không chỉ xảy ra ở Việt Nam, trì hoãn kết hôn hoặc không kết hôn đang là xu hướng ngày càng rõ nét tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Số liệu thống kê của Bộ Nội vụ Trung Quốc cho thấy chỉ có khoảng 7,6 triệu cặp vợ chồng đăng ký kết hôn trong năm 2021, thấp kỷ lục trong 36 năm vừa qua (tính từ năm 1986). Khảo sát do Business Insider thực hiện với 2.905 người trẻ chưa kết hôn của nước này cũng cho thấy có đến 44% nữ giới thành thị trong độ tuổi từ 18-26 không muốn kết hôn, con số này ở nam giới là 25%.
Câu chuyện tương tự cũng đang diễn ra tại Hàn Quốc. Số liệu của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc cho thấy chỉ có 193.000 cặp đôi kết hôn vào năm 2021, giảm 9,8% so với năm 2020 và thấp nhất kể từ năm 1970. Năm 2021 cũng là năm thứ 10 liên tiếp Hàn Quốc chứng kiến số cặp đôi đăng ký kết hôn giảm.
![]() |
Người trẻ tại nhiều quốc gia trên thế giới đang có xu hướng trì hoãn hoặc ngại kết hôn |
Tại đất nước mặt trời mọc, tình trạng cũng không khả quan hơn. Khảo sát của Viện nghiên cứu quốc gia về Dân số và An sinh xã hội Nhật Bản được công bố vào tháng 9.2022 cho thấy 17,3% nam giới và 14,6% nữ giới trong độ tuổi từ 18 đến 34 không có ý định kết hôn. Đây là con số cao nhất kể từ khi khảo sát này được thực hiện lần đầu vào năm 1982. Một thống kê khác của Nhật Bản cũng chỉ ra, trung bình cứ 4 người đàn ông nước này thì có 1 người không lập gia đình cho đến năm 50 tuổi.
Ở bên kia bán cầu, dữ liệu của Cục Điều tra Dân số Mỹ năm 2019 cho thấy chỉ có 62% người Mỹ trong độ tuổi từ 25-54 đã kết hôn hoặc đang sống chung với đối tác, 38% còn lại hoàn toàn sống độc thân. Con số này thấp hơn mức 71% cặp sống cùng nhau vào năm 1990. Trong khi đó, ngay từ những năm 2015, một cuộc thăm dò dư luận tại châu Âu đã chỉ ra có tới 55% nam giới trong độ tuổi từ 24-35 ngại kết hôn do những áp lực về trách nhiệm nuôi dạy con cái.
![]() |
Tỷ lệ thanh niên độc thân tại Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng |
Tại Việt Nam, số liệu của Tổng cục Thống kê vào năm 2019 cho thấy có 10,1% người Việt sống độc thân. Như vậy trung bình cứ 10 người trưởng thành tại Việt Nam thì có 1 người sống độc thân, một con số đáng kể với quốc gia coi trọng văn hóa gia đình như nước ta.
Lối sống chuộng tự do, không ràng buộc
Có rất nhiều nguyên do khiến người trẻ ngày càng kết hôn muộn hoặc không muốn kết hôn. Trong đó bao gồm cả nguyên nhân khách quan của xã hội lẫn nguyên nhân đến từ bản thân mỗi người trẻ.
Chia sẻ về vấn đề này, Tiến sĩ Xã hội học, Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Thúy (Giảng viên Học viện Hành chính quốc gia Phân viện TP.HCM) cho biết: “Thứ nhất hiện tượng yêu sớm nhưng kết hôn muộn hoặc không kết hôn đang là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới. Ở các nước phương Tây họ đã diễn ra xu hướng này lâu rồi và Việt Nam chúng ta nhiều năm nay cũng đã bắt đầu xu hướng đó. Xã hội càng hiện đại thì người trẻ càng có nhu cầu phấn đấu cho sự nghiệp hơn là đầu tư vào gia đình sớm như các thế hệ trước đây. Xã hội càng phát triển thì con người càng đầu tư thời gian để học, họ đầu tư thời gian đi làm, họ đầu tư thời gian kiếm tiền...
![]() |
Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Thúy nhận định việc kết hôn trễ hoặc không kết hôn là một xu thế của xã hội hiện đại
NVCC |
Một nguyên nhân thứ hai nữa là bản thân người trẻ thời hiện đại họ cũng muốn được tự do. Họ không muốn ràng buộc, họ không muốn gánh vác trách nhiệm chồng vợ, cha mẹ sớm nên họ không vội kết hôn dù họ yêu rất sớm.
Một nguyên nhân thứ ba nữa là vấn đề kết hôn và sinh con, nuôi dạy con hiện nay cần có sự đầu tư về tiền bạc, thời gian, công sức .... Nhiều người trẻ cảm thấy họ chưa sẵn sàng. Họ chưa sẵn sàng về tiền bạc, về trách nhiệm làm cha làm mẹ nên họ cũng cảm thấy không tự tin khi kết hôn. Người trẻ hiện nay cũng cầu toàn hơn trong hôn nhân, họ muốn họ có đầy đủ điều kiện thì mới kết hôn, nhất là yếu tố kinh tế.
![]() |
Người trẻ cân nhắc nhiều hơn trước hôn nhân, không vội kết hôn sớm |
Nguyên nhân thứ tư là người trẻ bây giờ có tư duy cởi mở về tình dục. Họ không đợi đến lúc kết hôn mới bắt đầu quan hệ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà người trẻ không có nhu cầu kết hôn sớm, họ đã thỏa mãn nhu cầu sinh lý cho nhau trong tình yêu. Thậm chí có một bộ phận giới trẻ chọn sống thử, họ có thể sống bên nhau một cách thoải mái như vợ chồng, chỉ là họ chưa muốn gắn kết trách nhiệm với nội ngoại, với trách nhiệm làm vợ làm chồng.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến xu hướng người trẻ ngại kết hôn cũng là do họ ảnh hưởng từ bạn bè nữa. Tức là thấy bạn bè kết hôn muộn thì họ cũng không vội kết hôn sớm làm gì. Họ theo nhau, thậm chí họ bảo nhau nữa.
Và phụ nữ bây giờ ngày càng độc lập hơn, họ muốn tìm hiểu kỹ người yêu của mình để cân nhắc xem thực sự đây có phải là người họ muốn lấy làm chồng, làm cha của các con mình hay không. Cho nên họ cân nhắc kỹ hơn, họ cần thời gian để lựa chọn chứ họ không phụ thuộc vào đàn ông, không vội kết hôn chỉ để thoát ế nữa. Giới trẻ còn có trend “Ế trong tư thế ngẩng cao đầu” nữa. Và quả thực khái niệm ế ngày càng biến mất khỏi xã hội hiện đại.
Kết hôn là chuyện trọng đại, người trẻ dù là nam hay nữ họ cũng cần cảm thấy sẵn sàng với tình cảm đôi lứa, sẵn sàng với các điều kiện kinh tế để tạo lập gia đình, sinh con nuôi con, sẵn sàng với sự trưởng thành để làm tốt trách nhiệm làm chồng, vợ, làm cha mẹ họ mới nên kết hôn. Kết hôn muộn để có hôn nhân bền vững cũng là dấu hiệu tốt của xã hội văn minh hiện đại hơn".
Chương trình tuyên dương “Gia đình trẻ Việt Nam tiêu biểu” 2022 nằm trong chuỗi các sự kiện thuộc chương trình “Xây dựng gia đình trẻ hạnh phúc” giai đoạn 2021-2025 do Trung ương Hội LHTN Việt Nam và Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận PNJ tổ chức nhằm tăng cường tuyên truyền trong các cấp bộ Hội, hội viên, thanh niên về vai trò và giá trị của việc xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no, tiến bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nguồn: https://thanhnien.vn/e-khong-con-trong-tu-dien-cua-gioi-tre-hien-nay-post1501417.html
Xin giới thiệu video chương trình Vui sống mỗi ngày với chủ đề Dạy Con Nếp Nhà - Học Ăn Học Nói
https://vtv.vn/video/vui-song-moi-ngay-22-8-2022-575092.htm
Cuốn sổ tay nhỏ gọn, được thể hiện bằng văn phong mộc mạc để người đọc dễ tiếp thu, vận dụng công cụ pháp lý ngay khi nghi ngờ, phát hiện con em mình bị xâm hại tình dục.
Theo báo cáo của Quốc hội giai đoạn 1.1.2015 đến 30.6.2019, trung bình 4 giờ đồng hồ có 1 trẻ em bị xâm hại tình dục tại Việt Nam.
Xuất phát từ thực tế đau lòng này, sáng 23.1.2022, tại đường sách Nguyễn Văn Bình (Q.1, TP.HCM) nhóm tác giả gồm luật sư Lê Ngọc Luân, luật sư Võ Thị Anh Loan (hãng luật Gold Key) và tiến sĩ tâm lý Phạm Thị Thúy đã cho ra đời cuốn Sổ tay xử lý khi nghi ngờ hoặc phát hiện trẻ em bị xâm hại tình dục. Cuốn sách được sản xuất phi lợi nhuận và phát miễn phí cho cộng đồng.
![]() |
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ em bị xâm hại tình dục, nhiều người loay hoay không biết làm gì LÊ NAM |
Phần 1 tập sách do hai luật sư Lê Ngọc Luân, Võ Thị Anh Loan chấp bút. Bằng kinh nghiệm đấu tranh thành công một số vụ án xâm hại tình dục trẻ em, nhóm tác giải tin rằng hoạt động điều tra trẻ sẽ hiệu quả hơn nếu như gia đình nạn nhân dược trang bị những hiểu biết cơ bản về quy trình tố tụng, chủ động thu nhập, tìm kiếm chứng cứ, bảo vệ hiện trường, kịp thời cung cấp thông tin hữu ích cho cơ quan điều tra theo quy định pháp luật.
Phần 2 của sổ tay do Tiến sĩ Phạm Thị Thúy thực hiện. Chuyên gia tâm lý trị liệu gợi ý những cách thức chăm sóc nạn nhân, nâng đỡ các em vượt qua biến cố.
![]() |
Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Thúy LÊ NAM |
Gần đây nhiều vụ việc bạo hành trẻ em khiến dư luận bàng hoàng và phẫn nộ. Tiến sĩ tâm lý Phạm Thị Thúy cho rằng nguyên nhân là do hậu quả của việc bạo lực gia đình, mà xuất phát từ phía người lớn theo định kiến giáo dục con cái. Bởi vậy, để chấm dứt vòng tròn bạo lực trong xã hội cần phải chấm dứt ngay hành vi dạy dỗ bạo lực từ phía người lớn. Nhóm tác giả cuốn sách cũng hy vọng sẽ cho ra mắt cuốn cẩm nang hướng dẫn phòng chống bạo hành trẻ em sau trong thời gian sớm nhất.
![]() |
Cuốn sổ tay xử lý khi nghi ngờ hoặc phát hiện trẻ em bị xâm hại tình dục nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng LÊ NAM |
Sổ tay xử lý khi nghi ngờ hoặc phát hiện trẻ em bị xâm hại tình dục là một sáng kiến khởi nguồn từ cộng đồng và phục vụ cộng đồng. Nhóm tác giả cũng tự nguyện từ bỏ bản quyền, miễn là việc nhân bản sổ tay không làm sai lệch nội dung hoặc vì mục tiêu lợi nhuận.
Chữ hiếu cần thể hiện linh hoạt theo nhu cầu gia đình, theo nhu cầu của cha mẹ chứ không có công thức chung.
Ngày 21/6/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), báo “Thanh Niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên - khởi nguồn cho dòng báo chí cách mạng Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX. Ngày 21/6/1985, lần đầu tiên giới báo chí cả nước tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Báo chí Việt Nam và kỷ niệm 60 năm Báo “Thanh Niên” xuất bản số đầu tiên. Ngày 21/6/2000, nhân kỉ niệm 75 năm Ngày Báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định đổi tên gọi Ngày Báo chí Việt Nam là “Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam”.
Suốt chặng đường lịch sử cách mạng của Đảng và Dân tộc ta, 97 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Báo chí cách mạng luôn là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quan trọng trên mặt trận tư tưởng – văn hóa; là công cụ sắc bén góp phần quan trọng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, kịp thời lan tỏa để mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước sớm đi vào cuộc sống; Phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái, tiêu cực, góp phần tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí; đấu tranh và phê phán những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống.
Báo chí đi sâu vào thực tiễn đời sống, phát hiện, giới thiệu, cổ vũ các mô hình kinh tế mới, cách làm ăn mới, nhân tố mới, người tốt việc tốt. Báo chí đã thể hiện rõ quan điểm bảo vệ và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc, tuyên truyền cổ vũ toàn dân phát huy có chọn lọc nền văn hóa tiên tiến của các nước trên thế giới, góp phần nâng cao dân trí, ngăn chặn văn hóa phẩm xấu len lỏi vào Việt Nam. Báo chí đã tổ chức khơi dậy và biến nhiều hoạt động xã hội từ thiện trở thành phong trào của toàn xã hội.

Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ số trong thời đại 4.0, báo chí không còn là phương tiện truyền đạt thông tin chủ yếu trong xã hội. Ai cũng có thể sản xuất thông tin nhanh chóng, ai cũng có thể tiếp cận được nguồn tin tức khổng lồ từ mạng internet. Báo chí hiện nay đang ở trong tâm thế cạnh tranh trong xã hội thông tin khi vừa phải bảo đảm tốc độ đưa tin, vừa phải khẳng định sự đáng tin cậy của mình với công chúng. Đó là thử thách nhưng cũng là nơi thể hiện giá trị của báo chí.
Chính trong lúc thông tin cả thật lẫn giả, tiêu cực lẫn tích cực tràn ngập khắp nơi, bạn đọc cần ở người làm báo, tòa soạn báo là những nguồn tin chất lượng. Chị Bùi Thị Lan Oanh (Trưởng Phòng Nhân sự ACFC) cho biết: “Trên mạng giờ rất nhiều thông thông tin, không biết tin nào là đúng. Do đó mong nhà báo trước hết phải viết đúng. Viết đúng rồi thì mới viết hay và hấp dẫn hơn, thu hút hơn để có sức hút cạnh tranh chứ không phải “giựt title câu view”. Nhiều báo viết tin chuẩn nhưng viết theo lối cũ, không theo thị hiếu hoặc không trau chuốt hấp dẫn thì cũng không hay. Hình thức thế hiện dù trên website, fanpace…. cũng cần đa dạng. Ngày xưa độc giả tìm báo để đọc, nay phải xác định tính cạnh tranh vì quá nhiều báo và báo cần cải tiến mới để phù hợp với độc giả”.
Còn Tiến sĩ Phạm Thị Thúy (Học viện hành chính Quốc gia TPHCM) chia sẻ: “Làm báo thời nay rất khó. Tôi nghĩ báo chí nên nỗ lực phát triển theo hướng có nhiều sản phẩm phân tích chuyên sâu vì đưa tin nhanh thì mạng xã hội đã nhanh hơn rồi. Các bài viết cần có tính mới mẻ, vì tôi đọc báo thấy nhiều chủ đề lặp lại, báo chí có thể khai thác chủ đề cũ nhưng cách tiếp cận phải mới. Hơn nữa, thời đại ngày nay là thời của nghe nhìn, độc giả không có thời gian đọc bài dài, nên sản phẩm báo chí cần viết ngắn, tạo infographic…. Khi viết về vấn đề tiêu cực vẫn phải có cách nhìn tích cực, giải pháp. Viết về sự kiện tiêu cực thì phải có gợi ý, giải pháp cho những vấn đề liên quan, ví dụ viết về bạo lực học đường thì phải có những cách như cha mẹ dạy con như thế nào? Con bị bắt nạt thì cha mẹ phải làm như thế nào?”.
Còn chị Nguyễn Ngọc Thư (Giám đốc công ty du lịch Bitour) cho biết chị “mong đợi các nhà báo, các tòa soạn báo chắt lọc thông tin hơn để có những tin, bài ngắn gọn, súc tích, đi vào trọng tâm vấn đề, và độc giả cần những bài viết lan tỏa điều tích cực, tử tế trong cuộc sống vì các thông tin tiêu cực, “giựt gân” nhan nhản khắp nơi”.
Cần nhìn nhận không phải sự phát triển của công nghệ số khiến việc làm báo lâm vào thế khó. Về mặt bản chất, đó là động lực tạo cú hích cho sự phát triển của báo chí đúng với tiến bộ của thời đại. Chính những thay đổi trong cách tiếp nhận nguồn thông tin của độc giả là động lực (và cũng là áp lực) để báo chí có những thay đổi phù hợp.
Một mặt, người làm báo có nhiều cơ hội sáng tạo, nhiều nguồn tin đa dạng, nhiều cách thức thể hiện. Mặt khác, họ phải thích nghi và tận dụng sức mạnh công nghệ để cải tiến mô hình tác nghiệp, phương thức truyền tải thông tin. Quá trình thay đổi này mang lại những kinh nghiệm, kỹ năng làm báo hiện đại, như chuyển đổi mô hình báo chí truyền thống sang mô hình báo chí điện tử; thiết lập tòa soạn hội tụ; ứng dụng công nghệ đa phương tiện để đổi mới hình thức và nội dung báo chí; khai thác nền tảng di động, nền tảng kỹ thuật số,…
Rõ ràng, sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đã mang lại những điều kiện thuận lợi cho quá trình tác nghiệp và sáng tạo các sản phẩm báo chí hay, có chất lượng cao của người làm báo, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Đổi mới và sáng tạo, nhanh nhạy và kịp thời, đồng thời phải luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, đạo đức làm nghề - đó là những yếu tố cần thiết để nhà báo luôn đứng vững và khẳng định mình thời 4.0.
Nhiều cha mẹ mặc dù trang bị "đầy mình" kiến thức nhưng trong quá trình nuôi dạy con vẫn xung đột dữ dội với con chỉ vì những cảm xúc tiêu cực. Có nhiều bậc cha mẹ cảm thấy ân hận sau khi "nổi điên" với con, nhưng kịch bản cứ thế tái diễn.
Dự tính "chị chăm em" nên đợi khi bé Bơ được 7 tuổi vợ chồng chị Huyền (quận Bình Thạnh, TP.HCM) mới có thêm cu Tin. Tính già hóa non, giờ đây họ "sắp điên" khi hằng ngày phải "chiến đấu" với hai đứa con "nổi loạn".
"Chuyện gì không vừa ý là con giãy nẩy, khóc la, có khi còn đánh lại ba mẹ", chị Huyền kể về cu Tin.
Bé Bơ (10 tuổi) cũng hay lướt TikTok, ngồi học bài nhưng chat với bạn. Dạo gần đây Bơ còn lấy đồ xài không cất lại, bàn học lộn xộn, ở dơ... Chị Huyền kể có khi chuyện nhỏ xíu mà Bơ cứ làm dữ lên, lại còn hay cãi lý và chỉ trích cha mẹ. "Ngày nào tôi cũng phải la mắng hai đứa", chị thú nhận.
Cha mẹ cần chịu trách nhiệm với những cảm xúc tiêu cực của chính mình, và quản lý cảm xúc là kỹ năng cần học và rèn mới có.
Tiến sĩ Phạm Thị Thúy
"Món quà" trên tay cha mẹ
Không riêng gì chị Huyền, nhiều cha mẹ cũng thường xuyên "nổi điên", dẫn tới la mắng và thậm chí đánh con, từ đó khoảng cách với con ngày càng xa mà bầu không khí gia đình cũng ngột ngạt. Khi chuyên viên tâm lý hỏi điều gì khiến họ "nổi điên", các cha mẹ thường kể dông dài về các tình huống con gây khó chịu cho mình. Nhưng tựu trung chỉ vài lý do: con cãi lời, con không làm theo yêu cầu hoặc hướng dẫn của cha mẹ, con lớn tiếng hoặc hỗn hào với cha mẹ...
Về các lý do trên, tiến sĩ tâm lý Bùi Hồng Quân phân tích: "Nhiều cha mẹ nghĩ rằng con do mình sinh ra, nuôi lớn và hiện vẫn phụ thuộc mình nhiều mặt, lại còn nhỏ tuổi, thiếu kiến thức và trải nghiệm cuộc sống nên con cần vâng lời cha mẹ. Chính nhu cầu khẳng định vị thế "bề trên bảo bọc con" khiến cha mẹ dễ có xu hướng áp đặt, ra lệnh con và cũng dễ tức giận khi con hành xử không như họ mong muốn".
Còn theo tiến sĩ Phạm Thị Thúy, tuy con cái gây tác động xấu đến cha mẹ nhưng thái độ của cha mẹ đối với sự việc là của... cha mẹ, từ đó có cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực. Để minh họa, bà Thúy kể câu chuyện: Có chàng trai nọ đến trước mặt nhà thông thái la hét, chửi mắng thậm tệ nhưng ông ấy vẫn điềm nhiên. Đến lúc anh này mệt đừ, nhà thông thái mới nói: "Nếu ai đó trao cho cậu món quà mà cậu không nhận thì nó vẫn còn trên tay ai?". Đương nhiên là trên tay của người trao rồi.
Thạc sĩ Hoàng Thanh Linh, giám đốc Chương trình phát triển kỹ năng Thành Nhân, liệt kê một số cảm xúc tiêu cực phổ biến: lo lắng, sợ hãi, cáu gắt, tức giận... Theo ông Linh, cảm xúc tiêu cực gây ra hậu quả lớn hơn ta vẫn nghĩ bởi không chỉ gây hại sức khỏe thể chất mà tùy mức độ còn khiến ta căng thẳng, mất tập trung, mất động lực sống, hành xử bạo lực, lạm dụng chất, giết người, tự sát... và phá vỡ các mối quan hệ xung quanh mà đặc biệt là với con cái.
Làm "người mẫu" của con
Tại chuyên đề "Về nhà học con", một người mẹ kể từng tức giận khi con quyết liệt phản đối chuyện cấm con đi chơi. Ông Quân gợi ý: "Cảm xúc dựa trên suy nghĩ, chị thử suy nghĩ khác đi: mình cần đồng hành để dạy con chứ không cần thể hiện uy quyền cha mẹ, và đúng là con có quyền vui chơi". Khi đó, thay vì "nổi điên" thì mẹ sẽ trao đổi với con về nội dung và thời lượng vui chơi giải trí sao cho hữu ích, phù hợp. Còn nếu chưa làm được vậy, theo ông Quân, người mẹ cần tạm tách rời khỏi tình huống để tránh có hành vi tiêu cực với con.
Trong một buổi huấn luyện, ông Linh bày trò "chia hình" theo mức độ phức tạp tăng dần. Đến lượt thứ tư, tấm hình vuông vức và chỉ cần gạch các đường song song là chia thành bảy phần bằng nhau nhưng học viên cứ loay hoay. Rõ ràng, có khi chuyện rất đơn giản nhưng ta cứ nghĩ phức tạp.
Ngoài ra, kinh nghiệm sống cũng khiến ta bị "đóng khuôn" trong nhìn nhận sự việc. Theo ông Linh, suy nghĩ "đơn giản hóa" và "ngoài khuôn khổ" có thể giúp triển nở các cảm xúc tích cực.
"Chị thấy được gì vậy?" - ông Linh vừa đặt câu hỏi vừa đưa bức tranh vào sát mặt một người mẹ. Dù cố hết sức nhưng chị này chẳng thấy gì rõ ràng. Nhưng khi bước lùi về phía sau, chị dễ dàng mô tả nội dung bức tranh. Ông Linh giải thích phương pháp tư duy S.O.S: Trước tiên là bước lùi (Stand back), tiếp theo là quan sát (Observe) các suy nghĩ của mình và cuối cùng là "lái" (Steer) tâm trí để chủ động tạo ra các suy nghĩ tích cực, từ đó có cảm xúc và hành vi tích cực.
Còn theo ông Quân, việc quản lý không tốt cảm xúc của mình có thể phá hủy thành quả dạy con mà cha mẹ mong đợi. Ông nhắn gửi: "Cha mẹ cần hơn hẳn con về kỹ năng này, để quá trình đồng hành với con không bị đứt gãy mà con cũng có hình mẫu để noi theo".