(VOH) - Báo chí cách mạng đã góp phần không nhỏ trong việc phát huy tinh thần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. 

Ngày 21/6/1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), báo “Thanh Niên” do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên - khởi nguồn cho dòng báo chí cách mạng Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX. Ngày 21/6/1985, lần đầu tiên giới báo chí cả nước tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Báo chí Việt Nam và kỷ niệm 60 năm Báo “Thanh Niên” xuất bản số đầu tiên. Ngày 21/6/2000, nhân kỉ niệm 75 năm Ngày Báo chí Việt Nam, theo đề nghị của Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định đổi tên gọi Ngày Báo chí Việt Nam là “Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam”.

Suốt chặng đường lịch sử cách mạng của Đảng và Dân tộc ta, 97 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Báo chí cách mạng luôn là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quan trọng trên mặt trận tư tưởng – văn hóa; là công cụ sắc bén góp phần quan trọng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, kịp thời lan tỏa để mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước sớm đi vào cuộc sống; Phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái, tiêu cực, góp phần tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí; đấu tranh và phê phán những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống.

Báo chí đi sâu vào thực tiễn đời sống, phát hiện, giới thiệu, cổ vũ các mô hình kinh tế mới, cách làm ăn mới, nhân tố mới, người tốt việc tốt. Báo chí đã thể hiện rõ quan điểm bảo vệ và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc, tuyên truyền cổ vũ toàn dân phát huy có chọn lọc nền văn hóa tiên tiến của các nước trên thế giới, góp phần nâng cao dân trí, ngăn chặn văn hóa phẩm xấu len lỏi vào Việt Nam. Báo chí đã tổ chức khơi dậy và biến nhiều hoạt động xã hội từ thiện trở thành phong trào của toàn xã hội.

ky-niem-97-nam-ngay-bao-chi-cach-mang-viet-nam-21-6-voh.com.vn-anh1Đội ngũ nhà báo phải cần chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, rèn luyện phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị để có thể đứng vững trong nghề thời 4.0. (Ảnh: PN)
 
 

Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ số trong thời đại 4.0, báo chí không còn là phương tiện truyền đạt thông tin chủ yếu trong xã hội. Ai cũng có thể sản xuất thông tin nhanh chóng, ai cũng có thể tiếp cận được nguồn tin tức khổng lồ từ mạng internet. Báo chí hiện nay đang ở trong tâm thế cạnh tranh trong xã hội thông tin khi vừa phải bảo đảm tốc độ đưa tin, vừa phải khẳng định sự đáng tin cậy của mình với công chúng. Đó là thử thách nhưng cũng là nơi thể hiện giá trị của báo chí.

 

Chính trong lúc thông tin cả thật lẫn giả, tiêu cực lẫn tích cực tràn ngập khắp nơi, bạn đọc cần ở người làm báo, tòa soạn báo là những nguồn tin chất lượng. Chị Bùi Thị Lan Oanh (Trưởng Phòng Nhân sự ACFC) cho biết: “Trên mạng giờ rất nhiều thông thông tin, không biết tin nào là đúng. Do đó mong nhà báo trước hết phải viết đúng. Viết đúng rồi thì mới viết hay và hấp dẫn hơn, thu hút hơn để có sức hút cạnh tranh chứ không phải “giựt title câu view”. Nhiều báo viết tin chuẩn nhưng viết theo lối cũ, không theo thị hiếu hoặc không trau chuốt hấp dẫn thì cũng không hay. Hình thức thế hiện dù trên website, fanpace…. cũng cần đa dạng. Ngày xưa độc giả tìm báo để đọc, nay phải xác định tính cạnh tranh vì quá nhiều báo và báo cần cải tiến mới để phù hợp với độc giả”.

Còn Tiến sĩ Phạm Thị Thúy (Học viện hành chính Quốc gia TPHCM) chia sẻ: “Làm báo thời nay rất khó. Tôi nghĩ báo chí nên nỗ lực phát triển theo hướng có nhiều sản phẩm phân tích chuyên sâu vì đưa tin nhanh thì mạng xã hội đã nhanh hơn rồi. Các bài viết cần có tính mới mẻ, vì tôi đọc báo thấy nhiều chủ đề lặp lại, báo chí có thể khai thác chủ đề cũ nhưng cách tiếp cận phải mới. Hơn nữa, thời đại ngày nay là thời của nghe nhìn, độc giả không có thời gian đọc bài dài, nên sản phẩm báo chí cần viết ngắn, tạo infographic…. Khi viết về vấn đề tiêu cực vẫn phải có cách nhìn tích cực, giải pháp. Viết về sự kiện tiêu cực thì phải có gợi ý, giải pháp cho những vấn đề liên quan, ví dụ viết về bạo lực học đường thì phải có những cách như cha mẹ dạy con như thế nào? Con bị bắt nạt thì cha mẹ phải làm như thế nào?”.

Còn chị Nguyễn Ngọc Thư (Giám đốc công ty du lịch Bitour) cho biết chị “mong đợi các nhà báo, các tòa soạn báo chắt lọc thông tin hơn để có những tin, bài ngắn gọn, súc tích, đi vào trọng tâm vấn đề, và độc giả cần những bài viết lan tỏa điều tích cực, tử tế trong cuộc sống vì các thông tin tiêu cực, “giựt gân” nhan nhản khắp nơi”.

Cần nhìn nhận không phải sự phát triển của công nghệ số khiến việc làm báo lâm vào thế khó. Về mặt bản chất, đó là động lực tạo cú hích cho sự phát triển của báo chí đúng với tiến bộ của thời đại. Chính những thay đổi trong cách tiếp nhận nguồn thông tin của độc giả là động lực (và cũng là áp lực) để báo chí có những thay đổi phù hợp.

Một mặt, người làm báo có nhiều cơ hội sáng tạo, nhiều nguồn tin đa dạng, nhiều cách thức thể hiện. Mặt khác, họ phải thích nghi và tận dụng sức mạnh công nghệ để cải tiến mô hình tác nghiệp, phương thức truyền tải thông tin. Quá trình thay đổi này mang lại những kinh nghiệm, kỹ năng làm báo hiện đại, như chuyển đổi mô hình báo chí truyền thống sang mô hình báo chí điện tử; thiết lập tòa soạn hội tụ; ứng dụng công nghệ đa phương tiện để đổi mới hình thức và nội dung báo chí; khai thác nền tảng di động, nền tảng kỹ thuật số,…

Rõ ràng, sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đã mang lại những điều kiện thuận lợi cho quá trình tác nghiệp và sáng tạo các sản phẩm báo chí hay, có chất lượng cao của người làm báo, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Đổi mới và sáng tạo, nhanh nhạy và kịp thời, đồng thời phải luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, đạo đức làm nghề - đó là những yếu tố cần thiết để nhà báo luôn đứng vững và khẳng định mình thời 4.0.

Nhiều cha mẹ mặc dù trang bị "đầy mình" kiến thức nhưng trong quá trình nuôi dạy con vẫn xung đột dữ dội với con chỉ vì những cảm xúc tiêu cực. Có nhiều bậc cha mẹ cảm thấy ân hận sau khi "nổi điên" với con, nhưng kịch bản cứ thế tái diễn.

Nổi điên với con - Ảnh 1.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Dự tính "chị chăm em" nên đợi khi bé Bơ được 7 tuổi vợ chồng chị Huyền (quận Bình Thạnh, TP.HCM) mới có thêm cu Tin. Tính già hóa non, giờ đây họ "sắp điên" khi hằng ngày phải "chiến đấu" với hai đứa con "nổi loạn".

"Chuyện gì không vừa ý là con giãy nẩy, khóc la, có khi còn đánh lại ba mẹ", chị Huyền kể về cu Tin.

Bé Bơ (10 tuổi) cũng hay lướt TikTok, ngồi học bài nhưng chat với bạn. Dạo gần đây Bơ còn lấy đồ xài không cất lại, bàn học lộn xộn, ở dơ... Chị Huyền kể có khi chuyện nhỏ xíu mà Bơ cứ làm dữ lên, lại còn hay cãi lý và chỉ trích cha mẹ. "Ngày nào tôi cũng phải la mắng hai đứa", chị thú nhận.

Cha mẹ cần chịu trách nhiệm với những cảm xúc tiêu cực của chính mình, và quản lý cảm xúc là kỹ năng cần học và rèn mới có.

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy

"Món quà" trên tay cha mẹ

Không riêng gì chị Huyền, nhiều cha mẹ cũng thường xuyên "nổi điên", dẫn tới la mắng và thậm chí đánh con, từ đó khoảng cách với con ngày càng xa mà bầu không khí gia đình cũng ngột ngạt. Khi chuyên viên tâm lý hỏi điều gì khiến họ "nổi điên", các cha mẹ thường kể dông dài về các tình huống con gây khó chịu cho mình. Nhưng tựu trung chỉ vài lý do: con cãi lời, con không làm theo yêu cầu hoặc hướng dẫn của cha mẹ, con lớn tiếng hoặc hỗn hào với cha mẹ...

Về các lý do trên, tiến sĩ tâm lý Bùi Hồng Quân phân tích: "Nhiều cha mẹ nghĩ rằng con do mình sinh ra, nuôi lớn và hiện vẫn phụ thuộc mình nhiều mặt, lại còn nhỏ tuổi, thiếu kiến thức và trải nghiệm cuộc sống nên con cần vâng lời cha mẹ. Chính nhu cầu khẳng định vị thế "bề trên bảo bọc con" khiến cha mẹ dễ có xu hướng áp đặt, ra lệnh con và cũng dễ tức giận khi con hành xử không như họ mong muốn".

Còn theo tiến sĩ Phạm Thị Thúy, tuy con cái gây tác động xấu đến cha mẹ nhưng thái độ của cha mẹ đối với sự việc là của... cha mẹ, từ đó có cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực. Để minh họa, bà Thúy kể câu chuyện: Có chàng trai nọ đến trước mặt nhà thông thái la hét, chửi mắng thậm tệ nhưng ông ấy vẫn điềm nhiên. Đến lúc anh này mệt đừ, nhà thông thái mới nói: "Nếu ai đó trao cho cậu món quà mà cậu không nhận thì nó vẫn còn trên tay ai?". Đương nhiên là trên tay của người trao rồi.

 

Thạc sĩ Hoàng Thanh Linh, giám đốc Chương trình phát triển kỹ năng Thành Nhân, liệt kê một số cảm xúc tiêu cực phổ biến: lo lắng, sợ hãi, cáu gắt, tức giận... Theo ông Linh, cảm xúc tiêu cực gây ra hậu quả lớn hơn ta vẫn nghĩ bởi không chỉ gây hại sức khỏe thể chất mà tùy mức độ còn khiến ta căng thẳng, mất tập trung, mất động lực sống, hành xử bạo lực, lạm dụng chất, giết người, tự sát... và phá vỡ các mối quan hệ xung quanh mà đặc biệt là với con cái.

Làm "người mẫu" của con

Tại chuyên đề "Về nhà học con", một người mẹ kể từng tức giận khi con quyết liệt phản đối chuyện cấm con đi chơi. Ông Quân gợi ý: "Cảm xúc dựa trên suy nghĩ, chị thử suy nghĩ khác đi: mình cần đồng hành để dạy con chứ không cần thể hiện uy quyền cha mẹ, và đúng là con có quyền vui chơi". Khi đó, thay vì "nổi điên" thì mẹ sẽ trao đổi với con về nội dung và thời lượng vui chơi giải trí sao cho hữu ích, phù hợp. Còn nếu chưa làm được vậy, theo ông Quân, người mẹ cần tạm tách rời khỏi tình huống để tránh có hành vi tiêu cực với con.

Trong một buổi huấn luyện, ông Linh bày trò "chia hình" theo mức độ phức tạp tăng dần. Đến lượt thứ tư, tấm hình vuông vức và chỉ cần gạch các đường song song là chia thành bảy phần bằng nhau nhưng học viên cứ loay hoay. Rõ ràng, có khi chuyện rất đơn giản nhưng ta cứ nghĩ phức tạp. 

Ngoài ra, kinh nghiệm sống cũng khiến ta bị "đóng khuôn" trong nhìn nhận sự việc. Theo ông Linh, suy nghĩ "đơn giản hóa" và "ngoài khuôn khổ" có thể giúp triển nở các cảm xúc tích cực.

"Chị thấy được gì vậy?" - ông Linh vừa đặt câu hỏi vừa đưa bức tranh vào sát mặt một người mẹ. Dù cố hết sức nhưng chị này chẳng thấy gì rõ ràng. Nhưng khi bước lùi về phía sau, chị dễ dàng mô tả nội dung bức tranh. Ông Linh giải thích phương pháp tư duy S.O.S: Trước tiên là bước lùi (Stand back), tiếp theo là quan sát (Observe) các suy nghĩ của mình và cuối cùng là "lái" (Steer) tâm trí để chủ động tạo ra các suy nghĩ tích cực, từ đó có cảm xúc và hành vi tích cực.

Còn theo ông Quân, việc quản lý không tốt cảm xúc của mình có thể phá hủy thành quả dạy con mà cha mẹ mong đợi. Ông nhắn gửi: "Cha mẹ cần hơn hẳn con về kỹ năng này, để quá trình đồng hành với con không bị đứt gãy mà con cũng có hình mẫu để noi theo".

HUỲNH THANH BÌNH
 
Câu chuyện ở một trường quốc tế vài ngày qua lại thêm lần nữa khiến cộng đồng xã hội bàn luận về bạo lực học đường. Nhiều năm qua, bao vụ việc bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh, giữa thầy cô với học trò, giữa phụ huynh với giáo viên đã và đang diễn ra với xu hướng ngày càng tăng.
 

Đặc biệt, qua hơn 2 năm dịch Covid-19 ảnh hưởng từ đời sống người dân đến những khó khăn trong việc dạy và học trực tuyến, học đan xen giữa trực tiếp và trực tuyến… càng có nguy cơ kích hoạt những cảm xúc tiêu cực trong mỗi gia đình, cộng đồng. Bạo lực trong suy nghĩ, trong cảm xúc, trong hành động đang âm thầm gặm nhấm đời sống tinh thần của một bộ phận người dân, nhất là nhóm yếu thế, nhóm nhạy cảm.

Các em học sinh tuổi vị thành niên là nhóm nhạy cảm với những thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì cộng với những thay đổi trong gia đình, trường học, xã hội tại bối cảnh hậu Covid-19 làm gia tăng những xung động, mâu thuẫn bên trong và bên ngoài của các em.

Bạo lực học đường còn đến từ nhiều nguyên nhân phức tạp khác như từ ảnh hưởng của môi trường gia đình và môi trường trường học. Nếu trong gia đình có cách ứng xử bạo lực, sẽ ảnh hưởng lên cảm xúc suy nghĩ hành vi của các em: bắt chước, lây lan cảm xúc tiêu cực, “giận cá chém thớt”, sự bế tắc, bất lực… có thể khiến các em trút bạo lực lên bạn bè. Nếu trong lớp học, giáo viên có thái độ hành vi bạo lực lên học trò, cách dạy học không phù hợp, không khí lớp học tiêu cực, gây áp lực thành tích… khiến các em chán học, có hành vi quậy phá chống đối, gây mâu thuẫn trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, từ đó phát sinh bạo lực…

Từ thực trạng bạo lực học đường đã ở mức báo động đỏ và những nguyên nhân tạm nhận diện ở trên, mỗi chúng ta suy nghĩ bình luận gì về vai trò của chính mình? Chúng ta sẽ đóng góp gì đây trong việc chung tay giảm thiểu nỗi đau chung này?

Với cha mẹ, chúng ta hãy giúp con mình phòng ngừa bạo lực ngay từ hôm nay bằng cách tạo tổ ấm yêu thương, nơi không có bạo lực thể chất và cả tinh thần giữa các thành viên, nơi có sự lắng nghe, sự tôn trọng và sự trao đổi hai chiều bình đẳng giữa cha mẹ và con cái. Trẻ không còn bị đối xử bạo lực, không còn bị la mắng, đánh đập, áp đặt, kiểm soát… trẻ sẽ tự tin, vui vẻ với mọi người xung quanh, bớt đi những bùng nổ cảm xúc tiêu cực với bạn bè, với người lớn. Trẻ chỉ học được hành vi phi bạo lực từ chính cách người thương yêu trong gia đình đối xử với trẻ phi bạo lực.

Với thầy cô, chúng ta hãy cùng nhau xây dựng từng giờ giảng hạnh phúc, từng lớp học, trường học hạnh phúc. Nơi đó có nụ cười, có những trò chơi, có những hoạt động trải nghiệm giúp học mà chơi, chơi mà học, tạo cơ hội cho trẻ tham gia tích cực kiến tạo nên kiến thức, kỹ năng hữu ích, cho trẻ được sáng tạo, được kết nối thêm hiểu mình hiểu bạn… Sức mạnh của tuổi trẻ được thỏa chí thể hiện trong các hoạt động hữu ích trên lớp, trong trường để rèn luyện kỹ năng, gia tăng kiến thức, nâng cao năng lực tư duy chuẩn bị cho một tương lai bất định nhiều cơ hội và nhiều thách thức sắp tới.

Với mỗi người lớn, chúng ta xin hãy dừng những suy nghĩ, lời nói hành vi bạo lực ở bất cứ đâu, trên mạng xã hội, ở nhà, ở ngoài đường…, nhất là trước mặt trẻ. Mỗi khi chúng ta có bất cứ một biểu hiện bạo lực nào, dù chỉ là suy nghĩ hay lời nói, đều đang ảnh hưởng ngay lập tức tới con trẻ xung quanh mình. Khi người lớn còn cãi nhau trên mạng, còn cãi nhau, đánh chửi nhau ngoài quán nhậu, trên đường đi… thì chúng ta không thể mong trẻ ngưng bạo lực.

Người lớn chúng ta hãy thay đổi trước khi muốn trẻ thay đổi. Hãy lan tỏa suy nghĩ, cảm xúc, hành vi thiện với tâm yêu thương, phi bạo lực, không gây hại… Khi đó chúng ta sẽ dần cảm hóa những ai còn bạo lực quanh ta. Xã hội không bạo lực khi chính mỗi người chúng ta nói không với bạo lực!

Hãy lên tiếng ôn hòa phản đối mọi dạng bạo lực trong gia đình, nơi hàng xóm, trong lớp học, ngoài cộng đồng, trên mạng xã hội… để chúng ta nhắc nhau cư xử tử tế, yêu thương.

TS PHẠM THỊ THÚY

 

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/hay-lan-toa-tam-yeu-thuong-817364.html

Tại buổi giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM với UBND TP về Nghị quyết 54 và tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2022, UBND TP đã đề nghị cho phép TP.HCM thí điểm tổ chức casino ở những khách sạn từ 5 sao trở lên
TP.HCM đề xuất mở casino, lợi hay hại? - Ảnh 1.

Casino Phú Quốc. Ảnh: P.V

Theo UBND TP.HCM, để thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm của thành phố, UBND TP đã có kiến nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội đề nghị Quốc hội có ý kiến với Chính phủ chỉ đạo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp các bộ, ngành xem xét, cho phép TP.HCM thí điểm tổ chức casino ở những khách sạn từ 5 sao trở lên, các điểm du lịch lớn; đồng thời cho phép người Việt đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và tài chính tham gia.

Thành phố cũng đề xuất các quán karaoke, bar, vũ trường ở cơ sở lưu trú du lịch từ 4 sao trở lên hoặc cao cấp được hoạt động không giới hạn thời gian. Nhóm còn lại được kéo dài thời gian hoạt động so với hiện nay. Theo Nghị định 54, karaoke, bar được mở cửa từ 8h đến 24h; vũ trường không hoạt động từ 2h đến 8h.

Tại buổi giám sát, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Phó giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM) đề nghị cân nhắc tác động xã hội, tránh các ý kiến trái chiều, phản đối, đặc biệt là cho người Việt trên 18 tuổi vào casino.

Bày tỏ quan điểm cá nhân trước đề xuất này, Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thuý, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia Phân viện tại TP.HCM không ủng hộ việc mở casino.

"Theo quan điểm cá nhân, tôi lo lắng cho quyết định này. Thực ra về góc độ kinh tế, mở thêm một dịch vụ nào đó sẽ có thêm thuế, thu nhập cho ngân sách. Casino cũng là một hình thức kinh doanh, không phải xấu nhưng từ góc độ của một người dân, một người vợ, một người mẹ, tôi lo lắng liệu chúng ta có quản lý tốt hoạt động kinh doanh này không? Đây là một hình thức kinh doanh dựa trên hình thức cờ bạc, và đó là điều không nên khuyến khích vì để có một chút lợi ích kinh tế. Hậu quả của nó rất nghiêm trọng về các vấn đề xã hội trong tương lai.

Sẽ có một bộ phận thanh niên từ 18 tuổi trở lên sa vào bẫy cờ bạc này. Không chỉ là thanh niên, còn có trung niên, người đi làm, kể cả phụ nữ cũng đều có thể sa vào casino này, chuyện tan cửa nát nhà đã từng xảy ra rồi. Cờ bạc là bác thằng bần. Với vai trò là một người vợ, người mẹ, người làm công tác xã hội, tham vấn tâm lý, tôi thấy nguy hiểm về mặt xã hội cao hơn lợi ích kinh tế đạt được. 

Không phủ nhận đây là hình thức kinh doanh, kiếm tiền nhưng tiềm ẩn quá nhiều nguy cơ, trong khi khả năng định hướng, giáo dục, quản lý nhà nước về các hoạt động casino chưa tạo được sự tin tưởng trong người dân. Vì thế, trên quan điểm cá nhân, tôi không ủng hộ quan điểm mở casino tại TP.HCM. Tôi nghĩ còn rất nhiều dịch vụ khác có ích hơn cho con người tại sao không làm mà lại đầu tư một dịch vụ nhiều nguy cơ, có thể gây hại cho xã hội?", TS Thúy bày tỏ.

TP.HCM đề xuất mở casino, lợi hay hại? - Ảnh 3.

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy. Ảnh: P.V

Trước đó, khi Bộ Tài chính cho phép người Việt vào chơi casino phải là người 21 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có đủ năng lực về tài chính, đóng đầy đủ lệ phí tham gia và đáp ứng được các điều kiện về nhân thân, cũng đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều.

Theo chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong, đề xuất cho phép người Việt từ 21 tuổi trở lên được vào casino không chu toàn, thiếu thận trọng. Bởi như vậy sẽ dễ tạo ra nguồn tội phạm mới và nhiều hệ lụy tiêu cực khác.

Nói về lý do chưa nên mở cửa với casino, ông Phong phân tích, chắc chắn người dân sẽ là đối tượng phải gánh chịu hậu quả xã hội. Chưa kể nhà nước cũng sẽ chịu thiệt thòi nếu đối tượng tham gia đánh bạc là quan chức tham nhũng. Từ đó cũng sẽ nảy sinh ra nhiều tệ nạn khác liên quan tới công quỹ.

Cũng theo chuyên gia kinh tế này, có thể học nước ngoài 2 điểm trong việc mở casino. Thứ nhất, đặt casino ở vùng biệt lập. Chẳng hạn, ở Mỹ họ không mở trong đất liền mà chủ yếu mở ở sa mạc. Thứ hai, phải kiểm soát hết sức chặt chẽ tội phạm liên quan. Muốn vậy tầm quản lý nhà nước phải cao hơn rất nhiều mới kiểm soát được.

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Trinh, rất nhiều người Việt thích các trò chơi có thưởng, thử vận may, mơ trúng số, nhiều casino mọc lên dọc biên giới phía Tây Nam chủ yếu hướng tới phục vụ khách là người Việt. Vì thế, việc mở casino trong nước, cho người Việt vào chơi có điều kiện vẫn tốt hơn để họ ra nước ngoài chơi, vì có cầu sẽ có cung dù dưới hình thức nào. Cho mở casino hợp pháp trong nước sẽ phục vụ và thu hút khách du lịch cả nội địa lẫn quốc tế, vừa quản lý được người chơi, giữ lại nguồn tiền.

Đầu năm 2022, Bộ Tài chính cho biết 3 địa phương là Khánh Hòa, Đà Nẵng và Bình Thuận kiến nghị bổ sung dự án casino mới và thí điểm cho người Việt vào chơi.

TP.HCM đề xuất mở casino, lợi hay hại? - Ảnh 4.

Casino Phú Quốc là casino duy nhất hiện nay cho người Việt vào chơi. Ảnh: P.V

Theo Bộ Tài chính, giai đoạn 2017 - 2019, hoạt động kinh doanh casino có sự tăng trưởng qua các năm, bình quân doanh thu khoảng 1.700 tỷ đồng/năm, bình quân nộp ngân sách nhà nước khoảng 858 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động kinh doanh casino giảm mạnh (năm 2021 giảm 21% so cuối năm 2020) do một số doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để thực hiện giãn cách xã hội và chính sách hạn chế đi lại giữa các quốc gia. Dù vậy, trong 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu casino đạt 1.359 tỷ đồng, nộp ngân sách 697 tỷ đồng.

Trên cơ sở xem xét, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung hoạt động kinh doanh casino tại dự án Khu du lịch Sun World Bà Nà Hills và dự án Khu dịch vụ, du lịch, vui chơi giải trí tổng hợp có casino ở đảo Hòn Tre. Theo Bộ Tài chính, lý do là vì 2 dự án này có tiềm năng phát triển hoạt động kinh doanh casino tại các địa phương có lợi thế về phát triển du lịch, thu hút được nhiều du khách quốc tế, nhà đầu tư có năng lực về tài chính.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài, việc các địa phương đề xuất mở thêm casino cần cân nhắc kỹ lưỡng, không nên ảo tưởng cứ mở casino ra là có người đến chơi bài, là siêu lợi nhuận.

Các địa phương đề xuất đầu tư casino hầu như năm nào cũng có, với lý do gắn liền phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc này cần phải xem xét thận trọng bởi hoạt động kinh doanh casino hiện nay chưa hiệu quả, thậm chí thua lỗ như dự án casino ở Phú Quốc. 

Ngoài ra, với một thị trường nhỏ, nhiều rào cản, mà mức thuế casino (thuế tiêu thụ đặc biệt) ở mức 35% lại quá cao so với các nước kinh doanh casino như Singapore, Philippines, Malaysia..., khung pháp lý về kinh doanh casino hiện nay có nhiều điểm không hợp lý, không đúng với thông lệ quốc tế, không khuyến khích người có nhu cầu vào chơi casino cũng đang khiến các tổ hợp nghỉ dưỡng có kinh doanh casino gặp khó khăn về tài chính.

 

Nguồn : https://danviet.vn/tphcm-de-xuat-mo-casino-loi-hay-hai-20220518191453912.htm?fbclid=IwAR0Ejnohvk7EkBqbFhS14yopzosJSpO3mcjLLyy4Qvc4ll3WbxBUWzV0JM0

Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Phạm Thị Thúy - Giảng viên chính Học viện Hành chính Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại Hội thảo chuyên đề “Bình đẳng giới và môi trường làm việc an toàn cho phụ nữ”.
Nhằm bổ sung kiến thức liên quan đến công tác bình đẳng giới cho toàn thể CB.CNV, Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (Công ty ĐHĐ) đã tổ chức Hội thảo chuyên đề “Bình đẳng giới và môi trường làm việc an toàn cho phụ nữ”. Hội thảo được tổ chức thành 2 đợt với hai chủ đề khác nhau. Trong đó, chủ đề “Bình đẳng giới” được tổ chức ngày 15/4/2022 và chuyên đề “Môi trường làm việc an toàn cho phụ nữ” được tổ chức ngày 6/5/2022. Hội thảo được tổ chức trực tuyến với sự tham gia của đông đảo CB.CNV Công ty ĐHĐ.
Bình đẳng giới không chỉ là dành quyền lợi cho phụ nữ
Theo Tiến sỹ Phạm Thị Thúy, công tác bình đẳng giới nhằm mang lại sự công bằng cho tất cả các giới, không phải chỉ riêng cho phụ nữ.

Anh Huỳnh Ngọc Toàn đến từ Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật chia sẻ: “Với lối truyền tải thông tin đầy hào hứng và sáng tạo, kết hợp với các ví dụ sinh động, Tiến sĩ Phạm Thị Thúy đã biến nội dung hội thảo tưởng chừng nhàm chán trở thành một buổi trao đổi cởi mở đầy thú vị. Từ trước đến nay, khi nói đến “Bình đẳng giới” ai cũng nghĩ đến việc phụ nữ đòi quyền lợi cho mình. Tuy nhiên, qua chia sẻ của giảng viên, tôi hiểu thêm rằng khi nói về “Bình đẳng giới” thì không chỉ dành riêng cho nữ giới mà còn dành cho cả nam giới và các giới tính khác nữa. Tất cả các giới đều được bình đẳng và cần được bảo vệ như nhau”.

Công ty ĐHĐ nâng cao nhận thức về bình đẳng giới nhằm tạo ra môi trường làm việc công bằng giữa các giới, tạo cơ hội để tất cả người lao động đều có cơ hội học tập, thăng tiến và đảm bảo quyền lợi như nhau.

Bình đẳng giới không chỉ là dành quyền lợi cho phụ nữ
Hội thảo được tổ chức trực tuyến có sự tham gia đông đảo CB.CNV toàn Công ty.

Đối với chuyên đề “Môi trường làm việc an toàn cho phụ nữ”, giảng viên đến từ Học viện Hành chính Quốc gia chia sẻ nội dung liên quan đến điều kiện làm việc an toàn cho phụ nữ từ góc tiếp cận bình đẳng giới; những nguy cơ mất an toàn nơi làm việc và tình trạng quấy rối tình dục nơi công sở. Chủ đề thảo luận đã được các học viên và giáo viên nhiệt tình trao đổi ý kiến, giúp học viên hiểu đúng quy tắc giao tiếp chuẩn mực, tạo nên môi trường làm việc văn minh nơi công sở.

Là một đơn vị thuộc Tổng công ty Phát điện 1, người lao động Công ty ĐHĐ đang tuân thủ áp dụng “Văn hóa Tập đoàn Điện lực Việt Nam” trong giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng và cộng đồng. Tuy nhiên, những chia sẻ của Tiến sĩ Phạm Thị Thúy tại Hội thảo đã củng cố thêm kiến thức liên quan đến bình đẳng giới, giúp xóa bỏ sự tự ti trong công việc, tạo sự tự tin phấn đấu học tập và làm việc cho người lao động ở mọi giới.

Công tác bình đẳng giới cũng là một nội dung Công ty ĐHĐ cam kết thực hiện khi ký kết Hiệp định vay vốn với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) để triển khai Dự án Nhà máy điện mặt trời Đa Mi./.

NGUYỄN NGỌC TUẤN

 

Nguồn: https://nangluongvietnam.vn/binh-dang-gioi-khong-chi-la-danh-quyen-loi-cho-phu-nu-28692.html?zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&fbclid=IwAR2abyhyHL7OPzWaidZEqB-QdBTaRRPvK2xKCV6Zz6zQ9cSmkm1y_d_ZmCY

[English below]
CÙNG NHÌN LẠI NHỮNG HÌNH ẢNH ĐÁNG NHỚ TRONG CHUỖI HỘI THẢO "GẶP GỠ CEO MỚI CỦA VAS VÀ CẬP NHẬT NHỮNG THAY ĐỔI TRONG NĂM HỌC SẮP TỚI"

Chuỗi Hội thảo với sự tham gia của cô Helen Kavanagh – tân Tổng Giám đốc Điều hành VAS đã diễn ra thành công tốt đẹp vào hai ngày 16/04 và 23/04 tại 4 cụm cơ sở: Sala, Riverside, Ba Tháng Hai và Garden Hills. Tại các buổi Hội thảo, Quý phụ huynh đã có cơ hội trò chuyện trực tiếp cùng cô Helen và Ban Điều hành cơ sở về những thông tin liên quan đến chương trình học và các hoạt động học tập, ngoại khóa dành cho học sinh trong năm học sắp tới.
Những thông tin quan trọng được cập nhật đến Quý phụ huynh:

Việc VAS gia nhập Tập đoàn Giáo dục XCL và những lợi ích mang tầm quốc tế mà học sinh sẽ nhận được.

Chia sẻ về tầm nhìn và định hướng phát triển của VAS đối với học sinh, nhân viên và giáo viên của nhà trường trong thời gian tới.

Phát triển đội ngũ tư vấn đầu vào Đại học và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.

Mở rộng chương trình tích hợp quốc tế toàn phần Cambridge (CAPI) cho học sinh từ bậc Tiểu học (Khối 1-3) tại một số cơ sở VAS.

Những chương trình ưu đãi học phí hấp dẫn cho phụ huynh hiện tại và phụ huynh mới: VAS không tăng học phí năm học 2022 – 2023, giảm 50% học phí khóa Hè cho học sinh hiện tại và 10% học phí khóa Hè cho học sinh mới.

Bên cạnh đó, buổi Hội thảo còn có sự tham gia của khách mời đặc biệt – Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy với chuyên đề nóng hổi hiện nay "Chuẩn bị nội lực cho con trước một tương lai bất định". Với những chia sẻ vô cùng chân thành và hữu ích, cô Thúy đã giúp ba mẹ hiểu được sự cần thiết của việc chuẩn bị một nội lực vững vàng cho con khi bước vào đời, những bí quyết giúp con rèn luyện bản lĩnh cũng như các chia sẻ dành riêng cho ba mẹ để đồng hành cùng con. Những điểm nổi bật trong bài chia sẻ của cô Thúy:


Định nghĩa về tương lai bất định và những khó khăn con sẽ phải đối mặt.


Nhấn mạnh tầm quan trọng của "tâm lực" trong việc rèn luyện một nội lực vững vàng.


Xây dựng sự tự tin cho con, học cách chấp nhận và yêu thương bản thân.


Chia sẻ quý báu về "5 niềm tin mạnh mẽ", "10 bí quyết thành công" và "7 năng lực then chốt" để chuẩn bị cho tương lai.

Ngoài những thông tin hữu ích được chia sẻ trong buổi hội thảo, các phụ huynh tham gia hội thảo còn có cơ hội nhận được những ưu đãi tuyển sinh và quà tặng vô cùng hấp dẫn từ VAS. Đặc biệt, những phụ huynh may mắn nhất đã nhận được phần quà đặc biệt của chương trình là chiếc máy tính bảng Samsung Galaxy Tab, VAS xin chúc mừng Quý phụ huynh!


Mời Quý phụ huynh cùng nhìn lại những hình ảnh đẹp trong buổi Hội thảo vừa qua, và xin hẹn gặp lại Quý vị vào những sự kiện thú vị tiếp theo!
-----------------------------------------------------
MEMORABLE PICTURES AT THE SEMINAR SERIES "MEETING THE NEW CEO OF VAS AND GET UPDATES ON THE UPCOMING SCHOOL YEAR"
 

The series of seminars with the participation of Ms. Helen Kavanagh - the new CEO of VAS took place successfully on two days April 16 and April 23 at 4 clusters: Sala, Riverside, Ba Thang Hai and Garden Hills. At the seminars, parents had the opportunity to talk directly with Ms. Helen and the Executive Management Board about information related to the academic pathways and extra-curricular activities for students in the upcoming school year.
Important information updated to parents:

VAS joined XCL Education Group and the international-standard benefits that students will receive.

Sharing the vision and development plan of VAS for students, staff and teachers of VAS in near future.

Developing a team of university entrance counseling and career counseling for students.

Expanding the Cambridge Academic Programme International (CAPI) for students from Primary level (Grades 1-3) at some VAS campuses.

Attractive tuition discount programs for current and new parents: VAS does not increase tuition fees for SY 2022-2023, reduces summer course tuition fees by 50% for existing students and 10% for new students.

Moreover, the seminars also had the participation of a special guest - Doctor in Sociology Pham Thi Thuy with the current hot topic "Help your children build inner strength for an uncertain future". With very sincere and helpful sharing, Ms. Thuy has helped parents understand the necessity of preparing a powerful internal strength for their children when entering life, the secrets to help their children improve their bravery, as well as tips for parents to accompany their children. Some highlights in Ms. Thuy's sharing:


Definition of an uncertain future and difficulties your children will have to face.


Emphasize the importance of a "strong mind" in cultivating a powerful inner strength.


Build your children's confidence, learn to accept and love themselves.


Valuable sharing about "5 strong beliefs", "10 secrets of success" and "7 key competencies" to prepare for the future.

In addition to the useful information shared during the seminars, the parents participating in the events also had the opportunity to receive attractive enrollment incentives and gifts from VAS. Especially, to the luckiest parents who received the event's special gift which is a Samsung Galaxy Tab tablet, VAS would like to congratulate all of you!


Parents please take a look at beautiful pictures from these seminars, and we hope to see you again in the upcoming events!
 
01
 
02
 
03
04
 
05
 
06
 
07
 
08
 
09
 
 
 
 
Có thể là hình ảnh về 3 người, mọi người đang đứng và văn bản cho biết 'KHÁCH MỜI THAM DỰ HỘI THẢO TÂM LÝ BÊN TRONG ĐÔI MẮT CON DÀNH CHO HỌC SINH & PHỤ HUYNH ACADE CEATIUEVEST Thời gian: 8h30- 10h30, Thứ Bảy 14/05/2022 Địa điểm: Trường UK Academy Bình Thạnh 0772.6 66. 988 binhthanh.uka.edu.vn PHẠM THỊ THÚY TiếnsXahohọc NGUYỄN VĂN CHUNG Nhạcsi-PhuhuynhUKA TS.NGUYỄN TRÙNG DƯƠNG rường UKA'
 
 
 
 
 
 
 
 
[English Below]

KHÁCH MỜI THAM DỰ HỘI THẢO TÂM LÝ "BÊN TRONG ĐÔI MẮT CON"

Diễn ra lúc 8h30 – 10h30 ngày 14/05/2022 ( Thứ 7 )

Địa điểm: Trường UK Academy Bình Thạnh, số 48 Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Phụ huynh tham gia gặp gỡ các diễn giả khách mời tại ngày hội:

Tiến sĩ Xã hội học.PHẠM THỊ THÚY

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung

TS. Nguyễn Trùng Dương- Hiệu trưởng UKA Bình Thạnh
UKA Bình Thạnh hy vọng được chào đón Quý Phụ huynh cùng các bạn học sinh đến với những trải nghiệm thú vị của chương trình.

Quý Phụ huynh đăng ký tham dự Hội thảo vui lòng để lại thông tin qua form:
https://forms.office.com/r/H3qJFWgJin
--------------------------------------------------------

GUEST TO PARTICIPATE THE WORKSHOP "INside your eyes"

Taking place at 8:30 am - 10:30 am on May 14, 2022 (Saturday)

Venue: UK Academy Binh Thanh, 48 Vo Oanh, Ward 25, Binh Thanh District, HCMC.

Parents participating in meeting the guest speakers at the festival:

Doctor of Sociology. PHAM THI THUY

Composer Nguyen Van Chung

Dr. Nguyen Trung Duong- Rector of UKA Binh Thanh
UKA Binh Thanh hopes to welcome parents and students to the exciting experiences of the program.

Parents registering to attend the conference, please leave your information in the form:
https://forms.office.com/r/H3qJFWgJin
------------------------------------------

UK Academy Bình Thạnh - Số 48 Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 0772 666 988

Hệ thống Trường Quốc tế Song ngữ Học viện Anh Quốc - UK Academy

Website: http://uka.edu.vn/

6 Cơ sở trên toàn quốc: Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Gia Lai, Bà Rịa.
#UKA #UKABinhThanh #NHG #TapDoanNguyenHoang #UKAcademy #OxfordInternationalCurriculum

Với MV There's no one at all", Sơn Tùng MTP bày tỏ tham vọng muốn "rời khỏi vùng an toàn". Tuy nhiên, sản phẩm đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, nhất là phân cảnh nhân vật gieo mình tự tử ở cuối MV.

Tối 28/4, Sơn Tùng M-TP cho ra mắt MV There's no one at all - ca khúc được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh đầu tiên của nam ca sĩ. MV được đầu tư công phu với sự cộng tác của những tên tuổi quốc tế. Trong MV, Sơn Tùng hóa thân thành một thiếu niên mồ côi, lớn lên trong môi trường thiếu tình thương, bị ức hiếp làm cho cậu trở nên cô đơn, sống ngông nghênh, bất cần…Tuy nhiên, đáng chú ý là cảnh cuối cùng của MV lại chính là khoảnh khắc nhân vật trong There's No One At All tự kết liễu cuộc đời của mình bằng cách nhảy lầu.

Khán giả Phương Diễm cho rằng MV mang hình ảnh và thông điệp rất tiêu cực, thậm chí cổ xúy hành động tự tử để thoát khỏi thực tại nhưng MV không hề có bất cứ lời cảnh báo nào dành cho người tiếp cận sản phẩm. Bạn cho rằng: “Đây là một điều vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là khi đại đa số fan Sơn Tùng là thanh thiếu niên”.

Chung quan điểm, tài khoản Vu Nguyen cho rằng Sơn Tùng MTP vừa ra một clip hoàn toàn không phù hợp cho giới trẻ. Theo bạn, Tùng có rất nhiều bạn trẻ thần tượng nên tầm ảnh hưởng của clip sẽ rất lớn.

Facebook Phương Chi cho biết bạn và bạn bè mình đã report vì MV có hình ảnh tự tử. Bạn tiếc nuối: “Câu chuyện thì tạm ổn, nhưng cần chọn cách giải quyết khác, ví dụ chỉ thò 1 chân ra ngoài xong giật mình, rồi òa khóc chẳng hạn…”.

Là người thích nghe nhạc Sơn Tùng M-TP nhưng bạn Huyền Anh cho rằng mới lần này của Tùng “rất có vấn đề”, nhất là sau khi cả xã hội đang đau đáu về nhiều vụ học sinh nhảy lầu tự tử trong thời gian vừa qua. “Cảnh cuối thực sự rất ám ảnh. Mình xin phép report MV lần này của Tùng, một điều mình chưa bao giờ làm từ trước đến nay!”.

Ở góc độ phụ huynh, Bố con sâu – tài khoản cho nhiều lượt theo dõi trên mạng xã hội - cho biết: “Ở góc độ phụ huynh, tôi khá shock khi xem video ca nhạc mới của Sơn Tùng MTP. Tôi không nhận xét về mặt nghệ thuật hay đầu tư của Sơn Tùng nhưng cực kì phản đối thông điệp của bài hát, nhất là trong bối cảnh tình trạng các bạn trẻ tuổi teen tự tử ngày càng nhiều.…

Tôi lo sợ điều này sẽ thành phản ứng dây chuyền nếu như các bạn nhỏ cứ thường xuyên tiếp cận những điều tiêu cực ở trên mạng xã hội. Hôm qua, MV của Sơn Tùng đã làm nỗi lo sợ ấy càng rõ rệt hơn bao giờ hết…Tôi cũng hi vọng các nghệ sĩ cần có nhiều hơn sự nhạy cảm đối với cộng đồng. Ngoài yếu tố nghệ thuật, sự đầu tư công phu thì nghệ sĩ cần xác định được rõ sản phẩm sẽ mang lại giá trị gì cho xã hội”.

Chuyên gia tâm lí nói gì về thông điệp trong MV của Sơn Tùng?

Nội dung thông điệp của MV, nhất là cảnh cuối, cổ vũ cho sự bi quan giải thoát bằng cái chết. Tôi tự hỏi sau một loạt vụ tự tử của học sinh mà Sơn Tùng M-TP truyền tải thông điệp như thế, liệu là có trách nhiệm với các fan, với với cộng đồng không? Tôi nghĩ là không.

Dù sáng tạo là quyền của nghệ sĩ nhưng có hình ảnh, câu từ ẩn dụ liên quan đến tự tử hoàn toàn có thể “kích hoạt” những nhen nhúm muốn tự tử trong một bộ phận người trẻ đang bị trầm cảm, stress,chán nản...trong khi các nhà chuyên môn, các bậc cha mẹ đang nỗ lực ngăn chặn vấn nạn tự tử cho trẻ...

Nghệ thuật thực sự phải nâng đỡ tinh thần con người. Những người sáng tạo nghệ thuật có thể phản ánh những tiêu cực, tâm trạng cô đơn, bế tắc của một bộ phận người trẻ thông qua nghệ thuật nhưng phải hướng họ đến sự lạc quan tích cực, dám đương đầu vượt qua khó khăn.”

TS Xã hội học, ThS tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy (Phân viện Học viện Hành chính quốc gia TP.HCM)
T.N ghi

Theo thông tin mới nhất, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã thống nhất với Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tạm dừng phổ biến MV There's no one at all trên không gian mạng.

Theo lãnh đạo Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, hình ảnh trong MV có nội dung tiêu cực tới giới trẻ, thể hiện suy nghĩ, lối sống và hành động tự tử gây tác hại lớn, đặc biệt, trong bối cảnh nhiều bạn trẻ có vấn đề về tâm lý sau hai năm về đại dịch. Bên cạnh đó, MV của Sơn Tùng vi phạm khoản 4, Điều 3, Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về hoạt động biểu diễn.

Theo báo điện tử Chính phủ, Bộ TT&TT đã đề nghị các nền tảng xuyên biên giới như Google (bao gồm YouTube) gỡ ngay tức khắc MV này.

Theo quy định, việc gỡ này sẽ được thực hiện trong thời gian 1-2 ngày. Tuy nhiên, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử sẽ cố gắng tác động để các nền tảng gỡ xuống càng sớm càng tốt.

KHANG NGỌC

(Theo Mực Tím)

 

Nguồn: http://muctim.com.vn/view/_Son_Tung_MTP_gay_tranh_cai_boi_cai_ket_qua_tieu_cuc_trong_MV_-66883.html

Cái kết đầy tiêu cực của nhân vật trong MV There's no one at all do Sơn Tùng M-TP trình làng đêm 28.4 đã vấp phải phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng.

Xung quanh MV của Sơn Tùng M-TP: Nghệ sĩ cần có trách nhiệm với cộng đồng - ảnh 1

MV của Sơn Tùng M-TP khiến dư luận phẫn nộ

CHỤP MÀNG HÌNH

Không đồng tình

Trong MV There's No One At All, có cảnh nhân vật vì phải chịu đựng những ngột ngạt, áp lực trong cuộc sống đã chọn cách gieo mình từ trên cao để kết thúc mọi thứ... Chính phân cảnh gây sốc này đã khiến người xem phẫn nộ. Người xem cho rằng cái kết của MV quá tiêu cực, vô tình cổ súy cho vấn đề tự tử ở người trẻ.

Một nữ ca sĩ có tiếng trong showbiz Việt, cho biết mỗi khi ra MV, ca sĩ và ekip thường mất thời gian khá lâu, có khi cả năm hoặc dài hơn để chuẩn bị. Nên vô tình cái kết trong MV của Sơn Tùng M-TP trùng hợp với vấn đề nổi cộm và đau lòng thời gian qua là học sinh, sinh viên có hành vi tiêu cực khi bị trầm cảm, bế tắc trong cuộc sống.

Ông Nguyễn Truyền, Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi (Gia Lai), cho biết phân cảnh cuối MV có thể sẽ để lại ẩn họa khôn lường, gây tác động tiêu cực đến giới trẻ. Bởi người trẻ, ở lứa tuổi học sinh chưa được phát triển hoàn thiện nhân cách, nhận thức. Khi xem MV của thần tượng, có thể bị ảnh hưởng trong suy nghĩ và có những hành vi gây nguy hiểm cho bản thân.

Có thể kích hoạt hành vi tiêu cực

Trao đổi với Thanh Niên về vấn đề này, tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia phân viện TP.HCM, cho biết: "Tôi đã xem MV và lo lắng. Tôi lo những cảnh nhạy cảm, như cảnh nhảy lầu cuối cùng có thể tác động xấu đến những người đang bị trầm cảm, đang có dự định tự tử, đã từng thử tự tử hoặc đang có suy nghĩ tiêu cực... thì MV này có thể kích hoạt hành vi muốn tự tử của họ. Phân cảnh cuối trong MV này có tính chất bi quan, làm cho người ta bi quan, chán nản và tìm con đường giải thoát bằng con đường tiêu cực là chấm hết cuộc sống. Nên tôi có bức xúc, có lo lắng, và tôi nghĩ cần nghiêm túc nhìn nhận lại hiện tượng này để có những giải pháp sau MV này".

Cùng quan điểm, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Đào Lưu, Giảng viên Khoa Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Văn Lang (TP.HCM), cho biết: "Hình ảnh tiêu cực lan truyền trên không gian mạng xuất hiện từ sản phẩm của một người có tầm ảnh hưởng và có nhiều người hâm mộ (nhiều nhất là các bạn trẻ) là đáng báo động và lên án".

Theo bà Lưu, người nổi tiếng có ảnh hưởng nhất định đến nhận thức, hành vi và cảm xúc của nhiều người, nhiều nhất là những người hâm mộ họ. Với những tình tiết và cái kết gây sốc như trong MV của Sơn Tùng M-TP chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng không tốt với người xem.

"Hệ lụy có thể kể đến như nó sẽ làm cho không ít bạn trẻ nhận thức rằng tự tử là phương cách tốt nhất để giải quyết vấn đề và khi gặp khó khăn nào đó ngay lập tức học lựa chọn cách thức kết thúc cuộc đời thế này thì thật nguy hiểm. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, vấn đề tự tử đang là vấn đề báo động và nhạy cảm. "Những chi tiết vô tình xuất hiện trong MV của người nổi tiếng có thể trở thành một chất xúc tác mạnh mẽ khiến nhiều người bế tắc học theo", bà Lưu phân tích.

Xung quanh MV của Sơn Tùng M-TP: Nghệ sĩ cần có trách nhiệm với cộng đồng - ảnh 2

Nghệ sĩ phải có trách nhiệm với cộng đồng, với sản phẩm của mình

Bà Thúy kể thêm hiện tại theo bà biết có rất nhiều cha mẹ xem đã lo lắng, bất an và phản ứng vì lo sợ rằng con họ xem được sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Bà Thúy nói: "Có người sẽ phản biện lại là nam ca sĩ đang nói lên thực trạng người trẻ cô đơn, bế tắc để cảnh báo phụ huynh. Nhưng đó không phải là cảnh báo tích cực. Nghệ thuật phải vị nhân sinh, phải vì con người. Nghệ sĩ có quyền phản ánh thực trạng tiêu cực là cha mẹ đang bỏ rơi con cái, con cái đang chơ vơ lạc lõng. Nhưng trong nghệ thuật phải hướng người ta đến con đường sáng, những điều lạc quan, cách để vượt qua khó khăn. Chứ không phải cứ thấy khó khăn là tự hủy hoại bản thân. Đó là điều không được phép. Thế nên hệ lụy từ phân cảnh gây sốc cuối MV ảnh hưởng đến cả giới trẻ lẫn phụ huynh. Tôi cho rằng sẽ có những người hâm mộ ủng hộ thần tượng, nhưng cũng sẽ có nhiều người báo cáo sai phạm trên YouTube".

Vị này cũng cho biết: "Mỗi sản phẩm nghệ thuật có giá trị ảnh hưởng đến tâm sinh lý tinh thần của hàng triệu con người. Nên nghệ sĩ cần có trách nhiệm với cộng đồng, có trách nhiệm với sản phẩm của mình. Làm nghệ thuật phải vì con người, phải nâng đỡ tinh thần con người, phải giúp mọi người vượt qua khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. Chứ không phải nghệ sĩ là cho phép bản thân có quyền đưa ra bất kỳ giải pháp nào của cá nhân mà ảnh hưởng xấu đến cộng đồng là không được phép. Đã làm thành sản phẩm nghệ thuật là phải có trách nhiệm với cộng đồng chứ không thể nào bảo là quyền sáng tạo được".

Cũng theo bà Thúy, trên YouTube có chức năng báo cáo. Nên mỗi người dùng không phải đợi YouTube kiểm duyệt, mà chính mỗi người phải lên tiếng nếu phát hiện những video vi phạm nguyên tắc cộng đồng, có những cảnh nhạy cảm.

Cần đề nghị YouTube xóa bỏ MV này

Còn bà Lưu cho rằng người nổi tiếng có những ảnh hưởng nhất định đến công chúng, xã hội, chính vì thế mỗi sản phẩm, phát ngôn hay hành vi của họ cần phải chỉnh chu và nghiêm túc. Đặc biệt là những ca sĩ, nghệ sĩ có lượng người hâm mộ trẻ nhiều thì lại càng cần thiết hơn vì các bạn trẻ đang trong giai đoạn định hình và phát triển nhân cách nếu bị tác động xấu từ những yếu tố bên ngoài như hành vi kiểu mẫu tiêu cực, suy nghĩ bi quan… rất dễ tạo ra một nhóm người yếu đuối và không có đủ “sức đề kháng tinh thần” để vượt qua những khó khăn của cuộc sống sau này. Vì thế, nghệ sĩ phải cẩn trọng hơn khi cho ra những sản phẩm, vì đôi lúc những hình ảnh, thông điệp chưa chuẩn sẽ làm tổn thương và khiến người khác có những nhận thức tiêu cực, lệch lạc dẫn đến hành vi tiêu cực.

Bà Lưu cũng kỳ vọng các cơ quan chức năng đề nghị YouTube xóa bỏ MV hoặc yêu cầu ca sĩ Sơn Tùng M-TP thay mới một cái kết khác tích cực hơn. Vì đó là một phương án rất thiết thực và hiệu quả trong trường hợp này.

"Có nhiều cách để một sản phẩm truyền thông có thể chạm đến tim của người xem mà không nhất thiết phải sử dụng những hình ảnh hoặc hiện tượng tiêu cực như thế này", bà Lưu nói.

Ở diễn biến liên quan, khi trao đổi với Thanh Niên về việc MV There's No One At All của Sơn Tùng M-TP có phân cảnh gây sốc, NSƯT Trần Ly Ly, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cho biết Cục đã vào cuộc và đang làm công văn gửi tới các cơ quan liên quan để phối hợp tìm hướng giải quyết vụ việc.

 

Nguồn: https://thanhnien.vn/xung-quanh-mv-cua-son-tung-m-tp-nghe-si-can-co-trach-nhiem-voi-cong-dong-post1453737.html

Cha mẹ cần tôn trọng sự riêng tư của con khi trẻ chưa sẵn sàng nói, không dò hỏi, không phán xét... Thế giới của con sẽ mở ra khi cha mẹ quan tâm đúng cách, yêu thương và tôn trọng

 
 

Sáng 21-4, Báo Người Lao Động đã tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến "Nhận diện và giúp trẻ vượt qua trầm cảm", với sự tham gia của những nhà quản lý về công tác trẻ em cấp trung ương, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM và đội ngũ chuyên gia tâm lý giàu kinh nghiệm. Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Chi nhánh TP HCM tài trợ thực hiện chương trình này.

Cần phát hiện sớm

Theo các chuyên gia, liên tiếp những vụ việc trẻ tự tử gần đây - mà nguyên nhân được cho là do trầm cảm - là tiếng chuông cảnh báo về việc chúng ta cần quan tâm hơn đến cảm xúc, suy nghĩ của con trẻ. Tổng hợp hàng loạt câu hỏi gửi về chương trình cho thấy có không ít trường hợp trẻ từ 7-16 tuổi gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trong khi đó, nhiều phụ huynh, người thân của trẻ vẫn còn nhiều băn khoăn, lúng túng khi đối diện.

Bác sĩ CK2 Lâm Hiếu Minh, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM, cho biết trầm cảm là cảm xúc buồn, chán nản, cảm giác mệt mỏi, không có năng lượng; chán ăn hoặc ăn nhiều vô độ; mất ngủ hoặc ngủ triền miên; sa sút trong học tập, rối loạn về tập trung chú ý và trí nhớ; những vấn đề kích thích về tâm thần vận động hoặc bạo lực; suy nghĩ tiêu cực về bản thân và thế giới xung quanh; có ý tưởng tự sát hoặc tự hủy hoại bản thân. Nghiêm trọng hơn, người mắc chứng này nhiều khi có biểu hiện loạn thần, ảo giác, hoang tưởng.

BS CK2 Lâm Hiếu Minh lưu ý trầm cảm khác với tự kỷ. Trẻ tự kỷ liên quan đến phát triển trước 3 tuổi, thể hiện triệu chứng từ 3 - 5 tuổi gồm: chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ. Triệu chứng này xuất hiện từ nhỏ, gây ức chế phát triển. Trong khi đó, biểu hiện đặc trưng của trầm cảm là đột nhiên buồn rầu, chán nản, có suy nghĩ tiêu cực về bản thân và kéo dài trên 2 tuần.

Về nguyên nhân trầm cảm tuổi học đường, bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - phân tích ở 3 mối quan hệ ảnh hưởng lớn nhất đến sức khỏe tinh thần học sinh là gia đình, nhà trường và xã hội.

Theo bà Mai Hoa, trong các mối quan hệ này đều có một điểm chung là đang tạo ra những áp lực lớn đối với trẻ. Áp lực bởi những kỳ vọng quá lớn của cha mẹ, áp lực từ bệnh thành tích trong nhà trường... Trong khi đó, vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh chưa được quan tâm đúng mức ở gia đình lẫn các cơ sở giáo dục công lập. Trẻ hiện nay được bao bọc quá nhiều nên thiếu kỹ năng ứng phó với áp lực cuộc sống, dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, rối loạn tâm lý. Do vậy, việc nhận biết, phát hiện biểu hiện rối loạn tâm lý của trẻ thường quá muộn.

Theo thạc sĩ tâm lý Mai Thị Nguyệt, Khoa Tâm lý - Vật lý trị liệu, Bệnh viện Nhi Đồng 2, điều trị cho trẻ trầm cảm nếu ở mức độ nhẹ thì chỉ cần dùng các liệu pháp tâm lý trị liệu, không cần dùng thuốc. Nhưng nếu tình trạng nặng, cần can thiệp bởi các bác sĩ chuyên khoa về tâm thần để ngăn cản những hậu quả đáng tiếc.

Đẩy lùi trầm cảm ở tuổi học đường - Ảnh 1.

Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyếnẢnh: Quốc Thắng

 
 

Trở thành bạn của con

Trước những băn khoăn khi con ở tuổi dậy thì có biểu hiện khép kín, ít kết nối với cha mẹ, tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy cho rằng khi dậy thì, trẻ có sự biến đổi về nội tiết tố, sự phát triển nhanh của cơ thể, sự thay đổi trong cảm xúc. Cùng với nhiều nhu cầu mới khiến trẻ lúng túng, hoài nghi về bản thân, giữ khoảng cách với cha mẹ... Lúc này, cha mẹ cần quan tâm hỏi về những băn khoăn, lo lắng của con để giải đáp; mua vài cuốn sách tâm lý tuổi dậy thì tặng con đọc, tâm sự với con về kỷ niệm thời dậy thì của chính mình... Cha mẹ cần tôn trọng sự riêng tư của con khi trẻ chưa sẵn sàng nói, không dò hỏi, không phán xét... Thế giới của con sẽ mở ra khi cha mẹ quan tâm đúng cách, yêu thương và tôn trọng.

Thạc sĩ Mai Thị Nguyệt phân tích thêm: Cha mẹ nên nhìn lại mình để đánh giá xem có tiếng nói chung với con chưa; đồng thời tìm hiểu nhu cầu, quan điểm của lứa tuổi con để có thể hiểu và thông cảm. Khi giao tiếp với con, thay vì cha mẹ nói nhiều thì nên học cách lắng nghe tích cực. Khi đó, trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng, những câu chuyện của con có giá trị với cha mẹ. Đó là động lực giúp trẻ dễ dàng nói ra quan điểm cá nhân trước mặt cha mẹ.

Với góc độ quản lý nhà nước về công tác trẻ em, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cho biết thời gian tới, cục sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc truyền thông, giáo dục các kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ, đặc biệt là chăm sóc, bảo vệ con về mặt tâm lý, tình cảm. Qua đó, giúp cha mẹ nắm bắt tâm lý, tình cảm, nhu cầu của con một cách tích cực hơn, sớm hơn để giảm thiểu những vụ việc tự sát, tai nạn thương tích của trẻ. 

Hiện nay, có nhiều đơn vị hỗ trợ tâm lý như: Trung tâm Tham vấn tâm lý - Nhà Văn hóa Phụ nữ TP HCM; Phòng khám Tâm lý tại các bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), Bạch Mai (Hà Nội); phòng tham vấn tâm lý học đường…

Bảo vệ trẻ trên mạng xã hội

Theo tiến sĩ tâm lý học Nguyễn Hữu Long, Phó Giám đốc Phân viện Miền Nam - Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, cách thức để giúp con sử dụng mạng xã hội (MXH) hiệu quả là cung cấp thông tin về các trang MXH phổ biến hiện nay; giới thiệu những MXH phù hợp với độ tuổi, nhu cầu của trẻ; thường xuyên trò chuyện với con về các vấn đề liên quan MXH; hướng dẫn con cách thức bảo mật thông tin cá nhân, giới hạn thời gian sử dụng MXH, dạy con cách ứng xử văn minh trên mạng...

Phụ huynh cũng nên dùng MXH cùng con, có thể kết bạn hoặc "bí mật" theo dõi; thường xuyên tương tác với con, vào trang của thành viên là bạn con để gián tiếp tìm hiểu.

Thay vì ngăn cấm, cha mẹ nên cởi mở khi con dùng MXH, để con thấy cha mẹ cũng có thể là người bạn của mình. Cần lưu ý khi đã đặt nguyên tắc cho con thì cha mẹ cũng phải thực hiện nguyên tắc đó (công khai trang MXH của cha mẹ cho con; tiết chế đăng tải những thông tin không tích cực...).

Quan tâm nạn bắt nạt ở học đường

Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy lưu ý cha mẹ, thầy cô cần quan tâm đến nạn bắt nạt ở học đường để giúp trẻ hóa giải mâu thuẫn xung đột sớm, chia sẻ những cảm xúc tiêu cực. Khi có người giúp đỡ, đồng hành, những ảnh hưởng xấu này sẽ giảm đi. Đặc biệt, nên dạy trẻ các kỹ năng ứng xử, giải quyết mâu thuẫn xung đột, chuyển hóa cảm xúc tiêu cực... Ngoài ra, cần rèn cho trẻ nội lực vững vàng, đó là thể lực tốt, trí lực tốt, tâm lực tốt, thì trẻ có thể vượt qua mọi trở ngại trong cuộc sống.

Ý Linh
Page 5 of 15

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.