Tiến sĩ xã hội học - thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy khẳng định có một khoảng cách rất xa giữa việc người lớn hiểu và thực sự con đang phát triển thế nào. Nhiều người đang lấy kinh nghiệm cách đây 20-30 năm để nhận định về bạo lực học đường hiện nay. Đồng thời, sự chủ quan của nhà trường, phụ huynh trước dấu hiệu của bạo lực học đường cũng dẫn đến những kết
Vụ việc nữ sinh lớp 10 của Trường THPT chuyên Đại học Vinh (ở tỉnh Nghệ An) quyên sinh tại nhà riêng gây xôn xao dư luận. Người nhà nữ sinh cho rằng nữ sinh này bị ức chế do bạo lực học đường.
Theo bài viết trên Facebook, mẹ của nữ sinh đã đến trường để xin chuyển lớp cho con, tìm đến cô chủ nhiệm để xin được can thiệp. Tuy nhiên, nhà trường không cho nữ sinh chuyển lớp và hứa sẽ tìm hiểu và xử lý nghiêm. Phụ huynh tạm yên tâm theo lời nhà trường và động viên con hằng ngày. Cuối cùng, sự việc đáng tiếc vẫn xảy ra.
Tiến sĩ xã hội học - thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy đưa ra một số dấu hiệu để phụ huynh chủ động nhận biết con em mình đang là nạn nhân của bạo lực học đường.
Tiến sĩ xã hội học - thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy
Lê Nam
Trong buổi họp báo thông tin mới đây, cô Đặng Việt Hà, giáo viên chủ nhiệm lớp 10A15 đánh giá nữ sinh ngoan, học giỏi. Về thông tin nữ sinh bị "bạo lực học đường" và gia đình đã đề nghị được chuyển lớp nhưng giáo viên không đồng ý, cô Hà cho biết trước đây, nữ sinh xấu số có chơi thân với một nhóm bạn trong lớp, nhưng sau đó thì không chơi với nhóm này nữa. Cô giáo cũng nói không nắm được nội tình bên trong và vấn đề của nữ sinh này cũng không được giải quyết đến cùng.
Tiến sĩ Phạm Thị Thúy nói: "Đây không phải là câu chuyện đổ lỗi mà nhìn vào câu chuyện khách quan mà chúng ta biết được qua những thông tin báo chí phỏng vấn, cô giáo, lãnh đạo nhà trường và phụ huynh chúng ta hiểu câu chuyện của em bé Nghệ An để chúng ta rút ra bài học cho những em bé tiếp theo để bảo vệ tất cả những đứa trẻ khác. Nên vì thế tôi xin phép được nói thẳng.
Cô giáo đã nhận được lời đề nghị lấy mẫu đơn xin chuyển lớp của con nhưng cô giáo đã không tìm hiểu xem tại sao con muốn chuyển lớp, tại sao con muốn chuyển trường. Tôi nhận thấy có thể nói hơi thiếu quan tâm, có thể cô giáo hơi bận chuyện này chuyện kia vì giáo viên bây giờ thật sự rất nhiều áp lực… nhưng rất mong các giáo viên hãy quan tâm đến những biểu hiện của trẻ bất thường như tôi vừa nói với phụ huynh.
Lãnh đạo Trường THPT chuyên ĐH Vinh thông tin với báo chí về sự việc
K.HOAN
Giá như có sự quan tâm hơn một chút, một câu hỏi thăm thôi “vì sao con lại muốn chuyển” thì cô giáo đã biết được, và em cũng đã có cơ hội tâm sự nhiều hơn với cô giáo rồi và biết đâu, vấn đề này đã không xảy ra. Có thể đằng sau câu chuyện tự tử của em còn nhiều chuyện khác nên tôi xin nhắc lại, tôi không hề đổ lỗi cho cô giáo, hay nhà trường hay phụ huynh mà chúng ta phải nhìn ra những chi tiết trong đó để rút ra kinh nghiệm, rút ra bài học.
Quy định là cứng nhưng tình người là mềm, nếu như nhà trường quan tâm đến lý do tại sao con muốn chuyển thì sẽ biết đằng sau câu chuyện muốn chuyển là những sự bức xúc, sự bị bạo lực, bị tẩy chay của con, không chỉ trên lớp mà còn trên mạng xã hội".
Bạo lực học đường đã bị lên án nhiều năm qua, là vấn đề nhức nhối cả xã hội. Tuy nhiên, nhiều nhà trường, giáo viên vẫn chủ quan trước những dấu hiệu thay đổi tâm lý của học sinh và coi nhẹ chuyện này. Tiến sĩ Thúy nói chính nhận thức mơ hồ về sự khó khăn của trẻ thời nay đã dẫn đến những kết cục đau lòng.
Nguồn:
https://thanhnien.vn/vu-nu-sinh-o-nghe-an-tu-tu-quy-dinh-cung-nhung-tinh-nguoi-la-mem-185230421140558805.htm
Lần trượt chân ngã trong nhà tắm hồi năm ngoái, bà Thành nằm gần một giờ mới bò được ra ngoài cố với lấy cái điện thoại, gọi cho đứa cháu họ.
Khi người cháu đến cũng chỉ có thể vội lau chùi vết thương, đỡ bà lên giường nằm nghỉ rồi về vì "nhà còn hai đứa con nhỏ".
"Tự nhiên nước mắt tôi cứ thế chảy xuống. Con cháu đủ đầy mà giờ một mình, kể cả khi gặp nạn'', bà Thành nói.
Hai năm trở lại đây, khi bước sang tuổi 70, bà thấy sức khỏe sa sút hẳn. ''Một phần vì già rồi, phần vì ông nhà tôi mất, không còn người bầu bạn'', bà lý giải. Ba người con bà đều đi làm trên thành phố, nhiều lần muốn đón bố mẹ lên nhưng ông bà chỉ ở được ít tuần rồi tự bắt xe về quê ở Hải Dương.
Cuộc sống chật chội trong những chung cư khiến họ cảm giác khó thở. Hơn nữa, những thói quen sinh hoạt của người thành phố, cách ăn uống làm hai người sống cả đời ở quê thấy lạc lõng. Không thể thuyết phục bố mẹ ở lại, cũng chẳng thể bỏ phố về quê, các con bà đành chiều theo ý bố mẹ. Họ thay nhau gửi tiền về để ông bà tự chi phí.
Mỗi tháng, các con cháu thay nhau về ở với mẹ vài đêm rồi đi. ''Đời người trải đủ thứ lo toan về già lại chỉ thèm một thứ duy nhất, là được con cháu quan tâm'', bà Thành nói.
Chồng mất, bà như "gẫy một cánh tay'' cứ thơ thẩn trong nhà cả ngày. Các con lại đề nghị đón mẹ lên, nhưng bà không nỡ để bàn thờ chồng lạnh lẽo, cũng không chịu được sự ồn ào của thành thị. Từ đó, bà Thành tham gia vào 8,6% người cao tuổi sống một mình, theo số liệu mới nhất của Viện Dân số, Sức khoẻ và Phát triển.
Ông Trương Xuân Cừ, Phó chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam cho hay, nỗi cô đơn của người già như bà Thành đang là một thực tế, ngày càng gia tăng ở Việt Nam.
"Vì đặc thù công việc, nhiều gia đình con cái khi trưởng thành lên thành phố làm việc và sinh sống, tách khỏi bố mẹ. Thậm chí, có những gia đình con cái còn ở nước ngoài. Mô hình gia đình hạt nhân ngày càng phát triển, thay thế mô hình đa thế hệ như truyền thống", ông Cừ nói.
Thông tin từ một cuộc điều tra dân số củng cố thêm quan điểm của ông Cừ, khi chỉ ra cấu trúc gia đình Việt Nam đang thay đổi rõ rệt. Trong nghiên cứu công bố năm 2021 của Viện nghiên cứu Gia đình và giới, người cao tuổi sống cùng con giảm từ 79,73% vào năm 1992 -1993 xuống còn 28,4% năm 2017.
Tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý Phạm Thị Thúy (giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia - Phân viện tại TP HCM) cho rằng bên cạnh bối cảnh xã hội, sự mất kết nối giữa cha mẹ và con cái cũng là một trong những nguyên nhân khiến người già cô đơn, dù sống riêng hay ở cùng.
"Con cháu và bố mẹ già bây giờ quá khác biệt nên không thể hiểu được lối sống, cách ăn uống, ứng xử, không có sự đồng thuận, dẫn đến mất kết nối. Người già không thích ở với con và con cũng không thích ở với người già'', bà Thúy nói.
Đây cũng là tâm sự của bà Thành sau một thời gian sống cùng con ở phố. Dù máy giặt chạy cả giờ đồng hồ, bà vẫn tin nó không sạch bằng giặt tay. Người mẹ cũng thấy một tuần ăn đến ba bữa ngoài hàng là lãng phí, lại không sạch sẽ. Lần nào con dâu mua quần áo trên mạng, bà cũng thấy tiếc tiền vì "chất nóng, mặc chật chội mà lại đắt hơn chợ quê".
''Tôi nhờ đứa cháu mua cho vài bộ quần áo của hàng quen ở quê gửi lên cho. Quần áo thì tôi giặt vài nước cho sạch mới cho vào máy'', bà kể. Người mẹ vô tư, nhưng các con bà lại tự ái. Họ trách ngược mẹ làm vậy khiến mọi người nghĩ các con không lo cho mẹ được bộ đồ tử tế, phải mua ở quê gửi lên. Họ cũng không thoải mái khi người mẹ hay càm ràm chuyện mua bán.
"Cuộc sống bận rộn, đủ thứ phải lo. Dùng máy giặt hay ăn ngoài hàng đôi ba bữa là để giải phóng sức lao động, có thời gian nghỉ ngơi chứ các con đâu có rảnh để làm hết mọi thứ được'', chị Hạnh, con dâu bà Thành phân trần với mẹ. Nhưng bà tự ái, nghĩ con có ý nói mình ''rảnh không có việc gì làm''. Dù các con khuyên giải thế nào, bà cũng giục chồng về quê, không trở lại thành phố nữa.
"Bữa cơm, chúng nó toàn nói những chuyện công ty, chuyện buôn bán làm ăn, lâu lâu thêm mấy câu tiếng Anh, chúng tôi như người thừa. Vài đứa cháu nhưng tối là chúng xem điện thoại, ôm máy tính, có đứa nào thích nghe truyện Kiều, nghe ca dao đâu", bà than.
Kết quả điều tra của Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam năm 2020, cứ 2,2 người cao tuổi có một người không hạnh phúc khi chung sống với con cháu trong gia đình mở rộng.
Ảnh minh họa: Unsplash
Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Thúy cho biết, đôi khi cách ứng xử của con cái không tinh tế, không hiểu tâm lý người già hoặc vô tâm cũng dễ gây tổn thương cho cha mẹ. "Ví dụ chỉ câu nói tưởng vô tình kiểu 'mẹ không hiểu được đâu!' cũng có thể khiến người già để bụng. Dù sống cùng con cháu, không phải lo tiền bạc, họ vẫn thấy lạc lõng, cô đơn'', bà nói.
Bên cạnh một bộ phận người già tích cực giao lưu, gặp gỡ, đa số người lớn tuổi ở Việt Nam có tâm lý tự thu mình, ngại giao tiếp, ngại gặp gỡ mọi người dẫn đến cô đơn. Một số người lại vì sợ con cái lo lắng, suy nghĩ nên không nói ra chuyện mình mệt mỏi, ốm đau hay buồn bực, khiến khoảng cách thế hệ càng xa.
Theo bà Thúy, cô đơn, đồng nghĩa người già không có người chia sẻ những khó khăn mà độ tuổi của họ phải đối mặt, đặc biệt là sức khỏe, thiếu người quan tâm, chăm sóc. Giống như bà Thành, họ dễ gặp rủi ro về sức khỏe.
Hai năm dịch bệnh, khi vợ lên Hà Nội chăm cháu nội, ông Trần Văn Đức (75 tuổi, ở Hà Nam) bị ngã chảy máu đầu. Ông lão một tay dựa tường đứng dậy, một tay ôm đầu, tự đi đến trạm xá khâu. Dù huyết áp cao, ông vẫn tự bắt xe lên bệnh viện Bạch Mai khám khi mệt vì không muốn phiền ai, dù các con sống ở Hà Nội. Khi con gái gọi điện lên báo cho mẹ, bà Thịnh, vợ ông Đức chỉ biết nằm khóc. ''Hẳn lúc một mình, ông ấy cô đơn lắm'', bà nói.
Nhưng không chỉ cha mẹ già buồn phiền, theo bà Phạm Thị Thúy, việc họ ôm nỗi cô đơn, không chia sẻ cũng khiến các con sống trong nỗi day dứt, lo lắng. ''Gia đình có điều kiện còn lắp được camera để biết cha mẹ thế nào, gửi tiền hàng tháng chu cấp, chứ con cái nghèo, không thể ở bên sẽ canh cánh hơn nữa", bà nói.
"Cô đơn, buồn phiền khiến sức khỏe người già ảnh hưởng nghiêm trọng, lại tạo thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội nói chung, cho con cái của các gia đình nói riêng'', ông Trương Xuân Cừ nhận định.
Thực tế chứng minh, tốc độ già hóa dân số tại Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng. Dự báo đến 2050, Việt Nam sẽ trở thành "nước siêu già" với tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm 18%. Điều này gây áp lực với hệ thống an sinh xã hội, suy giảm nhân lực, đặc biệt là lao động trẻ. Dự báo sau năm 2035, cứ 4 người trong độ tuổi lao động phải gánh 3 người ngoài tuổi lao động. Đương nhiên, nếu người già phải đối mặt với vấn đề về tâm lý, sức khỏe gánh nặng sẽ càng tăng thêm.
Người cao tuổi tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ vui khỏe và hạnh phúc hơn. Ảnh: Phạm Nga
Bà Phạm Thị Thúy cho rằng người già nên tập suy nghĩ tích cực, lạc quan, thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng phù hợp với độ tuổi để vui vẻ hơn.
Để không cô đơn, ngay từ khi còn trẻ, mỗi người cần tạo thói quen tốt, nếp sống khoa học, biết lắng nghe và chia sẻ với người khác, dám nói ra những khó khăn của bản thân. ''Phải có trách nhiệm với tuổi già và chuẩn bị cho tuổi già càng sớm càng tốt. Sự chuẩn bị không chỉ tài chính mà còn là tâm lực, trí lực mà cả thể lực'', chuyên gia nói.
Ông Trương Xuân Cừ nêu ý kiến, Việt Nam cần phát triển nhiều hơn nữa các viện dưỡng lão, các hình thức chăm sóc sức khỏe cho người già, khuyến khích người cao tuổi tham gia vào các hoạt động tập thể để sống vui, sống khỏe.
Về mặt chính sách, bà Thúy cho rằng đang có những lỗ hổng. Sau 60 tuổi, sức khỏe của người già đã giảm sút, nhưng trợ cấp xã hội đến 80 tuổi mới được hưởng. Trong khi đó, hơn 9 triệu người sau tuổi nghỉ hưu chưa được hưởng một tầng an sinh nào khác. Nguồn thu nhập của người già Việt Nam phần lớn vẫn từ hỗ trợ của con cái, tới 38%; 29% từ tiếp tục làm việc, chỉ 15% hưởng hưu trí và 10% nhận trợ cấp xã hội.
"Tài chính là yếu tố quan trọng giúp con người thấy tự tin và yên tâm hơn. Nếu người già không có lương, không có trợ cấp, con cái khó khăn không thể hỗ trợ, họ sẽ càng buồn phiền, co mình lại, dẫn đến cô đơn'', chuyên gia nói.
Bà Thành không trách các con, chỉ phiền vì tuổi già, không thể thích nghi. Người mẹ chấp nhận sống một mình ở quê, dù lúc nào cũng ước một trong ba đứa dọn về gần.
Phạm Nga
Ngay năm đầu hôn nhân, vợ chồng Tường Vân đã nhiều lần lục đục, suýt ly dị vì bất đồng chuyện tiền nong. Mọi thứ chỉ yên ả khi họ quyết định "tiền ai người đó giữ".
Sáu năm trước, khi con chào đời, Tường Vân, 30 tuổi, ở Thủ Đức, TP HCM bàn với chồng bỏ chế độ "nộp lương cho vợ". Chị thỏa thuận anh giữ toàn bộ thu nhập của mình, chỉ cần đóng tiền điện nước, Internet, mua sữa tã cho con đầy đủ. Vân phụ trách tiền chợ búa và gửi tiết kiệm. Còn lại, hai người sẽ thống nhất các khoản chung dành cho tương lai của con, tiền dự phòng...
Tường Vân nhận ra kể từ đó chồng trách nhiệm hơn trong quản lý chi tiêu cá nhân, không còn ỷ lại vợ. Chị cũng không phải đau đầu tính toán từng đồng cho chợ búa và các khoản chi tiêu. ''Ai cũng chủ động, từ đó độc lập và thoải mái hơn. Nhà tôi không còn xung đột tài chính nữa'', chị kết luận.
Tường Vân và chồng tìm được tiếng nói chung khi tiền ai người đó tiêu. Ảnh nhân vật cung cấp
Các nhà xã hội học và tâm lý cho hay, xu hướng vợ chồng xây dựng quỹ chung, giữ lại một khoản riêng đang phát triển trong các gia đình trẻ Việt Nam nói chung và trên thế giới nói riêng.
Tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính Quốc gia, phân viện TP HCM) cho biết, ở Việt Nam chưa có khảo sát nào về gia đình áp dụng mô hình quản lý tài chính "tiền ai người đó tiêu", nhưng qua các buổi tham vấn, nói chuyện chuyên đề, bà nhận thấy khoảng 80% gia đình trẻ chọn cách quản lý tài chính này.
Một cuộc khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Insider and Morning Consult (Mỹ) năm 2019 với 2.000 người cho thấy 37% thế hệ trẻ đã kết hôn giữ tài chính tách biệt với bạn đời, trong khi ở thế hệ cha mẹ họ, con số này là 27%.
''Vợ chồng thời nay đa phần có công việc đa dạng, nhiều nguồn thu và cũng nhiều khoản chi không cố định nên độc lập tài chính sẽ hợp lý hơn, thay vì tiền thu về một mối như truyền thống'', bà Thúy nhận định.
Theo chuyên gia, giống như gia đình Tường Vân, khi vợ chồng đều có thu nhập, thì tiền ai người đó tiêu sẽ giúp cả hai có được sự độc lập tài chính, độc lập tư tưởng, từ đó thấy tự tin, thoải mái hơn, giúp gia đình hạnh phúc.
''Tiền chỉ là công cụ, nhưng lại ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng. Khi trục trặc trong mối quan hệ tiền bạc, sẽ dẫn đến trục trặc trong tình cảm, giao tiếp, thậm chí tình dục, khiến chất lượng sống gia đình giảm'', bà nói.
Đây là tình cảnh của Tường Vân năm đầu hôn nhân. Thu nhập của anh chị mỗi người khoảng 10 triệu đồng. Hàng tháng, người chồng đưa 80% thu nhập cho vợ giữ. Tường Vân phải xoay xở chi tiêu tiền điện, tiền nước, chợ búa, các khoản phát sinh lẫn tiết kiệm. Trong khi đó, chồng chị không biết gì về chi tiêu nên thấy vợ than thở thiếu tiền, anh lại hỏi "mới đưa mà hết rồi à?".
Anh cũng hay thắc mắc về các khoản chi khiến Vân stress. ''Tôi áp lực vô cùng khi vừa phải đi làm kiếm tiền, vừa phải cân bằng chi tiêu, chăm lo cho con cái. Hai vợ chồng vì vậy mà cãi vã'', chị kể.
Thanh Hảo (26 tuổi, Hà Nội) và chồng trước khi kết hôn đã thống nhất đóng góp vào các khoản chung và tiết kiệm dựa trên phần trăm thu nhập, còn lại tiền ai nấy giữ.
Lương của cô, một biên tập viên truyền hình khoảng 18 triệu đồng một tháng, còn chồng Hảo thu nhập cao hơn. Anh chi vào khoản chung nhiều hơn. Các khoản tiền riêng của bạn đời bao nhiêu, hai người không biết và cũng không can thiệp. Khi cần huy động một số tiền lớn, cả hai bàn bạc và thống nhất ai sẽ chi bao nhiêu.
"Với cách này, chúng tôi chỉ thấy ưu điểm", cô nói. Họ được tự do chi tiền cho các hoạt động, sở thích cá nhân, học hành và cảm thấy tự chủ kinh tế. Từ lúc yêu đến lúc cưới, đôi trẻ chưa từng gặp bất hòa về tài chính.
''Tôi chỉ biết thu nhập của anh từ hai năm trước chứ bây giờ không rõ. Nhưng vì anh là người có khả năng quản lý tài chính tốt nên tôi rất tin tưởng'', Hảo cho hay. Cô dự tính khi có con, hai người sẽ cùng tính toán lại cách điều phối tiền của gia đình một lần nữa.
Thanh Hảo và chồng trước khi cưới đã thống nhất về cách chi tiêu nên chưa từng mâu thuẫn tài chính. Ảnh nhân vật cung cấp
Tuy vậy, tiến sĩ Thúy cảnh báo mô hình tài chính gia đình này có nhiều tích cực nhưng sẽ có hại nếu vợ chồng không có tiết kiệm chung, không hoạch định kế hoạch chi tiêu. "Nhiều gia đình đang gặp tình trạng cả hai hoang phí, vung tay, đến khi cần khoản lớn bất ngờ lại không có", bà Thúy nói.
Vợ chồng Bích Thùy (30 tuổi, ở Hồ Tây, Hà Nội) nằm trong số đó. Họ không lập kế hoạch tài chính hay tổng kết chi tiêu trong tháng. ''Tôi không biết chồng thu nhập bao nhiêu, chỉ bảo anh lo được hết các khoản lớn cho gia đình là được'', Thùy nói.
Cô gái là nhân viên văn phòng có mức thu nhập khoảng 20 triệu đồng. Hàng tháng, Bích Thùy chi hơn 9 triệu đồng cho con trai học mẫu giáo, còn lại chi tiêu cho riêng mình, hầu như không có tiết kiệm. Các khoản điện nước, dịch vụ nhà ở và khoản lớn khác do chồng phụ trách. Hai vợ chồng có ba thẻ ghi nợ nên chợ búa, mua sắm cho gia đình, Bích Thùy đều quẹt thẻ còn để chồng thanh toán. Tiền thưởng Tết hàng năm khoảng 100 triệu đồng, cô góp với chồng vào quỹ đầu tư chứng khoán. Đó cũng là khoản chung duy nhất của hai vợ chồng.
Năm ngoái, chứng khoán thua lỗ, hai vợ chồng lại đi du lịch nhiều nơi, thâm hụt khoảng 100 triệu đồng. ''Chúng tôi không tổng kết chi tiêu nên không biết một tháng phải chi bao nhiêu để tiết chế'', Bích Thùy nói. Cô thừa nhận cách quản lý tài chính thiếu hợp lý nhưng vì quen thoải mái nên hai vợ chồng chưa thể thay đổi.
Vì không bàn bạc, thống nhất chi tiêu, chỉ dựa trên sự tin tưởng nên Bích Thùy lo nếu sau này chồng không trung thực tài chính, mình cũng không thể biết. "Tôi cũng lo nếu cứ thế này, sinh thêm con hai vợ chồng không đủ chi tiêu", Thùy nói.
Gia đình Bích Thùy trong một chuyến du lịch năm 2022. Ảnh nhân vật cung cấp
Chuyên gia cho rằng không có cách quản lý tài chính nào phù hợp với mọi gia đình, mà phụ thuộc vào mức thu nhập từng hộ và hai người cảm thấy thế nào về cách quản lý đó.
Vì vậy, để tránh bất đồng, vợ chồng cần ngồi lại với nhau, nói thật rõ ràng quan điểm của từng người, mục tiêu của gia đình, về số tiền có thể kiếm được (gồm cả khoản cố định và không cố định) và đưa ra giải pháp chi tiêu phù hợp. Vợ chồng luôn phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng, chia sẻ và tin tưởng nhau.
Bà Thúy lưu ý, dù tiền ai người đó tiêu, vợ chồng cũng nên thống nhất chi ở mức bao nhiêu thì cần thông báo với bạn đời, để thể hiện sự tôn trọng.
''Có gia đình, chồng chỉ mua cho bố mẹ đẻ cái quạt, không nói với vợ mà mâu thuẫn đến mức ly hôn. Việc chi tiền mua cái quạt đó không phải là vấn đề, mà vấn đề ở chỗ bạn đời thấy bị coi thường'', chuyên gia nói.
Minh Thơm - Phạm Nga
Nguồn: https://vnexpress.net/vo-chong-tien-ai-nguoi-do-tieu-4577137.html
PNO - Tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy - giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, Phân viện TPHCM - đã dành cho Báo Phụ nữ TPHCM cuộc trò chuyện về ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với trẻ em.
Chuyên gia cho rằng Trấn Thành không sai nhưng chưa khéo léo trong cách từ chối khán giả ở cương vị người nổi tiếng. Ngoài ra, mặt trái của mạng xã hội cũng là vấn đề đáng bàn.
Trong 2 ngày qua, những bài viết liên quan đến việc Trấn Thành bị tố chen hàng, đòi bao rạp phủ sóng mạng xã hội kéo theo lượt tương tác lớn và vô vàn ý kiến trái chiều. Vụ việc bắt nguồn từ bài tố của tài khoản N.V. đăng ngày 2/3 và tạm lắng xuống khi Trấn Thành lên tiếng giải thích tối 3/3.
Chỉ một bài đăng đã dẫn dắt cả mạng xã hội.
Bài học cho Trấn Thành và khâu xử lý của rạp phim
Cụ thể, tối 2/3, tài khoản N.V. có bài đăng tố cáo Trấn Thành bất lịch sự chen hàng khi anh này đang cùng bạn gái đợi mua vé tại một rạp chiếu ở TP.HCM đêm 1/3. Trong bài đăng, N.V. cho biết khi anh đang xếp hàng chờ mua vé, Trấn Thành cùng em gái Uyển Ân và nhóm bạn xuất hiện.
Trấn Thành thậm chí chen lên và yêu cầu mua tất cả số vé còn lại để bao rạp. N.V. đề nghị Trấn Thành nhượng lại 2 vé nhưng nhận được câu trả lời từ nam MC: “Anh cần sự riêng tư em ơi”. Bài viết sau đó được chia sẻ trên hàng loạt fanpage. Lúc này, số đông khán giả chỉ trích nam MC. Từ khóa “riêng tư” cũng thành trend phủ sóng mạng xã hội.
Sáng 3/3, trao đổi với Zing, chị Nguyễn Thị Thanh Hạ - quản lý rạp CGV Vincom Đồng Khởi - khẳng định Trấn Thành đã đặt vé từ trước. Đêm 1/3, anh chỉ đến nhận vé nên không có chuyện MC đòi mua tất cả vé để bao rạp như N.V. tố cáo. Chị Thanh Hà nói thêm thời điểm đó, nhân viên rạp phim đã giới thiệu suất chiếu lúc 23h20 (chỉ sau 10 phút) cho anh N.V.
Trưa cùng ngày, quản lý Trấn Thành đưa ra câu trả lời tương tự khi Zing liên hệ.
Sau hơn một ngày chiếm sóng mạng xã hội, tối 3/3, Trấn Thành mới chính thức lên tiếng. Trong bài viết, Trấn Thành đưa ra bằng chứng đặt trước phòng xem phim. MC cũng khẳng định không chen hàng như N.V. tố cáo. Ngoài ra, Trấn Thành cho biết anh không nói câu: “Còn bao nhiêu vé, anh mua hết”.
“Trong lúc tôi trả tiền, có một người khách (có thể là bạn N.V.) khều tôi bảo: ‘Anh ơi. Anh mua hết vé rồi hả? Anh nhường em 2 vé đi’. Tôi bảo: ‘Xin lỗi, không được em, anh đã đặt riêng và mua hết vé phòng này rồi’. Bạn vẫn khư khư: ‘Anh nhường em 2 vé thôi. 2 vé thôi mà’. Lúc đó tôi mới nói câu: ‘Không được đâu em ơi. Anh cần sự riêng tư. Bạn tỏ ra rất khó chịu với tôi”, Trấn Thành kể.
MC tiếp tục: “Trong khi đó, tôi cũng không thật sự thấy thoải mái khi bất ngờ có một người không quen biết, chưa hỏi mình xem phim gì, suất mấy giờ mà yêu cầu nhường 2 vé bằng được. Trong khi đó, tôi đã đặt trước và chỉ chờ để thanh toán”.
Sau chia sẻ của Trấn Thành, tài khoản N.V. cho biết dừng lên tiếng về vụ việc. Đến lúc này, ồn ào mới tạm lắng xuống.
Tuy nhiên, nhiều khán giả cho rằng trong sự vụ, Trấn Thành không sai nhưng chưa đủ khéo léo, đặc biệt ở tầm cỡ một nghệ sĩ lâu năm và thành công. Không ít ý kiến cho rằng câu nói “Anh cần sự riêng tư em ơi” cũng cho thấy thái độ khó chịu từ nam MC. Và điều đó có thể gây thất vọng với những khán giả vốn yêu mến hình ảnh thường thấy của Trấn Thành trên các chương trình. Trong bài viết, tài khoản N.V. khẳng định anh đi xem phim mới của Trấn Thành tới 3 lần.
Trao đổi với Zing về việc Trấn Thành được nhận xét chưa khéo léo khi trả lời khách hàng N.V., Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính Quốc Gia nhận định khán giả là người ngoài cuộc, nghe đôi bên nói qua nói lại sẽ không nắm được thông tin chính xác.
Trấn Thành vướng tranh cãi sau khi đi xem phim cùng bạn bè thân thiết.
“Nếu có chuyện đó thật thì đây cũng là bài học về ứng xử. Tôi đã xem nhiều chương trình Trấn Thành dẫn. Tôi thấy anh ấy có sự khéo léo của người làm MC nhưng tính cách khá bộc trực, thẳng thắn. Trong tình huống đó, Trấn Thành có thể nghĩ cách trả lời của mình là đủ rồi. Nhưng từ góc độ của người hâm mộ, điều đó có thể là chưa đủ tế nhị, khéo léo. Đây cũng là vấn đề người nổi tiếng phải chịu sự khắt khe hơn người khác”, Tiến sĩ Phạm Thị Thúy nhận định với Zing.
Chị nói thêm: “Người nổi tiếng làm gì cũng bị soi xét, do đó hãy cố gắng giữ sự bình an để bình tĩnh, lịch sự, giao tiếp hòa đồng vui vẻ trong mọi tình huống, dù tôi biết việc này không dễ dàng. Đây là cái giá phải trả của sự nổi tiếng. Nhưng tôi nghĩ mọi người nổi tiếng hãy coi đây là chuyện bình thường. Quan trọng, sai thì sửa và rút ra bài học từ chuyện vừa xảy ra”.
CGV cũng là một phần lý do khiến vụ việc bị đẩy đi quá xa. Sự việc xảy ra tại rạp CGV Vincom Đồng Khởi nhưng nhà rạp được cho là xử lý sự việc chậm chạp. Gần một ngày kể từ khi N.V. có bài viết tố cáo và khi báo chí phản ánh, CGV mới cho biết đang kiểm tra sự việc.
Ngoài ra, sau khi xác minh vụ việc, thay vì gửi thông cáo tới truyền thông hoặc đưa ra phản hồi chính thức, CGV lại để một cá nhân (cụ thể là chị Nguyễn Thị Thanh Hạ) lên tiếng trên mạng xã hội. Tài khoản Nguyễn Thị Thanh Hạ thậm chí không đưa ra bằng chứng, hình ảnh và khóa cả phần bình luận.
Báo chí sau đó phải liên lạc với ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc nội dung của CGV để xác nhận tài khoản của Thanh Hạ là thật. Nhiều ý kiến cho rằng nếu CGV không lên tiếng xác nhận, rất khó có cơ sở khẳng định Thanh Hạ có thực sự là quản lý của CGV Đồng Khởi hay không. Cách phản ứng, xử lý ồn ào này được đánh giá là thiếu kinh nghiệm, khiến vụ việc thêm bùng nổ.
Mặt trái của những lời tố cáo một chiều trên mạng xã hội
Sự việc của Trấn Thành những ngày qua bắt nguồn từ bài viết của một tài khoản mạng. Bài đăng được viết từ góc nhìn cá nhân và tính xác thực chưa được kiểm chứng. Tuy nhiên, nó lan truyền với tốc độ chóng mặt. Đáng nói, rất nhiều khán giả đã hoàn toàn tin vào bài viết đó.
Cộng thêm việc hàng trăm fanpage có lượt theo dõi lên đến triệu người cũng chia sẻ bài viết khiến tin tức liên quan đến Trấn Thành trở thành chủ đề nóng nhất trên mạng xã hội trong 2 ngày qua.
Tiến sĩ Phạm Thị Thúy cho biết vụ việc bùng lên trên mạng xã hội đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Lý do đầu tiên, bài viết về người nổi tiếng bao giờ cũng được quan tâm. Do đó, những bên liên quan nếu không xử lý truyền thông tốt sẽ gây nên những sóng gió.
“Sự thật là trong vụ việc lần này, phía Trấn Thành cũng lên tiếng hơi muộn. Sau bài viết đầu tiên, anh ấy không lên tiếng giải thích rõ ràng ngay, nên thành ra dư luận 'ném đá' Trấn Thành. Trong khi đó, thông tin trên mạng xã hội lan truyền theo từng giây. Chậm vài giây đã đủ gây xôn xao chứ không nói đến cả ngày. Đó chính là sức mạnh của truyền thông mạng và cũng là bài học của bất cứ ai nổi tiếng”, Tiến sĩ Phạm Thị Thúy cho biết.
Theo Tiến sĩ Phạm Thị Thúy, khách hàng phàn nàn về Trấn Thành có thể họ không hề ác ý mà chỉ hiểu nhầm. Nhưng việc họ đăng bài sẽ khiến công chúng quan tâm, đổ xô vào. Số đông có xu hướng nghe và tin những bài viết đầu tiên.
Điều đó cho thấy mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Nó thường thổi bùng tin tức tiêu cực nhanh hơn tích cực. Một bài viết rất bình thường cũng có thể gây sóng gió cho người nổi tiếng.
Tất nhiên, không ít bài viết đăng trên mạng xã hội là một chiều, kể theo góc nhìn có lợi cho người đăng tải. Thực tế, trong vụ Trấn Thành, người tố sau đó còn bị chính nhân chứng phản bác. Để thấy, khi chọn tin những thông tin trên mạng xã hội vẫn cần cái nhìn khách quan, tỉnh táo.
Nguồn: https://zingnews.vn/thay-gi-khi-vu-tran-thanh-chen-hang-bao-rap-sang-to-trang-den-post1408848.html
Thời gian qua, hàng loạt sao nữ như Bảo Anh, Midu, Trúc Anh... bị đồn mang thai, kèm theo đó là những bình luận khiếm nhã, tiêu cực về vóc dáng.
Tấm hình mới của Bảo Anh đang ngập tràn những bình luận liên quan đến việc mang thai. Cộng đồng mạng cho rằng Bảo Anh mất phom dáng so với trước đó và vì thế họ khẳng định cô từng sinh con. Trước Bảo Anh, nhiều nghệ sĩ Việt cũng bị đồn thổi mang thai chỉ vì vài tấm hình lộ vóc dáng hoặc vòng 2 bụ bẫm hơn trước.
Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính Quốc Gia nhận định nghệ sĩ có mang thai thật hay không cũng dễ bị tổn thương nghiêm trọng về cả thể chất lẫn tinh thần bởi những bình luận tiêu cực của khán giả.
Sao nữ hễ lộ vóc dáng bụ bẫm là bị đồn mang thai
Hơn một tháng sau khi rộ tin mang thai, Bảo Anh lộ diện. Khi nữ ca sĩ đăng ảnh mặc đồ bơi, phản ứng của nhiều tài khoản mạng là soi vóc dáng để tìm xem Bảo Anh có bất cứ dấu hiệu nào của việc mang thai hay không. Chỉ cần tìm được bất cứ “bằng chứng” nào mà họ cho thấy là giống đã sinh con, cộng đồng mạng lập tức đưa ra lời khẳng định dẫu cho người trong cuộc - Bảo Anh - chưa một lần lên tiếng.
“Bụng này là sinh em bé rồi. Mất hết phom dáng thời con gái”, “Bụng của Bảo Anh rõ là sinh con rồi. Chỉ người mang bầu mới có lằn đen ở giữa bụng”, “Bụng này mới đẻ xong chắc luôn. Nguyên đường đen dưới rốn thì rõ là từng mang thai”, những bình luận như vậy xuất hiện liên tục dưới hình ảnh mới của Bảo Anh.
Hơn một tháng trước đó, thông tin Bảo Anh mang thai rộ lên trên mạng xã hội. Cùng thời điểm, cô lộ hình hôn Nega - vũ công và cũng là thí sinh của Bảo Anh tại Street Dance Vietnam. Kể từ đó, nhiều khán giả khẳng định việc Bảo Anh trở thành mẹ. Trong khi đó, nữ ca sĩ giữ im lặng.
Bảo Anh bị đồn mang thai vì lộ vòng 2 lớn qua một số tấm hình.
Trúc Anh cũng giữ im lặng suốt thời gian dài trước khi lên tiếng phủ nhận việc mang thai. Thông tin bắt nguồn từ năm 2022 khi hình ảnh nữ diễn viên tăng cân và mặc trang phục rộng tại một buổi họp báo phim. Thời gian sau đó, hình ảnh mũm mĩm của Trúc Anh liên tục được chia sẻ khiến tin nữ diễn viên mang thai tiếp tục được chú ý.
Tới 19/1, diễn viên trẻ lần đầu tiên trực tiếp nhắc đến tin đồn mang thai. Trúc Anh tâm sự cô gặp vấn đề sức khỏe nên vóc dáng bụ bẫm. Càng đáng buồn hơn khi cô bị đồn thổi mang bầu.
“Tôi đã trải qua giai đoạn tăng cân, xuống sắc. Đó là khoảng thời gian tôi gặp những vấn đề về sức khỏe và không được vui vẻ lắm. Lúc đó tôi rất yếu đuối. Đương nhiên cũng nên cho bản thân cơ hội để yếu đuối. Không thể cứ gồng mình để tỏ ra mạnh mẽ mãi. Tuy nhiên, theo tôi, bên trong tạo ra bên ngoài. Sau thời gian gặp biến cố, tôi cố gắng tập thể dục lấy lại vóc dáng. Hiện tại, tôi cảm nhận năng lượng bên trong tích cực hơn. Bản thân vui vẻ thì bên ngoài cũng dần cải thiện”, Trúc Anh tâm sự.
Midu thậm chí 2 lần lên tiếng khi liên tục bị đồn mang thai. Theo Midu, những tin đồn ác ý ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, hoạt động nghệ thuật, uy tín của cô trước phụ huynh, sinh viên. Do đó, nữ diễn viên mong muốn khán giả dừng lan truyền những tin đồn sai sự thật.
"Với cô gái chưa lập gia đình, mọi người nói người ta có bầu dù không một bằng chứng hay lý lẽ thì đó là lời đồn rất ác ý, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm. Tôi hy vọng mọi người sẽ hiểu cho mình, đừng tiếp tay cho những lời đồn độc hại ảnh hưởng và tổn thương danh dự người khác, vì đó chính là bạo lực ngôn từ", cô bức xúc lên tiếng.
Cách đây ít ngày, Midu một lần nữa phản ứng gay gắt. Lần này, lý do công chúng đồn thổi là tấm hình Midu lộ vòng 2 được nhận xét lớn hơn trước khi đi quảng bá phim điện ảnh mới.
Midu nhấn mạnh: “Mình xin khẳng định một lần nữa, mình chưa từng có bầu, đang không có bầu và chưa có ý định có bầu”.
Tình trạng chung của hầu hết nghệ sĩ nữ ở Việt Nam là bị đồn có bầu mỗi lần lộ vóc dáng bụ bẫm hoặc vòng 2 lớn. Đáng nói, thời đại mạng xã hội bùng nổ, thông tin được đăng tràn lan mà không được kiểm chứng, những lời đồn liên quan đến đời tư của người nổi tiếng càng lan nhanh, lan rộng theo cấp số nhân. Bất chấp tính xác thực của thông tin, nhiều người dễ dàng tin vào những nguồn tin đó và đưa ra bình luận tiêu cực.
Mọi bình phẩm ngoại hình đều gây tổn hại thể chất và tinh thần
Phản ứng gay gắt của Midu hoặc tâm trạng buồn bã của Trúc Anh là điều dễ hiểu. Bởi theo Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy, chỉ nhìn hình ảnh thôi mà đoán ai đó đang mang thai hoặc phẫu thuật thẩm mỹ rồi có bình luận ác ý cũng là một dạng body shaming, tấn công vào hình thể của người khác.
Theo tiến sĩ, đây không phải cách ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội. Xã hội hiện đại, ai cũng có quyền riêng tư. Ai đó cơ thể ra sao và cuộc sống riêng tư thế nào, đó cũng không phải việc để người khác có quyền bình luận.
“Văn nghệ sĩ đang phải chịu đựng hành xử thiếu văn hóa của một bộ phận trên mạng xã hội. Nhiều trường hợp lợi dụng sự nổi tiếng của giới nghệ sĩ để câu view, câu like. Đây là mục đích không thiện ý với người nổi tiếng và cộng đồng. Họ mang thai hay không thì cũng dễ bị tổn thương bởi những bình luận tiêu cực”, chuyên gia phân tích.
Tiến sĩ Phạm Thị Thúy nhận định: “Trong trường hợp họ mang thai nhưng chưa muốn công khai mối quan hệ yêu đương tình cảm thì sẽ không hề muốn người khác bình luận về đời sống riêng tư của họ theo cách đó. Đặc biệt, người Việt Nam rất kín đáo trong chuyện có con. Họ chỉ công khai khi đã chắc chắn về sự phát triển của thai nhi. Vì thế, sự đồn đoán việc một người mang thai hay không chỉ qua hình ảnh sẽ có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý người mẹ nếu người đó đang mang thai”.
Midu và Trúc Anh bị ảnh hưởng tâm lý vì tin đồn.
Chẳng hạn họ có thai nhưng chưa muốn công khai, những bài viết trên mạng xã hội hoặc bình phẩm tiêu cực có thể làm cho tâm lý người mẹ bất ổn. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh khi mẹ bầu buồn, lo lắng, sau vài giây thai nhi sẽ bị ảnh hưởng, em bé có phản ứng bất an trong bào thai.
“Cảm xúc của người mẹ có thể ảnh hưởng tới cân nặng, sự phát triển thể chất, tinh thần, phát triển trí não của trẻ. Do đó, tôi rất phản đối việc này. Chúng ta cần bảo vệ sự hạnh phúc của mẹ bầu, tuyệt đối không nên có lời nói, thái độ tiêu cực về chuyện mang bầu của phụ nữ qua việc bình phẩm ác ý về cơ thể người mẹ”, tiến sĩ Phạm Thị Thúy nói.
Còn trong trường hợp nghệ sĩ không mang thai, những bình luận đồn đoán là bịa đặt, vu khống. Việc này khiến nghệ sĩ bị ảnh hưởng, nhất là khi họ chưa sẵn sàng công khai mối quan hệ hoặc việc mang bầu.
Phụ nữ nói chung và nghệ sĩ nói riêng thường rất coi trọng ngoại hình. Mọi bình phẩm về ngoại hình nhẹ có thể khiến người nghe buồn và nặng hơn là gây ám ảnh. Họ có thể cảm thấy bị sỉ nhục hoặc cảm thấy bị giảm giá trị. Từ đó, họ có những hành động cực đoan như bỏ ăn hoặc thậm chí hút mỡ và có thể phải gánh chịu hậu quả không mong muốn sau đó.
"Những bình phẩm ngoại hình khiến người nghe không đủ tự tin, thấy bị mất uy tín... Tôi nghĩ đây là hình thức hại người, thậm chí có thể so sánh với giết người không dao. Đây là tình trạng khó tránh với người nổi tiếng trên mạng xã hội. Do đó, tôi nghĩ khi có những thông tin sai sự thực và bình luận tiêu cực, người nổi tiếng tốt nhất không nên cập nhật. Những bình luận tiêu cực là sự độc hại cho tâm hồn của bạn. Do đó, hãy cố gắng giữ bản thân tránh xa chúng”, chuyên gia khẳng định thêm.
Nguồn: https://zingnews.vn/su-khiem-nha-quanh-tin-don-bao-anh-midu-mang-thai-post1413094.html
PNO - Theo tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy, ba mẹ nên biết cách ứng xử để trẻ sử dụng số tiền lì xì hàng năm một cách hợp lý; vì điều đó liên quan đến việc dạy trẻ về giá trị tiền bạc, cách tiêu tiền, tiết kiệm tiền, cách đối nhân xử thế đối với người lì xì cho trẻ.
PNO - Dù đang ở gần hay cách xa, nếu cha mẹ và con cái cùng mở lòng ra thì khoảng cách địa lý hay khoảng cách tâm lý không còn là vấn đề nữa.
Theo các chuyên gia, tùy vào tính chất và mức độ mà các hành vi chửi bới, lăng mạ, đánh người tham gia giao thông, chống người thi hành công vụ của các 'côn đồ' đường phố đều có chế tài, xử phạt.
Vì sao người vi phạm giao thông dễ chống đối, lăng mạ người thi hành công vụ ?
Tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý lâm sàng Phạm Thị Thúy cho biết, nguyên nhân mấu chốt dẫn đến việc người dân bộc phát hành vi cãi vả, chống đối người thi hành công vụ là do mất kiểm soát cảm xúc. Minh chứng dễ thấy nhất chính là khi bị CSGT gọi vào kiểm tra, xử phạt, người dân sẽ cảm thấy bực bội, nghĩ lỗi không đáng xử phạt hoặc đang có việc vội.
“Khi nóng giận, người dân dễ mất kiểm soát bản thân, đổ lỗi do cơ quan chức năng không công tâm và chống người thi hành công vụ, chứ người vi phạm không mong muốn bị phạt”, bà Thuý nói.
Theo bà Phạm Thị Thúy, những khó khăn, áp lực trong cuộc sống cộng với kẹt xe, khói bụi… cũng là nguyên nhân khiến con người trở nên căng thẳng và dễ bộc phát sự nóng giận, hành xử kém văn minh khi tham gia giao thông.
Tài xế say xỉn không chấp hành hiệu lệnh kiểm tra của CSGT BÍCH NGÂN |
Theo bà Thúy, việc CSGT hành xử thiếu tôn trọng, xử phạt không công tâm sẽ làm tăng mâu thuẫn giữa người dân và cơ quan chức năng. Dù người dân có vi phạm luật giao thông, cán bộ cũng phải tôn trọng, chào hỏi, giới thiệu tên khi làm việc và xử phạt đúng người, đúng tội.
Mặt khác, hiện nay, mạng xã hội xuất hiện nhiều video, hình ảnh thể hiện người dân “bắt” lỗi CSGT, được cho là “đòi lại công bằng”. Đáng nói, một số người dùng mạng xã hội tiếp nhận thông tin một chiều, thiếu kiểm chứng tiếp tục chia sẻ, ủng hộ hành vi này và bắt chước để đối phó với CSGT gây ra những hậu quả khôn lường.
Để giữ môi trường giao thông lành mạnh, văn minh, người thi hành công vụ phải làm gương, không dung túng cho hành vi sai trái. Người dân cần nghiêm chỉnh chấp hành hiệu lệnh kiểm tra của CSGT, hành xử dựa trên quyền và nghĩa vụ của công dân trước pháp luật; không sử dụng bạo lực, lời lẽ thô tục xúc phạm người khác khi tham gia giao thông, bà Thúy chia sẻ.
Khuyến nghị lắp đặt camera giám sát
Trao đổi về ứng xử của người vi phạm giao thông với lực lượng thi hành công vụ, luật sư (LS) Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn LS TP.HCM cho biết, theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ, cá nhân có hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ có thể bị xử phạt hành chính cao nhất là 8 triệu đồng. Đồng thời, người nào dùng lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ còn áp dụng biện pháp buộc xin lỗi công khai.
Cũng theo LS Hậu, việc bổ sung chế tài xử phạt hành chính đối với hành vi người tham gia giao thông chửi bới, xúc phạm người tham gia giao thông là khó thực hiện, vì khi xảy ra sự việc không phải lúc nào cơ quan chức năng cũng có mặt để xử lý.
Để xây dựng môi trường giao thông văn minh, an toàn, ông Hậu khuyến nghị lắp đặt camera giám sát phục vụ điều tiết giao thông, tăng hiệu quả trong xử lý vi phạm hành chính; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
CSGT trích xuất hình ảnh, video để đối chiếu, xử lý vi phạm nhằm nâng cao hiệu quả công tác, hạn chế tranh cãi
BÍCH NGÂN |
Theo LS Trương Văn Tuấn (Đoàn LS TP.HCM), người dân đánh, đâm chém nhau do mâu thuẫn từ việc tham gia giao thông đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị truy cứu về tội “cố ý gây thương tích” theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Nếu người dân đánh, lăng mạ, chửi bới, không chấp hành hiệu lệnh của người thi hành công vụ có thể bị truy cứu về tội “chống người thi hành công vụ” theo Điều 330 Bộ luật Hình sự với mức phạt tù đến 7 năm.
LS Tuấn cho biết thêm, từ cuối năm 2019 đến nay, CSGT đã được trang bị camera tuần tra khi làm nhiệm vụ. “Khi người dân cản trở, chửi bới, lăng mạ, xúc phạm, chống người thi hành công vụ… cơ quan chức năng sẽ trích xuất dữ liệu từ camera để làm chứng cứ, căn cứ xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.”, LS Tuấn cho biết.
Theo LS Tuấn, tuy chưa có tiền lệ xử phạt trường hợp người tham gia giao thông xúc phạm, chửi bới người tham gia giao thông khác, nhưng pháp luật đã quy định rõ về hành vi “gây rối trật tự công cộng”, “làm nhục người khác”. Vì vậy, người dân khi làm việc với CSGT và người tham gia giao thông khác nên hết sức bình tĩnh, tuân thủ pháp luật, tránh tối đa việc cự cãi dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật.
Nguồn: https://thanhnien.vn/van-hoa-giao-thong-ky-3-lam-gi-de-ngan-chan-con-do-duong-pho-post1513821.html
PNO - Chính cha mẹ và thầy cô phải xả van nồi áp suất, cho trẻ được hòa mình với thiên nhiên, cảm nhận tình cảm của người lớn.