Thấy Minh Hà lấy chồng gần 10 năm mà không dám đi đâu chơi, một người bạn mời vào TP HCM, bao mọi chi phí, chị nghĩ mấy ngày mà vẫn chưa dám quyết.

Điều khiến chị băn khoăn nhất khi ra quyết định là "không nỡ đi chơi để hai đứa con 8 tuổi và 6 tuổi ở nhà cho bố và bà nội". "Mang cả con đi thì không thoải mái mà cũng phát sinh chi phí", Minh Hà nói.

Tháng trước, công ty đóng cửa vì thua lỗ, chị chuyển sang làm tại nhà cho một doanh nghiệp khác với thu nhập tốt hơn nhưng lúc nào cũng phải kè kè máy tính. Ngoài công việc, chị lo con cái, cơm nước và đủ thứ việc khác nên bận đến nỗi "cái tóc còn cắt ngắn đi để đỡ phải chải nhiều, tốn thời gian".

Nghe chị tâm sự đêm nào cũng nằm ngủ cũng mơ thấy sếp mắng, lo không đạt KPI, người bạn thân ở TP HCM động viên chị nên thư giãn. "Tạm xa công việc, xa con cái vài bữa để được sống cho bản thân mình", người bạn khuyên, khiến chị Minh Hà phải suy tính.

https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-3307-3580-1685361928.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9B0OP6ZJ9SAQoGem3_bq6w 1.5x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-3307-3580-1685361928.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=SnWwi66ut6w4uM0BEHZ3CQ 2x" srcset="https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-3307-3580-1685361928.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=aN6EqcgG5gIbwiO_lB_jlQ 1x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-3307-3580-1685361928.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9B0OP6ZJ9SAQoGem3_bq6w 1.5x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-3307-3580-1685361928.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=SnWwi66ut6w4uM0BEHZ3CQ 2x" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility;">Chị Minh Hà ôm máy tính làm việc bất kể thời điểm nào trong ngày để có dữ liệu khách hàng. Ảnh nhân vật cung cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chị Minh Hà ôm máy tính làm việc bất kể thời điểm nào trong ngày để có dữ liệu khách hàng. Ảnh nhân vật cung cấp

 

Một khảo sát của World Bank Vietnam năm 2022 (mới công bố kết quả cuối tháng 5/2023) cho thấy gần 1/3 phụ nữ Việt Nam, giống như Minh Hà, không có thời gian dành cho bản thân, thời gian giải trí trong ngày.

Nhưng theo tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính Quốc gia) nếu khảo sát ở quy mô lớn hơn, tỷ lệ phụ nữ không được giải trí còn nhiều hơn con số 1/3 mà World Bank Vietnam đưa ra, đặc biệt ở các vùng nông thôn.

"Nguyên nhân là phụ nữ không hiểu được tầm quan trọng của việc dành thời gian cho bản thân với hạnh phúc của gia đình. Do vậy, họ không ưu tiên cho nhu cầu này", bà nói.

Quan niệm phụ nữ phải hy sinh cũng đẩy những người vợ vào tình cảnh này. Họ vắt kiệt sức khỏe để phục vụ gia đình mà không biết rằng lâu dài sẽ gây tác dụng ngược. Ngoài ra, theo bà Thúy, định kiến nặng nề do xã hội áp đặt phụ nữ phải chăm lo cho gia đình rồi mới nghĩ đến bản thân, phụ nữ vui chơi là lười nhác, khiến các bà vợ không nghĩ đến giải trí.

Chị Minh Hà, sống ở một huyện nông thôn thừa nhận, chưa từng nghĩ phải ưu tiên mình bất cứ điều gì kể từ lúc hai con nhỏ lần lượt ra đời. Cuộc sống cơm áo gạo tiền cũng vùi lấp đi cơ hội gặp gỡ bạn bè hay đi chơi đây đó. Đến xem một bộ phim hay cắm một bình hoa tươi cũng là điều chị không bao giờ nghĩ đến.

Chồng chị bán hàng giải khát, mùa hè đông khách nên tất bật cả ngày. Hai vợ chồng đang dồn sức trả khoản nợ lớn do vay vốn làm ăn giữa lúc dịch bệnh. Vì vậy, chị nghĩ mình có thời gian hơn, chấp nhận hi sinh sức lực để dọn dẹp việc nhà, chăm con là lẽ đương nhiên.

Quan niệm của Minh Hà giống 61% phụ nữ tham gia nghiên cứu của đại học Văn Lang từ 10/2021 đến 3/2022, khi cho rằng việc nội trợ, chăm sóc người già, trẻ nhỏ là trách nhiệm chính của người vợ.

Quá cầu toàn cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ bận rộn đến mức không có thời gian để giải trí. "Một nam khách hàng của tôi từng than thở buổi tối anh cứ đợi vợ vào để tâm sự, nhưng chị lại chăm chăm cọ cái bồn cầu. Trong khi, anh nói cần ôm vợ chứ không cần một cái bồn cầu quá sạch sẽ", bà Thúy kể.

Chuyên gia tâm lý Chử Thị Thanh Hương (TP HCM) cho rằng phụ nữ hiện đại đang phải đối mặt với áp lực kép rất lớn từ công việc và trách nhiệm gia đình, khiến thời gian giải trí dành cho bản thân bị hạn chế.

Kết quả khảo sát của World Bank Vietnam cho biết, hầu hết nữ giới phải dành thời gian hàng ngày cho việc nhà, trong khi tỷ lệ ở nam giới chỉ 55%. Mỗi ngày, nữ giới phải dành nhiều thời gian hơn (3 giờ) so với nam giới (1 giờ 42 phút) để làm việc nhà. 45% nữ giới tham gia công việc chăm sóc gia đình, trong khi chỉ có 24% nam giới tham gia.

https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-9754-7136-1685361928.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-7rIvkjVYo3XpC4bbWbXrA 1.5x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-9754-7136-1685361928.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=9efTOFiJBUGzTvYrPsDh0A 2x" srcset="https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-9754-7136-1685361928.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=cMljBaZAv69MdfrY_JCZhA 1x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-9754-7136-1685361928.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-7rIvkjVYo3XpC4bbWbXrA 1.5x, https://i1-giadinh.vnecdn.net/2023/05/29/z4387055567441-0c6936f45b37dd8-9754-7136-1685361928.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=9efTOFiJBUGzTvYrPsDh0A 2x" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility;">Ảnh minh họa: shutterstock

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh minh họa: shutterstock

 

Vợ "làm không hết việc nhà" còn chồng nhàn rỗi là tình cảnh khiến chị Hồng Hạnh (28 tuổi, ở Hà Nội) muốn ly thân. Chưa có con nhưng chị cũng không còn thời gian gặp gỡ bạn bè hay xem một bộ phim ưa thích sau một năm lấy chồng.

Công việc kế toán buộc chị phải tập trung cao độ 8 tiếng mỗi ngày, thậm chí làm thêm giờ nếu sếp huy động. Thế nhưng từ chợ búa, cơm nước đến dọn dẹp nhà cửa, chồng chị không bao giờ chia sẻ. "Việc nhà là việc của phụ nữ. Mẹ anh chưa bao giờ để anh phải đụng tay vào những việc bếp núc thế này", anh nói mỗi lần vợ đề nghị cùng làm.

Thu nhập hai vợ chồng không cao để có thể thường xuyên ăn ngoài, chị Hồng Hạnh đành cố. Tuần trước, chị bị Covid, mệt lại không thể ra ngoài, tưởng chồng thấy ốm đau sẽ lo phụ giúp, nhưng anh ngại đi chợ. Chị phải cầu cứu đứa cháu họ hoặc đặt đồ siêu thị giao tận nhà. Tất cả thực phẩm mua về, chồng chị chỉ biết luộc lên cho vợ ăn.

Bị vợ trách vụng về, không để tâm chuyện nhà cửa, anh chồng tuyên bố "món gì cũng làm được nhưng không thích làm". Chưa khỏe nhưng chị đã phải đeo bao tay vào cơm nước, phục vụ chồng. "Tôi chẳng còn chút thời gian nào cho mình nữa. Biết lấy chồng khổ thế này, thà ở vậy cho sướng", chị nói.

Bà Phạm Thị Thúy khuyên, phụ nữ phải biết yêu thương bản thân trước khi muốn yêu thương chồng con. Theo chuyên gia, giải trí không nhất thiết phải đặt nặng vấn đề kinh tế. "Đừng đổ lỗi vì nghèo nên không có thời gian giải trí. Càng nghèo càng cần giải trí để đỡ căng thẳng, tiết kiệm tiền khám chữa bệnh, tăng hiệu quả công việc và thu nhập", bà cho hay.

Chuyên gia Chử Thị Thanh Hương kiến nghị xã hội cần tạo môi trường công bằng, bình đẳng với phụ nữ trong mọi việc lẫn các chính sách. "Cần cung cấp thêm các hỗ trợ gia đình để giảm gánh nặng cho phụ nữ như cơ sở trông trẻ, chăm sóc người già, giúp việc gia đình, hỗ trợ sức khỏe tâm lý cho các thành viên gia đình", bà Hương nói.

Sau những ngày phân vân, chị Minh Hà nói mong muốn của mình với các thành viên trong gia đình. Hai đứa con đồng ý cho mẹ đi, chỉ cần được mua quà. Chồng, mẹ và em chồng ủng hộ, hứa sẽ chăm sóc con và lo việc nhà để chị dành thời gian cho bản thân. Sếp cũng đồng ý cho Hà nghỉ phép theo quy định.

"Hóa ra mọi chuyện rất nhẹ nhàng, chỉ là mình có muốn ưu tiên bản thân hay không thôi", chị nói.

Phạm Nga

Nguồn: https://vnexpress.net/nhung-phu-nu-bo-quen-ban-than-4609968.html?fbclid=IwAR3czFFt653YtDrCk8Dz5Bw62hNT7OKhLyRvKOH3Yns4o62Vb7J0p9-FM4o

 

(Dân trí) - Vụ việc xảy ra tại huyện Chương Mỹ với cả "thủ phạm" và "nạn nhân" đều là nữ, cùng học lớp 5 tại một trường Tiểu học trên địa bàn.

Gia đình chưa tìm hiểu được vụ việc vì nạn nhân cứ hỏi là khóc

Theo tường thuật trong đơn kiến nghị của gia đình, học sinh K. nhiều lần bị các bạn cùng lớp bắt nạt, đánh. K. có báo với giáo viên chủ nhiệm nhưng giáo viên không báo lại với gia đình. Ngày 29/4, K. và ba bạn nữ cùng lớp là P.T.H, N.T.N và N.P.T. hẹn nhau ở nhà văn hóa thôn. Tại đây, K. bị các bạn đánh, bắt tự cởi áo, quỳ gối xin lỗi từng người và bị quay clip lại.

Sau khi biết về sự việc, thầy giáo chủ nhiệm đã mời phụ huynh lên trao đổi. Phụ huynh của ba học sinh bắt nạt bạn đã tới gặp gia đình học sinh K. xin lỗi và được gia đình K. đồng ý tha lỗi.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của chị Kiều Thị Thanh - chị gái của học sinh K., tại thời điểm các gia đình đến xin lỗi, bố mẹ chị hoàn toàn không biết gì về mức độ nghiêm trọng của sự việc. "Bố mẹ tôi chỉ nghĩ các con mâu thuẫn và có đánh em tôi nhưng không biết việc em tôi bị bắt cởi áo, quỳ gối, bị quay clip và bị tung clip lên mạng xã hội", chị Thanh cho biết.

Cũng theo lời chị Thanh, clip đã có trên mạng trước thời điểm ngày 15/5. Hàng xóm đã xem được và báo với gia đình chị. "Không có việc tới ngày 15/5 mới xuất hiện clip như một số thông tin đã đưa", chị Thanh khẳng định.

Chị Kiều Thị Thanh cho hay, gia đình đã gọi cho thầy giáo chủ nhiệm bày tỏ mong muốn có một cuộc trao đổi giữa các bên. Cuộc gặp trao đổi này diễn ra vào hôm qua, 17/5. Chị Thanh cho biết không hài lòng với kết quả cuộc họp và cách giải quyết của nhà trường.

"Cho đến thời điểm hiện tại, thầy chủ nhiệm vẫn chưa gọi điện hỏi thăm K. hay xin lỗi gia đình tôi", chị Thanh chia sẻ.

Chị Thanh cũng phủ nhận thông tin cả 4 học sinh trong vụ việc đều đang ổn định tâm lý. Chị nói: "Em gái tôi, nạn nhân của vụ việc, vẫn đang rất hoảng loạn, sợ hãi và nhạy cảm. Thú thực cả nhà vẫn chưa biết chuyện đã xảy ra như thế nào vì cứ hỏi là em sẽ khóc. Em sợ gặp người lạ, sợ nghe ai nhắc đến chuyện đó, sợ đi học sẽ bị các bạn trêu chọc. Sở dĩ em tôi đi học sau khi vụ việc xảy ra là vì em phải thi học kỳ, chứ không phải đã ổn định tâm lý".

Phóng viên Dân trí đã liên hệ với ông Nguyễn Hữu Thìn - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Chương Mỹ để tìm hiểu vụ việc, song ông Thìn từ chối cung cấp thông tin và đề nghị phóng viên làm việc với văn phòng UBND huyện. Phóng viên liên hệ với ông Hoàng Minh Hiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ song ông báo bận họp.

Chuyên gia xã hội học đánh giá tính phức tạp của vụ việc

Đánh giá về vụ việc, TS xã hội học Phạm Thị Thúy khẳng định đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng và xử lý không đơn giản bởi cả "nạn nhân" và "thủ phạm" đều là trẻ em.

"Nạn nhân cần được bảo vệ, nhưng những đứa trẻ gây ra bạo lực cũng cần được bảo vệ. Xử phạt không giải quyết triệt để được vấn nạn bắt nạt. Chúng ta cần thấu hiểu trẻ để giáo dục và phòng ngừa vấn đề tương tự trong tương lai. Và quan trọng hơn cách chúng ta giải quyết vấn đề có thể giúp chữa lành hay thậm chí làm sâu hơn tổn thương của nạn nhân", TS Phạm Thị Thúy cho hay.

TS Phạm Thị Thúy cho rằng nhà trường và hai nhóm gia đình rất cần sự hỗ trợ của một chuyên viên tâm lý đóng vai trò kết nối, tham vấn tâm lý cho cả nạn nhân và những đứa trẻ bạo hành, lắng nghe sâu để tìm hiểu cặn kẽ gốc rễ vấn đề.

"Cần biết nguyên nhân vấn đề nằm ở đâu, có thể có nhiều nguyên nhân phức tạp phía sau một vụ việc bạo lực học đường. Không thể xử lý vấn đề hay xử phạt trẻ bắt nạt nếu không rõ các nguyên nhân, nhất là nguyên nhân gốc rễ. Phần đa nguyên nhân khiến trẻ bạo lực đến từ hoàn cảnh sống, gia đình và nhà trường. Mâu thuẫn giữa trẻ với nhau chỉ là nguyên nhân bề mặt. Kết luận trẻ bắt nạt, bạo lực bạn là hư có thể là vội vàng, chưa đúng bản chất sự việc.

Đằng sau hành động bạo lực có thể là những vấn đề trong gia đình của đứa trẻ đánh bạn như trẻ từng bị đánh, bị coi thường, bị bỏ rơi, thiếu sự quan tâm yêu thương... Hoặc cũng có thể đến từ môi trường học đường như áp lực học hành, thi cử, cách ứng xử giữa thầy và trò vẫn còn mang tính bạo lực, cách giảng dạy của thầy cô chưa đủ hấp dẫn, hành động thái độ nào đó của giáo viên làm cho trẻ cảm thấy không công bằng… Những điều này làm cho đứa trẻ ngột ngạt, bế tắc. Trẻ đang tuổi dậy thì như nồi áp suất bị xì ra dẫn tới những hành động mất kiểm soát.

Có nguyên nhân nằm ở chính mối quan hệ giữa trẻ và cần giải quyết ngay như yêu cầu trẻ xin lỗi bạn, áp dụng các hình thức kỷ luật tích cực như đọc sách và viết cảm nhận về bài học như một số trường đang áp dụng. Nhưng có nguyên nhân nằm ở gia đình hoặc nhà trường, cha mẹ, thầy cô liệu có sẵn sàng chịu trách nhiệm và xin lỗi các con hay không?

Việc yêu cầu trẻ có hành vi bạo lực xin lỗi, gia đình trẻ xin lỗi hay chuyển trường chuyển lớp cho trẻ bị bắt nạt đều không phải giải pháp. Đó chỉ là những biện pháp bề mặt, không ngăn chặn được hành vi bạo lực trong tương lai và không chữa lành tổn thương cho những đứa trẻ bị bạo lực", TS Phạm Thị Thúy khẳng định.

TS Phạm Thị Thúy cũng nhận định: "Vụ việc xảy ra tại Chương Mỹ Hà Nội với nhóm học sinh lớp 5 cho thấy tuổi bạo lực học đường càng ngày càng nhỏ với mức độ phức tạp càng ngày càng gia tăng. Bạo lực học đường không bao giờ hết nếu gia đình, nhà trường và xã hội không nhìn thẳng vào sự thật rằng nguyên nhân gốc của vấn nạn nằm ở cách người lớn cư xử với nhau và với trẻ nhỏ".

"Khi nào còn người lớn có hành vi bạo lực thì còn những trẻ có hành vi bạo lực. Trước khi đổ lỗi cho trẻ (thật buồn khi có trường giáo viên đổ lỗi cho chính nạn nhân vì quậy quá, cá tính quá, chậm quá… nên các bạn bắt nạt), thì chúng ta - những người lớn cần quay về nêu gương cho trẻ, ngay cả cách chúng ta xử phạt hành vi bạo lực của trẻ cũng cần xem chúng ta có đang hành xử một cách bạo lực để phạt trẻ không", TS Phạm Thị Thúy - Chuyên viên tâm lý Nhà văn hóa Phụ nữ TPHCM, Phó Trưởng khoa Quản lý Kinh tế xã hội, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TPHCM nói.

 

 

Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/ha-noi-hoc-sinh-lop-5-bi-ban-bat-quy-goi-coi-ao-xin-loi-van-hoang-loan-20230517221348448.htm?fbclid=IwAR2F-E605X74fkLkmVCJVZl1W7TtPUd_NRFXt1W2_iLoY3KKWtgCyhXDcU8

 

Tiến sĩ xã hội học - thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy khẳng định có một khoảng cách rất xa giữa việc người lớn hiểu và thực sự con đang phát triển thế nào. Nhiều người đang lấy kinh nghiệm cách đây 20-30 năm để nhận định về bạo lực học đường hiện nay. Đồng thời, sự chủ quan của nhà trường, phụ huynh trước dấu hiệu của bạo lực học đường cũng dẫn đến những kết

 

Vụ việc nữ sinh lớp 10 của Trường THPT chuyên Đại học Vinh (ở tỉnh Nghệ An) quyên sinh tại nhà riêng gây xôn xao dư luận. Người nhà nữ sinh cho rằng nữ sinh này bị ức chế do bạo lực học đường.

Theo bài viết trên Facebook, mẹ của nữ sinh đã đến trường để xin chuyển lớp cho con, tìm đến cô chủ nhiệm để xin được can thiệp. Tuy nhiên, nhà trường không cho nữ sinh chuyển lớp và hứa sẽ tìm hiểu và xử lý nghiêm. Phụ huynh tạm yên tâm theo lời nhà trường và động viên con hằng ngày. Cuối cùng, sự việc đáng tiếc vẫn xảy ra.

Tiến sĩ xã hội học - thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy đưa ra một số dấu hiệu để phụ huynh chủ động nhận biết con em mình đang là nạn nhân của bạo lực học đường.

Vụ nữ sinh lớp 10 tự tử: ‘Quy định là cứng nhưng tình người là mềm’ - Ảnh 1.

Tiến sĩ xã hội học - thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy

Lê Nam

Trong buổi họp báo thông tin mới đây, cô Đặng Việt Hà, giáo viên chủ nhiệm lớp 10A15 đánh giá nữ sinh ngoan, học giỏi. Về thông tin nữ sinh bị "bạo lực học đường" và gia đình đã đề nghị được chuyển lớp nhưng giáo viên không đồng ý, cô Hà cho biết trước đây, nữ sinh xấu số có chơi thân với một nhóm bạn trong lớp, nhưng sau đó thì không chơi với nhóm này nữa. Cô giáo cũng nói không nắm được nội tình bên trong và vấn đề của nữ sinh này cũng không được giải quyết đến cùng.

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy nói: "Đây không phải là câu chuyện đổ lỗi mà nhìn vào câu chuyện khách quan mà chúng ta biết được qua những thông tin báo chí phỏng vấn, cô giáo, lãnh đạo nhà trường và phụ huynh chúng ta hiểu câu chuyện của em bé Nghệ An để chúng ta rút ra bài học cho những em bé tiếp theo để bảo vệ tất cả những đứa trẻ khác. Nên vì thế tôi xin phép được nói thẳng.

Cô giáo đã nhận được lời đề nghị lấy mẫu đơn xin chuyển lớp của con nhưng cô giáo đã không tìm hiểu xem tại sao con muốn chuyển lớp, tại sao con muốn chuyển trường. Tôi nhận thấy có thể nói hơi thiếu quan tâm, có thể cô giáo hơi bận chuyện này chuyện kia vì giáo viên bây giờ thật sự rất nhiều áp lực… nhưng rất mong các giáo viên hãy quan tâm đến những biểu hiện của trẻ bất thường như tôi vừa nói với phụ huynh.

Vụ nữ sinh lớp 10 tự tử: ‘Quy định là cứng nhưng tình người là mềm’ - Ảnh 2.

Lãnh đạo Trường THPT chuyên ĐH Vinh thông tin với báo chí về sự việc

K.HOAN

Giá như có sự quan tâm hơn một chút, một câu hỏi thăm thôi “vì sao con lại muốn chuyển” thì cô giáo đã biết được, và em cũng đã có cơ hội tâm sự nhiều hơn với cô giáo rồi và biết đâu, vấn đề này đã không xảy ra. Có thể đằng sau câu chuyện tự tử của em còn nhiều chuyện khác nên tôi xin nhắc lại, tôi không hề đổ lỗi cho cô giáo, hay nhà trường hay phụ huynh mà chúng ta phải nhìn ra những chi tiết trong đó để rút ra kinh nghiệm, rút ra bài học.

Quy định là cứng nhưng tình người là mềm, nếu như nhà trường quan tâm đến lý do tại sao con muốn chuyển thì sẽ biết đằng sau câu chuyện muốn chuyển là những sự bức xúc, sự bị bạo lực, bị tẩy chay của con, không chỉ trên lớp mà còn trên mạng xã hội".

Bạo lực học đường đã bị lên án nhiều năm qua, là vấn đề nhức nhối cả xã hội. Tuy nhiên, nhiều nhà trường, giáo viên vẫn chủ quan trước những dấu hiệu thay đổi tâm lý của học sinh và coi nhẹ chuyện này. Tiến sĩ Thúy nói chính nhận thức mơ hồ về sự khó khăn của trẻ thời nay đã dẫn đến những kết cục đau lòng.

 

Nguồn: 

https://thanhnien.vn/vu-nu-sinh-o-nghe-an-tu-tu-quy-dinh-cung-nhung-tinh-nguoi-la-mem-185230421140558805.htm

https://www.youtube.com/watch?v=m5u9Y3oS6FA

Lần trượt chân ngã trong nhà tắm hồi năm ngoái, bà Thành nằm gần một giờ mới bò được ra ngoài cố với lấy cái điện thoại, gọi cho đứa cháu họ.

Khi người cháu đến cũng chỉ có thể vội lau chùi vết thương, đỡ bà lên giường nằm nghỉ rồi về vì "nhà còn hai đứa con nhỏ".

"Tự nhiên nước mắt tôi cứ thế chảy xuống. Con cháu đủ đầy mà giờ một mình, kể cả khi gặp nạn'', bà Thành nói.

Hai năm trở lại đây, khi bước sang tuổi 70, bà thấy sức khỏe sa sút hẳn. ''Một phần vì già rồi, phần vì ông nhà tôi mất, không còn người bầu bạn'', bà lý giải. Ba người con bà đều đi làm trên thành phố, nhiều lần muốn đón bố mẹ lên nhưng ông bà chỉ ở được ít tuần rồi tự bắt xe về quê ở Hải Dương.

Cuộc sống chật chội trong những chung cư khiến họ cảm giác khó thở. Hơn nữa, những thói quen sinh hoạt của người thành phố, cách ăn uống làm hai người sống cả đời ở quê thấy lạc lõng. Không thể thuyết phục bố mẹ ở lại, cũng chẳng thể bỏ phố về quê, các con bà đành chiều theo ý bố mẹ. Họ thay nhau gửi tiền về để ông bà tự chi phí.

Mỗi tháng, các con cháu thay nhau về ở với mẹ vài đêm rồi đi. ''Đời người trải đủ thứ lo toan về già lại chỉ thèm một thứ duy nhất, là được con cháu quan tâm'', bà Thành nói.

Chồng mất, bà như "gẫy một cánh tay'' cứ thơ thẩn trong nhà cả ngày. Các con lại đề nghị đón mẹ lên, nhưng bà không nỡ để bàn thờ chồng lạnh lẽo, cũng không chịu được sự ồn ào của thành thị. Từ đó, bà Thành tham gia vào 8,6% người cao tuổi sống một mình, theo số liệu mới nhất của Viện Dân số, Sức khoẻ và Phát triển.

Ông Trương Xuân Cừ, Phó chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam cho hay, nỗi cô đơn của người già như bà Thành đang là một thực tế, ngày càng gia tăng ở Việt Nam.

"Vì đặc thù công việc, nhiều gia đình con cái khi trưởng thành lên thành phố làm việc và sinh sống, tách khỏi bố mẹ. Thậm chí, có những gia đình con cái còn ở nước ngoài. Mô hình gia đình hạt nhân ngày càng phát triển, thay thế mô hình đa thế hệ như truyền thống", ông Cừ nói.

Thông tin từ một cuộc điều tra dân số củng cố thêm quan điểm của ông Cừ, khi chỉ ra cấu trúc gia đình Việt Nam đang thay đổi rõ rệt. Trong nghiên cứu công bố năm 2021 của Viện nghiên cứu Gia đình và giới, người cao tuổi sống cùng con giảm từ 79,73% vào năm 1992 -1993 xuống còn 28,4% năm 2017.

Tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý Phạm Thị Thúy (giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia - Phân viện tại TP HCM) cho rằng bên cạnh bối cảnh xã hội, sự mất kết nối giữa cha mẹ và con cái cũng là một trong những nguyên nhân khiến người già cô đơn, dù sống riêng hay ở cùng.

"Con cháu và bố mẹ già bây giờ quá khác biệt nên không thể hiểu được lối sống, cách ăn uống, ứng xử, không có sự đồng thuận, dẫn đến mất kết nối. Người già không thích ở với con và con cũng không thích ở với người già'', bà Thúy nói.

Đây cũng là tâm sự của bà Thành sau một thời gian sống cùng con ở phố. Dù máy giặt chạy cả giờ đồng hồ, bà vẫn tin nó không sạch bằng giặt tay. Người mẹ cũng thấy một tuần ăn đến ba bữa ngoài hàng là lãng phí, lại không sạch sẽ. Lần nào con dâu mua quần áo trên mạng, bà cũng thấy tiếc tiền vì "chất nóng, mặc chật chội mà lại đắt hơn chợ quê".

''Tôi nhờ đứa cháu mua cho vài bộ quần áo của hàng quen ở quê gửi lên cho. Quần áo thì tôi giặt vài nước cho sạch mới cho vào máy'', bà kể. Người mẹ vô tư, nhưng các con bà lại tự ái. Họ trách ngược mẹ làm vậy khiến mọi người nghĩ các con không lo cho mẹ được bộ đồ tử tế, phải mua ở quê gửi lên. Họ cũng không thoải mái khi người mẹ hay càm ràm chuyện mua bán.

"Cuộc sống bận rộn, đủ thứ phải lo. Dùng máy giặt hay ăn ngoài hàng đôi ba bữa là để giải phóng sức lao động, có thời gian nghỉ ngơi chứ các con đâu có rảnh để làm hết mọi thứ được'', chị Hạnh, con dâu bà Thành phân trần với mẹ. Nhưng bà tự ái, nghĩ con có ý nói mình ''rảnh không có việc gì làm''. Dù các con khuyên giải thế nào, bà cũng giục chồng về quê, không trở lại thành phố nữa.

"Bữa cơm, chúng nó toàn nói những chuyện công ty, chuyện buôn bán làm ăn, lâu lâu thêm mấy câu tiếng Anh, chúng tôi như người thừa. Vài đứa cháu nhưng tối là chúng xem điện thoại, ôm máy tính, có đứa nào thích nghe truyện Kiều, nghe ca dao đâu", bà than.

Kết quả điều tra của Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam năm 2020, cứ 2,2 người cao tuổi có một người không hạnh phúc khi chung sống với con cháu trong gia đình mở rộng.

Ảnh minh họa: Unsplash

Ảnh minh họa: Unsplash

Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Thúy cho biết, đôi khi cách ứng xử của con cái không tinh tế, không hiểu tâm lý người già hoặc vô tâm cũng dễ gây tổn thương cho cha mẹ. "Ví dụ chỉ câu nói tưởng vô tình kiểu 'mẹ không hiểu được đâu!' cũng có thể khiến người già để bụng. Dù sống cùng con cháu, không phải lo tiền bạc, họ vẫn thấy lạc lõng, cô đơn'', bà nói.

Bên cạnh một bộ phận người già tích cực giao lưu, gặp gỡ, đa số người lớn tuổi ở Việt Nam có tâm lý tự thu mình, ngại giao tiếp, ngại gặp gỡ mọi người dẫn đến cô đơn. Một số người lại vì sợ con cái lo lắng, suy nghĩ nên không nói ra chuyện mình mệt mỏi, ốm đau hay buồn bực, khiến khoảng cách thế hệ càng xa.

Theo bà Thúy, cô đơn, đồng nghĩa người già không có người chia sẻ những khó khăn mà độ tuổi của họ phải đối mặt, đặc biệt là sức khỏe, thiếu người quan tâm, chăm sóc. Giống như bà Thành, họ dễ gặp rủi ro về sức khỏe.

Hai năm dịch bệnh, khi vợ lên Hà Nội chăm cháu nội, ông Trần Văn Đức (75 tuổi, ở Hà Nam) bị ngã chảy máu đầu. Ông lão một tay dựa tường đứng dậy, một tay ôm đầu, tự đi đến trạm xá khâu. Dù huyết áp cao, ông vẫn tự bắt xe lên bệnh viện Bạch Mai khám khi mệt vì không muốn phiền ai, dù các con sống ở Hà Nội. Khi con gái gọi điện lên báo cho mẹ, bà Thịnh, vợ ông Đức chỉ biết nằm khóc. ''Hẳn lúc một mình, ông ấy cô đơn lắm'', bà nói.

Nhưng không chỉ cha mẹ già buồn phiền, theo bà Phạm Thị Thúy, việc họ ôm nỗi cô đơn, không chia sẻ cũng khiến các con sống trong nỗi day dứt, lo lắng. ''Gia đình có điều kiện còn lắp được camera để biết cha mẹ thế nào, gửi tiền hàng tháng chu cấp, chứ con cái nghèo, không thể ở bên sẽ canh cánh hơn nữa", bà nói.

"Cô đơn, buồn phiền khiến sức khỏe người già ảnh hưởng nghiêm trọng, lại tạo thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội nói chung, cho con cái của các gia đình nói riêng'', ông Trương Xuân Cừ nhận định.

Thực tế chứng minh, tốc độ già hóa dân số tại Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng. Dự báo đến 2050, Việt Nam sẽ trở thành "nước siêu già" với tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm 18%. Điều này gây áp lực với hệ thống an sinh xã hội, suy giảm nhân lực, đặc biệt là lao động trẻ. Dự báo sau năm 2035, cứ 4 người trong độ tuổi lao động phải gánh 3 người ngoài tuổi lao động. Đương nhiên, nếu người già phải đối mặt với vấn đề về tâm lý, sức khỏe gánh nặng sẽ càng tăng thêm.

Người cao tuổi tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ vui khỏe và hạnh phúc hơn. Ảnh: Phạm Nga

 Người cao tuổi tham gia các hoạt động cộng đồng sẽ vui khỏe và hạnh phúc hơn. Ảnh: Phạm Nga

Bà Phạm Thị Thúy cho rằng người già nên tập suy nghĩ tích cực, lạc quan, thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng phù hợp với độ tuổi để vui vẻ hơn.

Để không cô đơn, ngay từ khi còn trẻ, mỗi người cần tạo thói quen tốt, nếp sống khoa học, biết lắng nghe và chia sẻ với người khác, dám nói ra những khó khăn của bản thân. ''Phải có trách nhiệm với tuổi già và chuẩn bị cho tuổi già càng sớm càng tốt. Sự chuẩn bị không chỉ tài chính mà còn là tâm lực, trí lực mà cả thể lực'', chuyên gia nói.

Ông Trương Xuân Cừ nêu ý kiến, Việt Nam cần phát triển nhiều hơn nữa các viện dưỡng lão, các hình thức chăm sóc sức khỏe cho người già, khuyến khích người cao tuổi tham gia vào các hoạt động tập thể để sống vui, sống khỏe.

Về mặt chính sách, bà Thúy cho rằng đang có những lỗ hổng. Sau 60 tuổi, sức khỏe của người già đã giảm sút, nhưng trợ cấp xã hội đến 80 tuổi mới được hưởng. Trong khi đó, hơn 9 triệu người sau tuổi nghỉ hưu chưa được hưởng một tầng an sinh nào khác. Nguồn thu nhập của người già Việt Nam phần lớn vẫn từ hỗ trợ của con cái, tới 38%; 29% từ tiếp tục làm việc, chỉ 15% hưởng hưu trí và 10% nhận trợ cấp xã hội.

"Tài chính là yếu tố quan trọng giúp con người thấy tự tin và yên tâm hơn. Nếu người già không có lương, không có trợ cấp, con cái khó khăn không thể hỗ trợ, họ sẽ càng buồn phiền, co mình lại, dẫn đến cô đơn'', chuyên gia nói.

Bà Thành không trách các con, chỉ phiền vì tuổi già, không thể thích nghi. Người mẹ chấp nhận sống một mình ở quê, dù lúc nào cũng ước một trong ba đứa dọn về gần.

Phạm Nga

Nguồn: https://vnexpress.net/nguoi-gia-co-don-4585430.html?fbclid=IwAR22xEygGZAj_jur2z0YT1MA376_PnRho0ozuWQqvoCA4KAN-6xycjGCtq8

Ngay năm đầu hôn nhân, vợ chồng Tường Vân đã nhiều lần lục đục, suýt ly dị vì bất đồng chuyện tiền nong. Mọi thứ chỉ yên ả khi họ quyết định "tiền ai người đó giữ".

Sáu năm trước, khi con chào đời, Tường Vân, 30 tuổi, ở Thủ Đức, TP HCM bàn với chồng bỏ chế độ "nộp lương cho vợ". Chị thỏa thuận anh giữ toàn bộ thu nhập của mình, chỉ cần đóng tiền điện nước, Internet, mua sữa tã cho con đầy đủ. Vân phụ trách tiền chợ búa và gửi tiết kiệm. Còn lại, hai người sẽ thống nhất các khoản chung dành cho tương lai của con, tiền dự phòng...

Tường Vân nhận ra kể từ đó chồng trách nhiệm hơn trong quản lý chi tiêu cá nhân, không còn ỷ lại vợ. Chị cũng không phải đau đầu tính toán từng đồng cho chợ búa và các khoản chi tiêu. ''Ai cũng chủ động, từ đó độc lập và thoải mái hơn. Nhà tôi không còn xung đột tài chính nữa'', chị kết luận.

Tường Vân và chồng tìm được tiếng nói chung khi tiền ai người đó tiêu. Ảnh nhân vật cung cấp

Tường Vân và chồng tìm được tiếng nói chung khi tiền ai người đó tiêu. Ảnh nhân vật cung cấp

 

Các nhà xã hội học và tâm lý cho hay, xu hướng vợ chồng xây dựng quỹ chung, giữ lại một khoản riêng đang phát triển trong các gia đình trẻ Việt Nam nói chung và trên thế giới nói riêng.

 

Tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính Quốc gia, phân viện TP HCM) cho biết, ở Việt Nam chưa có khảo sát nào về gia đình áp dụng mô hình quản lý tài chính "tiền ai người đó tiêu", nhưng qua các buổi tham vấn, nói chuyện chuyên đề, bà nhận thấy khoảng 80% gia đình trẻ chọn cách quản lý tài chính này.

 

Một cuộc khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Insider and Morning Consult (Mỹ) năm 2019 với 2.000 người cho thấy 37% thế hệ trẻ đã kết hôn giữ tài chính tách biệt với bạn đời, trong khi ở thế hệ cha mẹ họ, con số này là 27%.

 

''Vợ chồng thời nay đa phần có công việc đa dạng, nhiều nguồn thu và cũng nhiều khoản chi không cố định nên độc lập tài chính sẽ hợp lý hơn, thay vì tiền thu về một mối như truyền thống'', bà Thúy nhận định.

 

Theo chuyên gia, giống như gia đình Tường Vân, khi vợ chồng đều có thu nhập, thì tiền ai người đó tiêu sẽ giúp cả hai có được sự độc lập tài chính, độc lập tư tưởng, từ đó thấy tự tin, thoải mái hơn, giúp gia đình hạnh phúc.

 

''Tiền chỉ là công cụ, nhưng lại ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng. Khi trục trặc trong mối quan hệ tiền bạc, sẽ dẫn đến trục trặc trong tình cảm, giao tiếp, thậm chí tình dục, khiến chất lượng sống gia đình giảm'', bà nói.

 

Đây là tình cảnh của Tường Vân năm đầu hôn nhân. Thu nhập của anh chị mỗi người khoảng 10 triệu đồng. Hàng tháng, người chồng đưa 80% thu nhập cho vợ giữ. Tường Vân phải xoay xở chi tiêu tiền điện, tiền nước, chợ búa, các khoản phát sinh lẫn tiết kiệm. Trong khi đó, chồng chị không biết gì về chi tiêu nên thấy vợ than thở thiếu tiền, anh lại hỏi "mới đưa mà hết rồi à?".

 

Anh cũng hay thắc mắc về các khoản chi khiến Vân stress. ''Tôi áp lực vô cùng khi vừa phải đi làm kiếm tiền, vừa phải cân bằng chi tiêu, chăm lo cho con cái. Hai vợ chồng vì vậy mà cãi vã'', chị kể.

 

Thanh Hảo (26 tuổi, Hà Nội) và chồng trước khi kết hôn đã thống nhất đóng góp vào các khoản chung và tiết kiệm dựa trên phần trăm thu nhập, còn lại tiền ai nấy giữ.

 

Lương của cô, một biên tập viên truyền hình khoảng 18 triệu đồng một tháng, còn chồng Hảo thu nhập cao hơn. Anh chi vào khoản chung nhiều hơn. Các khoản tiền riêng của bạn đời bao nhiêu, hai người không biết và cũng không can thiệp. Khi cần huy động một số tiền lớn, cả hai bàn bạc và thống nhất ai sẽ chi bao nhiêu.

 

"Với cách này, chúng tôi chỉ thấy ưu điểm", cô nói. Họ được tự do chi tiền cho các hoạt động, sở thích cá nhân, học hành và cảm thấy tự chủ kinh tế. Từ lúc yêu đến lúc cưới, đôi trẻ chưa từng gặp bất hòa về tài chính.

 

''Tôi chỉ biết thu nhập của anh từ hai năm trước chứ bây giờ không rõ. Nhưng vì anh là người có khả năng quản lý tài chính tốt nên tôi rất tin tưởng'', Hảo cho hay. Cô dự tính khi có con, hai người sẽ cùng tính toán lại cách điều phối tiền của gia đình một lần nữa.

Thanh Hảo và chồng trước khi cưới đã thống nhất về cách chi tiêu nên chưa từng mâu thuẫn tài chính. Ảnh nhân vật cung cấp

Thanh Hảo và chồng trước khi cưới đã thống nhất về cách chi tiêu nên chưa từng mâu thuẫn tài chính. Ảnh nhân vật cung cấp

 

Tuy vậy, tiến sĩ Thúy cảnh báo mô hình tài chính gia đình này có nhiều tích cực nhưng sẽ có hại nếu vợ chồng không có tiết kiệm chung, không hoạch định kế hoạch chi tiêu. "Nhiều gia đình đang gặp tình trạng cả hai hoang phí, vung tay, đến khi cần khoản lớn bất ngờ lại không có", bà Thúy nói.

 

Vợ chồng Bích Thùy (30 tuổi, ở Hồ Tây, Hà Nội) nằm trong số đó. Họ không lập kế hoạch tài chính hay tổng kết chi tiêu trong tháng. ''Tôi không biết chồng thu nhập bao nhiêu, chỉ bảo anh lo được hết các khoản lớn cho gia đình là được'', Thùy nói.

 

Cô gái là nhân viên văn phòng có mức thu nhập khoảng 20 triệu đồng. Hàng tháng, Bích Thùy chi hơn 9 triệu đồng cho con trai học mẫu giáo, còn lại chi tiêu cho riêng mình, hầu như không có tiết kiệm. Các khoản điện nước, dịch vụ nhà ở và khoản lớn khác do chồng phụ trách. Hai vợ chồng có ba thẻ ghi nợ nên chợ búa, mua sắm cho gia đình, Bích Thùy đều quẹt thẻ còn để chồng thanh toán. Tiền thưởng Tết hàng năm khoảng 100 triệu đồng, cô góp với chồng vào quỹ đầu tư chứng khoán. Đó cũng là khoản chung duy nhất của hai vợ chồng.

 

Năm ngoái, chứng khoán thua lỗ, hai vợ chồng lại đi du lịch nhiều nơi, thâm hụt khoảng 100 triệu đồng. ''Chúng tôi không tổng kết chi tiêu nên không biết một tháng phải chi bao nhiêu để tiết chế'', Bích Thùy nói. Cô thừa nhận cách quản lý tài chính thiếu hợp lý nhưng vì quen thoải mái nên hai vợ chồng chưa thể thay đổi.

 

Vì không bàn bạc, thống nhất chi tiêu, chỉ dựa trên sự tin tưởng nên Bích Thùy lo nếu sau này chồng không trung thực tài chính, mình cũng không thể biết. "Tôi cũng lo nếu cứ thế này, sinh thêm con hai vợ chồng không đủ chi tiêu", Thùy nói.

Gia đình Bích Thùy trong một chuyến du lịch năm 2022. Ảnh nhân vật cung cấp

Gia đình Bích Thùy trong một chuyến du lịch năm 2022. Ảnh nhân vật cung cấp

Chuyên gia cho rằng không có cách quản lý tài chính nào phù hợp với mọi gia đình, mà phụ thuộc vào mức thu nhập từng hộ và hai người cảm thấy thế nào về cách quản lý đó.

Vì vậy, để tránh bất đồng, vợ chồng cần ngồi lại với nhau, nói thật rõ ràng quan điểm của từng người, mục tiêu của gia đình, về số tiền có thể kiếm được (gồm cả khoản cố định và không cố định) và đưa ra giải pháp chi tiêu phù hợp. Vợ chồng luôn phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng, chia sẻ và tin tưởng nhau.

Bà Thúy lưu ý, dù tiền ai người đó tiêu, vợ chồng cũng nên thống nhất chi ở mức bao nhiêu thì cần thông báo với bạn đời, để thể hiện sự tôn trọng.

''Có gia đình, chồng chỉ mua cho bố mẹ đẻ cái quạt, không nói với vợ mà mâu thuẫn đến mức ly hôn. Việc chi tiền mua cái quạt đó không phải là vấn đề, mà vấn đề ở chỗ bạn đời thấy bị coi thường'', chuyên gia nói.

Minh Thơm - Phạm Nga

Nguồn: https://vnexpress.net/vo-chong-tien-ai-nguoi-do-tieu-4577137.html

 

 

PNO - Tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy - giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, Phân viện TPHCM - đã dành cho Báo Phụ nữ TPHCM cuộc trò chuyện về ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với trẻ em.

 

Phóng viênViệc chứng kiến cảnh cha mẹ bạo hành ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức, tâm lý, lối sống, cuộc đời của trẻ, thưa bà?

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy: Cảm giác không an toàn, lo sợ là tâm lý chung của những đứa trẻ dưới 6 tuổi chứng kiến cảnh cha mẹ bạo hành. Về biểu hiện, trẻ có thể trở nên hung hăng, hay gặp ác mộng khi ngủ, biếng ăn hoặc ăn uống mất kiểm soát. Cảm giác này tác động mạnh mẽ và có thể khiến trẻ tè dầm, khóc đêm trở lại dù đã lớn. Lớn hơn một chút, trẻ có thể nhạy cảm hơn, mất niềm tin vào cha mẹ và “khó dạy” hơn.

Chứng kiến sự bạo hành của cha mẹ với nhau, trẻ nghĩ lỗi của ai thì sẽ thù ghét người đó, nên đã có trường hợp án mạng giữa cha và con xuất phát từ sự thù ghét này. Khi chứng kiến cha mẹ đánh nhau, con trai sẽ thích dùng bạo lực, con gái sẽ tự ti, mặc cảm, nhút nhát hoặc trở nên nổi loạn, gai góc, hung hăng do không muốn mình yếu thế, bị đánh như mẹ. Lớn lên, đối diện với tình yêu và quan hệ hôn nhân, trẻ sẽ đầy định kiến giới và khi gặp khó khăn, không hạnh phúc trong quan hệ tình cảm, chúng sẽ lặp lại một cách vô thức những kiểu ứng xử mà mình từng chứng kiến. 

 

Bạo hành giữa cha mẹ để lại hậu quả rất nghiêm trọng đến trẻ ngay cả khi chúng chứng kiến gián tiếp. Người lớn thường nghĩ mình che giấu được trẻ, nhưng đây là quan niệm sai lầm. Có một thực tế là đa phần trẻ trong các gia đình này đều ít nhiều trực tiếp chịu sự bạo lực từ cha mẹ do bị “giận cá chém thớt”, bị đánh lây…

* Trẻ cần được hỗ trợ thế nào khi phải chịu tổn thương đó, thưa bà?

- Nếu cha mẹ chưa nhận ra mình đang ảnh hưởng độc hại đến con thì đứa trẻ cần được ai đó kéo thoát ra và nâng đỡ tinh thần. “Ai đó” có thể là ông bà, chú bác, thầy cô. Vì vậy, tôi thường nói khi xử lý bạo lực học đường, các thầy cô cần nhân văn và tế nhị, tìm hiểu gốc rễ. Không chấm dứt bạo lực gia đình thì còn lâu mới chấm dứt được bạo lực học đường.

Thứ hai là chính đứa trẻ cần biết tự cứu mình. Mới đây, có cô bé lớp Mười một nhận ra mình bị trầm cảm đã nhờ mẹ đưa đi trị liệu. Mẹ bé là giảng viên đại học. Qua quá trình trò chuyện, tôi thấy có mối liên hệ của tình trạng trầm cảm này với một quá trình dài chứng kiến cha mẹ bạo hành tinh thần lẫn nhau trước khi ly hôn. 

* Bà có lời khuyên nào dành cho những bậc phụ huynh trong các gia đình có lục đục, bạo hành?

- Tôi không nghĩ họ cần được khuyên, mà là cần được giúp đỡ. Nếu không tìm ra nguyên nhân mâu thuẫn, xung đột, những tổn thương bên trong đằng sau hành vi mất kiểm soát bạo lực của họ thì không ăn thua. 
Bạo lực là vòng quay lặp lại từ đời này sang đời khác, vòng tròn bạo lực thường được nuôi dưỡng, ẩn giấu trong các thế hệ, có tính “di truyền”, dù bản thân họ rất thương con. Có cặp vợ chồng nhờ tôi trị liệu tâm lý cho người chồng. Anh này bình thường rất yêu thương, chăm lo cho vợ con nhưng hễ nóng lên là đánh đập vợ con không thương tiếc. Thì ra, lúc 3 tuổi, anh đã mất mẹ; sau 1 tháng mất mẹ, cha anh cưới người khác và bắt anh gọi mẹ. Anh không chấp nhận do chưa có sự gắn kết với mẹ kế, trở nên bướng bỉnh nên thường bị cha đánh. 

Tôi khuyến khích người vợ đồng hành với chồng trong quá trình trị liệu và hỗ trợ cho chồng để chồng bỏ được tảng đá tổn thương đè nặng hàng chục năm qua, chuyển hóa những cảm xúc tiêu cực bên trong, từ đó giảm dần các hành vi bạo lực.

* Xin cảm ơn bà 

Tuyết Dân (thực hiện)

Nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/nhung-ton-thuong-cua-tre-can-duoc-tri-lieu-a1487280.html

 

Chuyên gia cho rằng Trấn Thành không sai nhưng chưa khéo léo trong cách từ chối khán giả ở cương vị người nổi tiếng. Ngoài ra, mặt trái của mạng xã hội cũng là vấn đề đáng bàn.

 

 

Trong 2 ngày qua, những bài viết liên quan đến việc Trấn Thành bị tố chen hàng, đòi bao rạp phủ sóng mạng xã hội kéo theo lượt tương tác lớn và vô vàn ý kiến trái chiều. Vụ việc bắt nguồn từ bài tố của tài khoản N.V. đăng ngày 2/3 và tạm lắng xuống khi Trấn Thành lên tiếng giải thích tối 3/3.

 

Chỉ một bài đăng đã dẫn dắt cả mạng xã hội.

Bài học cho Trấn Thành và khâu xử lý của rạp phim

 

Cụ thể, tối 2/3, tài khoản N.V. có bài đăng tố cáo Trấn Thành bất lịch sự chen hàng khi anh này đang cùng bạn gái đợi mua vé tại một rạp chiếu ở TP.HCM đêm 1/3. Trong bài đăng, N.V. cho biết khi anh đang xếp hàng chờ mua vé, Trấn Thành cùng em gái Uyển Ân và nhóm bạn xuất hiện.

 

Trấn Thành thậm chí chen lên và yêu cầu mua tất cả số vé còn lại để bao rạp. N.V. đề nghị Trấn Thành nhượng lại 2 vé nhưng nhận được câu trả lời từ nam MC: “Anh cần sự riêng tư em ơi”. Bài viết sau đó được chia sẻ trên hàng loạt fanpage. Lúc này, số đông khán giả chỉ trích nam MC. Từ khóa “riêng tư” cũng thành trend phủ sóng mạng xã hội.

 

Sáng 3/3, trao đổi với Zing, chị Nguyễn Thị Thanh Hạ - quản lý rạp CGV Vincom Đồng Khởi - khẳng định Trấn Thành đã đặt vé từ trước. Đêm 1/3, anh chỉ đến nhận vé nên không có chuyện MC đòi mua tất cả vé để bao rạp như N.V. tố cáo. Chị Thanh Hà nói thêm thời điểm đó, nhân viên rạp phim đã giới thiệu suất chiếu lúc 23h20 (chỉ sau 10 phút) cho anh N.V.

 

Trưa cùng ngày, quản lý Trấn Thành đưa ra câu trả lời tương tự khi Zing liên hệ.

 

Sau hơn một ngày chiếm sóng mạng xã hội, tối 3/3, Trấn Thành mới chính thức lên tiếng. Trong bài viết, Trấn Thành đưa ra bằng chứng đặt trước phòng xem phim. MC cũng khẳng định không chen hàng như N.V. tố cáo. Ngoài ra, Trấn Thành cho biết anh không nói câu: “Còn bao nhiêu vé, anh mua hết”.

 

“Trong lúc tôi trả tiền, có một người khách (có thể là bạn N.V.) khều tôi bảo: ‘Anh ơi. Anh mua hết vé rồi hả? Anh nhường em 2 vé đi’. Tôi bảo: ‘Xin lỗi, không được em, anh đã đặt riêng và mua hết vé phòng này rồi’. Bạn vẫn khư khư: ‘Anh nhường em 2 vé thôi. 2 vé thôi mà’. Lúc đó tôi mới nói câu: ‘Không được đâu em ơi. Anh cần sự riêng tư. Bạn tỏ ra rất khó chịu với tôi”, Trấn Thành kể.

 

MC tiếp tục: “Trong khi đó, tôi cũng không thật sự thấy thoải mái khi bất ngờ có một người không quen biết, chưa hỏi mình xem phim gì, suất mấy giờ mà yêu cầu nhường 2 vé bằng được. Trong khi đó, tôi đã đặt trước và chỉ chờ để thanh toán”.

 

Sau chia sẻ của Trấn Thành, tài khoản N.V. cho biết dừng lên tiếng về vụ việc. Đến lúc này, ồn ào mới tạm lắng xuống.

 

Tuy nhiên, nhiều khán giả cho rằng trong sự vụ, Trấn Thành không sai nhưng chưa đủ khéo léo, đặc biệt ở tầm cỡ một nghệ sĩ lâu năm và thành công. Không ít ý kiến cho rằng câu nói “Anh cần sự riêng tư em ơi” cũng cho thấy thái độ khó chịu từ nam MC. Và điều đó có thể gây thất vọng với những khán giả vốn yêu mến hình ảnh thường thấy của Trấn Thành trên các chương trình. Trong bài viết, tài khoản N.V. khẳng định anh đi xem phim mới của Trấn Thành tới 3 lần.

 

Trao đổi với Zing về việc Trấn Thành được nhận xét chưa khéo léo khi trả lời khách hàng N.V., Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính Quốc Gia nhận định khán giả là người ngoài cuộc, nghe đôi bên nói qua nói lại sẽ không nắm được thông tin chính xác.

Tran Thanh bao rap anh 1

Trấn Thành vướng tranh cãi sau khi đi xem phim cùng bạn bè thân thiết.

“Nếu có chuyện đó thật thì đây cũng là bài học về ứng xử. Tôi đã xem nhiều chương trình Trấn Thành dẫn. Tôi thấy anh ấy có sự khéo léo của người làm MC nhưng tính cách khá bộc trực, thẳng thắn. Trong tình huống đó, Trấn Thành có thể nghĩ cách trả lời của mình là đủ rồi. Nhưng từ góc độ của người hâm mộ, điều đó có thể là chưa đủ tế nhị, khéo léo. Đây cũng là vấn đề người nổi tiếng phải chịu sự khắt khe hơn người khác”, Tiến sĩ Phạm Thị Thúy nhận định với Zing.

Chị nói thêm: “Người nổi tiếng làm gì cũng bị soi xét, do đó hãy cố gắng giữ sự bình an để bình tĩnh, lịch sự, giao tiếp hòa đồng vui vẻ trong mọi tình huống, dù tôi biết việc này không dễ dàng. Đây là cái giá phải trả của sự nổi tiếng. Nhưng tôi nghĩ mọi người nổi tiếng hãy coi đây là chuyện bình thường. Quan trọng, sai thì sửa và rút ra bài học từ chuyện vừa xảy ra”.

CGV cũng là một phần lý do khiến vụ việc bị đẩy đi quá xa. Sự việc xảy ra tại rạp CGV Vincom Đồng Khởi nhưng nhà rạp được cho là xử lý sự việc chậm chạp. Gần một ngày kể từ khi N.V. có bài viết tố cáo và khi báo chí phản ánh, CGV mới cho biết đang kiểm tra sự việc.

Ngoài ra, sau khi xác minh vụ việc, thay vì gửi thông cáo tới truyền thông hoặc đưa ra phản hồi chính thức, CGV lại để một cá nhân (cụ thể là chị Nguyễn Thị Thanh Hạ) lên tiếng trên mạng xã hội. Tài khoản Nguyễn Thị Thanh Hạ thậm chí không đưa ra bằng chứng, hình ảnh và khóa cả phần bình luận.

Báo chí sau đó phải liên lạc với ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc nội dung của CGV để xác nhận tài khoản của Thanh Hạ là thật. Nhiều ý kiến cho rằng nếu CGV không lên tiếng xác nhận, rất khó có cơ sở khẳng định Thanh Hạ có thực sự là quản lý của CGV Đồng Khởi hay không. Cách phản ứng, xử lý ồn ào này được đánh giá là thiếu kinh nghiệm, khiến vụ việc thêm bùng nổ.

Mặt trái của những lời tố cáo một chiều trên mạng xã hội
Sự việc của Trấn Thành những ngày qua bắt nguồn từ bài viết của một tài khoản mạng. Bài đăng được viết từ góc nhìn cá nhân và tính xác thực chưa được kiểm chứng. Tuy nhiên, nó lan truyền với tốc độ chóng mặt. Đáng nói, rất nhiều khán giả đã hoàn toàn tin vào bài viết đó.

Cộng thêm việc hàng trăm fanpage có lượt theo dõi lên đến triệu người cũng chia sẻ bài viết khiến tin tức liên quan đến Trấn Thành trở thành chủ đề nóng nhất trên mạng xã hội trong 2 ngày qua.

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy cho biết vụ việc bùng lên trên mạng xã hội đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Lý do đầu tiên, bài viết về người nổi tiếng bao giờ cũng được quan tâm. Do đó, những bên liên quan nếu không xử lý truyền thông tốt sẽ gây nên những sóng gió.

“Sự thật là trong vụ việc lần này, phía Trấn Thành cũng lên tiếng hơi muộn. Sau bài viết đầu tiên, anh ấy không lên tiếng giải thích rõ ràng ngay, nên thành ra dư luận 'ném đá' Trấn Thành. Trong khi đó, thông tin trên mạng xã hội lan truyền theo từng giây. Chậm vài giây đã đủ gây xôn xao chứ không nói đến cả ngày. Đó chính là sức mạnh của truyền thông mạng và cũng là bài học của bất cứ ai nổi tiếng”, Tiến sĩ Phạm Thị Thúy cho biết.

Theo Tiến sĩ Phạm Thị Thúy, khách hàng phàn nàn về Trấn Thành có thể họ không hề ác ý mà chỉ hiểu nhầm. Nhưng việc họ đăng bài sẽ khiến công chúng quan tâm, đổ xô vào. Số đông có xu hướng nghe và tin những bài viết đầu tiên.

Điều đó cho thấy mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Nó thường thổi bùng tin tức tiêu cực nhanh hơn tích cực. Một bài viết rất bình thường cũng có thể gây sóng gió cho người nổi tiếng.

Tất nhiên, không ít bài viết đăng trên mạng xã hội là một chiều, kể theo góc nhìn có lợi cho người đăng tải. Thực tế, trong vụ Trấn Thành, người tố sau đó còn bị chính nhân chứng phản bác. Để thấy, khi chọn tin những thông tin trên mạng xã hội vẫn cần cái nhìn khách quan, tỉnh táo.

 

Nguồn: https://zingnews.vn/thay-gi-khi-vu-tran-thanh-chen-hang-bao-rap-sang-to-trang-den-post1408848.html

 

 

 

Thời gian qua, hàng loạt sao nữ như Bảo Anh, Midu, Trúc Anh... bị đồn mang thai, kèm theo đó là những bình luận khiếm nhã, tiêu cực về vóc dáng.

 

Tấm hình mới của Bảo Anh đang ngập tràn những bình luận liên quan đến việc mang thai. Cộng đồng mạng cho rằng Bảo Anh mất phom dáng so với trước đó và vì thế họ khẳng định cô từng sinh con. Trước Bảo Anh, nhiều nghệ sĩ Việt cũng bị đồn thổi mang thai chỉ vì vài tấm hình lộ vóc dáng hoặc vòng 2 bụ bẫm hơn trước.

Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính Quốc Gia nhận định nghệ sĩ có mang thai thật hay không cũng dễ bị tổn thương nghiêm trọng về cả thể chất lẫn tinh thần bởi những bình luận tiêu cực của khán giả.

Sao nữ hễ lộ vóc dáng bụ bẫm là bị đồn mang thai
Hơn một tháng sau khi rộ tin mang thai, Bảo Anh lộ diện. Khi nữ ca sĩ đăng ảnh mặc đồ bơi, phản ứng của nhiều tài khoản mạng là soi vóc dáng để tìm xem Bảo Anh có bất cứ dấu hiệu nào của việc mang thai hay không. Chỉ cần tìm được bất cứ “bằng chứng” nào mà họ cho thấy là giống đã sinh con, cộng đồng mạng lập tức đưa ra lời khẳng định dẫu cho người trong cuộc - Bảo Anh - chưa một lần lên tiếng.

“Bụng này là sinh em bé rồi. Mất hết phom dáng thời con gái”, “Bụng của Bảo Anh rõ là sinh con rồi. Chỉ người mang bầu mới có lằn đen ở giữa bụng”, “Bụng này mới đẻ xong chắc luôn. Nguyên đường đen dưới rốn thì rõ là từng mang thai”, những bình luận như vậy xuất hiện liên tục dưới hình ảnh mới của Bảo Anh.

Hơn một tháng trước đó, thông tin Bảo Anh mang thai rộ lên trên mạng xã hội. Cùng thời điểm, cô lộ hình hôn Nega - vũ công và cũng là thí sinh của Bảo Anh tại Street Dance Vietnam. Kể từ đó, nhiều khán giả khẳng định việc Bảo Anh trở thành mẹ. Trong khi đó, nữ ca sĩ giữ im lặng.

Bao Anh mang thai anh 1

Bảo Anh bị đồn mang thai vì lộ vòng 2 lớn qua một số tấm hình.

 

Trúc Anh cũng giữ im lặng suốt thời gian dài trước khi lên tiếng phủ nhận việc mang thai. Thông tin bắt nguồn từ năm 2022 khi hình ảnh nữ diễn viên tăng cân và mặc trang phục rộng tại một buổi họp báo phim. Thời gian sau đó, hình ảnh mũm mĩm của Trúc Anh liên tục được chia sẻ khiến tin nữ diễn viên mang thai tiếp tục được chú ý.

Tới 19/1, diễn viên trẻ lần đầu tiên trực tiếp nhắc đến tin đồn mang thai. Trúc Anh tâm sự cô gặp vấn đề sức khỏe nên vóc dáng bụ bẫm. Càng đáng buồn hơn khi cô bị đồn thổi mang bầu.

“Tôi đã trải qua giai đoạn tăng cân, xuống sắc. Đó là khoảng thời gian tôi gặp những vấn đề về sức khỏe và không được vui vẻ lắm. Lúc đó tôi rất yếu đuối. Đương nhiên cũng nên cho bản thân cơ hội để yếu đuối. Không thể cứ gồng mình để tỏ ra mạnh mẽ mãi. Tuy nhiên, theo tôi, bên trong tạo ra bên ngoài. Sau thời gian gặp biến cố, tôi cố gắng tập thể dục lấy lại vóc dáng. Hiện tại, tôi cảm nhận năng lượng bên trong tích cực hơn. Bản thân vui vẻ thì bên ngoài cũng dần cải thiện”, Trúc Anh tâm sự.

Midu thậm chí 2 lần lên tiếng khi liên tục bị đồn mang thai. Theo Midu, những tin đồn ác ý ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, hoạt động nghệ thuật, uy tín của cô trước phụ huynh, sinh viên. Do đó, nữ diễn viên mong muốn khán giả dừng lan truyền những tin đồn sai sự thật.

"Với cô gái chưa lập gia đình, mọi người nói người ta có bầu dù không một bằng chứng hay lý lẽ thì đó là lời đồn rất ác ý, ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm. Tôi hy vọng mọi người sẽ hiểu cho mình, đừng tiếp tay cho những lời đồn độc hại ảnh hưởng và tổn thương danh dự người khác, vì đó chính là bạo lực ngôn từ", cô bức xúc lên tiếng.

Cách đây ít ngày, Midu một lần nữa phản ứng gay gắt. Lần này, lý do công chúng đồn thổi là tấm hình Midu lộ vòng 2 được nhận xét lớn hơn trước khi đi quảng bá phim điện ảnh mới.

Midu nhấn mạnh: “Mình xin khẳng định một lần nữa, mình chưa từng có bầu, đang không có bầu và chưa có ý định có bầu”.

Tình trạng chung của hầu hết nghệ sĩ nữ ở Việt Nam là bị đồn có bầu mỗi lần lộ vóc dáng bụ bẫm hoặc vòng 2 lớn. Đáng nói, thời đại mạng xã hội bùng nổ, thông tin được đăng tràn lan mà không được kiểm chứng, những lời đồn liên quan đến đời tư của người nổi tiếng càng lan nhanh, lan rộng theo cấp số nhân. Bất chấp tính xác thực của thông tin, nhiều người dễ dàng tin vào những nguồn tin đó và đưa ra bình luận tiêu cực.

Mọi bình phẩm ngoại hình đều gây tổn hại thể chất và tinh thần

Phản ứng gay gắt của Midu hoặc tâm trạng buồn bã của Trúc Anh là điều dễ hiểu. Bởi theo Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy, chỉ nhìn hình ảnh thôi mà đoán ai đó đang mang thai hoặc phẫu thuật thẩm mỹ rồi có bình luận ác ý cũng là một dạng body shaming, tấn công vào hình thể của người khác.

Theo tiến sĩ, đây không phải cách ứng xử có văn hóa trên mạng xã hội. Xã hội hiện đại, ai cũng có quyền riêng tư. Ai đó cơ thể ra sao và cuộc sống riêng tư thế nào, đó cũng không phải việc để người khác có quyền bình luận.

“Văn nghệ sĩ đang phải chịu đựng hành xử thiếu văn hóa của một bộ phận trên mạng xã hội. Nhiều trường hợp lợi dụng sự nổi tiếng của giới nghệ sĩ để câu view, câu like. Đây là mục đích không thiện ý với người nổi tiếng và cộng đồng. Họ mang thai hay không thì cũng dễ bị tổn thương bởi những bình luận tiêu cực”, chuyên gia phân tích.

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy nhận định: “Trong trường hợp họ mang thai nhưng chưa muốn công khai mối quan hệ yêu đương tình cảm thì sẽ không hề muốn người khác bình luận về đời sống riêng tư của họ theo cách đó. Đặc biệt, người Việt Nam rất kín đáo trong chuyện có con. Họ chỉ công khai khi đã chắc chắn về sự phát triển của thai nhi. Vì thế, sự đồn đoán việc một người mang thai hay không chỉ qua hình ảnh sẽ có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý người mẹ nếu người đó đang mang thai”.

Bao Anh mang thai anh 2

Bao Anh mang thai anh 3

Midu và Trúc Anh bị ảnh hưởng tâm lý vì tin đồn.

Chẳng hạn họ có thai nhưng chưa muốn công khai, những bài viết trên mạng xã hội hoặc bình phẩm tiêu cực có thể làm cho tâm lý người mẹ bất ổn. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh khi mẹ bầu buồn, lo lắng, sau vài giây thai nhi sẽ bị ảnh hưởng, em bé có phản ứng bất an trong bào thai.

“Cảm xúc của người mẹ có thể ảnh hưởng tới cân nặng, sự phát triển thể chất, tinh thần, phát triển trí não của trẻ. Do đó, tôi rất phản đối việc này. Chúng ta cần bảo vệ sự hạnh phúc của mẹ bầu, tuyệt đối không nên có lời nói, thái độ tiêu cực về chuyện mang bầu của phụ nữ qua việc bình phẩm ác ý về cơ thể người mẹ”, tiến sĩ Phạm Thị Thúy nói.

Còn trong trường hợp nghệ sĩ không mang thai, những bình luận đồn đoán là bịa đặt, vu khống. Việc này khiến nghệ sĩ bị ảnh hưởng, nhất là khi họ chưa sẵn sàng công khai mối quan hệ hoặc việc mang bầu.

Phụ nữ nói chung và nghệ sĩ nói riêng thường rất coi trọng ngoại hình. Mọi bình phẩm về ngoại hình nhẹ có thể khiến người nghe buồn và nặng hơn là gây ám ảnh. Họ có thể cảm thấy bị sỉ nhục hoặc cảm thấy bị giảm giá trị. Từ đó, họ có những hành động cực đoan như bỏ ăn hoặc thậm chí hút mỡ và có thể phải gánh chịu hậu quả không mong muốn sau đó.

"Những bình phẩm ngoại hình khiến người nghe không đủ tự tin, thấy bị mất uy tín... Tôi nghĩ đây là hình thức hại người, thậm chí có thể so sánh với giết người không dao. Đây là tình trạng khó tránh với người nổi tiếng trên mạng xã hội. Do đó, tôi nghĩ khi có những thông tin sai sự thực và bình luận tiêu cực, người nổi tiếng tốt nhất không nên cập nhật. Những bình luận tiêu cực là sự độc hại cho tâm hồn của bạn. Do đó, hãy cố gắng giữ bản thân tránh xa chúng”, chuyên gia khẳng định thêm.

 

Nguồn: https://zingnews.vn/su-khiem-nha-quanh-tin-don-bao-anh-midu-mang-thai-post1413094.html

PNO - Theo tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy, ba mẹ nên biết cách ứng xử để trẻ sử dụng số tiền lì xì hàng năm một cách hợp lý; vì điều đó liên quan đến việc dạy trẻ về giá trị tiền bạc, cách tiêu tiền, tiết kiệm tiền, cách đối nhân xử thế đối với người lì xì cho trẻ.

Dạy trẻ cách tiêu tiền lì xì hợp lý để trẻ hiểu về giá trị đồng tiền (Ảnh minh họa)

Việc đầu tiên ba mẹ cần làm là trao đổi với trẻ về tiền lì xì, nhất là với trẻ từ 3 tuổi trở lên. Tùy theo sự trưởng thành của trẻ mà ba mẹ sẽ quyết định nên giữ hay trao quyền giữ tiền cho trẻ. Không phải cứ trẻ học cấp I là còn nhỏ, học cấp II là trưởng thành mà phụ thuộc vào việc trẻ có ý thức sử dụng số tiền lì xì đó như thế nào. Có những trẻ chỉ 6 tuổi đã tự quản lý tiền lì xì của mình, nhưng có trẻ đã học cấp II vẫn không biết cách sử dụng tiền.

Dù ở độ tuổi nào, nếu trẻ biết bỏ ống heo để dành mua quần áo, sách vở; mua những món có ý nghĩa thì ba mẹ nên khuyến khích và cho trẻ giữ tiền. Nên dạy thêm cho trẻ cách phân bổ số tiền đó vào các những hạng mục nào, ví dụ có thể phân làm 3 phần: một phần để mua sắm vật dụng thiết yếu trẻ cần, một phần tiết kiệm (nên giải thích phương thức tiết kiệm là bỏ ống heo hay gửi ngân hàng, nếu gửi ngân hàng lợi nhuận mỗi tháng bao nhiêu…); phần còn lại để dành sẻ chia với các bạn thiếu may mắn khác, mua quà sinh nhật cho người thân… Từ số tiền trẻ đang có, hãy thảo luận với trẻ và đặt ra mục tiêu tiếp tục tiết kiệm trong thời gian tới để trẻ có thể mua vài món đồ tùy ý trong một giới hạn nào đó; học một vài khóa học mà trẻ yêu thích. Điều này giúp trẻ có động lực tiết kiệm, hướng tới một mục tiêu nào đó có thể thực hiện trong tương lai gần.

Còn nếu trẻ không biết tiết kiệm, không biết bỏ ống heo, sử dụng tiền để mua linh tinh thì ba mẹ cần giải thích tiền lì xì đó là tiền lao động của người thân, của ông bà, không phải tự nhiên mà có, trẻ lãng phí là không được.

 

Ba mẹ tuyệt đối không tự ý giữ tiền lì xì của con mà không giải thích, vì trẻ sẽ buồn, bất bình và có thể sẽ phản ứng tiêu cực. Trẻ nhỏ thì ấm ức, khó chịu; trẻ lớn có thể sẽ có những hành vi không phục vì nghĩ rằng người khác lì xì cho mình là tiền của mình, không phải tiền của ba mẹ. Từ đó, trẻ sẽ có thể không phục nhiều chuyện khác, những hành vi khác của ba mẹ. Rất nhiều ba mẹ xung đột mạnh với con chỉ vì tự ý giữ tiền lì xì.

Nếu ba mẹ giữ tiền lì xì của trẻ, trước hết phải cho trẻ thống kê năm nay trẻ được lì xì bao nhiêu tiền. Sau đó phải ghi rõ vào sổ sách số tiền mà ba mẹ sẽ bảo quản, giữ gìn giúp trẻ. Nếu ba mẹ đem tiền này gửi ngân hàng thì nên lập một quyển sổ riêng đứng tên trẻ, giúp trẻ có cảm giác sở hữu. Khi có thêm tiền gửi vào thì nên cho trẻ xem số dư để trẻ biết mình đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Giả sử nếu trẻ đòi mua quần áo, giày dép, đồ chơi thì ba mẹ có thể trừ vào số tiền lì xì đó; nhưng cũng phải ghi rõ đã trừ bao nhiêu, còn lại bao nhiêu. Như vậy trẻ sẽ thoải mái, sung sướng, thấy mình được người lớn tôn trọng, thấy được việc mua đồ từ tiền của mình, trẻ sẽ biết tiết kiệm, đắn đo khi chi tiêu số tiền này; đồng thời giúp trẻ biết ý nghĩa, giá trị của đồng tiền hơn là ba mẹ giữ số tiền này để tiêu xài vào việc riêng rồi lấy tiền của mình mua đồ cho trẻ.

Có một số trẻ có tâm lý giấu tiền lì xì để dùng vào các việc riêng. Nguyên nhân là do trẻ có những khoản chi tiêu trẻ muốn mà ba mẹ không cho; song phần lớn là do trẻ thấy ba mẹ không rõ ràng, minh bạch về tiền lì xì, sợ ba mẹ tịch thu hết. Phụ huynh cần minh bạch, rõ ràng với trẻ để hạn chế đối đa việc trẻ giấu tiền lì xì để sử dụng riêng. Nếu ba mẹ cư xử rõ ràng với trẻ, trẻ sẽ cư xử chính trực chứ không giấu giếm.

Trong trường hợp trẻ giấu tiền lì xì xuất phát từ nhu cầu của trẻ như mua bánh, thẻ game, mua đồ chơi độc hại… thì ba mẹ cần bình tĩnh và lắng nghe trẻ. Nên hỏi trẻ lý do vì sao chi tiêu vào sản phẩm đó, hỏi trẻ có thấy việc tiêu tiền vào sản phẩm đó là đúng hay lãng phí. Cần cho trẻ được bày tỏ lý do, cảm xúc khi mua những sản phẩm đó. Một khi ba mẹ đặt câu hỏi và để trẻ tự nhận ra vấn đề, lần sau trẻ sẽ sửa đổi. Ngược lại, cứ áp đặt trẻ chi tiêu như vậy là sai, la mắng, trách phạt thì trẻ sẽ không phục và tình trạng giấu tiền lì xì để dùng vào việc riêng sẽ còn lặp lại.

uyệt đối không dùng những câu như “Con có biết nếu con tiêu số tiền đó thì sẽ thiếu tiền mua đồ ăn cho gia đình” vì sẽ tạo áp lực và cảm giác tội lỗi cho trẻ, nhất là trẻ nhạy cảm. Hãy nói với trẻ nếu lần sau có mua gì thì nên trao đổi với ba mẹ, nói cho trẻ biết rằng ba mẹ sẵng lòng ủng hộ vì đó là tiền lì xì của trẻ. "Ngày nay, trẻ có thể mua bất cứ thứ gì bằng một nút bấm thì việc kiểm soát quá mức tiền lì xì của trẻ là tước đi cơ hội để trẻ học hỏi về cách dùng tiền, mất cơ hội thực hành khi có số tiền lớn" - tiến sĩ Phạm Thị Thúy nói.

Thanh Hoa

Nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/day-tre-cach-tieu-tien-li-xi-tet-a1482418.html

PNO - Dù đang ở gần hay cách xa, nếu cha mẹ và con cái cùng mở lòng ra thì khoảng cách địa lý hay khoảng cách tâm lý không còn là vấn đề nữa.

Là một chuyên gia về xã hội học, tâm lý trị liệu và là một người con trong gia đình, tiến sĩ Phạm Thị Thúy - giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia - Phân viện TP.HCM - dành nhiều tình yêu thương và trăn trở đối với người cao tuổi.

Cuộc trò chuyện dưới đây hy vọng sẽ mang đến cho bạn đọc ít nhiều hành trang cho chuyến du hành vào thế giới người già cùng cha mẹ, ông bà thân yêu của mình. 

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy
Tiến sĩ Phạm Thị Thúy
 

Phóng viên: Trong một bài viết từng chia sẻ trên Facebook, tiến sĩ đã đau đáu với câu hỏi “Vì đâu càng lớn tuổi, cha mẹ và con cái càng cách xa nhau?”. Vì sao tiến sĩ nhận định như vậy và khoảng cách này là do đâu?

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy: Mối quan hệ cha mẹ con cái là mối quan hệ máu mủ, lẽ thường chúng ta thương yêu nhau rất nhiều dù ở tuổi nào. Nhưng trong thực tế, càng lớn, càng nhiều người ít chia sẻ với cha mẹ, ít trò chuyện cùng cha mẹ.

Đôi khi một bộ phận trong chúng ta bận rộn với những mối quan hệ bên ngoài nhiều hơn, trò chuyện cùng bạn bè, đồng nghiệp nhiều hơn tám giờ mỗi ngày, đến khi về nhà mệt mỏi lại cáu gắt với gia đình, cha mẹ, con cái. 

Cũng có một số người luôn ý thức giữ trọn đạo hiếu, quan tâm, mua cho cha mẹ quà cáp, thức ăn, nước uống, thuốc men tẩm bổ nhưng lại quên mất nhu cầu tâm lý cơ bản của những người lớn tuổi đó là được ở gần, trò chuyện và lắng nghe con cháu. Một phần do ảnh hưởng từ văn hóa phương Đông, việc thể hiện tình cảm giữa các thành viên trong gia đình chúng ta chưa quen bộc lộ sự yêu thương ra ngoài với cha mẹ bằng lời nói, thái độ, hành vi, nên mỗi khi làm có thể trở nên gượng ép, ngại và ít làm hơn người phương Tây.

Dù con cái rất yêu thương cha mẹ, hay cha mẹ rất yêu thương con cái, nhưng cả đôi bên đều để trong lòng hoặc bộc lộ âm thầm. Đôi khi thói quen này khiến chúng ta xa cách dần với người thân. 

Ảnh mang tính minh họa - Rawpixel.com
Ảnh mang tính minh họa - Rawpixel.com

Ngoài ra, một trong những vấn đề mà con cái và cha mẹ hay mắc phải chính là tâm lý “dán nhãn” lẫn nhau, khiến khoảng cách ngày càng lớn, đến một ngày mất kết nối cảm xúc dẫn đến xa cách nhau, không còn gì để trò chuyện với nhau nữa.

Phía con cái thì đôi khi cứ mặc định cha mẹ mình “bảo thủ, chẳng thèm nghe con nói” hay “cha mẹ có chia sẻ gì đâu mà biết được”. Còn phía phụ huynh thì cho rằng “nước đổ đầu vịt, nói mà chẳng thèm nghe”, có người thì lại “thôi nói ra nó lo lắng thêm, mình tự lo là được”.

Chính những nhãn dán thầm lặng này đã đánh mất đi cơ hội được trò chuyện và lắng nghe giữa con cái và cha mẹ, tạo ra những mâu thuẫn, khoảng cách, những nỗi buồn hay sự bực dọc không đáng có. 

* Bằng cách nào các thế hệ có thể thu hẹp khoảng cách này, thưa tiến sĩ?

- Thực ra, tuổi càng cao, con người lại càng nhạy cảm, càng cảm thấy mình là gánh nặng cho con cái nếu mình đau ốm hay khó khăn về tài chính. Người già thường im lặng chịu đựng, đôi khi gắt gỏng khó chịu - mong được con cái nhận ra trạng thái tâm lý của mình chứ không nói ra - khiến không khí lại thêm căng thẳng hơn.

Con cái lúc này chính là người cần ngồi xuống bình tĩnh và chân thành “lắng nghe” bằng tai, bằng mắt, bằng trái tim để thấu hiểu giãi bày của cha mẹ, thuyết phục họ tin tưởng mình, chia sẻ cùng mình, như cách cha mẹ đã từng lắng nghe mình những lúc còn bé thơ. Chỉ có như vậy, mới có thể gỡ rối và tạo cầu nối để rút ngắn khoảng cách, gần gũi cha mẹ hơn.

Và những bậc cha mẹ cần phải tin rằng, các con của mình luôn luôn yêu thương mình dù không nói ra nhưng họ vẫn đang tìm cách để lắng nghe và thấu hiểu. Cha mẹ nên chủ động mở lòng, giãi bày tâm sự cùng con cái, vừa giúp tinh thần được thoải mái, từ đó bản thân vui khỏe, vừa là giúp con cái có thể thực sự “lắng nghe” mình.

Ảnh mang tính minh họa - JCOMP
Ảnh mang tính minh họa - JCOMP

Vì dù là bậc cha mẹ, hay phận con cái, đều không thể đoán biết, tự biết về nhau mà chỉ có sẻ chia mới thực sự thấu hiểu. Và khi có hiểu mới thực sự có tình yêu thương nhau đúng cách, tạo hạnh phúc cho nhau.

Kết nối yêu thương với các mối quan hệ trong gia đình cũng như ngoài xã hội là một trong những cách gia tăng sức mạnh nội tâm, tạo sự bình an tâm trí, gia tăng hệ miễn dịch để chúng ta vui khỏe. 

Cả cha mẹ và con cái, dù ở tuổi nào, hãy học lắng nghe nhau và học nói ra, giãi bày tâm tư để hiểu nhau, để gia đình luôn luôn là nơi yêu thương lan tỏa. Với các cha mẹ con cái đang ở xa nhau, hãy tận dụng tối đa công nghệ mạng internet để video call qua Zalo, Viber, Facebook… được nhìn thấy nhau, trò chuyện, lắng nghe nhau, kịp thời quan tâm giúp đỡ. 

Dù đang ở gần hay cách xa, nếu cha mẹ và con cái cùng mở lòng ra thì khoảng cách địa lý hay khoảng cách tâm lý không còn là vấn đề nữa.

* Không ít người già hiện nay chọn sống gần chứ không sống cùng con cháu, mô hình tam, tứ đại đồng đường ngày một hiếm. Người già và người trẻ cần chuẩn bị những gì cho cuộc “ra riêng” này?

- Muốn sống riêng thì phải độc lập, ít nhất phải có chỗ ở riêng, một nguồn thu nhập ổn định để có thể tự lo cho bản thân. Ngay từ thời còn 40-50 tuổi, họ đã chuẩn bị một lượng tiền tiết kiệm.

Nguồn sống có thể là lương hưu, thu nhập tự động hay một công việc làm thêm. Ngoài tài chính, họ cũng phải chuẩn bị một khoảng cách trong cuộc sống với con cái. Không chỉ khoảng cách về địa lý mà còn khoảng cách về lối sống, văn hóa. Họ chấp nhận khác biệt và tôn trọng không gian riêng của con cháu, không can thiệp vào đời sống riêng tư của con cháu.

Chuẩn bị về điều kiện an toàn cho cuộc sống riêng cũng cực kỳ quan trọng. Người cao tuổi cần kết nối với hàng xóm láng giềng nơi định sống riêng. Cần học hỏi về công nghệ, lưu số điện thoại của con cháu, đặt chế độ gọi tự động khi gặp nguy hiểm. 

Con cháu cũng phải có lưu ý tôn trọng sự độc lập của người già. Có thể cha mẹ già không cần nhưng con cháu cần chuẩn bị sẵn một khoản tài chính để kịp thời hỗ trợ khi cha mẹ ốm đau bệnh tật hay có chuyện xảy ra. Người trẻ cần quan tâm đến mọi điều của ông bà, cha mẹ chứ không chỉ quan tâm đến chuyện bệnh tật, thuốc thang, ăn uống.

Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock
Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock

Hãy thực sự quan tâm đến đời sống tinh thần của người già. 

Dù người già sống chung hay riêng vẫn là trụ cột tinh thần của đại gia đình. Cha mẹ già vắng bóng rồi, lòng con cháu cảm thấy chông chênh là vì lẽ đó.

Người trẻ coi trọng người già, kết nối với người già, lắng nghe người già vừa là truyền thống chữ hiếu mà khi đó người trẻ được hỗ trợ, được nhận rất nhiều từ kho tàng vô giá ấy… 

* Xin cảm ơn tiến sĩ! 

Tô Diệu Hiền (thực hiện)

 

Nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/cac-con-can-hoc-cach-gia-cung-cha-me-a1477062.html

 
Page 3 of 15

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.