Khoe tý, em xuất hiện ké trên trang BBC nha. Thầy Thành Thanh N. Truongtrả lời pv của BBC hay quá ^^https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t14/2/16/1f618.png");">

Trong câu chuyện đau lòng “cô gái tử vong bên vỉa hè”, trong khi có những ý kiến vì “sợ” và “ngại” rồi không dám ra tay ứng cứu kịp thời nhất có thể, thì cũng có nhiều ý kiến cho rằng “đã vô cảm thì đừng có bao biện”…
Hình ảnh đau lòng về cô gái trẻ một mình nằm tá»­ vong bên vỉa hè ở Q.Tân Phú (TP.HCM) sau vụ tai nạn giao thông rạng sáng 25.6 vừa qua. Trong vòng khoảng 11 phút mà hình ảnh clip (trích xuất từ camera gắn cố định) ghi lại, có 5 ô tô con (kể cả 1 chiếc taxi Vinasun liên quan trá»±c tiếp), 1 chiếc xe tải, hÆ¡n 32 chiếc xe máy, 1 chiếc xe đạp với hàng chục người đi qua vị trí nạn nhân... Có những người ngoái lại nhìn, nhÆ°ng không ai dừng lại để hỗ trợ, tìm cách cứu giúp. Sau tai nạn này, cô gái tá»­ vong, để lại con nhỏ 3 tuổi ở quê nhà Bến Tre...Hình ảnh đau lòng về cô gái trẻ một mình nằm tử vong bên vỉa hè ở Q.Tân Phú (TP.HCM) sau vụ tai nạn giao thông rạng sáng 25.6 vừa qua. Trong vòng khoảng 11 phút mà hình ảnh clip (trích xuất từ camera gắn cố định) ghi lại, có 5 ô tô con (kể cả 1 chiếc taxi Vinasun liên quan trực tiếp), 1 chiếc xe tải, hơn 32 chiếc xe máy, 1 chiếc xe đạp với hàng chục người đi qua vị trí nạn nhân... Có những người ngoái lại nhìn, nhưng không ai dừng lại để hỗ trợ, tìm cách cứu giúp. Sau tai nạn này, cô gái tử vong, để lại con nhỏ 3 tuổi ở quê nhà Bến Tre...
 
Khi đề cập đến vấn đề này, Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy, Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia, chia sẻ: “Sự việc cô gái bị “bỏ rơi” ngoài đường khi gặp tai nạn, tôi cảm thấy rất đau lòng và thương cô gái đó. Tôi rất xót xa khi nghĩ đến chuyện mình hay bất kỳ ai cũng có thể gặp rủi ro trên đường, mà bị sự thờ ơ của những người xung quanh làm cho mình phải chấp nhận cái chết”.'Cô gái tử vong bên vỉa hè Sài Gòn': Thói vô cảm, đừng chỉ ngụy biện! - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Chuyện đau lòng, cô gái trẻ bất động trong đêm bên vỉa hè Sài Gòn

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy cho rằng câu chuyện “cô gái tử vong bên vỉa hè” khiến cho nhiều người cảm thấy sợ hãi vì sự vô cảm của một số con người.
“Nếu có một sự quan tâm dù nhỏ thôi, một cuộc điện thoại gọi cho công an, gọi xe cấp cứu hay đơn giản chỉ là sự quan tâm xem cô ấy thế nào, cũng làm cho cô có thể có cơ hội sống sót, hoặc ít ra cô cũng có được sự chăm sóc của người thân sớm hơn”, Tiến sĩ Phạm Thị Thúy bày tỏ.
Vấn đề ở đây là sự vô cảm đến từ đâu?

Nguyên nhân làm cho một số người sợ hãi không dám giúp đỡ người khác quả là có thật. Nhưng thực sự đó cũng là thước đo để xem lòng nhân từ của chúng ta nhiều hay ít

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy

Theo Tiến sĩ Phạm Thị Thúy, ai cũng thấy hậu quả nặng nề của thói vô cảm, và nó có một nguyên nhân từ sự ích kỷ của con người. Khi con người sợ hãi điều gì đó liên quan đến bản thân và họ chỉ nghĩ đến bản thân thôi, họ không quan tâm đến người khác, thì sự ích kỷ của họ thiếu đi tình yêu thương, và sự ích kỷ đó cũng có khi lại là lý do ngần ngại trước việc cứu người lúc hoạn nạn.

Một người có lòng thương người khác, thường thì sẽ cố gắng xoay trở mọi cách để giúp đỡ người khác, giúp một cách chân thành...

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy cho rằng có lẽ nhiều người từng nghe thấy những câu chuyện rắc rối ngoài đường khi mình giúp ai đó thì mình bị vạ lây, rồi bị đổ tội... Nguyên nhân làm cho một số người sợ hãi không dám giúp đỡ người khác quả là có thật. Nhưng thực sự đó cũng là thước đo để xem lòng nhân từ của chúng ta nhiều hay ít. Một người có lòng thương người khác, thường thì sẽ cố gắng xoay trở mọi cách để giúp đỡ người khác, giúp một cách chân thành nhất, không đặt điều kiện, và cũng không viện lý do này kia để thoái thác.
Những người nghĩ rằng nếu tôi giúp thì tôi bị vạ lây, gặp rắc rối, có thể bị hiểu lầm, bị đánh chết... mà không giúp, thì chứng tỏ lòng yêu thương người khác, nghĩ đến người khác rất ít, và chỉ còn lại là sự sợ hãi cho bản thân cùng sự ích kỷ mà thôi.
“Và họ đang ngụy biện cho hành vi ích kỷ của họ”, Tiến sĩ Phạm Thị Thúy nhìn nhận.
Còn những người chỉ biết ích kỷ, thói vô cảm lấn át, chỉ quan tâm đến giá trị vật chất, cuộc sống, tương lai vật chất của mình, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt, những tổn thương trước mắt…, thì họ không dám mở rộng lòng ra để giúp đỡ người khác, không dám mở rộng lòng ra để làm những điều có ích cho cuộc sống.
Để thói vô cảm không còn đất sống, theo Tiến sĩ Phạm Thị Thúy, gốc của câu chuyện nằm ở chỗ giáo dục lòng nhân ái, lòng yêu thương con người trong gia đình, trong nhà trường cũng như ngoài xã hội.
Nếu chúng ta chỉ giáo dục lòng yêu thương một cách chung chung là hãy yêu thương người khác, thì không có hiệu quả, vì con người bao giờ cũng nghĩ đến bản thân mình đầu tiên. Điều đó không thể tránh được bởi nó là suy nghĩ rất bản năng.
Tuy nhiên, nếu người ta được dạy cách tự yêu thương chính mình và được coi trọng đúng mức, thì họ sẽ yêu thương người khác theo cách như vậy, theo sự tôn trọng, theo giá trị của con người.
Cho nên, cần phải xem lại cách giáo dục lòng yêu thương trong xã hội. Mỗi người cần được hiểu về lòng yêu thương đúng và trước hết phải biết yêu thương chính mình. Một người biết yêu thương chính mình sẽ biết tìm cách làm cho những thứ xung quanh mình tốt đẹp hơn. Mình yêu thương, trân trọng chính mình, thì mình yêu thương, trân trọng những người khác. Mình bảo vệ chính mình, thì mình cũng biết bảo vệ cho những người khác.
Từ đó, mình làm cho cuộc sống của mình và những người xung quanh cùng tốt đẹp hơn.
 
Như Lịch 
Nguồn: thanhnien

‘Đừng Biến Gia Đình Thành Nơi Ở Trọ’

(Chinhphu.vn) - Đó là lời khuyên mà Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy, giảng viên Phân viện Học viện Hành chính quốc gia TPHCM muốn dùng để nhắc nhở những ai đang tự tách mình ra khỏi không gian chung của tổ ấm.

Bố mẹ đam mê công việc và các mối quan hệ ngoài xã hội, con cái sau giờ học căng thẳng lại làm bạn cùng trò chơi điện tử hoặc dán mắt vào màn hình ti vi, bữa cơm gia đình ngày càng thiếu vắng, khoảng cách giữa các thế hệ ngày càng xa… Nhân kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, phóng viên Báo điện tử Chính phủ đã phỏng vấn  Tiến sĩ Xã hội học Phạm Thị Thúy xoay quanh chủ đề: Làm sao giữ nếp nhà trong thời hiện đại?

Là người tư vấn tâm lý về lĩnh vực tình yêu - hôn nhân - gia đình nhiều năm nay, bà có thể cho biết vấn đề lớn mà nhiều gia đình trong thời hiện đại đang gặp phải là gì?

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy: Điều lo lắng nhất trong thời hiện đại là đa phần các gia đình đang thiếu những bữa ăn chung. Gia đình nào cũng bận rộn, bố mẹ thường đi làm quá giờ, làm thêm, tăng ca… Từ những người công nhân bình thường cho đến những người làm việc tại các công ty lớn, họ gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp một bữa ăn chung.

Nhiều người tâm sự với tôi rằng để cả nhà cùng dùng một bữa ăn chung trong ngày là hiếm hoi lắm. Trong khi đó, bữa ăn chung là yếu tố quan trọng nhất tạo nên nếp nhà, tạo nên sự gắn kết giữa ông bà, cha mẹ và con cái. Từ chuyện cùng nhau nấu, bày bàn ăn, cùng ăn chung cho đến cùng nhau trò chuyện sau bữa ăn, tất cả những hoạt động đó tạo nên mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình. Con người bày tỏ sự yêu thương, quan tâm lẫn nhau xoay quanh bữa ăn.

Không chỉ thiếu mâm cơm gia đình đầm ấm mà nhiều gia đình còn thiếu không gian sinh hoạt chung, thiếu những giây phút trao đổi thông tin và lắng nghe, chia sẻ cùng nhau. Điều này nguy hiểm như thế nào đối với mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái - những người đang chung sống dưới một mái nhà? Và điều này sẽ tác động như thế nào đổi với sự phát triển của trẻ?

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy: Bên cạnh sự thiếu vắng của bữa ăn chung, nhiều gia đình hiện đại ngày nay còn chịu sự chi phối bởi các thiết bị công nghệ số. Về nhà, bố mẹ mỗi người cầm một chiếc điện thoại, con trẻ mỗi người một cái máy tính hoặc ti vi. Cơ hội cùng nhau chơi, cùng nhau làm việc nhà, cùng nhau trò chuyện là rất hiếm. Nếp nhà không chỉ thể hiện ở cách sinh hoạt mà còn thể hiện ở cách con người giao tiếp với nhau như thế nào.

Việc lạm dụng thiết bị công nghệ số chuyển chúng ta sang chế độ giao tiếp gián tiếp với những người thân yêu trong gia đình. Thiết bị công nghệ số kéo chúng ta đến gần mọi người nhưng lại đẩy ra xa những người thân yêu hơn.

Nhiều thành viên gia đình than phiền với tôi rằng rất khó để họ có những buổi trò chuyện với nhau bên mâm cơm, về một chương trình truyền hình hay chủ đề nào đó. Rất khó có những lúc bố mẹ và con cái đùa giỡn, vui vẻ bên nhau, nhất là khi con cái bước vào tuổi dậy thì, tuổi trưởng thành. Công nghệ đang đảo lộn cuộc sống của nhiều gia đình.

Phải chăng do cách nghĩ về gia đình của con người trong xã hội hiện đại đã khác nên họ thay đổi thói quen, tạo nên nếp nhà mới?

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy: Cách suy nghĩ của con người trong thời hiện đại là yếu tố chi phối khá mạnh đến nếp nhà. Điều đáng lo là nhiều người trong chúng ta đang chạy theo quá nhiều về nhu cầu vật chất. Bố mẹ chạy theo công việc để có thể kiếm tiền lo cho gia đình. Con cái thì chạy theo học hành, thi cử để sau này bảo đảm bằng cấp cũng như cơ hội việc làm.

Nhu cầu vật chất đang khiến nhiều người quên đi những nhu cầu tinh thần mà không cần quá nhiều tiền người ta vẫn có thể có được tại nơi mình gọi là tổ ấm. Đó là niềm vui, sự sẻ chia, tình yêu thương và quan tâm lẫn nhau. Những điều này tiền không mua được và không phải đợi đến khi có tiền mới làm được. Nhưng nhiều người hiện vẫn chạy theo những giá trị vật chất.

Chính yếu tố đó đang làm cho gia đình ngày càng xa nhau. Nó đang làm cho gia đình chỉ là nơi ở trọ để các thành viên tối về ngủ, sáng mai lại đi. Sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình hiện nay rất lỏng lẻo. Đó sẽ là mối nguy nếu chúng ta không nhìn nhận lại và cùng nhau gìn giữ.

Vậy phải làm sao để chúng ta cân bằng được cuộc sống trước khi… đi xa quá?

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy: Điều quan trọng là phải tìm cách cân bằng giữa nhu cầu vật chất và tinh thần, chủ động tạo thêm không gian và cơ hội để các thành viên gần gũi, trò chuyện cùng nhau thay vì ôm điện thoái, máy tính. Gia đình là trường học đầu tiên. Bố mẹ là người thầy đầu tiên của con. Việc hình thành và duy trì nếp nhà đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hình nhân cách của trẻ sau này.

Vậy nên các bậc cha mẹ phải tìm cách giữ cho bằng được nếp nhà. Phải để tổ ấm của mình là môi trường sinh hoạt có nề nếp, gia phong, có trên dưới và nhất là có niềm vui, thái độ sống tích cực. Muốn vậy, bao giờ bố mẹ cũng phải làm gương cho con trong mọi việc. Khi được sống trong môi trường tràn ngập tình thương yêu, sự quan tâm đúng mực của ông bà, cha mẹ, trẻ sẽ có sự phát triển toàn diện hơn.

Xin cảm ơn bà!

Nguồn: Báo chinhphu.vn 
Page 6 of 6

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.