Liên quan đến vụ bé gái 13 tuổi nhảy lầu vì mẹ xem điện thoại, tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy cho rằng sự việc này hết sức nguy hiểm, và cảnh báo các bậc cha mẹ cần dừng lại ngay việc xâm phạm quyền riêng tư của con.

L.A.Q, 13 tuổi, (ngụ Q.10, TP.HCM) được Bệnh viện Nhân dân 115 chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 2 cấp cứu trong ngày hôm nay. Được biết, do L.A.Q thấy mẹ kiểm tra điện thoại của mình nên đã giận và nhảy lầu tự tử từ lầu 8 chung cư vào lúc 20 giờ 30 ngày 20.11.

Câu chuyện này là lời cảnh báo tới các bậc cha mẹ khi ứng xử với con ở lứa tuổi dậy thì.

Não bộ tuổi teen như “bãi mìn nổ chậm”

Tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy (giảng viên Học viện Hành chính quốc gia) nhìn nhận sự việc này hết sức nguy hiểm, và cảnh báo các bậc cha mẹ cần dừng lại ngay việc xâm phạm quyền riêng tư của con.

Tiến sĩ Thúy phân tích: “Đây là lứa tuổi dậy thì, đang ở giai đoạn xác lập cái tôi cá nhân nên rất dễ bị tự ái, dễ tổn thương, chỉ cần một sự xâm phạm nhỏ về tinh thần hay thể xác là có thể bùng nổ. Một giáo sư của ĐH Harvard vừa xuất bản cuốn sách Não bộ tuổi teen, ví trẻ ở tuổi này như 'bãi mìn nổ chậm'. Nghĩa là chạm vào sẽ nổ. Hành động cha mẹ kiểm soát điện thoại của con là vô cùng nghiêm trọng, nó như một giọt nước làm tràn ly. Trước đó có thể người mẹ đã có nhiều hành động tương tự mà cô bé này đã từng phản ứng nhưng người mẹ vẫn tiếp tục”.

Theo tiến sĩ Thúy, vì đang trong giai đoạn khẳng định cái tôi, trong khi các con vẫn còn non nớt, chưa đủ tự tin, chưa có đủ trải nghiệm để vững chãi, nên khi bị cha mẹ, người lớn la mắng, kiểm soát lộ liễu hay xúc phạm riêng tư sẽ nảy sinh những suy nghĩ, hành động bột phát tiêu cực, như hành vi tự tử ở trên.

 

Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Thị Thanh Tú, giảng viên khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cũng cho rằng tâm lý tuổi dậy thì thường rất dễ bị khủng hoảng, dễ nổi loạn. “Các con thường muốn che giấu suy nghĩ trong lòng, khiến cha mẹ rất khó nắm bắt. Chỉ cần một câu nói nặng có khi cũng khiến trẻ bị tổn thương, có những hành động như bỏ nhà đi, hoặc tự hủy hoại bản thân, nặng hơn là tự tử”.

Cần tôn trọng quyền riêng tư của con

Chị Nguyễn Hồng Ngọc (ngụ Chung cư Phú Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) có con năm nay học lớp 8, kể lại: “Có lần tôi vào phòng con mà không gõ cửa, con đã nổi khùng hét lên và đuổi mẹ ra, khiến hàng xóm cũng giật mình. Lúc đó tôi chỉ muốn vào kiểm tra xem con đang học bài hay lại lên Facebook chat với bạn. Tôi không ngờ con lại có biểu hiện như thế. Ai có con ở tuổi này mà không lo lắng. Vì thế vợ chồng tôi muốn kiểm soát các mối quan hệ của con, để tránh những nguy cơ xấu có thể sẽ gặp phải. Nhưng từ đầu năm nay con đổi mật khẩu điện thoại, thi thoảng con nói học bài nhưng đóng cửa kín mít nên tôi rất tò mò”.

Lý giải về điều này, tiến sĩ Phạm Thị Thúy nhìn nhận: “Các con có những bí mật, những câu chuyện thầm kín muốn cất giữ cho riêng mình. Có thể những 'bí mật' đó với người lớn thì bình thường nhưng với các con, nếu lộ ra ngoài sẽ vô cùng khủng khiếp. Rõ ràng lăng kính cửa cha mẹ và trẻ ở tuổi dậy thì là khác nhau hoàn toàn. Chúng ta đừng xem thường điều đó. Hãy tôn trọng con, tôn trọng quyền riêng tư của con. Nếu muốn biết con đang làm gì, có những mối quan hệ bạn bè ra sao thì tốt nhất là làm bạn với con, gần gũi với con để con cảm thấy tin cậy và chia sẻ. Khi làm một việc gì đó chạm vào thế giới riêng tư của con mà con có phản ứng thì ngay lập tức phải dừng lại, nếu không hậu quả sẽ rất nguy hiểm”.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Phan, Trưởng Bộ môn Tâm lý giáo dục, Khoa Giáo dục, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, lưu ý các bậc cha mẹ cần hết sức khéo léo trong ứng xử với con ở lứa tuổi này. “Cần tìm hiểu diễn biến tâm sinh lý của lứa tuổi này, hiện có rất nhiều tài liệu để cha mẹ tìm đọc. Và cha mẹ nên đặt mình vào con để thấu hiểu, đừng nên áp đặt vì suy nghĩ của người lớn rất khác, do chúng ta đã trải nghiệm, đã trưởng thành. Phải luôn tôn trọng, lắng nghe con, tuyệt đối đừng coi thường những lời nói, hành động nhỏ của trẻ vì nếu chúng ta bỏ qua, thì hậu quả rất khó lường”, tiến sĩ Phan đưa ra lời khuyên.
 

 

TS. xã hội học Phạm Thị Thúy nhận định: “Nguyên nhân quan trọng nhất khiến con người dễ bạo lực với nhau, ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng là do thiếu tình yêu thương với chính mình. Tình trạng này đang giống như một căn bệnh nguy hiểm, nên loại bỏ càng sớm càng tốt”.

Vấn đề văn hóa ứng xử cộng đồng đang được quan tâm vì trong thời gian quá nổi lên những sự việc, hành vi thiếu văn hóa khó chấp nhận. Như vụ việc một đại úy công an chửi bới nhân viên hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất. Một thượng úy đánh nhân viên trạm dừng nghỉ vì bị yêu cầu nhắc trả tiền đồ ăn con trai đã lấy, rồi cụ ông 80 tuổi ở Hà Nội bị xe ôm đánh, bắn súng cao su vào mặt...

Xoay quanh vấn đề này, PV báo điện tử Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính Quốc gia TP.HCM).

Hiện nay, một bộ phận người Việt đang đứng trước ngưỡng báo động về cách ứng xử văn hóa cộng đồng. Vậy, nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này thưa TS.?

Có rất nhiều nguyên nhân mà chúng ta đã nói trước đó, nhưng dường như nó chưa đầy đủ và trọn vẹn. Theo tôi, nguyên nhân thứ nhất khiến con người bạo lực hơn là do có quá nhiều áp lực về việc học hành, công việc khiến họ không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn dẫn đến căng thẳng. Ngoài ra, thời gian họ “đắm chìm” vào rượu bia và mạng xã hội quá nhiều.

Nguyên nhân nữa là do con người càng ngày càng thiếu tình yêu thương từ gia đình. Khi thiếu tình yêu thương, người ta nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, nhìn đâu cũng thấy lỗi của người khác vì vậy không thể cư xử tử tế với nhau. Tình yêu thương là điều quan trọng nhất nên khi thiếu tình cảm con người ta sẽ trở nên bạo lực hơn. Hiện nay, con giết bố mẹ, chồng giết vợ, ông bà giết cháu,… còn có thể xảy ra huống chi là người dưng.

 Nguyên nhân quan trọng nhất khiến con người dễ bạo lực với nhau chính là do thiếu tình yêu thương với chính mình. Từ bé, họ đã không được dạy cách yêu thương và trân trọng bản thân vì thế khi lớn lên cảm xúc ngày càng “khô kiệt”. Họ không biết quý trọng bản thân mình và người khác, vì thế, đôi khi vì nóng giận con người ta có thể bất chấp tất cả làm những việc có hại cho người khác.

 

Văn hoá - Xuống cấp văn hóa ứng xử cộng đồng: “Căn bệnh” dễ lây lan, cần loại bỏ sớm

Những sự việc báo động sự xuống cấp văn hóa ứng xử nơi cộng cồng.

Nhiều người cho rằng, khi xảy ra những hành vi lệch chuẩn văn hóa nơi cộng đồng nhưng người này thường đang có tâm lý không ổn định hoặc kỹ năng sống còn yếu và kém?

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc chỉ là “bề mặt” của vấn đề. Còn việc thiếu kỹ năng là hoàn toàn đúng. Kỹ năng quan trọng nhất là học cách yêu thương chính mình và xử lý cảm xúc của bản thân. Mặc dù ai cũng có cảm xúc tiêu cực, nhưng người có bản lĩnh và có kỹ năng điều hoà chúng thì có thể kiềm chế tối đa cảm xúc tức giận với người khác.

Văn hoá ứng xử cộng đồng ngày càng xuống cấp, có nên coi nó như một “căn bệnh” cần phải loại bỏ ngay thưa TS.?

Hiện nay thực trạng văn hoá ứng xử cộng đồng đang báo động ở mức nguy hiểm. Nếu con người ta không tìm lại chính mình, không biết cách yêu thương trân trọng chính bản thân và những người xung quanh thì xã hội này sẽ loạn. Vì vậy đây là một “căn bệnh” nguy hiểm, cần loại bỏ càng sớm càng tốt.

Văn hoá - Xuống cấp văn hóa ứng xử cộng đồng: “Căn bệnh” dễ lây lan, cần loại bỏ sớm (Hình 2).

TS. xã hội học Phạm Thị Thúy. Ảnh: Luu Ly Tran

Có ý kiến cho rằng: “Gia đình là cái nôi, là nền móng cho sự phát triển của ứng xử văn hoá cộng đồng”. Theo TS. điều này có thực sự đúng?

Nguồn gốc trong giáo dục là gia đình. Nếu một đứa trẻ không biết trân trọng bản thân mình thì nguyên nhân chính là do cách giáo dục của gia đình chưa tốt. Đối với nhiều gia đình, bố mẹ chỉ bắt con “chạy đua” với những thành tích mà không hề dạy con cách bảo vệ, tôn trọng và tự tin vào chính bản thân mình. Từ đó khi lớn lên dần dần hình thành tính cách bất mãn, không tự tin, không hài lòng với chính mình và những người xung quanh.

Vì vậy, cha mẹ phải là những người trân trọng con người thật, cá tính riêng và năng lực riêng của con. Cha mẹ cần động viên khích lệ khi con làm đúng và sửa lỗi khi con làm sai. Sửa lỗi dựa trên việc thay đổi hành vi chứ không phải lăng mạ hay đánh đập con. Đặc biệt các ông bố bà mẹ cần hiểu con như một cây non đang cần được vun trồng, chăm sóc không nên áp đặt, vùi dập theo suy nghĩ riêng của mình.

Có những đứa trẻ chỉ không có năng khiếu nhưng bố mẹ vẫn ép tham gia những hoạt động đoàn đội, lớp năng khiếu… mà hoàn toàn không phù hợp với nó. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang phủ nhận tính cách riêng có của đứa trẻ khiến chúng khi lớn lên có rất nhiều bức xúc. Những đứa trẻ đó sẽ tự ti vào bản thân và dễ có sự bạo lực với người khác.

Còn đối với người trưởng thành thì bản thân cần tự mình thay đổi để có thái độ tích cực, yêu thương và bao dung với bản thân để có cuộc sống thoải mái hơn.

Từ những câu chuyện buồn trong thời gian qua, chúng ta cần ứng xử nơi công cộng như thế nào cho đúng chuẩn và có văn hoá?

Có rất nhiều cách để ứng xử một cách đúng mực ở nơi công cộng. Điều đầu tiên chúng ta cần làm là cư xử tử tế, tôn trọng và nhường nhịn người khác. Kỹ năng quan trọng nhất khi giao tiếp nơi công cộng là biết cách tôn trọng lẫn nhau, đặt quyền lợi của mình trong quyền lợi của mọi người.

Cảm ơn TS. về cuộc trò chuyện!

Mai Thu

 

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/xuong-cap-van-hoa-ung-xu-cong-dong-can-benh-de-lay-lan-can-loai-bo-som-a456541.html?fbclid=IwAR3BndwOhyXc9g1wYaLA9sr3cbRO2m5T-00I79xE3fO-1iGwYN1w14n2KAQ

Liệu người thầy có bị truy cứu trách nhiệm, cả về hình sự không khi bản “cam kết tự nguyện yêu” của nữ sinh bất ngờ xuất hiện trên mạng xã hội, các luật sư và chuyên gia tâm lý nói thế nào về câu chuyện này?
 
 

Ngày 4.11, tin từ Cơ quan CSĐT Công an huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang cho biết đang xác minh làm rõ theo đơn của gia đình nữ sinh Trần Hồng T. (học lớp 12 Trường THPT Sóc Sơn) tố cáo thầy giáo dạy Toán trường này có hành vi quan hệ tình dục với người dưới 16 tuổi.

Trên mạng xã hội hôm nay bất ngờ xuất hiện “Bản tự nguyện yêu” thầy Chính được cho là của nữ sinh T. viết gây xôn xao dư luận. Cụ thể trong bản tự nguyện, nữ sinh này thừa nhận có quan hệ tình cảm với thầy giáo dạy Toán của mình là ông Nguyễn Văn Chính ngay từ khi vào học lớp 10. Sau đó, ngày 28.4.2018, T. đã chủ động nhắn tin và tìm đến với thầy giáo này. Riêng về "Bản tự nguyện yêu thầy Chính" được cho là của nữ sinh này viết thì Cơ quan CSĐT chưa tiếp nhận để làm căn cứ giải quyết. Chưa kể, độ xác thực của bản tự nguyện yêu bất ngờ xuất hiện ở thời điểm bất ngờ khi vụ việc đang được tiến hành điều tra

"Tôi đã hứa yêu thầy không bao giờ tôi hối hận trong khi biết thầy đã có vợ con. Tôi đã nói rằng đến với thầy tôi không cần danh phận, không cần giàu sang, chỉ cần sống yên bình bên thầy. Tôi hứa sẽ yêu thầy suốt đời, sinh cho thầy đứa con trai. Khi học 12 xong sẽ toàn tâm, toàn ý lo cho thầy. Cho dù cha mẹ có cấm cản tôi cũng không thay đổi quyết định…”, trích đơn viết tay “tự nguyện yêu” của T.

Có giấy “tự nguyện yêu”, thầy giáo liệu có thoát tội?

 

Trước bản cam kết gây xôn xao dư luận này, nhiều người đặt câu hỏi, liệu giấy “tự nguyện yêu” này có được coi là “kim bài miễn tội” cho thầy giáo lớn tuổi khi bất chấp quan hệ với trẻ em dưới 16 tuổi?

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Chi hội Luật sư - Hội bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM cho biết: “Nếu 2 người thừa nhận đã có quan hệ tình cảm/ tình dục khi nữ sinh đang học lớp 10 thì thầy giáo phạm tội giao cấu với người dưới 16 tuổi cho dù nữ sinh này đồng ý” - “Tờ giấy cam kết tự nguyên yêu của nữ sinh cũng không có giá trị pháp lý”, luật sư Nữ khẳng định.

Luật sư Trần Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Chi hội Luật sư - Hội bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM trao đổi với PV Thanh Niên

Lê Nam

“Vậy là thầy giáo phải chịu trách nhiệm với pháp luật về hành vi của mình thế nào?” – Phóng viên đặt câu hỏi.

“Theo quy định tại quy định tại Khoản 1 điều 145 Bộ luật Hình sự  2015 về tội giao cấu với trẻ em thì “Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm., Khoản 2 điều 145 quy định về cấu thành tăng nặng với các trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự cụ thể, mà nếu rơi vào các trường hợp này người phạm tội có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: Phạm tội 02 lần trở lên; Đối với 02 người trở lên; Có tính chất loạn luân; Làm nạn nhân có thai”. Trong trường hợp này, thầy giáo đã làm cho nữ sinh ở Kiên Giang có bầu", LS Nữ phân tích. 

Tình yêu phải gắn với đạo đức và trách nhiệm

Bình luận về sự việc này, Tiến sĩ xã hội học, chuyên gia tâm lý Phạm Thị Thúy nói: “Học sinh yêu thầy giáo hay thầy giáo yêu học sinh là chuyện hết sức bình thường. Từ cấp 2 trở lên, các em khi dậy thì đã có những rung động đầu đời với người khác giới. Bản thân mỗi người yêu ai đó, là quyền của trái tim, nhưng tiến đến vấn đề yêu đương và quan hệ tình dục thì lại liên quan đến đạo đức và trách nhiệm.

Việc người học trò này bất chấp tất cả khi biết rõ thầy giáo này có gia đình mà vẫn yêu đương, quan hệ với thầy, thậm chí viết giấy "tự nguyện yêu" tưởng có thể giúp cho thầy không bị tội thì hoàn toàn sai, sai cả mặt đạo đức lẫn luật pháp”.

Chuyên gia tâm lý Phạm Thị Thúy từng có nhiều bài nói chuyện tại các trường học về tâm lý tình yêu tuổi học trò. Sự việc nữ sinh Kiên Giang “tự nguyện” dâng hiến cho thầy không phải là trường hợp cá biệt. “Tâm lý của các bạn học sinh tuổi này rất phức tạp. Khi thích hay yêu ai, các bạn thường bất chấp hết. Hiểu biết của các bạn đang bị giới hạn và không hình dung hết được hậu quả của việc mình làm.

Các bạn nghĩ các bạn không đòi hỏi gì ở người thầy thì thầy không phải chịu trách nhiệm gì hết. Có nghĩa là bạn ấy có quyền nhưng bạn ấy quên mất rằng, tình yêu phải đi kèm với trách nhiệm. Tình cảm bình thường là bản năng nhưng trách nhiệm lại thuộc về phương diện đạo đức của con người, đồng thời giới hạn liên quan đến pháp luật”, chị Thúy nói.

Để xảy ra sự việc này, trách nhiệm không nằm hết ở phía học sinh: “Đây là vấn đề trách nhiệm của gia đình và nhà trường trong việc dạy dỗ các con. Các con có quyền trong cảm xúc yêu đương nhưng các con phải có ý thức đạo đức về điều gì được làm và điều gì không được làm. Vấn đề này không chỉ ở học sinh chịu trách nhiệm về hành vi của mình, mà liên đới trách nhiệm còn ở việc giáo dục của gia đình và nhà trường”.
Chuyên gia tâm lý học đường Phạm Thị Thúy còn đặt nghi vấn: “Thầy giáo có vợ con mà vẫn quan hệ, yêu đương với thầy giáo thì cô bé là người đã xen vào hạnh phúc của người khác. Cho nên không chỉ thầy giáo bị tội là quan hệ với người dưới 16 tuổi, mà cô bé cũng có khả năng vi phạm Luật hôn nhân gia đình, phạm tội ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình người khác”.

Luật sư Nữ trả lời: “Nữ sinh mặc dù có hành vi quan hệ yêu đương bất chính với người đã có gia đình nhưng chưa đủ 16 tuổi, vẫn là trẻ em, chưa có sự nhận thức đầy đủ về hành vi nên không chịu trách nhiệm hình sự”.

 

Nguồn: https://thanhnien.vn/doi-song/thay-giao-lam-nu-sinh-mang-thai-co-thoat-toi-khi-ban-tu-nguyen-yeu-bong-xuat-hien-1144735.html?fbclid=IwAR0zMfV_F1A37fKDUNoqkcwGfKLV4qIRWbJmAPMIXDoqluJk8zmI6TkbNRc

TTO - Người trẻ rất cần được tôn trọng và tự cân nhắc quyết định theo những gì mình lựa chọn, kể cả chuyện bỏ đại học đi học nghề...

Bỏ đại học chọn nghề, có sao đâu! - Ảnh 1.
 

Một tiết học văn hóa của học sinh Trường trung cấp nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương, TP.HCM - Ảnh tư liệu: NHƯ HÙNG

Sau tâm sự chưa biết khuyên cháu thế nào khi muốn bỏ ngang ĐH để học nghề của bạn đọc Tô Yến Phương, Tuổi Trẻ nhận được một số chia sẻ từ bạn đọc. 

Học nghề tự do cũng chẳng sao

Gửi bạn Tô Yến Phương! Với tư cách là một nhà giáo hoạt động trong nghề hơn 15 năm, tôi tha thiết khuyên bạn hãy tôn trọng lựa chọn của cháu vì chính mỗi người sẽ tự nhận ra sở thích, đam mê cũng như mặt mạnh, mặt yếu của chính mình mà thôi. Và cũng rất mừng cho bạn khi cháu bạn mới chỉ nhập học hai tháng.

Tôi muốn chia sẻ những tấm gương về cháu tôi, về học sinh của tôi mà tôi chính là người định hướng và động viên các em khi biết các em không có niềm đam mê học tập mà chỉ thích đi học nghề, và hiện tại các em đã rất thành công trong việc lựa chọn học nghề thay vì học văn hóa.

Chuyện cậu học trò ương bướng. Cách đây 12 năm, tôi chủ nhiệm một lớp học sinh cuối cấp THCS, nổi bật trong đó có em Ngọc Dũng làm tôi phiền lòng nhất. Các khoản tiền mẹ cho nộp đầu năm đều bị em "ngốn sạch" vào các trò chơi điện tử vô bổ, mặc mẹ khóc, thầy buồn. 

Cuối năm, em không đủ điều kiện tốt nghiệp lớp 9 vì điểm tổng các môn quá thấp. Gặp thầy giáo, Dũng không tỏ ra lo lắng và buồn phiền về kết quả học tập, trái lại em bảo với tôi em thích đi học nghề từ lâu nhưng gia đình không cho.

Dũng tâm sự niềm đam mê cháy bỏng trong em là được đi học nghề thợ kép (chuyên tô vẽ, nhào nặn bêtông thành rồng, phượng, hoa văn...). Tôi chân thành khuyên bảo nếu việc học làm em khổ sở đến vậy thì đây là cơ hội để em đi học nghề em yêu.

Bây giờ Dũng đã là ông chủ của một xưởng thợ kép có tiếng ở làng. Được biết những lứa học trò sau đó của tôi đều đến học nghề và trở thành học trò của Dũng, trong khi những học sinh cùng lứa với Dũng ra trường chưa bạn nào có việc làm và chưa có thu nhập thì Dũng nghiễm nhiên có thu nhập cao ngất ngưởng và được các bạn rất ngưỡng mộ.

Cậu cháu trai một thời lêu lổng. Nhắc đến việc đi học nghề từ nhỏ, tôi lại nhớ đến đứa cháu trai lên 12 tuổi của tôi. Bố mất từ nhỏ, mẹ chạy chợ vì buôn bán, cháu không được ai kèm cặp việc học nên chơi bời, lêu lổng. 

"Trầm trầy trầm trật" mãi mới tốt nghiệp hết bậc tiểu học, khi vào năm học đầu cấp của bậc THCS, cháu nhanh chóng bộc lộ điểm yếu của mình, không học nổi, cháu đâm ra quậy phá.

Tôi thẳng thắn hỏi cháu muốn gì ngoài việc học? Cháu không ngần ngại trả lời với người cậu như tôi rằng: "Con chỉ muốn đi học nghề". Sau khi động viên chị gái tôi, cháu được toại nguyện.

Hiện tại, cháu tôi đang làm nghề trồng, chăm sóc và sản xuất hoa ở thành phố Đà Lạt. Lương tháng tất nhiên là cao hơn tôi - một giáo viên với 15 năm đi dạy. Hằng tháng cháu lại gửi tiền ra giúp chị gái tôi trang trải cuộc sống. Cháu sống chân thành, tình cảm nên ai cũng quý mến. Tôi luôn hài lòng về quyết định năm ấy của mình với đứa cháu nhỏ đáng yêu này.

Xã hội đã phân công công việc, có người làm giáo sư, tiến sĩ, nhưng cũng có anh làm nghề thợ kép, anh trồng hoa tô đẹp thêm cho đời. Điều cốt yếu là mỗi người lao động bằng tình yêu, niềm đam mê cháy bỏng, lao động bằng mồ hôi, nước mắt, đồng tiền kiếm được là đồng tiền chân chính thì không lý gì người lớn lại không tôn trọng?

Mỗi người một thế mạnh riêng, điều cơ bản và cốt yếu nhất là biết phát huy thế mạnh đó để thấy mỗi ngày luôn là một ngày mới, ý nghĩa. Hãy để con trẻ sống với niềm đam mê chân chính của chính mình.

Suy nghĩ thực tế

Chị Tô Yến Phương mến. Gia đình chị đã giúp đỡ cháu học ở xa nhà, động viên khích lệ cháu, thật rất quý với cháu và gia đình cháu. Sự quan tâm chu đáo của chị đã giúp cháu cởi mở nói ra những suy nghĩ trong lòng. 

Chị cũng đã quan sát kỹ cháu mình trong hai tháng qua và thấy cháu thực sự không chú tâm học, không thích học và cũng không đủ khả năng học một ngành khó như ngành CNTT. Đọc tâm sự của cháu thì thấy cháu cũng đã suy nghĩ rất thực tế và kỹ lưỡng.

Tôi đồng tình với suy nghĩ này của cháu. Học ĐH là học chuyên sâu, có tính nghiên cứu, cháu lại có mong ước học thực hành, học nghề phù hợp khả năng, thời gian học ngắn, đỡ tốn tiền của cha mẹ. 

Cố gắng học cho có bằng cấp không còn là cách phù hợp với nhu cầu xã hội ngày càng trọng khả năng làm việc thực tế như hiện nay. Vấn đề hiện tại là cha mẹ cháu cùng chị có chấp nhận cho cháu được học nghề nào, nơi nào phù hợp với cháu hay không?

Cháu muốn thử thách hết học kỳ 1 là hợp lý và trong thời gian này cháu cần lựa chọn kỹ ngành nghề cháu muốn học, cháu có khả năng và ra trường đáp ứng nhu cầu xã hội để sớm có việc làm. Hơn nữa, cháu cùng gia đình cần tìm hiểu kỹ nơi đào tạo nghề đó có chất lượng, uy tín hay không để chọn học, tránh lãng phí thời gian và tiền bạc.

Cha mẹ cháu tuy buồn nhưng theo thời gian họ sẽ hiểu ra lựa chọn của con họ là phù hợp với năng lực của cháu. Con cái không thể có tương lai tươi sáng, có được niềm hạnh phúc với nghề nghiệp của mình nếu sống theo sự sắp đặt của cha mẹ mà trái với nguyện vọng và sở trường của bản thân.

Người trẻ rất cần được tôn trọng và tự cân nhắc quyết định theo những gì mình lựa chọn. Có như vậy họ mới tự tin, độc lập, đủ bản lĩnh vượt qua khó khăn thử thách. Dù chông gai thế nào nhưng cháu được làm điều cháu thích thì cháu mới có hạnh phúc. Mong cha mẹ luôn đồng hành cùng con!

Xã hội đã phân công công việc, có người làm giáo sư, tiến sĩ, nhưng cũng có anh làm nghề thợ kép, anh trồng hoa tô đẹp thêm cho đời. Điều cốt yếu là mỗi người lao động bằng tình yêu, niềm đam mê cháy bỏng, lao động bằng mồ hôi, nước mắt, đồng tiền kiếm được là đồng tiền chân chính thì không lý gì người lớn lại không tôn trọng?

Mỗi người một thế mạnh riêng, điều cơ bản và cốt yếu nhất là biết phát huy thế mạnh đó để thấy mỗi ngày luôn là một ngày mới, ý nghĩa. Hãy để con trẻ sống với niềm đam mê chân chính của chính mình.

THANH TỊNH (HUẾ) - CHUYÊN VIÊN TÂM LÝ PHẠM THỊ THÚY
 
'Tôi phát hiện ra con gái lớp 6 của mình chat và xưng hô vợ chồng với một người đàn ông chỉ kém tôi 3 tuổi. Tôi quá sốc khi phải đối mặt với tình huống yêu sớm của con'.
 
Tiến sĩ Phạm Thị Thúy chia sẻ với học sinh Trường THCS Đồng Khởi (TP.HCM) về chủ đề "Tình yêu tuổi học trò"
NVCC
 

Con biết “yêu” từ năm 12 tuổi

Trên là tâm sự của anh Nguyễn Huấn, có con học Trường THCS V.T.T (Q.1, TP.HCM). Anh Huấn kể lại: “Đó là một tình huống khá sốc, khi mà chỉ mới lớp 6 thôi con tôi đã chat với một người đàn ông 38 tuổi, nhỏ hơn tôi 3 tuổi, tạo group messenger và xưng hô vợ chồng. Rồi con còn yêu một bạn trai lớp 7 mà cả trường cùng biết. Khi phát hiện ra con yêu sớm, tôi nóng tính không kiềm chế được nên đã đánh con một trận rồi gom hết quần áo, sách vở vứt ra đường. Vợ tôi bữa đó thấy vậy cũng vô cùng sợ hãi”.
Sau khi nguôi giận, anh Huấn đã cho con đọc báo công an kể về những trường hợp bé gái bị đàn ông xấu dụ dỗ rồi mất tích. “Ở thành phố lớn này, mỗi tháng cũng có vài cháu gái lớp 6 đến lớp 9, lớp 10 bị mất tích mà tôi cho rằng đa số đều do bị dụ dỗ nên bỏ nhà đi theo bạn trai. Thời nay làm cha, làm mẹ đúng là khổ thật...”, anh Huấn chia sẻ.
 
Trong khi đó, anh Trương Tiến Sĩ (công tác tại Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM) có con gái 16 tuổi vừa qua Mỹ du học. Anh Sĩ cho biết: “Tôi cho rằng các con ở lứa tuổi mới lớn, ai cũng có cảm xúc rung động, thậm chí tiến tới tình yêu. Việc đó khó mà cấm đoán được. Nhất là khi con học ở xa thì chúng tôi cũng không thể kiểm soát, với lại 16 tuổi là cũng lớn rồi. Tôi có cái nhìn thoáng lắm. Chuyện thích bạn này bạn kia không thôi thì hết sức bình thường. Hồi con học THCS, con cũng có tình cảm yêu đương với một bạn cùng trường, lúc đó tôi chỉ lo con lậm quá rồi bỏ bê học hành. Chứ yêu mà học tốt thì còn khuyến khích nữa. Chúng tôi luôn gần gũi, dạy bảo con về cách ứng xử trong chuyện yêu đương. Vì thế, tôi nghĩ giờ con đã cứng cáp hơn rồi.”, anh Sĩ chia sẻ.

Cần trang bị cho con, hơn là ngăn cấm con yêu

Anh Hồ Thanh Bình (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Bộ GD-ĐT) có con năm nay học lớp 12. Anh Bình có một “chiêu” rất hay: “Đầu tiên tôi bảo với con là 'hồi bằng tuổi con ba đã biết thích bạn gái rồi', thế là bé cảm thấy chuyện thích nhau không có gì xấu và không bị ngăn cấm, nên kể với tôi chuyện rung động đầu đời của mình. Khi con lên lớp 10, tôi lại nói 'bằng tuổi con ba đã có người yêu rồi', vậy là nửa năm sau con cũng khoe với ba là con có người yêu. Cậu ấy hơn con 2 tuổi, là người sáng tác nhạc Rap sống ở TP.HCM. Sau một thời gian 2 đứa chia tay, con gái tôi buồn lắm. Tôi đã động viên con bằng cách nói rằng con cần có trải nghiệm trong chuyện yêu đương, con phải đối diện với những vấn đề của riêng mình mà không ai giúp được, từ cảm xúc ghen tuông đến nỗi đau bị phản bội và nhiều trải nghiệm khác. Nhưng mỗi lần như vậy con sẽ trưởng thành hơn. Điều quan trọng nhất mà con cần rèn luyện, là không được để chuyện yêu đương ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập”.
Theo anh Bình, anh chọn cách giáo dục con trở thành một người với kỹ năng sống, sự tinh tế, mạnh dạn trải nghiệm cuộc sống. “Bất cứ điều gì trong xã hội diễn ra, thì trước sau con mình cũng sẽ trải qua. Vậy tại sao không giáo dục và trang bị kiến thức trước cho con để con bước vào đời tự tin hơn? Nếu như khoảng 40 năm về trước, tuổi dậy thì ở người Việt là khoảng 14 tuổi, thì bây giờ là 11 tuổi. Tức là trẻ bây giờ phát triển thể chất và tâm lý sớm hơn, chính vì vậy mình cũng phải trang bị kiến thức cho con sớm hơn”, anh Bình cho biết.
Từ năm con học lớp 7, anh Bình đã cho con gái tham gia một chương trình của Mỹ về khám phá bản thân, và các kỹ năng bảo vệ bản thân cũng như các kiến thức về tình dục. Năm lớp 9, con anh Bình là một trong 20 học sinh lớp 9 của Hà Nội đi truyền thông về giới tính và tuổi mới lớn cho các bạn ở các trường khác.
Anh Bình chia sẻ: “Lớp 9 con đã có kiến thức về 7 biện pháp tránh thai, các biểu hiện của tuổi dậy thì ở các bạn khác giới, và các kiến thức về sức khỏe sinh sản. Tôi nghĩ đó là điều mà cha mẹ cần trang bị cho con, hơn là ngăn cấm con yêu”.
Hãy dạy con yêu đúng
Tiến sĩ xã hội học, thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy (giảng viên Học viện Hành chính quốc gia) nhìn nhận ngày nay, sự rung động giới tính diễn ra rất sớm ở trẻ. Có nhiều bé mới học lớp 3 đã biết rung động trước bạn khác giới. “Vì thế, các bậc cha mẹ phải trang bị kiến thức cho con từ rất sớm, vì con gái chỉ 8, 9 tuổi và con trai chỉ 10-11 tuổi đã bước vào tuổi dậy thì. Chúng ta dạy trẻ biết yêu và trân trọng cơ thể, biết được giá trị của bản thân để có được sự tự tin, độc lập. Các kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản cũng vô cùng quan trọng. Khi đã tự tin và có kiến thức, lúc đó các bé lại không dễ dàng, thoải mái trong việc yêu đương, và sẽ không dễ dàng để cho người khác đụng chạm vào cơ thể mình. Có kiến thức, các bé cũng sẽ biết bảo vệ mình nếu như có yêu sớm”, tiến sĩ Thúy nhận định.
'Sốc' vì con gái lớp 6 yêu sớm, xưng hô vợ chồng với đàn ông lớn tuổi - ảnh 1

Tiến sĩ Phạm Thị Thúy trò chuyện với học sinh về chủ đề "Tình yêu tuổi học trò"

NVCC

Tiến sĩ Thúy kể thêm, có nhiều phụ huynh hoảng loạn khi biết con mình có thai khi đang học lớp 7, lớp 8. Cũng không ít phụ huynh khi biết con mình yêu sớm thì ngăn cấm, đánh đập, dọa nạt con. “Cha mẹ cần hiểu càng ngăn cấm con càng tò mò và nhầm tưởng đó là tình yêu thực sự, nên càng lao vào. Không nên làm tổn thương con mà phải thật bình tĩnh. Rung động, yêu sớm là những cảm xúc bình thường, không có gì bất thường cả, chúng ta phải công nhận và tôn trọng, không nên quy kết là con hư hỏng. Phải đồng điệu để trẻ tin tưởng, tâm sự, từ đó thấu hiểu để giúp con xác định đó là tình yêu hay chỉ là tình bạn hoặc cái na ná tình yêu. Đừng cấm con yêu mà hãy dạy con cách yêu đúng”.
Theo tiến sĩ Thúy, yêu đúng là cả hai phải cùng nhau học tập, hướng đến những mục tiêu tốt đẹp và cùng nhau trưởng thành

Con biết yêu khi còn đi học, có đáng lo?

Tuổi vị thành niên là lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý. Ở giai đoạn này, trẻ có sự chuyển biến lớn về hành vi cư xử đối với cha mẹ, bạn bè, nhất là trẻ bắt đầu biết rung động với bạn khác giới.
Con biết yêu khi còn đi học, cha mẹ sẽ làm gì? Lo lắng thái quá, ngăn cản, cấm đoán con yêu hay dạy con yêu đúng, để con hướng đến những mục tiêu tốt đẹp, trưởng thành hơn... Và dù có quyết định thế nào đi nữa, thì cách quan tâm, giáo dục của cha mẹ trong thời điểm này là điều vô cùng quan trọng.
 

Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều clip học sinh đánh nhau đã lan truyền trên mạng xã hội. Điều này đặt ra câu hỏi về trách nhiệm giáo dục của gia đình và nhà trường trong khi những đứa trẻ đều đang chịu tổn thương.

Các chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân để xảy ra liên tiếp các vụ bạo lực học đường là do sai lầm trong cách giáo dục của cha mẹ, thầy cô.

Trao đổi chi tiết hơn với PV báo Người Đưa Tin về vấn đề này là chuyên viên tâm lý Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP.HCM.

Trong một tuần vừa qua đã có hai vụ học sinh đánh nhau tại tỉnh Bình Dương và TP.HCM. Đáng chú ý, đối tượng và nạn nhân đều là nữ sinh. Có phải học sinh nữ đang thể hiện sự bạo lực nhiều hơn hay không, thưa bà?

Tôi cho rằng, chưa đủ cơ sở để nhận định học sinh nữ đánh nhau nhiều hơn học sinh nam qua vài sự việc gần đây, vì chưa có số liệu điều tra định lượng đáng tin cậy. Nhưng đúng là những sự việc học sinh đánh nhau bị lan truyền trên truyền thông, mạng xã hội thì nữ sinh bị chú ý nhiều hơn.

Giáo dục - Bạo lực học đường liên tục xảy ra: Chuyên gia tâm lý phân tích căn nguyên

Nữ sinh trường THCS Lê Quý Đôn (TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương) đánh nhau.

Cũng có thể nói, so với ngày xưa, nữ sinh bây giờ có xu hướng bạo lực nhiều hơn. Nguyên nhân sâu xa là do hiểu sai về bình đẳng giới nên có quan điểm cho rằng con gái phải giống như con trai trong mọi lĩnh vực.

 

Một số cách giáo dục của cha mẹ hay truyền thông xã hội cho rằng bộc lộ nữ tính là mềm yếu còn nam tính là mạnh mẽ… Nên có một bộ phận nữ sinh hiểu nhầm dẫn đến có khuynh hướng hung hăng để tỏ ra mạnh mẽ giống như con trai.

Theo bà, tình trạng bạo lực học đường cứ liên tục xảy ra là vì sao?

Quả thật, trẻ nữ hay nam đều có tính tình hung hăng hơn ngày xưa, một phần nguyên nhân vì cách cha mẹ đang dạy con hiện nay có nhiều xu hướng bạo lực.

Nhiều cha mẹ quá bận rộn, không đủ kiên nhẫn để uốn nắn phân tích đúng sai cho con hiểu, họ chọn cách đánh mắng, áp đặt cho trẻ nhanh khuất phục, hoặc phó mặc giao con cho người khác nuôi dạy (ông bà, người giúp việc,...).

Hậu quả là đứa trẻ bị tổn thương một thời gian dài vì bị ảnh hưởng bởi cách hành xử bạo lực của cha mẹ. Vì thiếu tình yêu thương nên nhiều trẻ dễ hung hăng hơn.

Trẻ không biết yêu thương chính mình nên khó yêu thương người khác. Bên trong trẻ luôn mặc cảm, yếu đuối, mệt mỏi, chán chường,… vì vậy trẻ dễ có phản ứng tiêu cực ra bên ngoài.

Giáo dục - Bạo lực học đường liên tục xảy ra: Chuyên gia tâm lý phân tích căn nguyên (Hình 2).

Công an phường 17, quận Gò Vấp, TP.HCM đang điều tra sự việc nữ sinh lớp 11 trường THCS - THPT Phạm Ngũ Lão đánh bạn, quay clip tung lên mạng xã hội.

Trong những vụ việc bạo lực học đường, hậu quả mà những học sinh bị đánh đập, tấn công là như thế nào?

Đứa trẻ bị đánh sẽ có những tổn thương tâm lý rất nghiêm trọng. Tổn thương không chỉ về thân thể, sức khỏe mà còn nghiêm trọng hơn, lâu dài hơn đối với tinh thần trẻ.

Tuổi dậy thì là lúc trẻ đang hình thành bản sắc cá nhân nên lòng tự tôn rất cao, luôn coi trọng hình ảnh bản thân trong mắt người khác.

Khi trẻ bị đánh hội đồng, không chỉ bạn bè, mọi người cùng nhìn thấy mà còn bị quay phim tung lên mạng cho cộng đồng chứng kiến thì tổn thương càng lớn, mặc cảm về giá trị bản thân.

Vết thương thể chất có thể điều trị nhưng những tổn thương tâm lý nghiêm trọng với tinh thần trẻ có thể khiến trẻ trở nên tự ti, mặc cảm,.. dễ rơi vào căn bệnh trầm cảm, nặng hơn thậm chí trẻ muốn tự tử.

Tình trạng này còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý lâu dài, khó hòa nhập xã hội khi lớn lên. Vì thế, trẻ là nạn nhân của bạo lực học đường rất cần cha mẹ và mọi người quan tâm giúp đỡ nhiều hơn.

Ở chiều ngược lại, đứa trẻ có hành vi đánh bạn sẽ chịu tác động ra sao?

Những trẻ đánh bạn cũng có thể từng là nạn nhân của bạo lực.

Có thể trẻ chứng kiến bố mẹ đánh nhau và đánh trẻ, thầy cô cũng có người bạo hành với trẻ trên lớp, hoặc chính trẻ từng là nạn nhân của bắt nạt, bạo lực học đường nên khuynh hướng bạo lực tác động vào cách hành xử của những đứa trẻ này.

Khi đánh người khác là lúc đứa trẻ đó bộc lộ xung đột nội tâm của chính nó, sự căng thẳng uất hận bên trong mà không cách nào kiểm soát được.

Tiếp đó, đứa trẻ có hành vi đánh bạn sẽ bị chê cười, bị nhà trường xử phạt, dư luận truyền thông chỉ trích thì cũng chịu tổn thương không kém gì nạn nhân của bạo lực.

Vì thế, chúng ta lên án hành vi bạo lực học đường nhưng không nên chà đạp nhân phẩm của từng đứa trẻ. Xét cho cùng, cả trẻ ra tay đánh bạn hay trẻ bị bạn đánh đều là nạn nhân, cần phải giúp đỡ cả hai bên.

Như vậy, cách để hóa giải mầm mống tiêu cực trong những đứa trẻ có khuynh hướng bạo lực là gì, thưa bà?

Hiện nay, nhiều người có xu hướng chỉ trích, chê bai những đứa trẻ đánh bạn và chỉ chăm chăm xử phạt, ví dụ như nhà trường thì đuổi học, cha mẹ chửi mắng, cư dân mạng “ném đá”,...

Chúng ta đang dùng bạo lực để tấn công bạo lực, và đó không thể giải pháp tốt giúp ngăn chặn bạo lực, thậm chí chỉ càng khiến bùng phát bạo lực mà thôi.

Giáo dục - Bạo lực học đường liên tục xảy ra: Chuyên gia tâm lý phân tích căn nguyên (Hình 3).

Chuyên viên tâm lý Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP.HCM.

Đối với những đứa trẻ đánh người khác, nó cần chịu trách nhiệm bằng một hình phạt xứng đáng nhưng dưới hình thức tạo cơ hội được sửa sai và thay đổi như làm việc công ích, giúp đỡ nạn nhân, ...

Còn khi nhà trường cố tính đẩy những đứa trẻ bị coi là hư hỏng ra khỏi nhà trường là thầy cô đã thừa nhận sự thất bại trong cách giáo dục.

Một đứa trẻ đang trưởng thành chỉ có thể tự hoàn thiện bản thân tốt nhất khi người khác tạo cơ hội với tình yêu thương.

Còn người lớn vẫn chưa thay đổi hành vi, chưa thay đổi cách giáo dục hay xử phạt trẻ thì đừng mong trẻ phải biết tự chịu trách nhiệm, tự thay đổi.

Cảm ơn bà!

Nguồn:https://www.nguoiduatin.vn/bao-luc-hoc-duong-lien-tuc-xay-ra-chuyen-gia-tam-ly-phan-tich-can-nguyen-a454490.html

“Ta vụn vỡ từ bên trong. Và cái chết cũng là một lựa chọn…”, L.V.T.H. (29 tuổi, nhân viên kinh doanh) viết lên trang Facebook của H. những dòng chán nản, tuyệt vọng. 
 

Nhiều bạn bè ngạc nhiên trước dòng trạng thái vì biết H. vốn lạc quan, có cuộc sống đáng mơ ước với mức lương khá cao. Có người động viên, cũng có người buông lời trêu ghẹo: “Tâm thần hả mậy? Ờ thì đi chết đi”. 

Chết thì dễ, sống mới khó

T.H. bỏ việc giữa sự sửng sốt của nhiều người. H. quyết định dừng cuộc sống bằng thuốc ngủ, nhưng may mắn được gia đình phát hiện, cứu sống. Nhớ lại hành động nông nổi, H. cho biết giai đoạn đó thấy cái chết không hề đáng sợ, mà là một sự giải thoát.

“Trong hộc tủ phòng ngủ mình lúc đó đầy những lọ thuốc ngủ, thuốc an thần. Mình biết bản thân bị trầm cảm, có đi khám bác sĩ và điều trị. Cũng từng chia sẻ về căn bệnh của mình, nhưng cảm giác là không ai lắng nghe, không ai hiểu… Công việc áp lực lại không phải lĩnh vực mình yêu thích. Những nỗ lực của mình dường như không mang lại giá trị gì cho xã hội. Với mình, chết đơn giản, sống mới khó. Không ai biết về cuộc chiến chống lại ý nghĩ tự tử mình phải đối mặt mỗi ngày”, H. kể. 

Cũng rơi vào trạng thái mất phương hướng trong cuộc sống như H., V.T.T.D. (27 tuổi) thấy tương lai mù mịt vô vọng khi chia tay người yêu. D. suy nghĩ nhiều về cái chết, để được giải thoát khỏi đau khổ hiện tại vì đến việc thở thôi cũng khiến cô mệt mỏi, và cũng để người yêu cũ phải hối hận. Sau đó, mất hơn 1 năm, D. mới vượt qua được cú sốc và chiến thắng bản thân, may mắn vì có người thân, bạn bè bên cạnh lắng nghe, chia sẻ.

Giữa vòng xoáy trầm cảm ảnh 1Người trẻ, nếu không tự mình thoát khỏi áp lực, sẽ dễ rơi vào vòng xoáy trầm cảm (Ảnh minh họa)  

Theo TS Phạm Thị Thúy, Phòng Tham vấn tình yêu hôn nhân gia đình -  Nhà Văn hóa Phụ nữ TPHCM, nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm ở các bạn trẻ thường xoay quanh 3 điểm: gia đình, công việc và tình yêu. Cụ thể là áp lực học hành, công việc không thuận lợi, so sánh bản thân với người khác để rồi nghi ngờ giá trị bản thân, bị người yêu bỏ, áp lực tiền bạc… Khi bị trầm cảm, bạn trẻ mất phương hướng trong cuộc sống, không biết phải làm gì, luôn thấy tương lai mù mịt vô vọng.

“Những ca tôi đang điều trị, các bạn trẻ thường tự đánh giá tiêu cực về chính họ. Suy nghĩ về cái chết là một trong những dấu hiệu bị trầm cảm nặng. Họ chỉ nghĩ được, cái chết là sự giải thoát, trước sau gì cũng chết nên sớm thoát khỏi nỗi khổ này càng sớm càng tốt. Và nếu như bản thân không tự nỗ lực vượt qua trầm cảm, không có người để giãi bày chia sẻ, họ sẽ chọn cái chết… Điều này cực kỳ nguy hiểm, đáng báo động”, TS Phạm Thị Thúy cho biết.

Hãy lắng nghe con nhiều hơn

“Con xin lỗi vì đã không hoàn thành được ước mơ của bố mẹ, làm bố mẹ thất vọng. Nhưng con đã trót rồi, con cũng có ước mơ… Con biết thực lực của con đến đâu… Con luôn suy nghĩ rằng phải đậu trường công an hay y cho bố mẹ vui lòng nhưng con thực sự rất mệt, con mệt lắm, con buông xuôi tất cả...”. Sau khi viết xong bức thư tuyệt mệnh, em H.T.C. (16 tuổi) buông mình từ lầu 4 nơi em đang theo học. Sự ra đi của T.C. và bức thư tuyệt vọng về áp lực học tập, áp lực từ gia đình em để lại ngày nào vẫn còn đó đầy day dứt, với người ở lại.

Theo khảo sát của Bệnh viện Tâm thần TPHCM, hiện có 6% dân số tại TPHCM bị trầm cảm. Nếu trước kia người mắc trầm cảm đa phần nằm trong độ tuổi từ 60 - 65 tuổi, thì hiện nay trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa với độ tuổi từ 15 - 27 tuổi.

Cách đây vài ngày, sự việc đau lòng về vụ tự tử tại nhà riêng của hai chị em song sinh đang theo học lớp 10 tại Trường Quốc tế Australia (AIS) tại TPHCM khiến không ít người hoang mang. Dù nguyên nhân dẫn đến vụ tự tử chưa được xác định, nhưng lờ mờ sau đó là câu hỏi bỏ ngỏ về việc các em không thể chia sẻ câu chuyện của bản thân mình.

Sau vụ việc, ông Roderick Crouch, Hiệu trưởng điều hành trường, gọi đây là một bi kịch và qua sự việc này ông cũng nhắn nhủ với phụ huynh về mối liên kết rất quan trọng nâng đỡ tinh thần cho con cái: “Hãy dành thời gian bên con, nghe con nhiều hơn, hãy ôm con và cho chúng biết các bạn yêu chúng như thế nào”.

Để tránh con mình rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực dẫn đến mắc bệnh trầm cảm, TS Phạm Thị Thúy khuyên các bậc cha mẹ cần quan tâm đến con cả về thể chất lẫn tinh thần.

“Cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện, chia sẻ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống với con. Hãy để ý những biểu hiện như con buồn chán, rối loạn giấc ngủ, tăng hay sụt cân bất thường, khuôn mặt hay u sầu… Cũng có những đứa trẻ rất giỏi che đậy cảm xúc với cha mẹ, nhưng dù giỏi đến đâu, nếu quan tâm thì cha mẹ vẫn sẽ nhìn ra những biểu hiện bất thường nơi con mình”, chị Thúy chia sẻ.

Rõ ràng, với những người trẻ mắc chứng rối loạn cảm xúc, trầm cảm thì chỉ người trong cuộc mới hiểu được căn bệnh này đáng sợ thế nào. Rất nhiều người bên ngoài tỏ ra là mình ổn, vui cười nhưng nội tâm trống rỗng. Thế nên, người trẻ hãy làm giàu con người mình bằng cách học, đi và sống nhiều hơn. Chết không khó, sống mới khó… nhưng đừng lựa chọn cái chết dễ dàng, bởi ta chỉ có một cuộc đời để sống.

TIỂU TÂN

 

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/giua-vong-xoay-tram-cam-623359.html

 
Thường xuyên bị bắt nạt, thậm chí bị đánh hội đồng, những học sinh yếu thế luôn sống trong cảm giác kinh hoàng, lo sợ, không còn tinh thần học tập và không còn tự tin khi bước ra ngoài cuộc sống.
 
Một buổi nói chuyện chuyên đề dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi bị bắt nạt
Ảnh: Thái Thanh
 
Tiến sĩ tâm lý Lê Minh Công, giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, phân tích: "Những đứa trẻ là đối tượng bị bắt nạt thường là trẻ thiếu tự tin, yếu đuối, nhút nhát, vì thế thường khó hòa nhập hoặc xây dựng được mối quan hệ tích cực với bạn bè. Một đứa trẻ có những khiếm khuyết hay yếu thế, hay có những hành vi ứng xử khác so với đa số các bạn cùng nhóm, cùng lớp, không có kỹ năng, năng lực cảm xúc - xã hội tốt và thường không biết cách làm cho mình khỏe mạnh trong các mối quan hệ hay cảm xúc của mình với nhóm... cũng rất dễ bị bắt nạt. Ngoài ra, các bé có hoàn cảnh khó khăn hay hoàn cảnh đặc biệt làm các bạn chú ý và dẫn tới bắt nạt".
Theo tiến sĩ Công, những trẻ bị bắt nạt có thể thay đổi hành vi theo hướng tiêu cực như lo âu và tức giận, dễ cáu gắt với người khác, có hành vi thu mình, ít nói, buồn chán, ít giao tiếp và sợ hãi khi tiếp xúc, thậm chí rối loạn giấc ngủ hay ăn uống, ít chia sẻ, ít trò chuyện với cha mẹ, chán nản và giảm hứng thú. Trẻ có thể sợ hãi đi học hay đến chỗ đông người. Ở mức độ cao, trẻ có thể có ý nghĩ hoặc có hành vi tự sát. Nhiều trẻ có các biểu hiện của rối loạn tâm thần khác như lo âu, trầm cảm...

Học hành nhiều quá không có thời gian để yêu thương nhau !

Tiến sĩ xã hội học - thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, nhận định rằng chuyện bạo lực, bắt nạt học đường chưa thực sự được các cấp quản lý quan tâm và nhiều người đang còn rất xem nhẹ.
 
"Người Việt hay có câu “yêu cho roi cho vọt”, nên nhiều người có tâm lý họ có quyền đánh con mình, đánh ai đó trong nhà mình để răn dạy - dường như suy nghĩ này đã thành thói quen. Cho nên, họ thường cho rằng, bạo lực là chuyện nhỏ. Còn ở các trường bây giờ, học trò học hành nhiều quá không còn thời gian để yêu thương nhau. Thầy cô cũng không có thời gian để tâm tình với trò. Tình bạn của học trò cũng thế. Tôi buồn nhất là hiện nay, cứ một năm là người ta lại đảo lớp, khi đổi lớp, tất cả xáo trộn, bạn bè thân cũng thành sơ. Lý do có người giải thích nếu để học trò học chung cùng nhau lâu năm, chúng sẽ kết băng nhóm, sẽ tăng bạo lực học đường nhiều hơn! Nếu muốn học sinh (HS) bớt bạo lực, bớt hung bạo, thì càng phải xây dựng tình bạn tốt đẹp, chứ sao lại nghĩ HS học nhóm, thân nhau là sẽ trở nên quậy phá", tiến sĩ Thúy bày tỏ.
Tiến sĩ Lê Minh Công cho rằng người lớn, đặc biệt là cha mẹ hãy trao cơ hội để trẻ có năng lực cảm xúc xã hội tốt và cần phải dạy trẻ các kỹ năng và năng lực này. Hãy luôn khích lệ, yêu thương trẻ, đừng đánh giá tiêu cực hay kỷ luật tiêu cực vì điều này làm cho trẻ luôn sợ hãi, nhút nhát và đánh giá thấp bản thân, từ đó ra ngoài dễ bị người khác bắt nạt.

Nhiều hệ lụy về mặt tâm lý

Chuyên viên tâm lý - thạc sĩ giáo dục học Chế Dạ Thảo (giảng viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho rằng: “Bắt nạt học đường là một hiện trạng đau lòng đang diễn ra trong môi trường giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới và có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động giáo dục với các nạn nhân trực tiếp. Đặc biệt, dưới góc độ tâm lý, dù là nạn nhân, người bắt nạt hay người chứng kiến đều phải chịu những tác động tiêu cực khác nhau. Đối với góc độ nạn nhân, trước tiên các em chịu sự tổn thương về tâm lý, trở nên sợ sệt, nhút nhát, sợ đến trường, hạn chế tham gia các hoạt động tập thể, kết quả học tập sa sút, một số trường hợp dẫn đến trầm cảm hoặc tự tử. Về lâu dài hình thành sự tự ti, mặc cảm về bản thân, cảm thấy thiếu an toàn và bất công xã hội. Về phía người đi bắt nạt, tâm lý hả hê, chiến thắng và đàn áp được người khác tạo ra thói quen sử dụng áp lực và vũ lực để làm việc và ứng xử với người khác”.

Nguyên nhân từ đâu ? 

Chuyên viên tham vấn Nguyễn Thanh Liêm cho rằng, điều kiện kinh tế ngày càng tốt hơn, các em được gia đình tạo điều kiện thuận lợi hơn trong học tập, có nhiều thời gian chơi hơn. Chính vì có nhiều thời gian rảnh rỗi, có điều kiện vật chất đầy đủ, xem phim ảnh bạo lực nhiều... Đó là một trong những nguyên nhân khiến các em sinh ra những tính khí thất thường, hẹp hòi, muốn thể hiện cái tôi cao và một số em có những hành vi bạo lực, ức hiếp bạn bè ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, việc gia đình quá bao bọc cũng là một nguyên nhân dẫn đến trẻ dễ bị bắt nạt. “Nhà trường và thầy cô hiện nay đang thiếu chế tài nghiêm khắc vì họ đang bị tước hết công cụ để kỷ luật các em vi phạm. Điều này đã tạo điều kiện cho một số HS cá biệt nhờn luật, xem thường kỷ luật, tận dụng vào sự tự do cá nhân, xem thường thầy cô và bạn bè”, ông Liêm nói.
Thạc sĩ Minh Hải cũng giải thích thêm: “HS bị bắt nạt thường rơi vào các trường hợp như bị các trẻ lớn hơn bắt nạt, trẻ được nuông chiều trong gia đình cho nên khi đến trường muốn thể hiện quyền lực bằng cách bắt nạt trẻ khác. Cũng có thể là do ganh tị với những HS khác vì bạn giỏi hơn mình trong lĩnh vực nào đó, ví dụ trẻ đó học hành, chơi thể thao hoặc có tài lẻ... Những HS bị bắt nạt thường không có hoặc ít bạn bè, thể trạng ốm yếu, có vẻ ngoài khác biệt”.
Theo thạc sĩ Chế Dạ Thảo, một số nghiên cứu đã chỉ ra, nhóm HS thường xuyên bắt nạt người khác có thể lạm dụng rượu bia, chất kích thích ở tuổi vị thành niên và có tiền án tiền sự liên quan tới bạo lực khi đến tuổi trưởng thành.
Đối với nhóm HS chứng kiến thì tùy thuộc vào tính cách, nền tảng đạo đức và “bộ lọc cá nhân” mà phân nhánh chịu tác động như HS bị bắt nạt hoặc người bắt nạt.

Làm sao để ngăn chặn ?

Theo ông Nguyễn Thanh Liêm, chuyên viên tham vấn Viện Sinh trắc vân tay (TP.HCM), để con mình khi đi học không bị bắt nạt, chúng ta phải cho con rèn luyện về thể chất mạnh mẽ, như học võ để tự vệ khi cần, phải luôn nhắc con mạnh mẽ để tự tin giúp mình và giúp người, chứ không phải học võ để đánh nhau hay ức hiếp bạn khác. “Cha mẹ hãy dạy con về tinh thần nghĩa khí, tham gia vào các câu lạc bộ đội nhóm sinh hoạt cộng đồng để tránh bị lủi thủi một mình dễ bị ức hiếp. Tránh tham gia vào các nhóm phe phái trên Facebook để mắng chửi người khác”, ông Liêm khuyên.
Trong khi đó, thạc sĩ ngành công tác xã hội Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Tương Lai (TP.HCM), nói: “Để ngăn chặn nạn bắt nạt HS trong trường học, chúng ta cần dạy kỹ năng sống cho HS, trong đó tập trung vào các kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng thương lượng, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn. Bên cạnh đó, cha mẹ phải thường xuyên quan tâm đến trẻ, hằng ngày trao đổi, nói chuyện thân mật để trẻ cảm nhận tình yêu thương của cha mẹ thay vì hay la mắng, trách móc”. Bên cạnh đó, thạc sĩ Minh Hải cũng khuyên: “Cha mẹ nên học cách tôn trọng con trẻ, tôn trọng sự khác biệt. Vì trẻ được tôn trọng trong gia đình, tôn trọng sự khác biệt thì khi đi học trẻ sẽ tôn trọng HS khác và tôn trọng sự khác biệt của HS khác”.
Cũng theo thạc sĩ Minh Hải, ở nhà trường nên có đường dây nóng, hộp thư hoặc phòng tư vấn tâm lý kín đáo để trẻ mạnh dạn chia sẻ khi có nhu cầu giải tỏa tâm lý. Ngành bảo vệ trẻ em cần có chương trình truyền thông giúp cha mẹ, thầy cô, nhân viên trường học nhận ra những dấu hiệu trẻ bị bắt nạt hoặc có hành vi bắt nạt người khác, hậu quả của vấn đề và cách giải quyết.
Trên thực tế, HS vẫn còn là trẻ em. Cho dù các em là người đi bắt nạt bạn khác hoặc là nạn nhân thì cũng cần được người lớn thông cảm giúp đỡ một cách chân thành. Có như thế vấn nạn bắt nạt mới có khả năng giảm được. (còn tiếp)
 

“Làm sao để kiểm soát được cảm xúc khi đó với bạn gái của mình?”, “Lỡ như em có bầu nhưng không muốn nói cho ba mẹ biết thì em phải làm sao?”…

Rất nhiều câu hỏi về vấn đề tình yêu, tình dục được các bạn học sinh cấp 3 đặt ra trong chuyên đề “Tình yêu tuổi học trò” được tổ chức vào ngày 13/5.

Giúp nhau tạo ra những cảm xúc tích cực

Tuổi học trò với những rung động đầu đời về tình yêu luôn là những cảm xúc dễ thương, trong sáng. Nhưng cùng với những rung cảm đó, làm sao để duy trì những cảm xúc tích cực cho nhau, không “vượt rào”, đi quá giới hạn cho phép là điều mà rất nhiều các bạn học sinh quan tâm.

Làm sao để kiểm soát được cảm xúc khi đó với bạn gái của mình?” - một bạn hỏi.

Theo TS Xã hội học - ThS Tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy, để kiềm chế những cảm xúc của mình thì những nguyên tắc về giá trị đạo đức, quan niệm sống của mỗi bạn trẻ là quan trọng nhất. “Bản năng tình dục của con người là cực kỳ mạnh. Nếu không có bản lĩnh thì rất dễ bị hoàn cảnh xô đẩy”- TS xã hội học - ThS tâm lí trị liệu Phạm Thị Thúy nói thêm.

Cô kể về những câu chuyện mà mình từng tư vấn: “Có cô bạn gái mới yêu cậu bạn trai chỉ có vài tháng, rủ bạn trai về nhà chơi và cho bạn vào phòng riêng của mình. Bạn trai ngỏ ý muốn quan hệ thì bạn gái không đồng ý nhưng bạn trai vì đã không kiềm chế được nên đã ép bạn gái của mình. Cô bạn gái cảm nhận rằng người bạn trai chỉ yêu bản thân cậu ấy chứ không tôn trọng cô và cảm thấy như rơi vào vực thẳm...

Rồi có trường hợp có cô bạn đi sinh nhật với bạn bè và có uống một vài ly bia. Cô thấy chóng mặt nên nhờ bạn trai mình đưa về nhà. Không ngờ rằng bạn trai không đưa cô về nhà mà lại chở cô vào nhà nghỉ rồi làm chuyện đó”.


Tình yêu tuổi học trò có thể giúp cả hai tạo ra những cảm xúc tích cực trong học tập, công việc và sinh hoạt hằng ngày. Ảnh minh họa: Internet
 

Nhấn để phóng to ảnh

Tình yêu tuổi học trò có thể giúp cả hai tạo ra những cảm xúc tích cực trong học tập, công việc và sinh hoạt hằng ngày. Ảnh minh họa: Internet

“Cả hai trường hợp trên, đều là do cảm xúc nhất thời của các bạn trẻ trong tình yêu nhưng các bạn nam cần biết rằng mình phải có bản lĩnh để khước từ những cảm xúc nhất thời đó, để bảo vệ bạn gái và bảo vệ cả chính mình. Phải kiểm soát được lý trí của mình để không sa vào những trường hợp như vậy”, TS xã hội học - ThS tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy nói thêm.

Dẫn chứng từ câu chuyện của con trai mình, học tiếng Trung Quốc vì cảm mến một bạn gái người Trung Quốc, ThS Vũ Cẩm Vân cho rằng tình yêu tuổi học trò có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, những xúc cảm, rung động đầu đời về giới tính giữa nam và nữ khiến các bạn luôn muốn dành nhiều thời gian cho nhau, muốn sở hữu nhau quá mức và sau đó vô tình đánh mất chính bản thân mình.

Theo ThS Vân, thay vì chỉ nghĩ về tình dục thì các bạn có thể tạo cho nhau những cảm hứng trong học tập, trong công việc hay cả trong những sinh hoạt đời thường để cùng nhau tiến bộ và xây dựng một tình yêu trong sáng, bền vững.

Cần thời gian để biết mình có đang yêu thật lòng hay không

Các bạn trẻ thường vội vàng cho rằng một ánh nhìn hay sự quan tâm nhất thời của đối phương là tình yêu nhưng tình yêu cần nhiều thời gian hơn nữa, nhiều thử thách hơn nữa để khẳng định.

Đó không phải là việc chiều chuộng đối phương, bạn thích làm gì, muốn làm gì thì mình chiều theo, hay công khai yêu nhau một cách lố lăng trên các trang mạng, ôm hôn nhau ngay trong sân trường… Khi cả hai dành cho nhau sự quan tâm, yêu thương chân thành thì tình yêu đó mới lâu bền.


Cần thời gian để tình yêu được khẳng định bằng sự quan tâm, lắng nghe, chia sẻ với nhau về hững khó khăn trong cuộc sống. Đó mới là một tình yêu bền vững. Ảnh minh họa: Internet
 

Nhấn để phóng to ảnh

Cần thời gian để tình yêu được khẳng định bằng sự quan tâm, lắng nghe, chia sẻ với nhau về hững khó khăn trong cuộc sống. Đó mới là một tình yêu bền vững. Ảnh minh họa: Internet

TS Xã hội học -ThS Tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy kể rằng những trường hợp mà cô từng gặp phải trong quá trình tư vấn luôn khiến ba mẹ đau đầu vì cái lý của con trẻ khi yêu.

“Có một người mẹ tìm đến để tâm sự rằng chị có cô con gái đang trong độ tuổi biết yêu. Chị không cấm con gái yêu nhưng có một điều khiến chị phiền lòng là từ ngày bạn biết yêu, ngày nào bạn cũng qua nhà cậu ấy để làm hết việc này đến việc kia, chăm sóc cho bạn trai như một người vợ đảm đang.

Người mẹ thấy vậy khuyên rằng không nên làm như thế vì sẽ làm hư bạn trai và cả bản thân mình nhưng bạn gái không nghe và khăng khăng bảo đó là tình yêu của bạn, bạn có quyền quyết định. Người mẹ định nói với bạn trai của con gái về việc đó nhưng chưa kịp nói ra thì mẹ của bạn trai đó đã kêu bạn gái đến nhà và nói thẳng rằng không nên sang nhà để làm việc như vậy nữa.

Bạn gái đó cảm thấy bị tổn thương và về nhà khóc lóc, trách mẹ mình vì cứ tưởng mẹ sang nhà bạn trai để nói”.

“Các bạn phải có sự lựa chọn cho riêng mình. Các bạn sẽ yêu như thế nào, quan hệ tình yêu đó nó đi về đâu, các bạn có bước qua ranh giới giữa tình yêu và tình dục hay không?

Tất nhiên, tình dục là sự thăng hoa của tình yêu nhưng nó phải đủ chín, đủ yêu nhau về cảm xúc, đủ yêu nhau về trí tuệ, đủ điều kiện tôn trọng lẫn nhau, đủ điều kiện để nếu cưới nhau về, sinh con mình có nuôi được không, có đủ trách nhiệm chưa? Lúc đấy thì tình dục là điều tuyệt vời.

Nếu tình dục quá sớm thì sẽ có rất nhiều nguy cơ, sự tổn thương xảy ra ngoài ý muốn mà chúng ta không lường trước được”, TS xã hội học - ThS tâm lí trị liệu Phạm Thị Thúy phân tích.

Theo Thanh Tuyền

Pháp luật TPHCM

Nguồn: https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/tinh-yeu-tuoi-hoc-tro-dung-danh-mat-chinh-minh-2016051411424101.htm

Nhiều chuyên gia nhìn nhận, việc thiếu hụt kiến thức nền tảng về tài chính làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch tổ chức cuộc sống sau khi trưởng thành của người Việt. Ngoài ra, điều này còn khiến cách ứng xử của các em với đồng tiền bị lệch lạc.
 
Cha mẹ cần dạy trẻ cách quản lý đồng tiền ngay từ nhỏ
Ảnh: Đào Ngọc Thạch
 

Hổng kiến thức về tài chính trong giáo dục phổ thông

Dạy trẻ cách tiêu tiền cũng chính là dạy chúng học cách làm người, làm chủ
bản thân trước sức hút của đồng tiền trong thời buổi hiện nay

Tiến sĩ xã hội học - thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy

Tiến sĩ Trần Thị Phương Nam, Phó giám đốc Trung tâm ứng dụng khoa học giáo dục, Viện Khoa học giáo dục VN, là chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu tích hợp nội dung tài chính trong chương trình giáo dục phổ thông mới” do dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông đặt hàng.
Tiến sĩ Phương Nam cho biết ở nhiều nước trên thế giới, kiến thức và kỹ năng cơ bản về tài chính và quản lý tài chính đã được đưa vào chương trình giáo dục từ rất sớm và thông qua nhiều cách thức. Tuy nhiên ở VN, nội dung này còn mờ nhạt, qua hoạt động của một vài dự án chỉ dừng lại ở mức độ vận dụng, liên hệ, giáo dục tiết kiệm.
“Kết quả khảo sát của Tổ chức Save the Children cho thấy nhiều thanh thiếu niên không có kiến thức, kỹ năng trong việc quản lý tiền bạc, ảnh hưởng khá nhiều cho kế hoạch tổ chức cuộc sống sau khi trưởng thành. Trong khi đó, cha mẹ chưa nhận thức những rủi ro, hay hậu quả của việc đưa tiền cho trẻ. Khi trẻ có nhiều tiền mà lại thiếu sự quan tâm của người lớn, thiếu kỹ năng, trẻ sẽ tiêu xài hoang phí hay sử dụng vào những hoạt động có hại như nghiện game, đua đòi với bạn, bị bạn rủ rê sử dụng ma túy... rất nguy hiểm”, tiến sĩ Phương Nam nhìn nhận.
 
Theo tiến sĩ Nam, hầu hết phụ huynh đều thấy việc giáo dục con biết quý sức lao động, giá trị đồng tiền, hiểu biết những vất vả của cha mẹ khi kiếm tiền… là cần thiết, nhưng phần lớn lại không có kiến thức nên chưa tự tin khi dạy con.
Ông Hồ Thanh Bình (Ban Nghiên cứu chính sách và chiến lược giáo dục, Viện Khoa học giáo dục VN), thành viên nhóm nghiên cứu đề tài trên, cũng cho rằng việc giáo dục tài chính đối với trẻ rất quan trọng. “Những trẻ không được tiếp xúc và dạy về giá trị đồng tiền từ nhỏ thì khi lớn lên sẽ ngơ ngác, không biết cách tính toán, sử dụng đồng tiền thiếu thông minh và hiệu quả, khó độc lập về tài chính. Vì thế, nên dạy trẻ cách tiêu tiền từ bé. Cần lồng ghép vào các môn học nội dung về tài chính. Từ đó sẽ hình thành được tư duy tài chính cho trẻ, lớn lên mới có thể làm chủ được đồng tiền”, ông Bình nhận định.

Cách ứng xử của cha mẹ là bài học gần gũi nhất

Đề xuất 4 nội dung đưa vào trường học

Tiến sĩ Trần Thị Phương Nam cho rằng cần thiết phải có nội dung giáo dục tài chính trong trường học nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức về quản lý tài chính và kỹ năng sống như: kỹ năng về thực hành tiết kiệm, quản lý tiền bạc, kinh doanh

4 chủ đề giáo dục tài chính mà nhóm nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tích hợp nội dung tài chính trong chương trình giáo dục phổ thông mới” đề xuất đưa vào trường phổ thông là: tiền và giao dịch tiền tệ, lập kế hoạch và quản lý tài chính, rủi ro và cơ hội phát triển tài chính, và thể chế/cơ chế tài chính.
“Ngày nay, các em cũng phải hiểu rằng người có kỹ năng tốt và năng lực nghề nghiệp tốt thì sẽ có thu nhập cao hơn. Từ đó các em thấy sự liên quan giữa học tập và thu nhập để tìm cho mình con đường/công việc phù hợp nhất với mong muốn và khả năng”, tiến sĩ Nam chia sẻ.


Tiến sĩ xã hội học - thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, phân viện tại TP.HCM, cho rằng vai trò của cha mẹ trong việc dạy con về giá trị của đồng tiền là rất quan trọng. Tiến sĩ Thúy nêu quan điểm: “Dạy trẻ cách tiêu tiền cũng chính là dạy chúng học cách làm người, làm chủ bản thân trước sức hút của đồng tiền trong thời buổi hiện nay. Sự nuông chiều quá mức hay nghiêm khắc thái quá trong việc dạy con ứng xử với đồng tiền đều bất lợi. Chúng ta đừng bao giờ đưa phần thưởng hay tiền bạc ra khích lệ con cái, như thế là vô tình gieo rắc vào con lối sống cá nhân, thực dụng”.
Theo tiến sĩ Thúy, cha mẹ nên thường xuyên trao đổi với con về vấn đề tiền bạc bằng cách chia sẻ về bản thân, về những chọn lựa, sai lầm và cả thành công của mình trong cuộc mưu sinh để có được đồng tiền. Bà Thúy cho rằng một đứa trẻ biết kiếm được tiền khổ cực ra sao, biết để dành hay tiêu xài một cách khôn ngoan, mai sau dễ thành công trong cuộc sống, trên thương trường hay trong việc quản lý tài chính của gia đình.
Từ kinh nghiệm của mình, bà Chu Thị Ngọc Hạnh, Giám đốc tài chính của Navigos Group, chia sẻ: “Nhiều bạn trẻ hiện nay có cái nhìn lệch lạc về giá trị của đồng tiền. Các bạn mong muốn có thu nhập cao không dựa trên đóng góp của bản thân mà chỉ dựa vào nhu cầu tiêu dùng của bản thân. Đó là hệ quả của việc từ nhỏ đến lớn, các bạn chưa được trang bị kiến thức về giá trị của lao động. Nhiều phụ huynh cho con tiền từ bậc tiểu học nhưng không dạy cách chi tiêu thế nào là hợp lý, không giảng giải đồng tiền đó có được từ đâu… nên dù tiếp xúc với tiền từ nhỏ, lớn lên trẻ vẫn chưa hiểu được giá trị thực sự của đồng tiền”.
Bà Dương Thị Thu Trang, giảng viên ĐH Quốc gia Hà Nội, cũng lưu ý cha mẹ không nên sử dụng tiền để thưởng khi con được điểm 10 vì như vậy con sẽ luôn quy đổi mọi thứ ra tiền, coi tiền là tất cả.
Mỹ Quyên 
Page 3 of 6

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.