Cách cấp cứu khi bị phỏng

Viết bởi Phạm Thị Thúy. Posted in Kỹ năng làm việc

bong

Khi huấn luyện nhân viên cứu hỏa, người ta dạy cho họ phương pháp này khi xảy ra trường hợp bị phỏng, dù mức độ có nặng đến đâu.

Để sơ cứu, người ta để chỗ bị phỏng dưới vòi nước lạnh cho đến khi sức nóng giảm và những lớp da không còn bị cháy, rồi bôi lòng trắng trứng lên .

Có một người bị phỏng nước sôi gần hết bàn tay. Mặc dầu rất đau rát, họ để tay dưới vòi nước lạnh, sau đó đập hai quả trứng, lấy lòng trắng ra đánh lên một chút rồi ngâm tay vào đó.

Tay họ bị phỏng nặng đến nỗi khi để lòng trắng trứng lên thì da khô lại và lòng trắng làm thành một lớp màng.

Khi biết rằng lòng trắng trứng là chất cô-la-gen (collagen) tự nhiên, họ tiếp tục bôi hết lớp này đến lớp khác trên tay, ít nhất là trong khoảng một tiếng đồng hồ. Đến chiều thì họ không còn cảm thất đau rát nữa và ngày hôm sau thì chỗ phỏng chỉ còn bị đỏ chút ít. Họ vẫn nghĩ chỗ phỏng này thể nào cũng để lại thẹo khủng khiếp lắm, nhưng 10 ngày sau, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy tay mình không còn vết phỏng nào, màu da cũng đã trở lại bình thường!

Chỗ phỏng đã hoàn toàn được tái tạo nhờ vào chất cô-la-gen có trong lòng trắng trứng, thật ra đó chính là nhau (placenta) chứa rất nhiều vi-ta-min.

Thông điệp này có thể bổ ích cho mọi người:

 

Bỏng do nhiều nguyên nhân, như: nước sôi, lửa, điện, hóa chất, nhiều nhất vẫn là bỏng nước sôi ở trẻ nhỏ, nhất là vào dịp Tết. Bỏng được chia ra làm 4 độ. Độ I: bỏng nông, chỉ ở phần da, dấu hiệu nhận biết là da đỏ, nóng rát, chỉ vài phút đến vài chục phút da bị phồng lên và mọng nước.


Loại bỏng này thường do nước sôi. Bỏng độ II: Tức là vết bỏng ăn sâu vào đến tổ chức dưới da. Độ III: Vết bỏng sâu đến phần gân, cơ. Và độ IV: Vết bỏng vào đến phần xương (thường do lửa, điện). Nhưng để đánh giá tiên lượng nặng hay nhẹ người ta lại căn cứ vào diện tích bị bỏng: diện tích càng lớn thì tiên lượng càng nặng.

 

Để trị bỏng bằng nước sôi (độ I), trong dân gian có một kinh nghiệm là dùng lòng trắng trứng (gà hoặc vịt). Cách làm: Khi bị bỏng, ngay lập tức đập vài quả trứng (số lượng không hạn chế, tùy diện tích bị bỏng nhiều hay ít), bỏ lòng đỏ, dùng lông gà hay bông (khi khẩn cấp có thể dùng tay cũng được), tẩm lòng trắng trứng quết vào vết bỏng. Chú ý nên quết từ ngoài vào, tức từ chỗ lành vào trong. Đợi cho khô lại, quết chồng lên tiếp. Cứ làm như vậy liên tục 1 - 2 giờ đầu. Sau đó khoảng 3 - 4 giờ quết lại một lần. Từ ngày thứ hai trở đi, mỗi ngày quết 2 - 3 lần (sáng, trưa, chiều), quết đè lên những lần trước. Sang ngày thứ ba, khi nhận thấy nạn nhân hết đau rát, vết bỏng không bị phồng thì "thay băng" bằng cách: lấy nước sạch (đun sôi, để nguội) tưới nhẹ lên vết bỏng, lòng trắng trứng sẽ mềm rữa và trôi đi, dùng khăn sạch mềm thấm khô, sau đó băng tiếp lần thứ hai như trên.

Thường chỉ sau 3 - 5 ngày là khỏi (da trở lại bình thường, vết bỏng không bị phồng). Khi đó nếu cẩn thận ta có thể "băng" tiếp lần thứ 3 để đảm bảo chắc chắn. "Băng" bằng lòng trắng trứng có một số lợi ích sau: Thời gian cấp cứu nhanh (vì hầu như gia đình nào cũng có sẵn trứng gà hay trứng vịt), giúp cho việc cấp cứu kịp thời. Ngay khi đang "băng", nạn nhân đã cảm thấy dễ chịu (mát, vì bỏng nước sôi rất đau, rát và nóng).

Dù vết bỏng được "băng", nhưng ta vẫn có thể quan sát được vết thương (vì lòng trắng trứng sẽ tạo thành một lớp màng trong suốt). Lòng trắng trứng là một loại băng ép rất tốt, giúp cho da không bị phồng lên, đồng thời cũng là một loại "băng sinh lý" rất lý tưởng (có tác dụng bảo vệ và nuôi dưỡng da), có thể "băng" ở mọi nơi mà các loại băng khác khó hay không thể băng được (như nách, bẹn...). Khi thay băng, rất đơn giản (chỉ cần dùng nước sạch, tưới nhẹ lên vết thương cho lòng trắng trứng trôi đi rồi thấm khô và băng tiếp). Đây là phương pháp chữa bỏng rất an toàn, hiệu quả và ai cũng có thể làm được.

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.