Bất cứ một tổ chức nào cũng cần xây dựng một môi trường văn hóa phù hợp để phát triển. Văn hóa không chỉ là thương hiệu, là bản sắc mà còn là cách quản trị mới hiệu quả nhất, bền vững nhất. Văn hóa thể hiện trong hành động, những điều hiện diện trong mắt người nhìn hơn là lời nói, lời tuyên bố nào đó. Văn hóa tổ chức hiện diện rõ nhất trong hành động từ nhà lãnh đạo đến mọi nhân viên.

Chúng ta đang hướng đến xây dựng tổ chức hạnh phúc để xây dựng quốc gia hạnh phúc. Tổ chức hạnh phúc là khi con người làm việc cũng như những người có liên quan đến tổ chức đó cảm nhận được hạnh phúc. Và họ chỉ hạnh phúc khi ở môi trường văn hóa tổ chức đó có sự tôn trọng; đây là sự thể hiện văn hóa cá nhân, văn hóa tổ chức quan trọng nhất.

Screenshot 2024-04-21 054229.pngVăn hóa không chỉ là thương hiệu, là bản sắc mà còn là cách quản trị mới hiệu quả nhất, bền vững nhất. Ảnh minh họa

Sự việc xảy ra tại Công ty CP Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam gây xôn xao dư luận những ngày vừa qua đã cho thấy có vấn đề bất ổn trong việc tôn trọng cảm xúc, nhân phẩm của nhân viên, tôn trọng quyền tự do thân thể, ngay tại một nơi làm văn hóa.

Không những thế, trong câu chuyện này còn có cả sự thiếu tôn trọng khách hàng, những bạn đọc thân thiết khi đơn vị này im lặng kéo dài trước những thông tin nghi vấn và thậm chí còn thiếu chân thành khi đưa ra một lá thư xin lỗi lúc nửa đêm với những lời lẽ bao biện, thoái thác trách nhiệm của người đang bị nghi ngờ. Rất may, sau đó, Nhã Nam đã chính thức thông báo tạm đình chỉ công việc của người đang bị tình nghi quấy rối tình dục và gửi lời xin lỗi đến những người liên quan, đến bạn đọc. Tuy chậm trễ nhưng ít nhất đây cũng là động thái nên làm để bảo vệ uy tín, văn hóa tổ chức của một công ty xây dựng và phát triển trong lãnh vực văn hóa như Nhã Nam.

Sự việc này như lời nhắc cho những ai có nhận thức sai, thiếu về quấy rối tình dục. Qua vụ việc, chúng ta thấy nguyên nhân xử lý sự việc chậm do nhiều lãnh đạo của Nhã Nam, và cả nhiều người trong xã hội chúng ta hiện vẫn đánh giá chưa đầy đủ về thế nào là quấy rối tình dục và hậu quả của nó.

Nhiều người từng cho rằng đùa giỡn chút, bày tỏ cảm xúc với người khác, nhất là với phái nữ một cách thoải mái mà không cần biết họ có đồng thuận không, là bình thường theo nghĩa “làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu”. Chúng ta thấy trên bàn nhậu, người ta có thể đem những câu đùa giỡn khiếm nhã để mua vui trước mặt phụ nữ. Đó luôn là những hành động không tôn trọng người khác, quấy rối tình dục người khác bằng lời nói.

Dĩ nhiên, xây dựng môi trường văn hóa không chỉ là lời nói mà hơn cả là thể hiện trong chính cách ứng xử văn hóa, cách sống có văn hóa của người đứng đầu và tất cả nhân viên trong tổ chức. Đây là một quá trình dài vun bồi các giá trị văn hóa xuyên suốt, thống nhất trong các thế hệ lãnh đạo, thế hệ nhân viên của tổ chức đó. Quá trình này đòi hỏi sự nỗ lực kiên trì sống lương thiện, làm việc tử tế của mọi thành viên nhằm hướng tới tạo giá trị tốt đẹp cho cộng đồng thông qua các sản phẩm của tổ chức. Chỉ cần một hành động, lời nói phản văn hóa như cách hành xử của một cá nhân như ở Nhã Nam vừa qua có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề, sự mất niềm tin nơi bạn đọc, nơi những tác giả đã và đang cộng tác, trên hết đó là công chúng cả nước...

Bao nỗ lực xây dựng thương hiệu văn hóa sẽ bị phá hủy chỉ vì văn hóa tổ chức này có thể bị đánh đồng với người lãnh đạo thiếu văn hóa. Thậm chí trong trường hợp này, hành động mà cá nhân tự cho là “quan tâm, quý mến” với nhân viên nữ có thể là hành động vi phạm pháp luật, nếu cơ quan điều tra kết luận lãnh đạo đó đã có hành vi quấy rối tình dục. Công chúng mong muốn sự việc này sẽ được điều tra làm rõ mức độ trách nhiệm của các bên liên quan và kết luận điều tra cần được Nhã Nam sớm công khai cho mọi người được rõ.

Có như vậy, văn hóa tổ chức của một đơn vị sẽ được duy trì, thể hiện sự chính trực và minh bạch. Cá nhân ai sai không thể làm xấu văn hóa tổ chức nếu tổ chức đó có những ứng xử phù hợp trong xử lý sự việc. Đây không chỉ là vấn đề xử lý khủng hoảng truyền thông để bảo vệ thương hiệu mà còn để lấy lại niềm tin của công chúng với một tổ chức làm văn hóa, tạo ra những sản phẩm văn hóa như Nhã Nam nói riêng và là bài học kinh nghiệm cho các tổ chức khác nói chung.

 

TS PHẠM THỊ THÚY

Nguồn: https://www.sggp.org.vn/van-hoa-to-chuc-va-su-ton-trong-post736300.html

TPO - Áp lực thành tích khiến nhiều bạn học sinh đau đầu, mệt mỏi nhưng một vấn đề mới cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập, khiến các em suy nghĩ nhiều không kém, đó là “Áp lực đồng trang lứa” (Peer Pressure).

Ngày 1/4, báo Tiền Phong phối hợp cùng AIA Việt Nam, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Trường Đại học Mở TPHCM và Ngân hàng Nam Á tổ chức chương trình “Hỗ trợ tâm lý học đường - Đưa chuyên gia đến trường học” với chủ đề “Overthinking của gen Z: Làm sao để vượt qua?” tại Trường THPT Nguyễn An Ninh (quận 10, TPHCM) và Trường THPT Phú Nhuận (quận Phú Nhuận, TPHCM).

Nhiều áp lực đặt lên vai học sinh THPT

“Em thường suy nghĩ về nhiều vấn đề đôi khi còn tiêu cực hoá chúng lên. Em cũng bị áp lực thành tích học tập qua kỳ thi giữa kì vừa rồi và áp lực đồng trang lứa khi thấy nhiều bạn giỏi hơn em, mặc dù em đã rất cố gắng”, M.K (học sinh lớp 11, Trường THPT Nguyễn An Ninh) kể và cho hay đã tìm nhiều cách để có thể theo kịp các bạn đồng trang lứa dù bản thân bạn không lúc nào thôi nỗ lực.

Trong khi đó, một em học sinh ở Trường THPT Phú Nhuận kể: “Từ khi vào môi trường cấp ba, em cảm thấy bản thân thật kém cỏi khi không thể hòa nhập và thích nghi với cách học lẫn bạn bè mới. Em đã cố gắng nhưng hầu như không thể và dần dà không còn muốn cố gắng nữa. Mỗi ngày trôi qua tệ hại”.

Cũng rơi vào trường hợp tự, một học sinh tâm sự: “Đôi khi em thấy khó chịu trong lòng mà không biết lí do, nhìn ai cũng ghét, nhất là bạn bè. Lúc bị cười nhạo (dù biết bạn không có ý xấu), em cảm thấy khó chịu nhưng không biết phải phản bác làm sao, chỉ biết giải tỏa bằng việc khóc để xả stress và em luôn chọn ở một mình khi việc này xảy ra".

Ở một trường hợp khác, N.D bị áp lực về phía gia đình, thường xuyên bị bạo lực thể xác và tâm lý. “Ba em hay chửi mắng, đánh đập và gây ảnh hưởng đến tâm lý của em khiến em rất áp lực, mệt mỏi”, N.D tâm sự.

Chuyên gia mách nước

Áp lực đồng trang lứa gây overthinking với người trẻ ảnh 1

TS Phạm Thị Thúy chia sẻ với các bạn học sinh.

Với những trường hợp áp lực như trên, TS xã hội học, ThS tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy cho rằng, người khác làm gì là vấn đề của họ, mình làm gì cho người khác và làm gì với mình mới là vấn đề của chính mình.

“Bạn không thể chọn hành động của người khác, không thể kiểm soát được hành động của người khác. Bạn chỉ có thể phần nào chia sẻ, động viên mẹ khi mẹ bị bố đối xử không tốt hoặc có thể nỗ lực để trở thành người con bớt đi những áp lực cho chính bố mẹ, bớt lo lắng về chúng ta”, TS Thúy nói.

Chương trình “Hỗ trợ tâm lý học đường – Đưa chuyên gia đến với trường học” là một phần trong khuôn khổ chương trình chương trình Trường học Lành mạnh nhất AIA mà AIA đang thực hiện từ tháng 8 năm 2022.

“Bạn không thể thay đổi tình trạng, cảm xúc của họ đối với nhau. Rất nhiều bạn đổ lỗi tại mình mà bố mẹ cãi nhau, không hạnh phúc. Đó là những suy nghĩ tiêu cực và những suy nghĩ như vậy sẽ khiến mình bị overthinking. Vấn đề của bố mẹ và của chính mình là riêng biệt, hãy tách bạch chúng. Trên đời này rất nguy hiểm là nếu mình đi lo giải quyết vấn đề của người khác mà quên để ý đến những vấn đề của mình”, chuyên gia chia sẻ và cho rằng có thể lấy hoàn cảnh đó để bản thân nỗ lực vươn lên, trở thành người trưởng thành, độc lập và có thể thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực trong gia đình.

Chia sẻ một vài kỹ thuật giúp vượt qua những lúc overthinking, TS Phạm Thị Thúy cho biết chúng ta không thể kiểm soát overthinking trong một vài ngày, một vài tuần; có những vấn đề sẽ ám ảnh chúng ta lâu hơn và thời gian đó sẽ biến thành những căn bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm.

Theo nữ chuyên gia, biện pháp đơn giản là hãy ngồi thẳng lưng, mỉm cười, thả lỏng cơ thể. Khi đó sẽ giúp các bạn thay đổi tâm trạng, vượt qua những tâm trạng chán nản, những cảm xúc tiêu cực. Đồng thời hãy hít thật sâu bằng mũi và sau đó thở phào bằng miệng cũng là cách giúp đánh bay, tống mọi ưu phiền ra khỏi cơ thể.

Xác định hình mẫu lý tưởng để phấn đấu

Áp lực đồng trang lứa gây overthinking với người trẻ ảnh 2

TS Trịnh Viết Then trò chuyện với các em học sinh phổ thông.

Đối với trường hợp gặp các áp lực đồng trang lứa, TS Tâm lý học Trịnh Viết Then – Trưởng bộ môn Tâm lý Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng - cho rằng điều đáng mừng là các bạn đã dám chia sẻ, nói lên vấn đề overthinking của mình và đang tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia.

Vị chuyên gia mong tất cả các bạn học sinh khi gặp phải những khó khăn, áp lực trong học tập và cả trong mối quan hệ gia đình hãy tìm kiếm nguồn hỗ trợ, chia sẻ về mặt cảm xúc, về hành vi và nhận thức một cách tích cực nhất để vượt qua.

TS Then cũng cho rằng, mỗi bạn học sinh là một cá thể đặc biệt, vì vậy, mọi sự so sánh đều khập khiễng. Mỗi người có một thế mạnh khác nhau, không ai là người hoàn thiện cả. Như vậy, các bạn hãy nhận thức về những điểm mạnh, thế mạnh của chính bản thân mình và xây dựng kế hoạch để thực hiện và đạt kết quả cao nhất.

“Tương lai là bất định nhưng để định hướng cho tương lai, chúng ta cần có những hình mẫu lý tưởng, tích cực để thôi thúc mình phấn đấu đạt được nó. Chúng ta hãy chấp nhận, hãy hướng đến giải pháp giải quyết các vấn đề và chọn ra cách thức, biện pháp phù hợp để bản thân có thể thành công trong tương lai”, TS Trịnh Viết Then chia sẻ.

Áp lực đồng trang lứa gây overthinking với người trẻ ảnh 3

Chuyên gia giúp bạn trẻ nhận diện và vượt thoát áp lực đồng trang lứa.

Áp lực đồng trang lứa gây overthinking với người trẻ ảnh 4

Các bạn học sinh Trường THPT Nguyễn An Ninh tại buổi ngoại khóa.

TS Nguyễn Hữu Long - Giảng viên Trường Đại học Mở TPHCM – khuyên bạn trẻ hãy yêu lấy bản thân mình, đừng tự huỷ hoại bản thân bằng cách này, cách khác.

“Ba mẹ đã cực nhọc đi làm bên ngoài, chưa kể cũng chịu nhiều tổn thương để mang tiền về nuôi mình. Cho nên chúng ta hãy cố gắng nghĩ tới họ, đặc biệt là các anh em trong nhà phải yêu thương và bao bọc lẫn nhau. Hãy làm tròn bổn phận con cái, yêu thương và chở che cho những người thân của mình”, Ts Long chia sẻ.

Ông cũng bày tỏ, mỗi khi gặp phải overthinking, cách đơn giản nhất là nên dừng suy nghĩ đó lại và có thể uống một ly nước, xem một bộ phim hay thưởng thức một bài hát để làm gián đoạn suy nghĩ, giảm trạng thái căng thẳng.

Áp lực đồng trang lứa gây overthinking với người trẻ ảnh 5
Áp lực đồng trang lứa gây overthinking với người trẻ ảnh 6

Đại diện Ban tổ chức trao hoa cám ơn các diễn giả.

Trong năm học 2023 - 2024, chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - Đưa chuyên gia đến với trường học" sẽ đưa các chuyên gia tâm lý, hướng nghiệp tuyển sinh đến các trường THPT trên địa bàn TPHCM để chia sẻ, giao lưu, lắng nghe tiếng nói của học sinh trong mọi vấn đề như ứng xử văn minh trên mạng xã hội, cảnh báo, ngăn chặn vấn nạn bạo lực học đường, giảm stress trong học tập, chọn ngành chọn nghề...

 

Nguồn: https://tienphong.vn/ap-luc-dong-trang-lua-gay-overthinking-voi-nguoi-tre-post1625313.tpo

https://www.podbean.com/ep/pb-vbamt-15add38

Mỗi người 1 quan điểm, và trong mỗi gia đình cũng có những sở thích, suy nghĩ không giống nhau về việc du xuân đón Tết. Vậy nên Tết vui và Tết cũng “đau đầu” nếu không có được cách “thương thảo” hợp lý! Đó cũng chính là chủ đề mà chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi trong chương trình Nghìn lẽ những chuyện nhà với phần tư vấn của Tiến sĩ tâm lý Phạm Thị Thuý.

 

Nguồn: https://truyenhinhnghean.vn/podcast/202403/nghin-le-nhung-chuyen-nha-du-xuan-muon-neo-yeu-thuong-7b116c8/

Chuyện chàng chuyện nàng là chương trình đặt biệt về mối quan hệ giữa con người vs con người trong các mối quan hệ thường ngày, và hướng giải quyết mà không phải ai cũng đang làm đúng.

Cuộc sống ngày càng hiện đại thì thời gian dành cho gia đình, cho nhau lại trở nên khác biệt. Những bí quyết giúp giữ lửa trong cuộc sống hôn nhân, tình cảm vợ chồng, sống ảo trong tình cảm ,… là những vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của khán giả đặt biệt là khán giả ở độ tuổi từ 16 đến 50 tuổi.

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 9 - 15/7/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-9-15-7-2023-630079.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 10 - 22/7/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-10-22-7-2023-631245.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 11 - 29/7/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-11-29-7-2023-632413.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 12 - 05/8/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-12-05-8-2023-633616.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 13 - 12/8/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-13-12-8-2023-634792.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 14 - 19/8/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-14-19-8-2023-635988.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 15 - 26/8/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-15-26-8-2023-637185.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 16 - 02/9/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-16-02-9-2023-638353.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 17 - 09/9/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-17-09-9-2023-639432.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 18 - 16/9/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-18-16-9-2023-640569.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 19 - 23/9/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-19-23-9-2023-641687.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 20 - 30/9/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-20-30-9-2023-642787.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 21 - 07/10/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-21-07-10-2023-643951.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 22 - 14/10/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-22-14-10-2023-645067.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 23 - 21/10/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-23-21-10-2023-646213.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 24 - 28/10/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-24-28-10-2023-647315.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - 04/11/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-04-11-2023-648405.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 26 - 11/11/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-26-11-11-2023-649467.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 27 - 18/11/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-27-18-11-2023-650573.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 28 - 25/11/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-28-25-11-2023-651643.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 29 - 0212/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-29-0212-2023-652683.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 30 - 09/12/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-30-09-12-2023-653733.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 31 - 16/12/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-31-16-12-2023-654808.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 32 - 23/12/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-32-23-12-2023-655902.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - Số 33 - 30/12/2023: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-so-33-30-12-2023-656973.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - 06/01/2024: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-06-01-2024-657897.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - 13/01/2024: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-13-01-2024-658806.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - 27/01/2024: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-27-01-2024-660665.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - 03/02/2024: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-03-02-2024-661593.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - 17/02/2024: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-17-02-2024-663272.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - 24/02/2024: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-24-02-2024-664169.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - 02/3/2024: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-02-3-2024-665101.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - 09/3/2024: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-09-3-2024-666044.htm

Chuyện chàng - Chuyện nàng - 16/3/2024: https://vtv.vn/video/chuyen-chang-chuyen-nang-16-3-2024-667015.htm

 

Đó là một trong những chia sẻ mà tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia TP.HCM, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online trước ngày 8-3, trong diễn đàn tặng quà cho phụ nữ nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ.

 
Phụ nữ tự tin sẽ tự quyết định mình muốn gì và cố gắng chinh phục mục tiêu mình mong muốn - Ảnh minh họa: QUANG ĐỊNH

Phụ nữ tự tin sẽ tự quyết định mình muốn gì và cố gắng chinh phục mục tiêu mình mong muốn - Ảnh minh họa: QUANG ĐỊNH

"Ngày 8-3 nhiều nơi đang làm cho có hình thức"

* Những ngày dành riêng để tôn vinh phụ nữ như 8-3 (Quốc tế Phụ nữ) hay 20-10 (Ngày Phụ nữ Việt Nam) có ý nghĩa như thế nào, thưa chị?

- Những ngày dành riêng cho phụ nữ vừa có ý nghĩa cho phụ nữ và cả những người yêu thương phụ nữ. Bất cứ ai cũng mong được quan tâm và yêu thương, do vậy, nếu có một ngày để quan tâm và yêu thương sẽ có giá trị cho cả hai.

Tôn vinh ai đó nhân một dịp nào đó là việc nên làm. Tuy nhiên, sự tôn vinh chỉ có ý nghĩa khi ngày đó là cơ hội để họ trân trọng nhau hơn, không chỉ trong ngày đó mà trong suốt những ngày còn lại. Việc tôn vinh sẽ trở nên hình thức nếu chỉ diễn ra trong ngày 8-3 hay 20-10, các ngày khác lại coi thường phụ nữ, xem nhẹ phụ nữ. 

TS Phạm Thị Thúy - Ảnh: NVCC

TS Phạm Thị Thúy - Ảnh: NVCC

Theo tôi, ngày tôn vinh phụ nữ dù làm gì cũng không quan trọng. Có người tặng hoa, có người tặng quà, có người không làm gì cả - chỉ bên nhau là đủ. 

Hay có gia đình, người chồng vào bếp nấu cho vợ một bữa cơm, không cần cầu kỳ, không cần bắt chước ai đó. 

Hình thức tôn vinh không quan trọng, thái độ trong ngày đó và thái độ trong những ngày khác nữa mới là điều người ta hướng tới.

Tôn vinh người phụ nữ trong ngày 8-3 là để nhắc nhớ mọi người trân quý giá trị của họ trong gia đình, ngoài xã hội. 

Mọi giá trị quà tặng trong ngày đó cũng không nói lên gì nhiều, nó chỉ là cách thức quan tâm, cách thức yêu thương mà mỗi gia đình, mỗi cơ quan đoàn thể có sự thể hiện khác nhau, không có thước đo chung.

* Khái niệm về tôn vinh được hiểu như thế nào trong khi ngày 8-3 để ghi nhớ về bình đẳng giới trong lao động?

- Tôn vinh là đề cao một ai hay một điều gì đó. Không chỉ mỗi phụ nữ mới cần được tôn vinh, mà mỗi giới, mỗi ngành, nghề đều nên được tôn vinh - ghi nhận giá trị. 

Thực ra, bản chất của sự tôn vinh là một giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Nhưng có điều đáng nói, thực tế hiện nay, ngày 8-3 ở ta nhiều nơi đang làm cho có hình thức. 

 

Tôi có cảm giác ngày 8-3 hiện nay là dịp kích thích mua sắm, tiêu dùng thông qua hình thức tặng quà cho phụ nữ.

Chị em phụ nữ hiện đại ngày càng tự chủ, họ không quá coi trọng được nhận quà trong dịp này, thậm chí nếu cần họ tự mua quà tặng cho chính mình.

Họ không buồn khi không được tặng, cũng không đòi hỏi, do họ hiểu giá trị của họ đó là sự bình đẳng bên trong họ với người khác, thái độ tôn trọng của họ với chính mình và thái độ người khác đối với họ.

Những người phụ nữ hiện đại, những phụ nữ tự tin, biết trân quý chính mình sẽ không mong chờ món quà mang tính hình thức, chỉ có tính vật chất bề ngoài.

Cách tôn vinh thực sự là thái độ ứng xử tôn trọng lẫn nhau trong quá trình cùng chung sống, cùng làm việc, chứ không phải chỉ trong một ngày, cũng không nên chạy theo xu hướng, nhà khác tặng nhà mình cũng tặng, cơ quan này tặng quà cơ quan mình cũng đua theo.

Phụ nữ cần tôn vinh chính mình

* Vai trò của người phụ nữ ngày nay đã được nâng lên rất nhiều. Theo chị, cần làm gì để sự bình đẳng giới không chỉ là hình thức trong một hai ngày?

- Bình đẳng là sự ngang bằng về cơ hội và lợi ích. Bình đẳng giới là sự ngang bằng về cơ hội và lợi ích giữa nam và nữ cùng những giới tính khác. Đối xử bình đẳng là mọi giới có được cơ hội ngang nhau, từ cơ hội tham gia các hoạt động xã hội, cơ hội học tập, cơ hội nghề nghiệp... Khi ấy, tùy năng lực và nhu cầu của họ đến đâu mà họ có cơ hội phấn đấu đến đó.

Bây giờ phụ nữ đã bước ra ngoài xã hội nhiều, vai trò của họ không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ gia đình, mà còn ở cấp quốc gia, thế giới. Tuy nhiên, về mặt ứng xử, đâu đó vẫn còn hiện tượng coi thường năng lực phụ nữ, đặc biệt ở đâu đó cũng còn hiện tượng bạo lực với phụ nữ, chúng ta cần lên tiếng để xã hội thực sự tôn trọng và bảo vệ phụ nữ.

Những phụ nữ có nhận thức tốt về bản thân thì họ sẽ không trông chờ quà từ người khác. Nếu họ muốn họ sẽ tặng quà cho mình, đầu tư cho bản thân và không nhất thiết coi trọng ngày 8-3. Đó là những người phụ nữ biết trân quý chính mình, biết giá trị của mình ở đâu, tôn vinh chính mình mọi lúc mọi nơi, họ thể hiện giá trị của họ trong hành động.
TS Phạm Thị Thúy

Tôi quan niệm phụ nữ cần tôn vinh chính mình. Tôi đang đọc cuốn sách "Phẩm cách phụ nữ", được bán 3 triệu bản ở Nhật, nói về việc coi trọng và rèn luyện đức tính tốt đẹp của phụ nữ nói riêng và con người nói chung.

Phẩm cách phụ nữ là những phẩm hạnh bên trong như tinh thần trách nhiệm, sự trung thực, dũng cảm, nhân hậu, biết yêu thương, quan tâm người khác…

Người phụ nữ biết tôn vinh chính mình thì họ sẽ biết luôn trau dồi, nâng cao phẩm cách của mình. Khi đó phụ nữ sẽ tự khẳng định giá trị mà không cần ai công nhận, giá trị của họ thể hiện qua những đóng góp cho gia đình và xã hội.

 

Nguồn: https://tuoitre.vn/khong-cho-qua-phu-nu-hien-dai-can-ton-vinh-chinh-minh-2024030711453631.htm?fbclid=IwAR21L26iVac1R-rv0N0O-8EXRHFV9L8ILGwBAxiekrO2c1xOBlwOPsR-4t4

Tiếp tục tham gia diễn đàn “Có niềm tin, có sức mạnh”, Tuổi Trẻ giới thiệu các ý kiến về việc xây dựng lòng tin trong dân, khơi gợi niềm tin tạo sức mạnh từ người trẻ và trao cơ hội cho người tài.

 
Niềm tin có căn cứ mới bền - Ảnh 1.

Niềm tin đã giúp Việt Nam vượt qua rất nhiều thử thách và gặt hái thắng lợi. Trong ảnh: người dân đón chào đội tuyển U-23 VN tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội - Ảnh: NG.KHÔI

Nguyễn Minh Thuyết-crop

TS Nguyễn Minh Thuyết

GS.TS NGUYỄN MINH THUYẾT (nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội):

Chống tham nhũng có kết quả, dân thêm tin

Ở mọi quốc gia, niềm tin tạo nên sức mạnh rất lớn, động viên con người phấn đấu, sẵn sàng vượt qua mọi thử thách để đạt mục tiêu của cuộc sống. 

Chính niềm tin đã giúp dân tộc Việt Nam vượt qua rất nhiều thử thách khắc nghiệt của lịch sử để bảo vệ độc lập, tự do, chủ quyền của Tổ quốc. Không có niềm tin, người ta sẽ mất ý chí phấn đấu, mất hào hứng để phát triển.

Rất may, nhờ quyết tâm chống tham nhũng, tiêu cực của lãnh đạo Đảng và Nhà nước thời gian qua phần nào khôi phục niềm tin cho người dân. 

Người dân nhận thấy những hiện tượng tham nhũng, tiêu cực trái với đường lối chung, từ đó phấn khởi lao động, cùng chung tay vào xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Niềm tin có hai loại là niềm tin không có căn cứ (mơ hồ) và niềm tin có căn cứ. Tuy nhiên, nhìn chung niềm tin phải có căn cứ mới có thể bền vững. Chính vì vậy, người lãnh đạo đất nước cần tạo một niềm tin có căn cứ hơn cho người dân. 

Căn cứ ấy không chỉ ở những động thái trong sự việc cụ thể, mà phải là ở thể chế, quy luật phát triển.

Lấy ví dụ như công cuộc phòng chống tham nhũng hiện đang đạt được kết quả rất tốt, làm cho người dân thêm tin tưởng. Thế nhưng cần phải tạo ra cơ chế đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh đến nơi đến chốn tệ nạn tham nhũng. 

Hay như nền kinh tế năm qua hồi phục tốt, đạt được tất cả chỉ tiêu Quốc hội đề ra, tuy vậy cần phải tạo một cơ chế để phát triển kinh tế bền vững, chứ không phải là may thì lên, không may thì xuống.

Có như vậy mới tạo niềm tin mạnh mẽ, có căn cứ hơn để biến thành sức mạnh giúp chúng ta đạt được những thành tựu trong phát triển đất nước.

Phạm Thị Thúy-crop

TS Phạm Thị Thúy

TS PHẠM THỊ THÚY (phó trưởng bộ môn quản lý nhà nước về xã hội, Học viện Hành chính quốc gia cơ sở TP.HCM):

Quyết tâm làm trong sạch đội ngũ

Niềm tin của người dân với các nhà lãnh đạo quản lý đất nước có vai trò vô cùng quan trọng. Nguyễn Trãi từng nói: "Lật thuyền cũng là dân, đẩy thuyền cũng là dân". 

 

Dân tin thì dân sẽ ủng hộ các nhà lãnh đạo. Dân mất niềm tin sẽ mất chế độ. Nhiều thế hệ lãnh đạo tâm huyết với đất nước từng cảnh báo điều này.

Gần đây, những vụ trọng án tham nhũng hàng ngàn tỉ đồng của một số lãnh đạo cấp cao và những bê bối khác liên quan đến trình độ, bằng cấp, phát ngôn... của nhiều nhà lãnh đạo quản lý khiến dân mất niềm tin vào trình độ lãnh đạo và quản lý đất nước của một bộ phận cán bộ. 

Tuy con sâu làm rầu nồi canh nhưng "sâu" ngày càng nhiều, nếu Đảng và Nhà nước không có biện pháp kịp thời sẽ nguy hiểm đến sự tồn vong của chế độ.

Việc xét xử những vụ trọng án vừa qua đã phần nào khiến người dân tạm yên lòng vào sự quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước. Nếu muốn giữ niềm tin của dân với Đảng và Nhà nước thì rất cần các nhà lãnh đạo tiếp tục quyết tâm làm trong sạch đội ngũ, loại bỏ những "sâu" tham lam làm hại dân hại nước hại Đảng. 

Và quan trọng hơn là cần nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý ở mọi cấp mọi ngành mới có thể vực dậy tình hình kinh tế, khắc phục nợ công. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và văn hóa. Hai lĩnh vực lớn này là sức mạnh thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững ở hiện tại và tương lai.

Khi cùng chung niềm tin, chúng ta sẽ có sức mạnh giúp đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn thử thách này.

Huỳnh Văn Xưng-crop

Ông Huỳnh Văn Xưng

Ông HUỲNH VĂN XƯNG (72 tuổi, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM):

Có niềm tin sẽ hiểu về trách nhiệm

Thế hệ chúng tôi, những đứa trẻ chỉ mới 14 - 15 tuổi đã tham gia cách mạng. Những đứa trẻ sinh ra, lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó, chiến tranh, "ăn không đủ no, học không đến chốn" nhưng sắt son trong mình một niềm tin độc lập, tự do, hòa bình cho dân tộc, cho nhân dân Việt Nam. 

Chính niềm tin đó cho chúng tôi sức mạnh, động lực rất lớn. Khổ sở, chết chóc, vào tù ra khám... cũng không làm chúng tôi khuất phục, nản lòng, vẫn kiên định một niềm tin phía trước. 

Tới giờ này, chiến tranh kết thúc đã lâu, tuổi chúng tôi đã già nhưng ký ức về những năm tháng sống cho lý tưởng, sống cho một niềm tin cao cả vẫn còn nguyên vẹn cảm xúc.

Ngày nay, niềm tin về tương lai, vận mệnh dân tộc được đặt lên vai những người trẻ, là con là cháu của chúng tôi. Những thế hệ có đủ điều kiện học tập, tiếp cận tri thức nhân loại để sáng tạo, vươn mình ra với "biển lớn" cùng thế giới. 

Chính những người trẻ này phải vun đắp cho mình một niềm tin về sức mạnh dân tộc, niềm tin về một ước mơ dân giàu, nước mạnh cho dân tộc Việt Nam. 

Có niềm tin đó, mỗi người mới soi chiếu vai trò, trách nhiệm của bản thân mình. Mỗi người mỗi lĩnh vực, mỗi ngành nghề nhưng tất cả đều có thể phục vụ xã hội, đóng góp những kỳ tích, thành quả để kiến tạo nên sức mạnh của dân tộc.

Có niềm tin, dám nghĩ dám làm, dám vượt qua thách thức vươn ra "biển lớn" hay không là ở nhận thức, trách nhiệm mà những người trẻ cần suy ngẫm.

Trao niềm tin và cơ hội cho người tài

Trao niềm tin đúng người, đừng phân biệt thân sơ hay giai cấp hẳn sẽ đem lại thành công. Nước ta từng thu hút trọng dụng nhân tài, bổ nhiệm người ngoài Đảng giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.

Bác Hồ đã mời và trọng dụng trí thức ở nước ngoài về phục vụ đất nước như các ông Trần Đại Nghĩa, Tôn Thất Tùng...

Đồng thời quy tụ các nhân sĩ và trí thức, kể cả của chế độ cũ, phục vụ công cuộc kháng chiến, kiến quốc, điển hình là các ông Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn, Nguyễn Văn Tố, Phan Kế Toại...

Ở đâu đội ngũ nhân tài cũng luôn là lực lượng lao động quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Trao niềm tin và cơ hội cho người tài cũng là trực tiếp nâng tầm sức mạnh đất nước, bộ máy công quyền và các tổ chức xã hội, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đáng buồn là ở nhiều đơn vị nhà nước khi xem xét bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý, điều hành lại đòi hỏi điều kiện người được bổ nhiệm phải có lý lịch tốt, tham gia ban chấp hành hay cấp ủy, bằng cấp về lý luận chính trị...

Đã tới lúc dỡ bỏ các rào cản để người tài tham gia giữ chức vụ quan trọng ở cơ quan, doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, hãy ban hành chủ trương và tổ chức thi tuyển cạnh tranh chọn người để bổ nhiệm làm quản lý, điều hành.

Có thể mở rộng cho người ngoài Đảng, Việt kiều... Tùy theo lĩnh vực mà có thể mời gọi để trọng dụng cả người nước ngoài, ví dụ như lĩnh vực giáo dục và đào tạo...

Thu hút nhân tài không chỉ ở sự kêu gọi, mà đòi hỏi phải có hành động cụ thể theo hướng tích cực đảm bảo cuộc sống gia đình, điều kiện làm việc, môi trường cạnh tranh bình đẳng, trao cơ hội thăng tiến và giúp họ thực hiện thành công các ý tưởng phù hợp với mục tiêu xây dựng phát triển đất nước.

Người sử dụng nhân tài phải vì lợi ích chung, có toàn quyền quyết định và tự chịu trách nhiệm mà không bị ràng buộc bởi ý kiến chỉ đạo hay những quy định chồng chéo, biết thuyết phục, bản lĩnh chấp nhận thử nghiệm ý tưởng mới, trao niềm tin mới sử dụng được đội ngũ nhân tài.

Được vậy, chúng ta sẽ giành những thắng lợi không chỉ trong bóng đá như U-23 Việt Nam, mà ở các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, khoa học, văn hóa, nghệ thuật, ngoại giao...

ĐỖ NGÔ TRẦN (TP.HCM)

Nguồn: https://tuoitre.vn/niem-tin-co-can-cu-moi-ben-20180225091200198.htm

 

Người ở lứa tuổi trung niên phần đông tương đối ổn định về sự nghiệp, tuy vậy cũng là lứa tuổi trải qua một vài khủng hoảng.

 
TS Phạm Thị Thúy - Ảnh: NVCC

TS Phạm Thị Thúy - Ảnh: NVCC

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, tiến sĩ Xã hội học - thạc sĩ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy cho rằng ở lứa tuổi trung niên, những khủng hoảng mà nhiều người phải đối mặt là:

Thứ nhất, lứa tuổi này sức khỏe bắt đầu giảm sút, sau 40 bệnh tật kéo đến; thứ hai, trách nhiệm xã hội của họ gia tăng. Hầu hết người trung niên đều có cha mẹ già, mà người già thường ốm đau bệnh tật. Đặc biệt, người trung niên thời nay đa số xa quê, nên việc chăm sóc cha mẹ già khó hơn thời xưa.

Khó khăn đó cộng hưởng khó khăn về tài chính, sức khỏe, thêm vào đó là nghĩa vụ làm cha làm mẹ tuổi trung niên cũng khá nặng. Con cái của người trung niên cũng vào tuổi dậy thì - lứa tuổi khủng hoảng cần được chăm sóc, hướng dẫn.

Chưa kể lấy vợ lấy chồng sớm thì người trung niên đã có cháu, thêm trách nhiệm làm ông làm bà. Dẫn giải tất cả những trách nhiệm mà người trung niên đang gánh vác để thấy bài toán cân bằng không dễ.

Nói cân bằng thì phải cân bằng tất cả các khía cạnh của cuộc sống: từ sức khỏe, tài chính, gia đình, xã hội…

Cân bằng là chìa khóa quan trọng nhất của cuộc sống. Họ muốn làm tốt vai trò với cha mẹ, con cái thì đầu tiên phải cân bằng sức khỏe (như đi thăm khám định kỳ, quan tâm hơn đến tập luyện, thay đổi lối sống khoa học hơn…).

Bên cạnh đó cần quản lý thời gian hợp lý. Phải biết mình muốn gì, ưu tiên mục tiêu nào lên hàng đầu. Những người biết cân bằng là người sắp xếp thời gian hợp lý cho các mối quan hệ, mục tiêu cá nhân.

Tiếp theo họ cần kết nối, tận dụng các nguồn lực xã hội. Ví dụ, kết nối anh em, họ hàng phụ giúp chăm sóc cha mẹ già. Hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp trong việc điều trị, nghỉ dưỡng của cha mẹ, trong học hành của con cái. Ít quan hệ bạn bè, nguồn lực người thân ít…, trung niên sẽ có thể gặp khó khăn hơn trong giải quyết vấn đề.

Những nguồn lực xã hội này không phải chỉ là tiền bạc mà là các mối quan hệ cùng họ giải quyết vấn đề.

Yếu tố quan trọng nữa đó là tài chính, họ phải giữ vững được ổn định bài toán kinh tế. Không phải ai cũng thuận lợi, nhiều người đối mặt nợ nần do đầu tư không phù hợp trong giai đoạn suy thoái kinh tế, bị cắt giảm công việc và không thích ứng kịp… Do đó, họ phải cân nhắc chi tiêu, tăng cường tích lũy, dám thay đổi khi gặp khó khăn trong công việc..

Dù khó khăn trung niên phải làm tất cả các vai trò, trách nhiệm nhưng không quá nghiêng về bên nào. Ví dụ khi cha mẹ bị bệnh ở quê, đừng chỉ lo chăm sóc cha mẹ mà quên đi vai trò làm mẹ, làm vợ. Biết trách nhiệm của mình trong tất cả vai trò đều quan trọng.

Một yếu tố khác, trung niên cần biết chấp nhận khó khăn cùng cái nhìn rõ ràng về những sự thật hiển nhiên như sanh - lão - bệnh - tử, sự vô thường, thay đổi tất yếu của cuộc sống cũng giúp họ vững vàng, nhẹ nhàng vượt qua khủng hoảng giai đoạn này.

 

Nguồn: https://tuoitre.vn/chia-khoa-nao-de-vuot-qua-khung-hoang-tuoi-trung-nien-20240225091623555.htm?fbclid=IwAR3zjTlMn0irA-ZL93Kq-SC_z0dSmWM-36ArYAvMu1eoUHOLlkowOMYjODk

Cuộc sống chỉ trở nên tốt đẹp khi mỗi người biết mở lòng và nghĩ cho người khác một chút

 
 

Một số người trẻ hiện nay quan niệm: "Trước hết phải sống cho mình". Cách suy nghĩ này thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, nhắc nhở mọi người phải biết tự chăm lo, gìn giữ bản thân. 

Tuy nhiên, nếu lạm dụng, hiểu chưa đúng sẽ biến mình thành người ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho mình, luôn suy tính thiệt hơn, lúc nào cũng chăm chăm cho lợi ích của cá nhân.

Dưới đây là ý kiến một số chuyên gia bàn luận về vấn đề này.

ThS NGUYỄN HỮU LONG, giảng viên Trường Đại học Mở TP HCM:

Hoàn toàn đúng đắn nếu hiểu tích cực

Sống cho mình là điều hoàn toàn đúng đắn nếu hiểu theo nghĩa tích cực. Đó là sống phải biết bảo vệ bản thân an toàn (trước những lời mời gọi có thể mang lại nguy hiểm), sống phải biết tôn trọng bản thân (không làm điều gì tổn hại chính mình), sống phải biết chấp nhận bản thân (không có những hành động chống lại mình), sống phải biết yêu quý bản thân (không phỉ báng, xem thường mình)… 

Nhưng nếu chỉ nghĩ được như thế mà không cần quan tâm đến người khác là thiếu chuẩn xác. Bởi chúng ta không thể sống một mình mà luôn có những người bên cạnh. 

Chúng ta có được hôm nay là nhờ công sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ, thầy cô và những người thân bên cạnh. Chúng ta có một công việc thành công không chỉ là sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân mà còn có sự đóng góp, tạo điều kiện của những người cùng làm việc.

Nếu chỉ biết nghĩ và sống cho mình sẽ không còn những nghĩa cử cao đẹp mà hằng ngày chúng ta vẫn thấy, không còn giá trị "chân - thiện - mỹ" mà chúng ta đều hướng đến và đến một lúc nào đó, những người chỉ biết sống cho mình sẽ không còn ai bên cạnh.

Cuộc sống chỉ trở nên tốt đẹp khi mỗi người biết mở lòng và nghĩ cho người khác một chút. Chí ít với những người thân yêu, hãy dành cho họ sự quan tâm dù đó chỉ là lời nói và những hành động nhỏ nhặt nhất.

TS PHẠM THỊ THÚY, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, Phân viện TP HCM:

Nghĩ đến mình và hài hòa lợi ích của xã hội

"Sống cho mình" đang là xu hướng của nhiều người trẻ. Với nhiều người, sống cho mình là sống theo quan điểm, sở thích, tính cách cá nhân. Đó là lối sống hiện đại, nếu không gây ảnh hưởng đến ai thì chẳng làm sao và như thế mới là dám sống.

Tuy nhiên, những người mang tư tưởng như thế thường có xu hướng ích kỷ. Ích kỷ ở đây có nhiều mức độ, có thể chỉ là sống và hành động theo quan điểm cá nhân, không quan tâm đến gia đình, bạn bè, tập thể; chỉ lo phục vụ bản thân. 

Ở mức độ cao hơn nữa, vì quyền lợi, thỏa mãn nhu cầu cá nhân, họ có thể sẵn sàng gây hại cho người khác.

Sống cho mình: Nên hay không?- Ảnh 1.

Vậy sống cho mình sao cho đúng? Đó là không chỉ nghĩ đến mình mà còn phải hài hòa lợi ích, nhu cầu của xã hội, tập thể, phù hợp thuần phong mỹ tục và các quy định của pháp luật. 

Muốn làm được điều này, trong mỗi gia đình, cần định hướng giáo dục con trẻ ngay từ nhỏ. Trẻ phải biết quan tâm đến chính mình trước, từ đó cảm nhận được việc quan tâm người khác như thế nào. 

Giáo dục từ sự nêu gương của bố mẹ, người lớn xung quanh, môi trường trường học. Giáo dục thông qua việc ứng xử với trẻ bằng sự tôn trọng để trẻ học được bài học tôn trọng người khác. Khi hiểu sự kết nối giữa mình với mọi người, mọi vật xung quanh thì mới hiểu cần tôn trọng, giúp đỡ, bảo vệ lẫn nhau để chung sống hòa hợp, không làm hại nhau.

Ở góc độ gia đình, người phụ nữ của gia đình nên nghĩ về mình trước, chăm sóc bản thân mình trước khi nghĩ đến việc chăm sóc cho người khác. Hãy nhớ bạn có vui, khỏe thì mới lan tỏa được năng lực tích cực đến với mọi người xung quanh. Bạn phải vui thì chồng, con mới vui.

ThS PHẠM LÊ THANH, giáo viên Trường THPT Nguyễn Hiền (quận 11, TP HCM):

Muốn nhận nhiều phải biết cho đi

Trong cuộc sống, có vô số người đang cho đi với quan niệm "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Với họ, mỗi lần "cho đi" là một hạt mầm yêu thương nảy nở làm cho tâm hồn trở nên thanh thản và tự do. Quy luật muôn đời của cuộc sống đó là muốn nhận thật nhiều thì phải biết cho đi; để có được thành công và hạnh phúc, phải nỗ lực và cố gắng kiên trì.

Với ý nghĩa đó, sống cho mình nghĩa là xác định rõ lý tưởng sống của mình, sống tốt cho bản thân và khao khát cống hiến, phụng sự cộng đồng. 

Sống cho mình không tách rời sống vì mọi người, cùng làm những điều học được từ những người tốt xung quanh, từ đó góp phần lan tỏa lối sống đẹp, sống có ích. Nói tóm lại sống làm sao để không phải hối tiếc là cách sống trọn vẹn cho cả mình và cho người. 

Cần có một tấm lòng

Lựa chọn cách sống vì mình và sống cho mình giúp mỗi người có thể định hướng được cuộc đời của mình theo hướng tích cực, tạo ra sự thỏa mãn và hạnh phúc cho bản thân.

Khi sống cho mình, chúng ta không còn bị bó buộc bởi những yêu cầu, mong đợi của người khác; không cần gò bó hay ép buộc mình phải sống giống bất kỳ ai. Từ đó, giúp chúng ta tăng khả năng tự tin, độc lập và mạnh mẽ hơn, cảm thấy cuộc sống này ý nghĩa, thoải mái hơn.

Nhưng hãy giữ điều ấy ở một giới hạn đúng nhất. Đừng chỉ biết nghĩ đến cuộc sống của bản thân mà bỏ bê gia đình; đừng mải làm đẹp, chăm chút cho bản thân khi tài chính có giới hạn...

Hãy hiểu đúng sống cho mình là sống phù hợp với mong muốn của bản thân và chuẩn mực đạo đức, không làm tổn thương người khác, tôn trọng, hợp tác với người khác và đóng góp tích cực cho xã hội.

Sau cùng, nói thế nào thì "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng", để có thể sống tử tế với nhau, để cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.

Bạn đọc Ngô Thị Phương Thủy

 

Nguồn: https://nld.com.vn/song-cho-minh-nen-hay-khong-196240127205621022.htm

(Dân trí) - Trong một thời gian ngắn, từ các ngôi sao thần tượng đến các bạn trẻ đang ở độ tuổi học đường liên tục tự vẫn. TS chuyên ngành xã hội học Phạm Thị Thúy cảnh báo, nhiều người trẻ đang cô đơn trong cuộc sống của chính mình.

Chỉ chưa đầy ba tháng, dư luận châu Á chấn động trước thông tin một số thần tượng Hàn Quốc tự tử vì căn bệnh trầm cảm. Không chỉ ở Hàn Quốc, ở Việt Nam, thời gian gần đây, liên tục nhiều trường hợp học sinh tự vẫn, gần nhất là hai nam sinh tại TPHCM.

 

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại đến sức khỏe của con người chỉ sau tim mạch. Trong đó, ở Việt Nam, trầm cảm hiện đang có chiều hướng ngày càng trẻ hóa.

TS chuyên ngành Xã hội học Phạm Thị Thúy (Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia Phân viện TPHCM) có những chia sẻ về căn bệnh giết người thầm lặng này.

Vô cảm là "kẻ" đứng sau trầm cảm 

Hiện nay, bệnh trầm cảm ngày càng có chiều hướng gia tăng, thậm chí có xu hướng trẻ hóa. Những nguyên nhân nào dẫn đến trầm cảm, thưa bà? 

Có rất nhiều nguyên nhân đã đẩy con người đến trầm cảm. Theo tôi, có 3 mảng nguyên nhân lớn:

Thứ nhất là yếu tố về tâm lý. Khi chúng ta gặp những khó khăn, đổ vỡ trong cuộc sống, áp lực, thất bại và những vấn đề bên trong liên quan đến sự bi quan, tuyệt vọng, chúng ta sẽ dễ gặp phải vấn đề về tâm lý và nhiều khả năng dẫn đến bệnh trầm cảm.

Chuyên gia cảnh báo: Vô cảm đẩy người trầm cảm đến cái chết nhanh hơn - 1TS Phạm Thị Thúy 

Nguyên nhân thứ hai là nguyên nhân về bệnh lý nó sẽ liên quan đến hệ thần kinh, liên quan đến cơ thể của họ, đó là lý do tại sao người ta gọi trầm cảm là một loại bệnh và có những lúc phải điều trị bằng thuốc.

Thứ ba là về các mối quan hệ xã hội xung quanh khi chúng ta thiếu sự kết nối, không có người đưa tay ra nâng đỡ, không có người hiểu và chia sẻ. Khi đó, con người dễ trở. Từ đó, dễ rơi vào trạng thái cô đơn, bế tắc và có thể bị trầm cảm.

Phải chăng, con người ngày càng sống vô cảm với nhau là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trầm cảm và thúc đẩy người bệnh đến những suy nghĩ tiêu cực?

Đúng vậy, vô cảm chính là "kẻ" đứng sau trầm cảm. Mọi áp lực đều có thể được giải tỏa, nếu như có ai đó cùng san sẻ với họ, tâm sự với họ. Như trường hợp hai ca sĩ thần tượng Sulli và Goo Hara ở Hàn Quốc, hai cô gái đã không may mắn có được điều đó mà xung quanh họ là sự vô cảm, thờ ơ, thiếu sự gắn kết, quan tâm. 

Có một câu nói rất nổi tiếng trích dẫn từ cuốn sách “Tự Tử” của Emile Durkheim: “Tự tử là hiện tượng cá nhân, nhưng tỉ lệ tự tử, nạn tự tử là hiện tượng xã hội và có mối liên hệ tỉ lệ nghịch với mức độ đoàn kết, gắn kết, hội nhập xã hội".

Tức là ở đâu có tỉ lệ đoàn kết xã hội càng cao thì ở đó tỉ lệ tự tử càng thấp. Câu này đang muốn nói đến nơi nào càng có nhiều mối quan hệ rạn nứt, giống như là vô cảm thì ở đó nguy cơ tự tử càng cao. 

Chuyên gia cảnh báo: Vô cảm đẩy người trầm cảm đến cái chết nhanh hơn - 2Trầm cảm là một trong những nguyên nhân gây hại đến sức khỏe con người (Ảnh minh họa)

Khi con người không quan tâm với nhau, vô cảm với nhau sẽ làm cho thế giới của con người trở nên lạnh lẽo. Nơi lạnh lẽo không phải ở Bắc cực mà là trong trái tim của những con người vô cảm. Vô cảm là một trong những nguyên nhân đẩy những người trầm cảm đến cái chết nhanh hơn.

Trường học là nơi nhiều áp lực

Xã hội hiện đại, con người đang phải đối diện với dòng chảy mưu sinh, tác động của công nghệ đẩy chúng ta cách xa nhau hơn, khó bộc lộ, chia sẻ với cộng đồng, thậm chí ngay cả với những người thân bên cạnh. Điều này, theo bà, tác động lên người trẻ như thế nào?

Xã hội ngày càng hiện đại, người trẻ càng ngập tràn trong một bể thông tin. Trong đó, có những thông tin vô tình tạo ra áp lực cho họ, chưa kể đến nạn bạo lực ngày càng gia tăng.

Ở xã hội sống nhanh và gấp như thế này, sự cạnh tranh, bất mãn, đều tạo thành những áp lực không tên. Chưa kể, mạng xã hội và tâm lý “sống ảo" lúc này càng đẩy những người trẻ cách xa nhau hơn, cách xa với thế giới thật hơn. 

Tình trạng thất nghiệp ngày nay không ít, công việc không có, áp lực từ gia đình ập đến, mọi thứ đều có thể đánh quỵ tâm lý của một con người, khiến họ chẳng thể đứng vững được nữa. Ngay cả khi đã có cho mình một công việc, mọi áp lực, khó khăn vẫn chưa dừng lại.

Rất nhiều trường học các bạn trẻ tự vẫn đang ở độ tuổi đi học – độ tuổi mà chúng ta vẫn hay nói “chỉ mỗi ăn và học”?

Chuyên gia cảnh báo: Vô cảm đẩy người trầm cảm đến cái chết nhanh hơn - 3Trường học là một trong những nơi nhiều áp lực với người trẻ (Ảnh minh họa)

Với những bạn trẻ còn đang đi học, phải nói trường lớp là một trong những nơi khiến họ gặp áp lực nhất. Bị bắt nạt, nỗi ám ảnh về điểm số, niềm khao khát xây dựng hình ảnh của bản thân, học tập theo mong muốn của cha mẹ, áp lực thi cử... tất cả đều là nguyên nhân khiến nhiều bạn trẻ rơi vào trạng thái bức bối, lo lắng và tuyệt vọng.

Mới đây, nhiều người hoang mang trước thông tin hai nam sinh tại TPHCM tự sát vì trầm cảm, trước đó nhiều trường hợp học trò tự vẫn. Đây là lời cảnh báo đến các phụ huynh và cả giáo viên hãy quan tâm đến con em của mình nhiều hơn, để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Đôi khi chỉ cần chúng ta lắng nghe, một cái nắm nay hay chúng ta cho nhau thêm một cơ hội...

Hãy tập yêu thương chính mình

Bà có thể gợi ý một số phương pháp giúp người bệnh trầm cảm giảm bớt lo lắng, chán nản trong cuộc sống để sống tích cực hơn?

Đối với người trầm cảm, chúng ta phải điều trị đồng thời cả ba: Tâm lý, thể lý và xã hội. Người trầm cảm cần cả nội lực và ngoại lực để vượt qua căn bệnh của họ. 

Tôi gặp nhiều người, đã tự viết ra cho mình kế hoạch mỗi ngày để vượt qua căn bệnh trầm cảm.

Họ động viên mình mỗi buổi sáng, sử dụng biện pháp tự kỷ ám thị, giúp người trầm cảm khơi gợi ra cái họ đang có, giúp họ tự tin, họ mới là người cứu được họ. Có người tìm đến âm nhạc, Yoga, thiền... để tìm sự bình an, mạnh mẽ từ bên trong. 

Trầm cảm đôi khi không hẳn là một điều gì tồi tệ, mà nó là một người thầy đến để dạy mình, và mỗi một biến cố đến trong cuộc đời mình là cơ hội để mình học được một cái gì đấy.

Chúng ta cũng có thể đọc sách hoặc tập một môn thể thao để giúp cho cuộc sống tràn đầy năng lượng hơn. Và hãy đến với những người tích cực, những người có thể cho mình động lực, niềm vui trong cuộc sống.

TS có lời khuyên nào với mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ để ngăn ngừa bệnh trầm cảm?

Trầm cảm là hồi chuông cảnh báo tất cả chúng ta về mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này. Nếu những mối quan hệ xã hội xung quanh có sự đoàn kết, sự trợ giúp thì những vấn đề trầm cảm sẽ được giải quyết sớm và có thể không gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Hãy tập yêu thương bản thân mình, hít thở sâu mỗi ngày, tập luyện thể thao, học cách biết ơn và hãy làm những điều bạn thích mỗi ngày.

Có ba cấp độ của hạnh phúc, cấp độ một là sự hài lòng, cấp độ hai là sự bình yên bên trong và cấp độ ba là cho đi vô điều kiện, giúp đỡ người khác là cấp độ cao nhất của hạnh phúc.

Hãy cho đi và sống tích cực bạn sẽ thấy cuộc sống này còn rất nhiều điều tươi đẹp, ý nghĩa.

Trân trọng cảm ơn bà về những trao đổi!

Thu Hiền

Nguồn: https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/chuyen-gia-canh-bao-vo-cam-day-nguoi-tram-cam-den-cai-chet-nhanh-hon-20200103070301227.htm?fbclid=iwar3ta_fxowt3jeiqsbebuvnmwo9pxsz8nxhoqmynnd-ivx2ilevzq8eppmc

Phạm Thị Thúy

pham-thi-thuy   Một người mẹ của hai con, chu toàn việc gia đình, tận tâm việc xã hội, tâm huyết với nghề giáo và nghị lực học hỏi không ngừng. Thúy đã hoàn thành luận án Tiến Sĩ xã hội học và Thạc Sĩ tâm lý trị liệu. Luôn trăn trở với đề tài giáo dục gia đình và Thúy có khát khao đóng góp công sức của Thúy để chuyển tải và truyền lại lượng kiến thức đồ sộ và kỹ năng cần thiết để gia đình Việt ấm êm, luôn yêu thương và được thương yêu.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.